SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 103
Downloaden Sie, um offline zu lesen
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Vƣơng Hoàng Mai
Lớp : Anh 4
Khóa : 45B
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Kim Anh
Hµ Néi - 05/2010
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP .................................................................................................3
1.1. Lý luận chung về thuế thu nhập doanh nghiệp .........................................3
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò thuế thu nhập doanh nghiệp................3
1.1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp.............................................3
1.1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp .......................................3
1.1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 5
1.1.2. Các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành......................7
1.1.2.1. Phạm vi áp dụng thuế TNDN ...........................................................7
1.1.2.2. Căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp ......................................7
1.1.2.3. Đăng ký kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN: .......................13
1.1.2.4. Miễn thuế, giảm thuế TNDN:.........................................................13
1.2. Lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. .........................14
1.2.1. Nội dung kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán
Việt Nam số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp”...........................................14
1.2.1.1. Nguyên tắc kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.............................14
1.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp ................17
1.2.1.3. Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp ............................................19
1.2.1.4. Trình bày thông tin liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp trên
báo cáo tài chính.........................................................................................24
1.2.2. Phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp............................25
1.2.2.1. Kế toán tổng hợp doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh ..........................................................................................................25
1.2.2.2. Kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và “Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành” ............................................................................32
1.2.2.3. Kế toán “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn
lại”..............................................................................................................33
1.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán quốc tế
IAS 12 “Thuế thu nhập”..................................................................................34
1.3.1. Các loại chênh lệch tạm thời...............................................................34
1.3.2. Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp ...............................................35
1.3.3. Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính..........................................35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM..................................37
2.1. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam
qua các giai đoạn lịch sử..................................................................................37
2.1.1. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi có chuẩn mực kế toán
số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp”...........................................................37
2.1.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi có chuẩn mực kế toán số
17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp” ...............................................................38
2.2. Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp
Việt Nam...........................................................................................................39
2.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu.................................................................41
2.2.2. Trình tự kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ....................................44
2.2.2.1. Kế toán tổng hợp doanh thu và thu nhập khác ................................44
2.2.2.2. Kế toán chi phí hợp lý, hợp lệ được trừ để tính thu nhập chịu thuế.48
2.2.2.3. Kế toán thu nhập chịu thuế (lợi nhuận trước thuế)..........................58
2.2.2.4. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp...............................................58
2.2.2.5. Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính ......................................63
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các
doanh nghiệp Việt Nam. ..................................................................................63
2.3.1. Những thành quả đạt được trong lĩnh vực tài chính và kế toán đối với
thuế thu nhập doanh nghiệp .........................................................................63
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân.......................................................................66
2.3.2.1. Đối với việc xây dựng khuôn khổ pháp lý tài chính, kế toán...........66
2.3.2.2. Đối với việc thực hiện khuôn khổ pháp lý tài chính, kế toán trong các
doanh nghiệp Việt Nam ..............................................................................67
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN KẾ
TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM ..........................................................................................71
3.1. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
trong các doanh nghiệp Việt Nam...................................................................71
3.1.1. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các
doanh nghiệp Việt Nam.................................................................................71
3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp Việt
Nam...............................................................................................................72
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong
các doanh nghiệp Việt Nam.............................................................................74
3.2.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp............................................................................................................74
3.2.2. Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh
nghiệp Việt Nam............................................................................................75
3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam ...................................................75
3.2.2.2 Giải pháp hoàn thiện thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp trên
báo cáo tài chính.........................................................................................93
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp ở Việt Nam. ..........................................................................................94
3.3.1. Về phía Nhà nước: ..............................................................................94
3.3.2. Về phía doanh nghiệp..........................................................................96
KẾT LUẬN..........................................................................................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................101
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHLĐ Bảo hộ lao động
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BTC Bộ Tài chính
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CMKT Chuẩn mực kế toán
CSKD Cơ sở kinh doanh
CP Chi phí
DN Doanh nghiệp
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DTT Doanh thu thuần
GTGT Giá trị gia tăng
KPCĐ Kinh phí công đoàn
KQKD Kết quả kinh doanh
TNCT Thu nhập chịu thuế
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
NSNN Ngân sách Nhà nước
NNT Người nộp thuế
NVLTT Nguyên vật liệu thực tế
QLDN Quản lý doanh nghiệp
TGNH Tiền gửi Ngân hàng
TN Thu nhập
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
SXKD Sản xuất kinh doanh
VAS Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam
IAS Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế
1
MỞ ĐẦU
Bắt đầu chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường sau Đại hội
Đảng VI năm 1986, nền kinh tế Việt Nam ngày càng đa dạng về loại hình hoạt
động; mô hình tổ chức; hình thức vốn chủ sở hữu cũng như sự phong phú về các
hoạt động của các tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, nước ta đang hội nhập ngày càng
sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế thể hiện ở việc Việt Nam đã và đang là
thành viên của các tổ chức kinh tế - thương mại thế giới WTO, AFTA, APEC.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi kế toán với vai trò là công
cụ quản lý kinh tế quan trọng của doanh nghiệp phải tuân thủ đúng với các quy định
của Luật thuế đồng thời vẫn đảm bảo được quyền lợi của doanh nghiệp.
Trong khi kế toán là công cụ quản lý kinh tế của doanh nghiệp thì chính sách
thuế được sử dụng làm công cụ tài chính được Nhà nước sử dụng để điều tiết thị
trường vĩ mô vô cùng nhanh chóng và hiệu quả. Trong số những sắc thuế đã được
Quốc hội ban hành thì thuế TNDN là một sắc thuế được Nhà nước và các DN dành
cho một sự quan tâm rất lớn.
Thuế TNDN là loại thuế trực thu (nhà nước thu trực tiếp nơi Người chịu thuế)
đánh vào phần thu nhập của DN sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc tạo ra thu
nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Thuế TNDN ảnh hưởng đến lợi ích sát
sườn của DN nên DN luôn luôn nghiên cứu Luật thuế TNDN một cách kĩ càng để
giảm thiểu chi phí phải bỏ ra để nộp thuế, còn Nhà nước thì luôn yêu cầu doanh
nghiệp nộp đúng và nộp đủ số thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước theo nghĩa vụ.
Ngày 15/02/2005 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định số 12/2005/QĐ-
BTC ban hành và công bố 06 CMKT đợt IV, trong đó có CMKT số 17 “Thuế thu
nhập doanh nghiệp” được coi là chìa khoá quan trọng giúp các doanh nghiệp giải
quyết các vướng mắc gặp phải khi hạch toán thuế thu nhập DN. Đây là lần đầu tiên
trong lịch sử kế toán của Việt Nam có một CMKT quy định và hướng dẫn về các
nguyên tắc, phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp một cách đầy đủ, phù
hợp với thông lệ kế toán quốc tế. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay khó khăn mà
các DN gặp phải là làm thế nào để có thể tuân thủ và vận dụng có hiệu quả các
2
chuẩn mực kế toán (26 chuẩn mực); với việc bổ sung một số tài khoản mới phản
ánh nội dung nghiệp vụ kinh tế mới, và nhiều thuật ngữ mới khó hiểu, đặc biệt là
trong chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”. Đây cũng là một rào
cản lớn đối với đội ngũ kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Với mục đích khảo sát, nghiên cứu thực tế các doanh nghiệp đã hạch toán kế
toán thuế TNDN, tính thuế TNDN và áp dụng CMKT số 17 như thế nào, những
vướng mắc gì mà doanh nghiệp còn gặp phải trong quá trình hạch toán kế toán thuể
TNDN, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của em. Em hy vọng khóa luận của em sẽ góp phần giải quyết được những
vấn đề được đặt ra cả khía cạnh lý luận lẫn thực tiễn và là một trong những đề tài
mang tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện chế độ kế toán doanh
nghiệp mới.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm ba chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh
nghiệp Việt Nam.
Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
trong các doanh nghiệp Việt Nam.
3
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP
1.1. Lý luận chung về thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp
Để hiểu rõ thuế thu nhập trước hết cần tìm hiểu về thu nhập: Thu nhập là tổng
các giá trị mà một chủ thể nào đó nhận được trong nền kinh tế xã hội thông qua quá
trình phân phối thu nhập quốc dân trong một thời hạn nhất định, không phân biệt
nguồn gốc hình thành từ lao động, tài sản hay đầu tư… [10]
Như vậy, thuế thu nhập là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế
của các cá nhân hoặc các pháp nhân nhưng không phải toàn bộ thu nhập của các thể
nhân và pháp nhân đều là đối tượng đánh thuế thu nhập, mà thuế thu nhập điều
chỉnh hay thu trên phần thu nhập chịu thuế tức là khoản thu nhập sau khi đã được
miễn trừ chi phí hợp lý, hợp lệ.
Thuế thu nhập đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu Ngân
sách cho Nhà nước và thực hiện các chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà
nước đối với các hoạt động kinh tế, xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, thu vào phần thu nhập
chịu thuế sau khi trừ các chi phí liên quan đến thu nhập của các cơ sở SXKD, dịch
vụ.
1.1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
Bản chất của thuế TNDN được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn có
của nó. Những thuộc tính đó có tính ổn định tương đối qua các giai đoạn phát triển.
Nghiên cứu về thuế TNDN, người ta nhận thấy thuế thu nhập doanh nghiệp có
những đặc trưng riêng để phân biệt với các sắc thuế và các công cụ tài chính khác
như sau:`
Thứ nhất, thuế TNDN có đặc điểm là đối tượng nộp thuế theo luật quy định
đồng nhất với đối tượng chịu thuế.
4
NNT theo luật cũng là người trả thuế cuối cùng trong một chu kỳ sản xuất
kinh doanh. Nói một cách khác, thuế TNDN làm cho khả năng và cơ hội chuyển
dịch gánh nặng thuế cho người khác trở nên khó khăn hơn.
Thứ hai, thuế TNDN là một khoản chuyển giao của NNT cho Nhà nước mang
tính bắt buộc phi hình sự.
Tính bắt buộc phi hình sự là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế nói chung và
thuế TNDN nói riêng, nó phân biệt thuế TNDN với các hình thức huy động tài
chính khác của ngân sách Nhà nước.
Đặc điểm này xác định rõ nội dung kinh tế của thuế TNDN là những quan hệ
tiền tệ được hình thành một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt - Việc
động viên mang tính bắt buộc của Nhà nước. Phân phối mang tính chất bắt buộc
dưới hình thức thuế TNDN là một phương thức phân phối của Nhà nước mà kết quả
của quá trình đó là một bộ phận thu nhập của doanh nghiệp được chuyển giao cho
Nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho
NNT.
Thứ ba, việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp
không mang tính chất hoàn trả trực tiếp.
Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế TNDN được biểu hiện trên các
khía cạnh.
Một là, sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính đối giá,
nghĩa là mức thuế mà các tầng lớp trong xã hội chuyển giao cho Nhà nước không
hoàn toàn dựa trên mức độ NNT thừa hưởng những dịch vụ và hàng hoá công cộng
do Nhà nước cung cấp. NNT cũng không có quyền đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp
hàng hoá dịch vụ công cộng trực tiếp cho mình mới phát sinh khoản chuyển giao
thu nhập cho Nhà nước, mặt khác mức độ cung cấp dịch vụ công cộng của Nhà
nước cũng không nhất thiết ngang bằng mức độ chuyển giao.
Hai là, khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN không được
hoàn trả trực tiếp, có nghĩa là NNT suy cho cùng sẽ nhận được một phần các dịch
vụ công cộng mà Nhà nước cung cấp chung cho cả cộng đồng giá trị phần dịch vụ
đó không nhất thiết tương đồng với khoản tiền thuế mà họ nộp cho Nhà nước.
5
Thứ tư, việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN được quy định
trước bằng pháp luật.
Đặc điểm này, một mặt thể hiện tính pháp lý cao của thuế TNDN, mặt khác
phản ánh sự chuyển giao thu nhập này không mang tính tuỳ tiện mà dựa trên những
cơ sở pháp luật nhất định và đã được xác định trước trong Luật thuế TNDN. Những
tiêu thức thường được xác định trong Luật thuế TNDN là đối tượng chịu thuế, đối
tuợng nộp thuế, mức thuế phải nộp, thời hạn cụ thể và những chế tài mang tính
cưỡng chế khác..
Các khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN chịu những ảnh
hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội trong những thời kỳ nhất định.
Yếu tố kinh tế tác động đến thuế TNDN thường là mức độ tăng trưởng của nền
kinh tế quốc dân, giá cả, thị trường, sự biến động của Ngân sách Nhà nước…
Yếu tố chính trị, xã hội tác động đến thuế TNDN thường là thể chế chính trị
của Nhà nước, tâm lý tập quán của các tầng lớp dân cư, truyền thống văn hoá…
Các khoản chuyển giao thuế thu nhập dưới hình thức thuế thu nhập doanh
nghiệp chỉ được giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia với quyền lực pháp lý
của Nhà nước đối với con người và tài sản.
1.1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường:
Luật thuế TNDN được ban hành và sửa đổi đã khá nhiều lần và càng ngày
càng làm tốt vai trò là công cụ quản lý thị trưỡng vĩ mô một cách hiệu quả, thống
nhất áp dụng đối với mọi thành phần kinh tế và mọi loại hình doanh nghiệp, cả đối
tượng đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước, tạo nên một môi trường
cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh hơn trong điều kiện nền kinh tế mới, tạo cho nền
kinh tế đất nước nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Vai trò
của thuế TNDN được thể hiện cụ thể:
Thứ nhất, đảm bảo nguồn thu ổn định cho NSNN
Thuế là nguồn thu chủ yếu cho NSNN nhằm đảm bảo trang trải cho các nhu
cầu chi tiêu của Nhà nước, cho nên cũng giống như các loại thuế khác, vai trò đầu
tiên của thuế TNDN là bảo đảm một nguồn thu ổn định và không nhỏ cho NSNN
thông qua việc ngày càng mở rộng đối tượng chịu thuế, có khả năng bao quát được
hầu hết các nguồn thu nhập phát sinh trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát
triển, xuất hiện nhiều loại hình thu nhập phức tạp và tinh vi hơn trước.
6
Thứ hai, thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý
vĩ mô nền kinh tế, điều tiết các hoạt động kinh doanh.
Thông qua hệ thống ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế, thuế TNDN góp
phần định hướng cho các Nhà Đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước
cần khuyến khích đầu tư, từ đó thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu vùng kinh tế nhằm đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý, thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Thứ ba, thuế TNDN thể hiện vai trò đặc trưng của thuế là đảm bảo công bằng
xã hội.
Là sắc thuế trực thu, thuế TNDN có khả năng đảm bảo công bằng theo chiều
dọc: đối tượng nộp thuế có thu nhập chịu thuế cao thì nộp thuế nhiều, đối tượng nộp
thuế có thu nhập thấp thì nộp thuế ít. Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn thì được
giảm thuế, được chuyển lỗ sang những năm sau...thuế TNDN có nhiều mức thuế
suất ưu đãi khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh, thu nhập của
một cá nhân hay tổ chức phụ thuộc chủ yếu vào việc cung cấp các yếu tố sản xuất
(vốn, lao động, công nghệ....). Sự phân hóa giàu nghèo là điều không thể tránh khỏi.
Trong hoàn cảnh đó, thuế thu nhập sẽ là một biện pháp tốt để rút ngắn khoảng cách
giàu nghèo giữa các thành viên trong xã hội.
Thứ tư, thuế TNDN là công cụ thúc đẩy việc nâng cao trình độ hạch toán kế
toán đối với các đối tượng nộp thuế.
Theo Luật thuế TNDN, các đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ tự kê khai và tính
số thuế phải nộp, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về các số liệu kê khai, tính toán
đó. Sự trung thực, chính xác của số liệu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng công tác
hạch toán kế toán ở đơn vị. Để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế TNDN, cơ quan thuế
phải chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra NNT qua đó có thể phát hiện những sai
sót hoặc biểu hiện tiêu cực trong quá trình hạch toán kế toán của NNT và tùy vào
từng trường hợp sai phạm mà cán bộ thuế sẽ áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời...
Nhờ đó ý thức của NNT sẽ dần được nâng cao và công tác hạch toán kế toán cũng
từng bước hoàn thiện hơn.
Thứ năm, thuế TNDN là công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động của NNT.
Nhìn vào số thuế TNDN mà đơn vị phải nộp, so sánh đối với số thuế TNDN
của các doanh nghiệp cùng ngành ở địa phương và trong cả nước có thể đánh giá
7
khái quát về hiệu quả SXKD của đơn vị. Vì doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lãi
thì mới phát sinh số thuế phải nộp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng lớn
thì số thuế TNDN phải nộp càng cao. Và nếu số thuế TNDN phải nộp tăng lên qua
các năm thì chứng tỏ doanh nghiệp có mức tăng trưởng khá và ngược lại là hoạt
động SXKD của doanh nghiệp đang giảm sút. Như vậy thuế TNDN là một công cụ
đánh giá hiệu quả SXKD của đơn vị một cách khá chính xác.
Thứ sáu, thuế TNDN còn có vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Thông qua chính sách miễn, giảm, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, Nhà
nước sẽ ưu tiên cho ngành cần phát triển để chuyển dịch, thu hút Nhà đầu tư từ
ngành chưa cần phát triển sang ngành cần phát triển, phục vụ mục đích chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.
1.1.2. Các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
1.1.2.1. Phạm vi áp dụng thuế TNDN
Được quy định tại Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008, người
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.[1]
1.1.2.2. Căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất.
Kỳ tính thuế TNDN được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Thu nhập chịu thuế được xác định bao gồm thu nhập từ hoạt động SXKD hàng
hóa, dịch vụ và thu nhập khác trong kỳ tính thuế, kể cả thu nhập thu được từ hoạt
động SXKD hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài.
TNCT trong kỳ
tính thuế =
Doanh thu để tính
TNCT trong kỳ
tính thuế
-
Chi phí hợp
lý trong kỳ
tính thuế
+
Thu nhập chịu
thuế khác trong
kỳ tính thuế
[14]
Từ các yếu tố chung trên đây, khoản nộp thuế TNDN của CSKD trong kỳ tính
thuế được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = TNCT x thuế suất thuế TNDN (%) theo quy định.
Việc xác định thu nhập chịu thuế được quy định trong Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp như sau:
8
- Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
bằng doanh thu trừ đi các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến thu nhập chịu thuế;
- Thu nhập chịu thuế khác bao gồm thu nhập từ chênh lệch mua, bán chứng
khoán, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất,
chuyển quyền thuê đất; lãi từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, tiền gửi,
cho vay vốn, bán ngoại tệ; kết dư cuối năm các khoản dự phòng; thu các khoản nợ
khó đòi đã xoá sổ nay đòi được; thu các khoản nợ phải trả không xác định được
chủ; các khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện
ra và các khoản thu nhập khác.
Chính phủ quy định chi tiết phương pháp xác định thu nhập chịu thuế đối với
các khoản thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất và mức
thu theo biểu thuế luỹ tiến từng phần không quá 30% đối với thu nhập còn lại từ
chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất sau khi đã nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp.
Sau khi xác định thu nhập chịu thuế theo công thức trên, cơ sở kinh doanh
được trừ số lỗ của các kỳ tính thuế trước chuyển sang trước khi xác định số thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định.
Để xác định được thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế phải lần lượt xác định
các yếu tố:
Thứ nhất, Doanh thu để tính TNCT trong kỳ tính thuế
Theo điều 8 của Luật thuế TNDN năm 2008: ”doanh thu để tính thu nhập chịu
thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá,
phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng; trường hợp có doanh thu bằng
ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do NHNN Việt Nam
công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu và ngoại tệ”.
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được quy định trong
Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 như sau:
- Đối với hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá hoặc xuất
hoá đơn bán hàng.
- Đối với dịch vụ là thời điểm dịch vụ hoàn thành hoặc xuất hoá đơn bán hàng.
9
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được xác định :
- Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, được xác định theo giá bán
hàng hoá trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả chậm.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh làm ra dùng để trao đổi, biếu
tặng, trang bị, thưởng cho người lao động được xác định theo giá bán của hàng hoá,
dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu tặng,
trang bị, thưởng cho người lao động.
- Đối với hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, vì DN vừa là “người
bán hàng” vừa là “người mua hàng” (mua để biếu tặng) nên giá trị của các hàng
hoá, dịch vụ này phải được tính vào doanh thu để tính thu nhập chịu thuế. Tuy
nhiên, do không có hoá đơn bán hàng nên hàng hoá dịch vụ này phải được xác định
theo giá bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường
tại thời điểm trao đổi, biếu tặng để đảm bảo đánh giá khách quan, đúng đắn kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh làm ra tự dùng để phục vụ
cho quá trình sản xuất kinh doanh như: điện tự dùng, sản phẩm sản xuất ra dùng làm
tài sản cố định, sản phẩm xây dựng cơ bản tự làm là chi phí sản xuất ra sản phẩm
đó.
- Đối với hoạt động gia công hàng hoá là tiền thu về gia công bao gồm cả tiền
công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công
hàng hoá.
- Đối với cơ sở kinh doanh nhận làm đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy
định của cơ sở kinh doanh giao hàng đại lý ký gửi là tiền hoa hồng được hưởng.
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thu từng kỳ theo hợp đồng.
Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập
chịu thuế được xác định bằng công thức: Số tiền thuê xác định theo từng năm(=)
doanh thu trả tiền trước chia(:) cho số năm trả tiền trước.
Thứ hai, chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế
Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế được quy định
tại điều 9 Luật thuế TNDN 2008 bao gồm:
10
- Chi phí khấu hao của tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, mức trích khấu hao được căn cứ vào giá trị TSCĐ và thời gian trích khấu
hao, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao được
khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 02 lần mức khấu hao theo chế độ để nhanh
chóng đổi mới công nghệ. Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn tài sản cố định và mức
trích khấu hao quy định tại điểm này;
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử
dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu
nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho;
- Tiền lương, tiền công, phụ cấp theo quy định của Bộ luật lao động, tiền ăn
giữa ca, trừ tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể kinh
doanh và thu nhập của sáng lập viên công ty không trực tiếp tham gia điều hành sản
xuất, kinh doanh;
- Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ; sáng kiến, cải tiến; y tế; đào tạo lao
động theo chế độ quy định; tài trợ cho giáo dục;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại; sửa chữa tài sản cố định;
tiền thuê tài sản cố định; kiểm toán; dịch vụ pháp lý; thiết kế, xác lập và bảo vệ
nhãn hiệu hàng hoá; bảo hiểm tài sản; chi trả tiền sử dụng tài liệu kỹ thuật, bằng
sáng chế, giấy phép công nghệ không thuộc tài sản cố định; dịch vụ kỹ thuật và dịch
vụ mua ngoài khác;
- Các khoản chi cho lao động nữ theo quy định của pháp luật; chi bảo hộ lao
động hoặc trang phục; chi bảo vệ cơ sở kinh doanh; chi công tác phí; trích nộp quỹ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của cơ sở kinh doanh sử dụng lao
động; kinh phí công đoàn; chi phí hỗ trợ cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại cơ sở
kinh doanh; khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên và các
quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định;
- Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của ngân
hàng và các tổ chức tín dụng khác, của các tổ chức kinh tế theo lãi suất thực tế; chi
trả lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay,
11
nhưng tối đa không quá 150% mức lãi suất cho vay cơ bản do Ngân hàng Nhà nước
công bố tại thời điểm cho vay;
- Trích các khoản dự phòng theo chế độ quy định;
- Trợ cấp thôi việc cho người lao động;
- Chi phí về tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ;
- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi phí khác;
- Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được tính vào chi phí hợp lý;
- Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường
trú ở Việt Nam theo quy định của Chính phủ;
- Chi phí mua hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không kinh doanh,
không có hoá đơn chứng từ do Chính phủ quy định.
Các khoản không được tính vào chi phí hợp lý quy định tại Điều 6 Nghị định
124/2008/NĐ-CP như sau:
- Tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng chế độ hợp
đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh
của công ty hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh. Thù lao trả cho các sáng
lập viên, thành viên của hội đồng quản trị của các công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
- Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi hết;
- Các khoản chi không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định hoặc chứng
từ không hợp pháp.
- Các khoản tiền phạt vi phạm Luật, vi phạm quy định của Nhà nước, phạt do
vi phạm hợp đồng và các khoản phạt khác.
- Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế;
- Các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ;
- Chi phí không hợp lý khác.
12
Thứ ba, thu nhập khác tính thu nhập chịu thuế
Các khoản thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế bao gồm:
- Chênh lệch về mua, bán chứng khoán;
- Thu nhập từ các hoạt động liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, quyền
tác giả;
- Thu nhập khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản;
- Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất;
- Lãi từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản;
- Lãi tiền gửi, cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm;
- Chênh lệch do bán ngoại tệ, lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái;
- Kết dư cuối năm các khoản dự phòng theo chế độ quy định;
- Thu các khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa sổ kế toán nay đòi được;
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;
- Các khoản thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của những
năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra;
- Các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở
nước ngoài.
Trường hợp khoản thu nhập nhận được đã nộp thuế ở nước ngoài thì cơ sở
kinh doanh phải xác định số thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập ở nước ngoài để
tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi xác định số thuế thu nhập cả năm sẽ được trừ
số thuế thu nhập mà cơ sở kinh doanh đã nộp ở nước ngoài nhưng số thuế được trừ
không vượt quá số thuế thu nhập tính theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cho
khoản thu nhập nhận được đó.
- Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ
không tính trong doanh thu, sau khi đã trừ các khoản chi phí theo quy định của Bộ
Tài chính để tạo ra khoản thu nhập đó;
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn;
- Các khoản thu nhập khác chưa được quy định chi tiết tại Điều này.
13
1.1.2.3. Đăng ký kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN:
Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thuế TNDN cùng với việc đăng ký
nộp thuế GTGT (theo quy định).
CSKD có trách nhiệm kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, số thuế
phải nộp cả năm, có chia ra từng quý (theo mẫu) và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp
quản lý (theo quy định).
CSKD phải quyết toán thuế TNDN hằng năm với cơ quan thuế. Quyết toán
thuế phải thể hiện đúng, đầy đủ các khoản: doanh thu, chi phí hợp lý, thu nhập chịu
thuế; số thuế thu nhập phải nộp; số thuế TN được miễn, giảm; số thuế TN đã tạm
nộp trong năm, số thuế TN đã nộp ở nước ngoài cho các khoản thu nhập nhận được
từ nước ngoài; số thuế TN nộp thiếu hoặc nộp thừa.
CSKD phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế trong thời hạn 90
ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (hoặc năm tài chính). Nếu số thuế tạm nộp
trong năm thấp hơn số thuế phải nộp theo báo cáo quyết toán thuế thì cơ sở kinh
doanh phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp báo
cáo quyết toán. Nếu số thuế tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp theo báo
cáo quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh được trừ số thuế nộp thừa vào số thuế phải
nộp của kỳ tiếp theo.
Trong quá trình kiểm tra, thanh tra việc kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế
của CSKD, nếu phát hiện giá mua, giá bán, chi phí kinh doanh, thu nhập chịu thuế
và các yếu tố khác do CSKD xác định không hợp lý, cơ quan thuế có quyền xác
định lại các yếu tố trên để bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế TNDN.
Trường hợp chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hình thức sở hữu, sát nhập,
hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản CSKD phải thực hiện quyết toán thuế với cơ
quan thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có
quyết định chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hình thức sở hữu, sát nhập, hợp
nhất, chia tách, giải thể, phá sản.
1.1.2.4. Miễn thuế, giảm thuế TNDN:
Nghị định 124/2008/NĐ-CP cũng quy định nhiều điều chi tiết về miễn thuế,
giảm thuế TNDN. Nội dung chủ yếu ở đây chỉ đề cập chung về điều kiện ưu đãi,
mức thuế ưu đãi trong các trường hợp CSKD thực hiện dự án đầu tư.
14
Điều kiện ưu đãi thuế TNDN quy định tại Nghị định này được xác định theo
tính chất ngành nghề, lĩnh vực của dự án đầu tư (thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi
đầu tư hay lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư) và theo địa bàn thực hiện dự án đầu tư
(thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hay địa bàn đặc
biệt khó khăn) theo quy định của Luật Đầu tư.
Tùy theo điều kiện ưu đãi trên, thuế suất ưu đãi và thời gian áp dụng mức thuế
suất thuế TNDN ưu đãi được áp dụng cụ thể cho từng CSKD. Theo quy định của
Nghị định này có các mức thuế suất và thời gian áp dụng mức thuế suất tương ứng
là 20% trong 10 năm và 10% trong 15 năm tùy theo từng đối tượng.
Hết thời gian áp dụng mức thuế suất ưu đãi theo quy định trên thì CSKD phải
nộp thuế TNDN với thuế suất 25%.
Các cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư, hoặc CSKD mới di
chuyển địa điểm ra khỏi đô thị theo quy hoạch được miễn thuế, giảm thuế. Quy định
miễn và giảm cụ thể cũng căn cứ vào điều kiện được miễn, giảm nhất định. Chi tiết
được quy định tại điều 16 và 17 Nghị định 124/2008/NĐ-CP.
1.2. Lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.2.1. Nội dung kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán
Việt Nam số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp”
1.2.1.1. Nguyên tắc kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
* Nguyên tắc chung
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” đã được
ban hành ngày 15/2/2005 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế
toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp là kế toán
những nghiệp vụ do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện
hành và trong tương lai của:
- Việc thu hồi hoặc thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các khoản mục
Tài sản hoặc Nợ phải trả đã được ghi nhận trong sổ kế toán của doanh nghiệp;
- Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã được ghi nhận trong báo
cáo kết quả kinh doanh.
15
Về nguyên tắc, khi ghi nhận một tài sản hay nợ phải trả trong báo cáo tài chính
thì doanh nghiệp phải dự tính khoản thu hồi hay thanh toán giá trị ghi sổ của tài sản
hay khoản nợ phải trả đó. Khoản thu hồi hay thanh toán dự tính thường làm cho số
thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm tương lai lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với số
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm hiện hành mặc dù khoản thu hồi
hay thanh toán này không có ảnh hưởng đến tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp phải ghi nhận khoản thuế thu nhập hoãn lại,
ngoại trừ một số trường hợp nhất định
Chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp phải kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh do ảnh hưởng về thuế thu nhập doanh nghiệp của các giao dịch và các sự kiện
theo cùng phương pháp hạch toán cho chính các giao dịch và sự kiện đó. Nếu các
giao dịch và sự kiện được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì
tất cả các nghiệp vụ phát sinh do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp có liên
quan cũng được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh. Nếu các giao dịch và các
sự kiện được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu thì tất cả các nghiệp vụ phát
sinh do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp có liên quan cũng được ghi nhận
trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.
Chuẩn mực này còn đề cập đến vấn đề ghi nhận tài sản thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng hoặc từ các ưu đãi
về thuế thu nhập doanh nghiệp chưa sử dụng; việc trình bày thuế thu nhập doanh
nghiệp trong báo cáo tài chính và việc giải trình các thông tin liên quan tới thuế thu
nhập doanh nghiệp.
Theo VAS 17 thì thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại được ghi
nhận là thu nhập hay chi phí để tính lãi, lỗ của kỳ phát sinh, ngoại trừ trường hợp
thuế thu nhập phát sinh từ một giao dịch hoặc một sự kiện được ghi nhận trực tiếp
vào vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ hay một kỳ khác.[4]
* Nguyên tắc xác định cơ sở tính thuế của tài sản
Theo VAS 17, “Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản là giá trị sẽ được
khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập, được trừ khỏi các lợi ích kinh tế mà doanh
nghiệp sẽ nhận được và phải chịu thuế thu nhập khi giá trị ghi sổ của tài sản đó
16
được thu hồi”. Trong hệ thống tài sản kế toán của Việt Nam, tài sản gồm 7 loại
chính: Tiền, các khoản đầu tư tài chính, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản
lưu động khác, tài sản cố định, các tài sản dài hạn khác. Trong đó, hướng dẫn VAS
17 chia các khoản mục này thành các tài sản phát sinh từ các giao dịch có ảnh
hưởng đến thu nhập hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại thời
điểm phát sinh giao dịch và các tài sản phát sinh từ các giao dịch không có ảnh
hưởng đến thu nhập hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại thời
điểm phát sinh giao dịch. Ví dụ với khoản phải thu, khoản mục tài sản phát sinh từ
các giao dịch tạo ra thu nhập chịu thuế khi thu hồi tài sản đó tạo ra. Nói cách khác,
cơ sở tính thuế của một khoản phải thu chính bằng giá trị ghi sổ của nó do doanh
thu tương ứng khi phát sinh khoản mục này đã được ghi sổ và tính vào thu nhập
chịu thuế khi phát sinh. Đối với các tài sản phát sinh từ các giao dịch mà thu nhập
từ giao dịch này không chịu thuế như các khoản phải thu từ cổ tức, lợi nhuận được
chia đã được nộp thuế khấu trừ tại nguồn, cơ sở tính thuế của chúng cũng được xác
định dựa trên giá trị khoản thu nhập được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế, hay
chính là giá trị ghi sổ của tài sản đó.
Các tài sản phát sinh từ giao dịch không có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi
phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại thời điểm phát sinh cũng bao gồm
hai loại, các tài sản phát sinh từ các giao dịch có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc thu
hồi tài sản đó, và các tài sản phát sinh từ giao dịch hoàn toàn không ảnh hưởng đến
thu nhập và chi phí của doanh nghiệp. Các khoản mục hàng tồn kho, tài sản cố định
và các khoản đầu tư tài chính là các tài sản phát sinh từ các giao dịch không có ảnh
hưởng đến thu nhập hoặc chi phí tại thời điểm phát sinh nhưng lại ảnh hưởng đến
các chỉ tiêu đó khi thu hồi tài sản. Cơ sở tính thuế của các tài sản này được xác định
dựa vào chi phí các năm tương lai khi bán hoặc khấu hao. Các tài sản thuộc loại còn
lại có cơ sở tính thuế là giá trị ghi sổ của tài sản đó.
* Nguyên tắc xác định cơ sở tính thuế của nợ phải trả
Theo VAS 17, cơ sở tính thuế nợ phải trả là giá trị ghi sổ của nó trừ đi giá trị
sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của các khoản nợ phải trả đó trong các
kỳ tương lai. Ví dụ, Khoản “Tiền lãi nhận trước” có doanh thu tiền lãi tương ứng
17
phải thu nhập chịu thuế trên cơ sở phân bổ phù hợp với kỳ tính lãi. Do đó, giá trị
được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của khoản “Tiền lãi nhận trước” này
đúng bằng giá trị ghi sổ hiện thời của khoản mục đó. Vì vậy, cơ sở tính thuế của nó
bằng không, ngoài ra còn một khoản mục không được coi là tài sản lẫn nợ phải trả
như chi phí mua sắm công cụ, dụng cụ có giá trị lớn không qua kho mà hạch toán
thẳng vào chi phí kinh doanh trong kỳ, những cơ quan thuế coi đó là một khoản
khấu trừ cho các kỳ. Khi đó, cơ sở thuế của nó là giá trị mà cơ quan thuế cho phép
được khấu trừ trong kỳ tương lai.
1.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp
Chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn
VAS 17 định nghĩa” Chênh lệch tạm thời” là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi
sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong bảng cân đối kế toán và cơ sở
tính thuế thu nhập của các khoản mục này. Sự khác biệt giữa hai loại chênh lệch
này chủ yếu là do thời gian. Thông tư hướng dẫn thực hiện đã nêu rõ “Các khoản
chênh lệch tạm thời là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm doanh
nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính
thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế”. Ví dụ
trường hợp khấu hao nhanh tài sản cố định không theo mức mà cơ quan thuế yêu
cầu. Chênh lệch vĩnh viễn, như tiền phạt hay khoản cổ tức được khấu trừ thuế tại
nguồn, “là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế phát sinh từ các
khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng
lại không được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN”.
Do đó, theo thời gian các khoản chênh lệch tạm thời sẽ được khấu trừ hết trong chi
phí và thu nhập của doanh nghiệp, còn khoản chênh lệch vĩnh viễn là những khoản
mà doanh nghiệp không được khấu trừ để tính thuế.
Chênh lệch tạm thời gồm hai loại: Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế và
chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Theo VAS 17, chênh lệch tạm thời phải chịu
thuế TNDN “là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế
TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải
trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán”[12]. Có thể dễ dàng nhận thấy, số
18
lượng khoản mục làm phát sinh loại chênh lệch này không ít do thời điểm phát sinh
thu nhập chịu thuế là trong tương lai, khi giá trị ghi sổ của các khoản mục trên bảng
cân đối kế toán được thu hồi hay thanh toán, nghĩa là tại thời điểm hiện tại, doanh
nghiệp sẽ tạm thời phải đóng thuế TNDN cho khoản chênh lệch tạm thời đó. Ví dụ
doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ khấu hao thấp hơn so với yêu cầu của cơ quan thuế, khi
đó trong tương lai, khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN cho các năm khấu hao
cuối của TSCĐ, doanh nghiệp sẽ phát sinh thêm thu nhập chịu thuế.
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ được VAS 17 định nghĩa “là các khoản
chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản
hoặc nợ phải trả liên quan bị thu hồi hay được thanh toán”. Cùng ví dụ trên, nếu
doanh nghiệp tính khấu hao nhanh hơn so với mức đã định của cơ quan thuế, khi
tính thu nhập chịu thuế trong tương lai, doanh nghiệp sẽ được phát sinh khoản khấu
trừ vào lợi nhuận kế toán để giảm bớt thuế TNDN phải nộp.
Các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng
Vận dụng hợp lý các quy định về thuế là biện pháp mà DN có thể thực hiện để
tạo ra hoặc tăng mức thu nhập tính thuế trong một kỳ cụ thể trước khi hết hạn hoặc
chuyển một khoản lỗ hay một khoản ưu đãi thuế, tức là có thể tạo ra khả năng
chuyển lợi nhuận tính thuế từ kỳ sau lên kỳ trước, việc sử dụng một khoản lỗ hay
một khoản ưu đãi thuế được khấu trừ chuyển sang vẫn phụ thuộc vào sự có được lợi
nhuận tính thuế trong tương lai được tạo ra từ các nguồn khác chứ không phải là từ
các chênh lệch tạm thời phát sinh trong tương lai.
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại cần được ghi nhận cho giá trị được khấu trừ
chuyển sang các kỳ sau của các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử
dụng trong phạm vi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để sử dụng
các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng đó.
Trường hợp DN liên tiếp thua lỗ thì DN phải xem xét các quy định cụ thể sau:
- Điều kiện ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ giá trị được
khấu trừ chuyển sang của các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử
dụng cũng giống với điều kiện ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ
19
các lỗ tính thuế chưa sử dụng là bằng chứng rõ ràng về việc DN có thể không có lợi
nhuận tính thuế trong tương lai. Khi DN thua lỗ liên tiếp thì DN chỉ ghi nhận tài sản
thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các lỗ tính thuế hay các khoản ưu đãi thuế chưa
sử dụng trong phạm vi DN có đủ các chênh lệch tạm thời chịu thuế hoặc có bằng
chứng thuyết phục khác về việc sẽ có lợi nhuận tính thuế để DN có thể sử dụng
được các lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng nó. Trường hợp này
yêu cầu phải trình bày giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại và có bằng chứng ghi
nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
- Để đánh giá được khả năng chắc chắn có lợi nhuận tính thuế để có thể sử
dụng được các khoản lỗ tính thuế được khấu trừ chuyển sang năm sau và các khoản
ưu đãi thuế chưa sử dụng, DN cần cân nhắc các điều kiện sau:
+ DN có đủ chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan đến cùng cơ quan thuế và
cùng đơn vị chịu thuế mà các chênh lệch này sẽ làm phát sinh các khoản phải chịu
thuế để có thể sử dụng được các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa
sử dụng trước khi các khoản này hết hạn sử dụng.
+ DN có lợi nhuận tính thuế trước khi hết hạn sử dụng các khoản lỗ tính thuế
và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.
+ Nguyên nhân dẫn đến các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng có tiếp tục xảy ra
hay không và các quy định về thuế có cho phép DN tạo ra lợi nhuận tính thuế trong
kỳ có thể sử dụng được các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử
dụng.
Nếu không chắc chắn có lợi nhuận tính thuế để sử dụng các khoản lỗ chịu thuế
và các khoản ưu đãi thuế, thì tài sản thuế thu nhập hoãn lại không được ghi nhận.
1.2.1.3. Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp
 Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Theo VAS 17, thuế thu nhập hiện hành là số thuế thu nhập DN phải nộp (hoặc
thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện
hành.
Theo quy định ở Nghị định 124/2008/NĐ-CP, hàng quý, kế toán tự nộp thuế
theo số đã kê khai với cơ quan thuế. Số thuế đã nộp này được ghi nhận là khoản chi
20
phí thuế TNDN. Cuối năm, DN phải nộp bản tự quyết toán thuế TNDN cho cơ quan
thuế, xác định thu nhập chịu thuế và số thuế thu nhập doanh nghiệp của cả năm. Tại
thời điểm này, sẽ phát sinh ba trường hợp:
* Số thuế TNDN đơn vị đã nộp đúng bằng số thuế được xác định phải nộp.
* Số thuế TNDN đơn vị đã nộp nhỏ hơn số thuế được xác định phải nộp, DN
sẽ phát sinh một khoản nợ với NSNN. Đây là khoản nợ của DN.
* Số thuế TNDN đơn vị đã nộp lớn hơn số thuế được xác định phải nộp, khi
đó, DN sẽ phát sinh một khoản phải thu với NSNN. Khoản phải thu này được ghi
nhận là một tài sản của DN.
 Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả.
VAS định nghĩa “thuế TN hoãn lại phải trả là thuế TNDN sẽ phải nộp trong
tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện
hành”. Đối chiếu với định nghĩa nợ phải trả của VAS1, có thể khẳng định thuế thu
nhập hoãn lại phải trả là một khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Theo VAS1 “Nợ
phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một
tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý”. Thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại phải trả xác định hiện tại doanh nghiệp đã phát sinh nghĩa vụ
nộp thuế cho khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế ở năm hiện hành. Khoản mục này
phát sinh từ nghĩa vụ pháp lý, xác định và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà
nước. Do đó, nó là một khoản phải trả trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Theo định nghĩa ở trên, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả được tính
trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện
hành. Tuy nhiên, không phải khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm hiện
hành nào cũng được tính làm phát sinh thuế thu nhập hoãn lại phải trả. VAS17 đã
nêu, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả không được ghi nhận cho khoản
chênh lệch tạm thời chịu thuế khi khoản thuế đó “phát sinh từ ghi nhận ban đầu của
một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng
đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (hoặc lỗ tính thuế) tại thời
điểm phát sinh giao dịch”. Điều này là do khoản chênh lệch tạm thời có thể phát
sinh khi một phần hoặc toàn bộ giá trị của tài sản không được khấu trừ cho mục
21
đích tính thuế. Khi đó, nếu giao dịch không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán
hoặc lợi nhuận tính thuế, khoản chênh lệch tạm thời phát sinh sẽ không được sử
dụng để ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Tương tự với các khoản đầu tư
vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh và các khoản thu nhập từ các
công ty này trong một số trường hợp làm phát sinh chênh lệch tạm thời cũng không
được ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả. Ngoài ra, còn một số
tài sản lợi thế thương mại hay các khoản trả góp của doanh nghiệp cũng có thể làm
phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời nhưng không được cơ quan thuế cho phép
khấu trừ vào thu nhập chịu thuế cũng không được dùng làm cơ sở để ghi nhận thuế
thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả.
Việc ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả cần đáp ứng được
một số quy định đã được nêu trong Thông tư hướng dẫn thực hiện VAS17:
* Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại phải trả nếu có.
* Thuế TNDN hoãn lại phải trả được xác định theo công thức:
Thuế thu nhập DN
hoãn lại phải trả
=
Tổng chênh lệch tạm thời chịu
thuế phát sinh trong năm
x
Thuế suất thuế thu
nhập hiện hành
* Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo
nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với số
thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được
ghi giảm (hoàn nhập).
* Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm hiện tại được ghi vào
chi phí thuế thu nhập hoãn lại để xác định kết quả kinh doanh trong năm đó trừ
trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận
trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.
 Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Theo VAS1, “Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu
được lợi ích kinh tế trong tương lai”. Trong khi đó, thuế thu nhập hoãn lại “là thuế
thu nhập sẽ được hoàn lại trong tương lai” tính trên các khoản:
* Chênh lệch tạm thời được khấu trừ;
22
* Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế
chưa sử dụng;
* Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế
chưa sử dụng.
Vì vậy có thể coi thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là một nguồn lực kinh
tế mà doanh nghiệp có thể nhận được và sẽ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh
doanh để thu được lợi ích kinh tế. Do đó, thuế thu nhập hoãn lại chính là một tài sản
của doanh nghiệp.
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là cơ sở để ghi nhận các tài sản thuế thu
nhập hoãn lại trong sổ kế toán cũng như báo cáo tài chính. Tuy nhiên không phải
bất cứ khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ nào cũng đều làm phát sinh tài sản
thuế thu nhập hoãn lại. Cũng tương tự như với thuế thu nhập hoãn lại phải trả, tài
sản thuế thu nhập hoãn lại sẽ không được ghi nhận khi chênh lệch tạm thời được
khấu trừ phát sinh từ việc ghi nhận ban đầu của tài sản và nợ phải trả khi khoản
chênh lệch tạm thời đó không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính
thuế.
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ có thể phát sinh từ một khoản đặc biệt là lỗ
hoặc khoản ưu đãi thuế của các năm trước chuyển sang. Để ghi nhận tài sản thuế
thu nhập hoãn lại từ khoản chênh lệch này, doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu
cầu chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để sử dụng các khoản lỗ tính
thuế và các ưu đãi thuế chưa sử dụng đó. Để đánh giá khả năng chắc chắn có lợi
nhuận trong tương lai, VAS17 đã đưa ra một số điều kiện tham khảo:
* Doanh nghiệp có đủ các chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan đến cùng cơ
quan thuế và cùng đơn vị chịu thuế mà các chênh lệch này sẽ phát sinh các khoản
phải chịu thuế để có thể sử dụng được các khoản lỗ tính thuế hoặc các khoản ưu đãi
thuế chưa sử dụng trước khi các khoản này hết hạn sử dụng.
* Doanh nghiệp có lợi nhuận tính thuế trước khi hết hạn sử dụng các khoản
chuyển lỗ và các khoản ưu đãi thuế chưa được sử dụng.
* Nguyên nhân dẫn đến các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng có tiếp tục xảy ra
hay không.
23
* Các quy định về thuế có cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận tính thuế
trong kỳ có thể sử dụng được các khoản lỗ tính thuế hay các khoản ưu đãi thuế chưa
sử dụng.
Để ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại, kế toán cần phải tuân thủ một số
quy định sau:
* Cuối năm tài chính doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận tài sản thuế thu
nhập hoãn lại;
* Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được xác định theo công thức:
Tài sản thuế
thu nhập
hoãn lại
=
(Tổng chênh lệch
tạm thời được khấu
trừ phát sinh trong
năm
+
Giá trị được khấu trừ
chuyển sang năm sau
của các khoản lỗ tính
thuế và ưu đãi thuế
chưa sử dụng)
x
Thuế suất thuế
TNDN hiện
hành
* Doanh nghiệp chỉ ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản
chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử
dụng nếu chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai.
* Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại trong năm được thực hiện theo nguyên
tắc bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm với tài sản thuế
thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được hoàn
nhập lại.
* Trường hợp doanh nghiệp có các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi
thuế chưa sử dụng và nếu doanh nghiệp chắc chắn rằng sẽ có đủ lợi nhuận chịu thuế
trong tương lai để bù đắp các khoản lỗ tính thuế và sử dụng các khoản ưu đãi thuế,
kế toán phải ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại:
Tài sản thuế thu
nhập hoãn lại
=
Giá trị được khấu trừ chuyển
sang năm sau
x
Thuế suất thuế thu
nhập hiện hành
Nói tóm lại, việc ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả và tài sản thuế
thu nhập doanh nghiệp của đơn vị sẽ được thực hiện phụ thuộc vào mục đích sử
dụng và thu hồi giá trị đối với các tài sản và khoản nợ làm phát sinh các khoản
chênh lệch. Do đó, khi các khoản chênh lệch phát sinh, nếu làm tăng số thuế thu
24
nhập trong tương lai sẽ được ghi nhận là thuế thu nhập hoãn lại phải trả và nếu làm
giảm số thuế thu nhập trong tương lai sẽ được ghi nhận là tài sản thuế thu nhập hoãn
lại.[6]
1.2.1.4. Trình bày thông tin liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo
tài chính
 Trình bày bảng cân đối kế toán
Các chỉ tiêu về thuế TNDN bao gồm: “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” – mã số
262; “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” - Mã số 335.[2]
 Trình bày trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Sửa đổi chi tiêu “thuế thu nhập doanh nghiệp”- mã số 51 thành hai chỉ tiêu “chi
phí thuế TNDN hiện hành” – mã số 51; “chi phí thuế TNDN hoãn lại” – mã số 52.
 Trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính
- Đối với chỉ tiêu: “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” cần thuyết minh các yếu tố
liên quan các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, khoản lỗ tính thuế và ưu đãi
tính thuế chưa sử dụng, khoản hoàn nhập được ghi nhận từ các năm trước.
- Đối với chỉ tiêu: “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” cần thuyết minh các nội
dung như khoản phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, khoản hoàn
nhập đã được ghi nhận từ các năm trước khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
- Bổ sung mục 31 phần VI: Chi phí thuế TNDN hiện hành theo các nội dung
như: Chi phí thuế TNDN chịu thuế năm hiện hành, điều chỉnh chi phí thuế TNDN
của các năm trước vào chi phí thuế TNDN hiện hành năm nay, tổng chi phí thuế
TNDN hiện hành.
- Bổ sung mục 32 phần VI: Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ các
khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, phát sinh từ việc hoàn nhập tài sản thuế TN
hoãn lại, phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, phát sinh từ các
khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng, phát sinh từ việc hoàn nhập thuế
TN hoãn lại phải trả, tổng chi phí thuế TNDN hoãn lại.
- Doanh nghiệp thuyết minh riêng rẽ các thông tin sau: Tổng số thuế TNDN
hiện hành và thuế TN hoãn lại liên quan đến các khoản mục và được ghi nhận vào
vốn chủ sở hữu; mối quan hệ giữa chi phí (hoặc thu nhập) thuế TNDN; giá trị của
25
các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, lỗ tính thuế chưa sử dụng và các ưu đãi thuế
chưa sử dụng mà chưa tài sản thuế TN hoãn lại nào được ghi nhận vào bảng cân đối
kế toán; chênh lệch tạm thời, mỗi loại lỗ tính thuế chưa sử dụng cũng như các ưu
đãi thuế chưa sử dụng; giá trị của tài sản thuế TN hoãn lại và tài sản thuế TN hoãn
lại phải trả được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán của từng năm sử dụng; giá trị
thu nhập hoặc chi phí thuế TNDN hoãn lại được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh; giá trị của tài sản thuế TN hoãn lại và bằng chứng cho việc ghi
nhận.[7]
1.2.2. Phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Như ta đã biết thuế TNDN là thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của
DN, nhưng không phải toàn bộ thu nhập đó là đối tượng đánh thuế thu nhập mà chỉ
điều chỉnh hay thu trên phần thu nhập chịu thuế tức là thu nhập sau khi đã trừ đi các
khoản chi phí hợp, hợp lệ. Hay nói cách khác DN phải xác định kết quả kinh doanh
của mình trước thì mới có thể xác định được là phải nộp thuế TNDN hay không. Do
vậy để có thể hiểu được việc kế toán thuế TNDN tại các DN có đúng hay không
trước hết cần phải đi tìm hiểu công tác kế toán tổng hợp doanh thu, thu nhập, chi
phí và xác định kết quả kinh doanh tại DN đó.
1.2.2.1. Kế toán tổng hợp doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 Nội dung, phương pháp xác định kết quả kinh doanh trước thuế
Kết quả hoạt động SXKD là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh
thông thường và các hoạt động khác của DN trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện
bằng số tiền lãi hay lỗ.
Kết quả hoạt động SXKD của DN bao gồm: Kết quả hoạt động SXKD chính,
kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động khác.
Trong đó:
+ Kết quả hoạt động SXKD chính của DN là kết quả từ những hoạt động tạo
ra doanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Kết quả hoạt
động SXKD
chính của DN
=
Tổng DTT về bán
hàng và cung cấp
dịch vụ của DN
-
Giá vốn hàng
hoá dịch vụ đã
bán trong kỳ
-
Chi phí bán
hàng, chi phí
QLDN
26
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tính bằng tổng doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất
khẩu, thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp.
+ Kết quả hoạt động tài chính là kết quả tạo ra từ hoạt động đầu tư tài chính
của DN (lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, thu lãi bán hàng, đầu tư vào công ty liên
doanh, cổ tức và lợi nhuận được chia, lãi do mua bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch
tỷ giá, chiết khấu thanh toán được hưởng, thu nhập khác liên quan đến hoạt động tài
chính), sau khi đã trừ đi tổng chi phí hoạt động tài chính như chi phí liên doanh liên
kết, chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn, chi phí liên quan đến mua bán
ngoại tệ, chi phí lãi vay, chênh lệch lỗ khi bán ngoại tệ.
Kết quả hoạt động
tài chính
=
Tổng DTT về hoạt động
tài chính
-
Tổng chi phí về hoạt
động tài chính
+ Kết quả hoạt động khác là kết quả được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập
thuần khác và chi phí khác (các khoản thu nhập ngoài hoạt động SXKD chính và
hoạt động tài chính).
Kết quả hoạt động khác = thu nhập thuần khác - chi phí khác
Theo chế độ của Bộ Tài chính, kết quả hoạt động SXKD của DN được phân
phối, sử dụng như sau:
+ Bù đắp các khoản lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế TNDN.
+ Nộp thuế TNDN cho Nhà nước
+ Bù đắp các khoản lỗ năm trước đã hết hạn bù lỗ theo quy định của Luật thuế
TNDN.
+ Trích lập các quỹ theo quy định của DN.
+ Chia cổ tức, chia lãi cho các Nhà đầu tư góp vốn
 Phương pháp kế toán tổng hợp doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết
quả kinh doanh: được thể hiện bằng sơ đồ 1.1.
31
32
(1) Hàng ngày, căn cứ nội dung trên các chứng từ gốc tập hợp được, phân
loại chứng từ theo khoản mục chi phí để hạch toán chi phí đầu vào
(2) Hàng ngày, căn cứ vào giấy báo có chuyển khoản qua Ngân hàng, phiếu
thu tiền mặt hoặc ghi nhận phải thu của khách hàng phản ánh doanh thu hàng hoá
tiêu thụ trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính hoặc thu nhập khác.
(3) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh
để xác định doanh thu tiêu thụ trong kỳ.
(4) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác sang tài
khoản xác định kết quả kinh doanh để xác định doanh thu hoạt động tài chính và thu
nhập khác thực hiện đựơc trong kỳ.
(5) Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí máy thi công,
chi phí sản xuất chung sang tài khoản 154 để xác định tổng chi phí phát sinh trong
kỳ.
(6) Cuối kỳ, sau khi đã đánh giá sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ kết
chuyển giá vốn hoạt động SXKD (giá thành thực tế) cho từng công trình, hạng mục
công trình.
(7) Cuối kỳ kết chuyển kết chuyển giá vốn sang tài khoản xác định kết quả
kinh doanh để xác định tổng giá vốn của hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
(8) Đồng thời kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi
phí QLDN sang tài khoản xác định KQKD.
(9) Tổng hợp lợi nhuận thực hiện trong kỳ
(9a) Trường hợp lãi
(9b) Trường hợp lỗ
1.2.2.2. Kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và “Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành”
 Tài khoản:
TK3334: “Thuế thu nhập doanh nghiệp”
TK8211: “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”
33
 Phương pháp kế toán và các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí
thuế TNDN hiện hành
Sơ đồ 1.2: Kế toán thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hiện hành [8]
(1) Hàng quý, khi xác định thuế TNDN tạm nộp theo quy định của Luật thuế
TNDN.
- Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm
phản ánh số chênh lệch thuế thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thuế
TNDN đã phải tạm nộp.
- Ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại trong trường hợp
thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung phát hiện do phát hiện sai sót
không trọng yếu của các năm trước.
(2) Phản ánh số tiền DN nộp thuế TNDN vào NSNN.
(3) Ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành bằng số chênh lệch giữa thuế
TNDN thực tế phải nộp trong năm trong trường hợp thuế TNDN thực tế phải nộp
trong năm nhỏ hơn thuế TNDN đã phải tạm nộp trong năm. Hoặc trong trường hợp
thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các
năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại.
(4a) Cuối năm tài chính kế toán kết chuyển chi phí thuế TN hiện hành nếu tài
khoản 8211 có phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có kế toán phản ánh số chênh lệch
(4b) Cuối năm tài chính kế toán kết chuyển chi phí thuế TN hiện hành nếu tài
khoản 8211 có phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có kế toán phản ánh số chênh lệch
1.2.2.3. Kế toán “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại”
* Kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại
34
347 821 (8212) 347
43 2
Sơ đồ 1.3. Kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại
1.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS
12 “Thuế thu nhập”
Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam VAS 17 được xây
dựng trên cơ sở chuẩn mực kế toán thuế thu nhập quốc tế IAS 12 trong điều kiện
kinh tế xã hội ở Việt Nam, về cơ bản thì chúng đều có điểm tương đồng nhau. Tuy
nhiên, chuẩn mực kế toán quốc tế thì áp dụng cho quốc tế có điều kiện kinh tế xã
hội khác với điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam, nên giữa IAS 12 và VAS 17 có
những điểm khác nhau.
1.3.1. Các loại chênh lệch tạm thời
Theo IAS 12 các loại chênh lệch tạm thời là những loại chênh lệch giữa cơ
sở tính thuế và số chuyển từ kỳ sau lên kỳ trước của một khoản mục. Chênh lệch
tạm thời bao gồm:
+ Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong các kỳ tương lai
+ Chênh lệch tạm thời được giảm thuế TN trong các kỳ tương lai.
35
Chênh lệch tạm thời phát sinh khi số Quản lý doanh nghiệpchuyển sang của
các khoản đầu tư trong các công ty con, chi nhánh, đơn vị liên kết và liên doanh
khác với cơ sở tính thuế của những khoản này.
1.3.2. Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận bao gồm thuế thu nhập hiện hành
và thuế trả chậm. Trong đó: Thuế hiện hành là khoản thuế thu nhập phải trả hoặc
phải thanh toán cho kỳ hiện tại. Thuế trả chậm là khoản thuế TN phải trả hoặc phải
thanh toán trong các kỳ tương lai đối với các phần chênh lệch tạm thời, các khoản lỗ
tính thuế chưa thực hiện hết, các khoản miễn thuế chưa thực hiện hết.
Cơ sở tính thuế của một khoản mục là số mà các cơ quan tính thuế cho từng
khoản mục thuế. Số dư hiện tại cần được ghi nhận tăng Nợ (tài sản) cho khoản thuế
hiện hành chưa trả (trả thừa).
Nghĩa vụ trả thuế chậm được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm
thời chịu thuế trừ trường hợp không giảm thuế cho các khoản khấu hao, tài sản đã
được ghi nhận từ đầu, khoản nợ trong một giao dịch không phải là một tổ hợp kinh
doanh tại thời điểm giao dịch không làm ảnh hưởng tới lợi nhuận hạch toán hoặc lợi
nhuận chịu thuế.
Tài sản thuế trả chậm được ghi nhận đối với các khoản chênh lệch tạm thời
chịu thuế ở mức có khả năng thanh toán của những khoản lợi nhuận chịu thuế trong
tương lai. Một số tài sản thuế trả chậm không được ghi nhận nếu nó phát sinh từ
việc ghi nhận ban đầu của một tài sản Có hoặc Nợ trong một giao dịch mà không
phải là một tổ hợp kinh doanh tại thời điểm giao dịch không làm ảnh hưởng tới lợi
nhuận hạch toán hoặc lợi nhuận chịu thuế.
1.3.3. Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính
Trong báo cáo thu nhập và thuyết minh cần trình bày riêng các yếu tố chính
của chi phí (thu nhập) thuế, thuế trả chậm phát sinh từ ghi giảm một tài sản thuế trả
chậm, những thay đổi trong chế độ kế toán liên quan đến thuế TNDN, thuế liên
quan đến khoản bất thường, số tiền hoặc tỷ lệ cân đối giữa thuế và lỗ/lãi theo kế
36
toán, những thay đổi trong thuế suất áp dụng so với những kỳ trước đây, những
khoản chênh lệch tạm thời, những khoản lỗ hoặc khấu trừ thuế chưa thực hiện.
Trong bảng tổng kết tài sản và thuyết minh cần trình bày tổng số thuế hiện
tại và trả chậm tính vào hoặc ghi Có vào vốn, những khoản chênh lệch tạm thời
được giảm trừ, lỗ và khấu trừ thuế chưa thực hiện của tài sản thuế trả chậm không
được công nhận, tổng số chênh lệch tạm thời liên quan tới các khoản đầu tư trong
các công ty con, chi nhánh, liên doanh, liên kết chưa được công nhận nghĩa vụ trả
thuế chậm.
Đối với từng loại chênh lệch tạm thời và đối với từng loại lỗ và khấu trừ thuế
chưa thực hiện hết, số tài sản và nợ thuế trả chậm được công nhận trong bảng tổng
kết tài sản.
Số tài sản thuế trả chậm và bản chất của những bằng chứng cho việc công
nhận nó khi việc sử dụng tài sản thuế trả chậm phụ thuộc vào lợi nhuận chịu thuế
trong tương lai hoặc khi doanh nghiệp bị thua lỗ trong cả kỳ hiện tại và kỳ trước đó.
37
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam
qua các giai đoạn lịch sử
Kế toán thuế TNDN là quá trình thu nhận, đo lường, phản ánh của NNT phục
vụ cho công tác tính thuế và kiểm tra thuế. Để làm rõ lịch sử về kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp có thể phân chia thành hai giai đoạn:
2.1.1. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi có chuẩn mực kế toán số 17
”Thuế thu nhập doanh nghiệp”
Trước khi có chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” kế toán
thuế thu nhập doanh nghiệp hạch toán theo Thông tư số 100/1998/TT-BTC ngày
15/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thuế GTGT và kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp.
Các chứng từ được sử dụng là các chứng từ kế toán liên quan đến việc xác
định thu nhập chịu thuế, là các chứng từ kế toán làm cơ sở để xác định các khoản
thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập từ hoạt động tài chính, thu
nhập khác, các khoản chi phí hợp lý hợp lệ tương ứng với các hoạt động tạo các
khoản thu nhập trên. Đối với các khoản thu nhập chứng từ có thể là hoá đơn giá trị
gia tăng (hoá đơn bán hàng) hoặc là biên bản giao nhận hàng hoá xác nhận đã
chuyển quyền sở hữu, còn đối với các khoản chi phí thì chứng từ gốc là các hoá đơn
giá trị giá tăng (hoá đơn mua hàng) và các bảng định mức được các doanh nghiệp tự
quy định, đăng ký từ đầu năm với các cơ quan chức năng và các chứng từ liên quan
khác. Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 02A/TNDN và Tờ khai điều
chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 02B/TNDN làm căn cứ để tạm nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý.
Để hạch toán kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán sử dụng các tài
khoản sau: Tài khoản doanh thu, tài khoản thu nhập, tài khoản chi phí, tài khoản
thuế, tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
38
Hệ thống sổ kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các sổ kế toán chi
tiết và các sổ kế toán tổng hợp các tài khoản liên quan.
Báo cáo kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm tờ khai tự quyết toán
thuế thu nhập doanh nghiệp năm, biên bản quyết toán thuế với cơ quan thuế, báo
cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài
chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp được hạch toán theo trình tự sau:
111, 112 3334 4212
(2) Tổng số tiền đã nộp thuế (1)Thuế TNDN phải nộp
TNDN trong năm cả năm
4211
(3) Quyết toán thuế duyệt y,
khấu trừ thuế TNDN đã nộp thừa
(4)Số thuế TNDN được miễn giảm
Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán thuế TNDN trƣớc khi có chuẩn mực kế
toán Việt Nam số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”
2.1.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi có chuẩn mực kế toán số 17
”Thuế thu nhập doanh nghiệp”
Khi có chuẩn mực kế toán số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp”, kế toán thuế
thu nhập doanh nghiệp hạch toán theo chuẩn mực kế toán số 17 ”Thuế thu nhập
doanh nghiệp” ban hành tháng 2/2005 của Bộ Tài chính và thông tư hướng dẫn
VAS 17, sau đó hạch toán theo các Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ kế toán doanh nghiệp Việt
Nam, Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
quy định chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Để hạch toán kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán số
17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp” và các Quyết định số 15/QĐ-BTC của Bộ trưởng
Bộ Tài chính quy định chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, Quyết định số
39
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ kế
toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kế toán sử dụng các tài khoản thu nhập, tài khoản
chi phí, tài khoản thuế, tài khoản thanh toán thuế như trên, ngoài ra còn sửa đổi, bổ
sung các tài khoản sau:
Sửa đổi bổ sung tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Bổ sung tài khoản 821 - Chi phí thuế TNDN
Bổ sung tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Bổ sung tài khoản 347 - Thuế TNDN hoãn lại phải trả
Hệ thống sổ kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các sổ kế toán chi
tiết và các sổ kế toán tổng hợp của các tài khoản thu nhập, chi phí, thuế. Ngoài ra hệ
thống sổ kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi VAS 17 ra đời còn bao gồm
các sổ chi tiết và sổ kế toán tổng hợp như sau: các sổ kế toán chi tiết và các sổ kế
toán tổng hợp của các tài khoản: Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (đã
sửa đổi bổ sung), Tài khoản 821 - Chi phí thuế TNDN; Tài khoản 243 – Tài sản
thuế thu nhập hoãn lại; Tài khoản 347 - Thuế TNDN hoãn lại phải trả.
Báo cáo kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm Tờ khai tự quyết toán
thuế thu nhập doanh nghiệp năm, Biên bản quyết toán thuế với cơ quan thuế (nếu
có), Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo
cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính.
2.2. Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp
Việt Nam
Qua khảo sát thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp của một số doanh
nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành sản xuất, xây
dựng, thương mại trên địa bàn tỉnh Hoà Bình như: Công ty cổ phần xây dựng Phú
Thành, Công ty cổ phần Sông Đà 7.02, Công ty cổ phần gạch ngói Quỳnh Lâm,
Công ty cổ phần thương mại Anh Kỳ, Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông
thôn 10, Công ty xăng dầu Hòa Bình, cửa hàng Trường Dung (chuyên buôn bán đồ
điện)... Các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán và hoá đơn, chứng từ
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất, thương mại thì tính thuế TNDN theo
40
Luật thuế TNDN và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, còn đối với các đơn vị sản
xuất kinh doanh như Cửa hàng Huệ Dũng không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán và
hoá đơn thì tính và nộp thuế theo mức thuế khoán ổn định (tỷ lệ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp được quy định phù hợp với đặc điểm của từng ngành hàng tại từng
địa phương đó). Với mục đích trình bày thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp trong các DN Việt Nam, trong phạm vi đề tài tác giả xin lấy số liệu của một
doanh nghiệp lớn (đại diện là Công ty xăng dầu Hòa Bình) thực hiện kế toán thuế
TNDN theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính ban
hành chế độ kế toán doanh nghiệp, áp dụng VAS 17 đầy đủ các nội dung; một
doanh nghiệp vừa và nhỏ (đại diện là Công ty cổ phần Sông Đà 7.02) thực hiện kế
toán thuế TNDN theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài
chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, áp dụng VAS 17 không
đầy đủ các nội dung, chỉ thực hiện nội dung “Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành”, không thực hiện nội dung “Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”.
Khái quát chung về Công ty xăng dầu Hòa Bình
Công ty xăng dầu Hòa Bình được thành lập ngày 07/01/1991 và là thành viên
trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam. Văn phòng công ty đóng tại tổ 2
Phường Đồng Tiến, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Hòa Bình là một tỉnh có
vị thế đẹp, được mệnh danh là “cửa ngõ Tây Bắc”, thuận lợi giao thông đường bộ,
đường thủy.
Công ty được thành lập với nhiệm vụ cung ứng xăng dầu và các sản phẩm
khác từ xăng, dầu phục vụ cho nhu cầu tiếp nhận, vận chuyển khu vực Tây Bắc,
Đông Bắc và các tỉnh lân cận.
Hiện nay Công ty đã trở thành một doanh nghiệp lớn của khu vực Tây bắc,thị
phần của Công ty chiếm khoảng 45% trong mạng lưới bán lẻ xăng dầu 2 tỉnh Hòa
Bình và Sơn La.
Công ty xăng dầu Hòa Bình là doanh nghiệp thương mại, kinh doanh chủ yếu
các mặt hàng:
- Xăng dầu sáng, bao gồm: Xăng Mogas 95, Xăng Mogas 92, Diesel, Dầu hoả,
Mazút.
41
- Dầu mỡ nhờn, bao gồm : Dầu nhờn rời (Phi); Dầu nhờn hộp, các loại mỡ.
- Gas, phụ kiện gas: Bếp gas, Gas lỏng và các phụ kiện gas.
Khái quát chung về Công ty cổ phần Sông Đà 7.02
Công ty cổ phần Sông Đà là một công ty xây lắp có gần 15 năm kinh nghiệm
xây dựng và phát triển. Uy tín của Công ty đã được khẳng định vững chắc trên thị
trường xây dựng cơ bản và sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn các
tỉnh miền trung.
Công ty cổ phần Sông Đà là đơn vị thành viên góp vốn của Tổng công ty
Sông Đà. Công ty hiện là doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề gồm: Xây
dựng các công trình dân dụng. Xây dựng các công trình kỹ thuật (giao thông, thuỷ
lợi, thuỷ điện, cấp thoát nước, thông tin, điện đường dây và trạm điện đến 500 KV).
xuất, sửa chữa, gia công, lắp đặt các sản phẩm cơ khí, cơ điện. Sửa chữa, trung đại
tu ôtô và các loại máy xây dựng. Sản xuất các thiết bị phi tiêu chuẩn. Vận tải hàng
hoá đường bộ, đường thuỷ và rất nhiều dịch vụ khác.
Hiện nay, công tác kế toán của Công ty cổ phần Sông Đà từ hệ thống chứng
từ, tài khoản, đến bộ sổ kế toán được áp dụng thực hiện theo chế độ kế toán Việt
Nam hiện hành ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2009 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Thông tư hướng dẫn thực hiện. Các chứng từ kế toán
được lập theo đúng biểu mẫu in sẵn của Bộ Tài chính xuất phát từ đặc điểm sản
xuất kinh doanh, mục tiêu đáp ứng tốt nhất yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý.
2.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu
Tại các DN hạch toán kế toán thuế TNDN theo Quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Quyết định số 48/2006/QĐ-
BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, thuế TNDN được hạch toán theo
năm. Thuế TNDN được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp =
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
(I)
x
thuế suất thuế TNDN
(II)
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM...
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM...KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM...
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngNguyen Minh Chung Neu
 

Was ist angesagt? (20)

Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu, THÔNG TƯ 200, 9 Điểm!
Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu, THÔNG TƯ 200, 9 Điểm!Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu, THÔNG TƯ 200, 9 Điểm!
Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu, THÔNG TƯ 200, 9 Điểm!
 
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty logistic, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty logistic, HAYLuận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty logistic, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty logistic, HAY
 
Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!
Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!
Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty Bao Bi, HOT, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty Bao Bi, HOT, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty Bao Bi, HOT, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty Bao Bi, HOT, 9đ
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Đề tài: Hoàn thiện kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh Đề tài: Hoàn thiện kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Đề tài: Hoàn thiện kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
 
Đề tài: Kế toán thanh toán tại công ty vận tải dịch vụ Xuân Trường
Đề tài: Kế toán thanh toán tại công ty vận tải dịch vụ Xuân TrườngĐề tài: Kế toán thanh toán tại công ty vận tải dịch vụ Xuân Trường
Đề tài: Kế toán thanh toán tại công ty vận tải dịch vụ Xuân Trường
 
Đề tài: Hạch toán bán hàng tại Công ty sữa chữa tàu, HAY, 9đ
Đề tài: Hạch toán bán hàng tại Công ty sữa chữa tàu, HAY, 9đĐề tài: Hạch toán bán hàng tại Công ty sữa chữa tàu, HAY, 9đ
Đề tài: Hạch toán bán hàng tại Công ty sữa chữa tàu, HAY, 9đ
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty thương mại dịch vụ, HAY
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty thương mại dịch vụ, HAYĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty thương mại dịch vụ, HAY
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty thương mại dịch vụ, HAY
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải container, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải container, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải container, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải container, 9đ
 
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM...
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM...KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM...
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM...
 
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAYĐề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
 
Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Xuất nhập khẩu Bắc Mỹ
Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Xuất nhập khẩu Bắc MỹXác định kết quả kinh doanh tại Công ty Xuất nhập khẩu Bắc Mỹ
Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Xuất nhập khẩu Bắc Mỹ
 
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty (TẢI FREE ZALO: 0934 573...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty (TẢI FREE ZALO: 0934 573...Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty (TẢI FREE ZALO: 0934 573...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty (TẢI FREE ZALO: 0934 573...
 
Luận văn: Hoàn thiện kế toán hàng hóa tại Công ty K.H.V, HAY
Luận văn: Hoàn thiện kế toán hàng hóa tại Công ty K.H.V, HAYLuận văn: Hoàn thiện kế toán hàng hóa tại Công ty K.H.V, HAY
Luận văn: Hoàn thiện kế toán hàng hóa tại Công ty K.H.V, HAY
 
Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng Anh
Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng AnhKế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng Anh
Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng Anh
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểm
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểmKế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểm
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểm
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
 
Khóa Luận Kế Toán Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Tiền Lương, Tiền Công.docx
Khóa Luận Kế Toán Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Tiền Lương, Tiền Công.docxKhóa Luận Kế Toán Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Tiền Lương, Tiền Công.docx
Khóa Luận Kế Toán Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Tiền Lương, Tiền Công.docx
 

Andere mochten auch

Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Trần Đức Anh
 
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...Thanh Hoa
 
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamTìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamLinh Nguyễn
 

Andere mochten auch (17)

Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841Tailieu.vncty.com   pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
Tailieu.vncty.com pages from-gtkythuatbaoquannongsan_4_5841
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
 
Tailieu.vncty.com 5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com 5125 4608
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
 
Tailieu.vncty.com 5142 5647
Tailieu.vncty.com   5142 5647Tailieu.vncty.com   5142 5647
Tailieu.vncty.com 5142 5647
 
Tailieu.vncty.com 5145 0887
Tailieu.vncty.com   5145 0887Tailieu.vncty.com   5145 0887
Tailieu.vncty.com 5145 0887
 
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
 
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com 5249 5591
 
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
 
Tailieu.vncty.com 5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com 5138 529
 
Tailieu.vncty.com 5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com 5208 2542
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
 
Công nghệ xay xát lúa gạo
Công nghệ xay xát lúa gạoCông nghệ xay xát lúa gạo
Công nghệ xay xát lúa gạo
 
Tailieu.vncty.com 5275 1261
Tailieu.vncty.com   5275 1261Tailieu.vncty.com   5275 1261
Tailieu.vncty.com 5275 1261
 
Tailieu.vncty.com 5106 4775
Tailieu.vncty.com   5106 4775Tailieu.vncty.com   5106 4775
Tailieu.vncty.com 5106 4775
 
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
 
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamTìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
 

Ähnlich wie Tailieu.vncty.com 5219 0449

Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...nataliej4
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...
Tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...Tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...
Tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...luanvantrust
 

Ähnlich wie Tailieu.vncty.com 5219 0449 (20)

Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh Hóa
Quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh HóaQuản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh Hóa
Quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh Hóa
 
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
 
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
 
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
 
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nướcTăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
 
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đĐề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
 
Tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...
Tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...Tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...
Tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...
 
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty, 9 ĐIỂM
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty, 9 ĐIỂMLuận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty, 9 ĐIỂM
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
 
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty Ô tô Khách, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty Ô tô Khách, HAYĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty Ô tô Khách, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty Ô tô Khách, HAY
 
Luận Văn Kế Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Công Ty
Luận Văn Kế Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Công TyLuận Văn Kế Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Công Ty
Luận Văn Kế Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Công Ty
 
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty thương mại Đông Á
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty thương mại Đông ÁĐề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty thương mại Đông Á
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty thương mại Đông Á
 
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAYĐề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAY
 
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
 
Luận Văn Kiểm Soát Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Kiểm Soát Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục ThuếLuận Văn Kiểm Soát Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Kiểm Soát Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
 
Đề tài: Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, HAYĐề tài: Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
 

Mehr von Trần Đức Anh

Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com   tailieu xahoihocTailieu.vncty.com   tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihocTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thuTailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thuTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTrần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Trần Đức Anh
 

Mehr von Trần Đức Anh (16)

Tailieu.vncty.com 5117 1019
Tailieu.vncty.com   5117 1019Tailieu.vncty.com   5117 1019
Tailieu.vncty.com 5117 1019
 
Tailieu.vncty.com 5089 2417
Tailieu.vncty.com   5089 2417Tailieu.vncty.com   5089 2417
Tailieu.vncty.com 5089 2417
 
Tailieu.vncty.com 5088 8018
Tailieu.vncty.com   5088 8018Tailieu.vncty.com   5088 8018
Tailieu.vncty.com 5088 8018
 
Tailieu.vncty.com 5067 1967
Tailieu.vncty.com   5067 1967Tailieu.vncty.com   5067 1967
Tailieu.vncty.com 5067 1967
 
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
 
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
 
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
 
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
 
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com   tailieu xahoihocTailieu.vncty.com   tailieu xahoihoc
Tailieu.vncty.com tailieu xahoihoc
 
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87Tailieu.vncty.com   dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
Tailieu.vncty.com dong-ho-thoi-gian-thuc-ds1307-pic16 f87
 
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thuTailieu.vncty.com   thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
Tailieu.vncty.com thiet-ke-dong-ho-thoi-gian-thu
 
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
 
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
 

Tailieu.vncty.com 5219 0449

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Vƣơng Hoàng Mai Lớp : Anh 4 Khóa : 45B Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Kim Anh Hµ Néi - 05/2010
  • 2. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP .................................................................................................3 1.1. Lý luận chung về thuế thu nhập doanh nghiệp .........................................3 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò thuế thu nhập doanh nghiệp................3 1.1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp.............................................3 1.1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp .......................................3 1.1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 5 1.1.2. Các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành......................7 1.1.2.1. Phạm vi áp dụng thuế TNDN ...........................................................7 1.1.2.2. Căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp ......................................7 1.1.2.3. Đăng ký kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN: .......................13 1.1.2.4. Miễn thuế, giảm thuế TNDN:.........................................................13 1.2. Lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. .........................14 1.2.1. Nội dung kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp”...........................................14 1.2.1.1. Nguyên tắc kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.............................14 1.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp ................17 1.2.1.3. Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp ............................................19 1.2.1.4. Trình bày thông tin liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo tài chính.........................................................................................24 1.2.2. Phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp............................25 1.2.2.1. Kế toán tổng hợp doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ..........................................................................................................25 1.2.2.2. Kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” ............................................................................32
  • 3. 1.2.2.3. Kế toán “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại”..............................................................................................................33 1.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 12 “Thuế thu nhập”..................................................................................34 1.3.1. Các loại chênh lệch tạm thời...............................................................34 1.3.2. Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp ...............................................35 1.3.3. Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính..........................................35 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM..................................37 2.1. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử..................................................................................37 2.1.1. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi có chuẩn mực kế toán số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp”...........................................................37 2.1.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi có chuẩn mực kế toán số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp” ...............................................................38 2.2. Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam...........................................................................................................39 2.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu.................................................................41 2.2.2. Trình tự kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ....................................44 2.2.2.1. Kế toán tổng hợp doanh thu và thu nhập khác ................................44 2.2.2.2. Kế toán chi phí hợp lý, hợp lệ được trừ để tính thu nhập chịu thuế.48 2.2.2.3. Kế toán thu nhập chịu thuế (lợi nhuận trước thuế)..........................58 2.2.2.4. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp...............................................58 2.2.2.5. Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính ......................................63 2.3. Đánh giá thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam. ..................................................................................63 2.3.1. Những thành quả đạt được trong lĩnh vực tài chính và kế toán đối với thuế thu nhập doanh nghiệp .........................................................................63 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân.......................................................................66 2.3.2.1. Đối với việc xây dựng khuôn khổ pháp lý tài chính, kế toán...........66
  • 4. 2.3.2.2. Đối với việc thực hiện khuôn khổ pháp lý tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam ..............................................................................67 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ..........................................................................................71 3.1. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam...................................................................71 3.1.1. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam.................................................................................71 3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp Việt Nam...............................................................................................................72 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam.............................................................................74 3.2.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp............................................................................................................74 3.2.2. Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam............................................................................................75 3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam ...................................................75 3.2.2.2 Giải pháp hoàn thiện thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo tài chính.........................................................................................93 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam. ..........................................................................................94 3.3.1. Về phía Nhà nước: ..............................................................................94 3.3.2. Về phía doanh nghiệp..........................................................................96 KẾT LUẬN..........................................................................................................99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................101
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHLĐ Bảo hộ lao động BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BTC Bộ Tài chính CBCNV Cán bộ công nhân viên CMKT Chuẩn mực kế toán CSKD Cơ sở kinh doanh CP Chi phí DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DTT Doanh thu thuần GTGT Giá trị gia tăng KPCĐ Kinh phí công đoàn KQKD Kết quả kinh doanh TNCT Thu nhập chịu thuế TNDN Thu nhập doanh nghiệp NSNN Ngân sách Nhà nước NNT Người nộp thuế NVLTT Nguyên vật liệu thực tế QLDN Quản lý doanh nghiệp TGNH Tiền gửi Ngân hàng TN Thu nhập TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định SXKD Sản xuất kinh doanh VAS Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam IAS Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế
  • 6. 1 MỞ ĐẦU Bắt đầu chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường sau Đại hội Đảng VI năm 1986, nền kinh tế Việt Nam ngày càng đa dạng về loại hình hoạt động; mô hình tổ chức; hình thức vốn chủ sở hữu cũng như sự phong phú về các hoạt động của các tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế thể hiện ở việc Việt Nam đã và đang là thành viên của các tổ chức kinh tế - thương mại thế giới WTO, AFTA, APEC. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi kế toán với vai trò là công cụ quản lý kinh tế quan trọng của doanh nghiệp phải tuân thủ đúng với các quy định của Luật thuế đồng thời vẫn đảm bảo được quyền lợi của doanh nghiệp. Trong khi kế toán là công cụ quản lý kinh tế của doanh nghiệp thì chính sách thuế được sử dụng làm công cụ tài chính được Nhà nước sử dụng để điều tiết thị trường vĩ mô vô cùng nhanh chóng và hiệu quả. Trong số những sắc thuế đã được Quốc hội ban hành thì thuế TNDN là một sắc thuế được Nhà nước và các DN dành cho một sự quan tâm rất lớn. Thuế TNDN là loại thuế trực thu (nhà nước thu trực tiếp nơi Người chịu thuế) đánh vào phần thu nhập của DN sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc tạo ra thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Thuế TNDN ảnh hưởng đến lợi ích sát sườn của DN nên DN luôn luôn nghiên cứu Luật thuế TNDN một cách kĩ càng để giảm thiểu chi phí phải bỏ ra để nộp thuế, còn Nhà nước thì luôn yêu cầu doanh nghiệp nộp đúng và nộp đủ số thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước theo nghĩa vụ. Ngày 15/02/2005 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định số 12/2005/QĐ- BTC ban hành và công bố 06 CMKT đợt IV, trong đó có CMKT số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” được coi là chìa khoá quan trọng giúp các doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc gặp phải khi hạch toán thuế thu nhập DN. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử kế toán của Việt Nam có một CMKT quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc, phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp một cách đầy đủ, phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay khó khăn mà các DN gặp phải là làm thế nào để có thể tuân thủ và vận dụng có hiệu quả các
  • 7. 2 chuẩn mực kế toán (26 chuẩn mực); với việc bổ sung một số tài khoản mới phản ánh nội dung nghiệp vụ kinh tế mới, và nhiều thuật ngữ mới khó hiểu, đặc biệt là trong chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”. Đây cũng là một rào cản lớn đối với đội ngũ kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Với mục đích khảo sát, nghiên cứu thực tế các doanh nghiệp đã hạch toán kế toán thuế TNDN, tính thuế TNDN và áp dụng CMKT số 17 như thế nào, những vướng mắc gì mà doanh nghiệp còn gặp phải trong quá trình hạch toán kế toán thuể TNDN, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của em. Em hy vọng khóa luận của em sẽ góp phần giải quyết được những vấn đề được đặt ra cả khía cạnh lý luận lẫn thực tiễn và là một trong những đề tài mang tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp mới. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm ba chương như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam. Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam.
  • 8. 3 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1. Lý luận chung về thuế thu nhập doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò thuế thu nhập doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp Để hiểu rõ thuế thu nhập trước hết cần tìm hiểu về thu nhập: Thu nhập là tổng các giá trị mà một chủ thể nào đó nhận được trong nền kinh tế xã hội thông qua quá trình phân phối thu nhập quốc dân trong một thời hạn nhất định, không phân biệt nguồn gốc hình thành từ lao động, tài sản hay đầu tư… [10] Như vậy, thuế thu nhập là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các cá nhân hoặc các pháp nhân nhưng không phải toàn bộ thu nhập của các thể nhân và pháp nhân đều là đối tượng đánh thuế thu nhập, mà thuế thu nhập điều chỉnh hay thu trên phần thu nhập chịu thuế tức là khoản thu nhập sau khi đã được miễn trừ chi phí hợp lý, hợp lệ. Thuế thu nhập đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu Ngân sách cho Nhà nước và thực hiện các chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, thu vào phần thu nhập chịu thuế sau khi trừ các chi phí liên quan đến thu nhập của các cơ sở SXKD, dịch vụ. 1.1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp Bản chất của thuế TNDN được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn có của nó. Những thuộc tính đó có tính ổn định tương đối qua các giai đoạn phát triển. Nghiên cứu về thuế TNDN, người ta nhận thấy thuế thu nhập doanh nghiệp có những đặc trưng riêng để phân biệt với các sắc thuế và các công cụ tài chính khác như sau:` Thứ nhất, thuế TNDN có đặc điểm là đối tượng nộp thuế theo luật quy định đồng nhất với đối tượng chịu thuế.
  • 9. 4 NNT theo luật cũng là người trả thuế cuối cùng trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nói một cách khác, thuế TNDN làm cho khả năng và cơ hội chuyển dịch gánh nặng thuế cho người khác trở nên khó khăn hơn. Thứ hai, thuế TNDN là một khoản chuyển giao của NNT cho Nhà nước mang tính bắt buộc phi hình sự. Tính bắt buộc phi hình sự là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng, nó phân biệt thuế TNDN với các hình thức huy động tài chính khác của ngân sách Nhà nước. Đặc điểm này xác định rõ nội dung kinh tế của thuế TNDN là những quan hệ tiền tệ được hình thành một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt - Việc động viên mang tính bắt buộc của Nhà nước. Phân phối mang tính chất bắt buộc dưới hình thức thuế TNDN là một phương thức phân phối của Nhà nước mà kết quả của quá trình đó là một bộ phận thu nhập của doanh nghiệp được chuyển giao cho Nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho NNT. Thứ ba, việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp không mang tính chất hoàn trả trực tiếp. Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế TNDN được biểu hiện trên các khía cạnh. Một là, sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính đối giá, nghĩa là mức thuế mà các tầng lớp trong xã hội chuyển giao cho Nhà nước không hoàn toàn dựa trên mức độ NNT thừa hưởng những dịch vụ và hàng hoá công cộng do Nhà nước cung cấp. NNT cũng không có quyền đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp hàng hoá dịch vụ công cộng trực tiếp cho mình mới phát sinh khoản chuyển giao thu nhập cho Nhà nước, mặt khác mức độ cung cấp dịch vụ công cộng của Nhà nước cũng không nhất thiết ngang bằng mức độ chuyển giao. Hai là, khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN không được hoàn trả trực tiếp, có nghĩa là NNT suy cho cùng sẽ nhận được một phần các dịch vụ công cộng mà Nhà nước cung cấp chung cho cả cộng đồng giá trị phần dịch vụ đó không nhất thiết tương đồng với khoản tiền thuế mà họ nộp cho Nhà nước.
  • 10. 5 Thứ tư, việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN được quy định trước bằng pháp luật. Đặc điểm này, một mặt thể hiện tính pháp lý cao của thuế TNDN, mặt khác phản ánh sự chuyển giao thu nhập này không mang tính tuỳ tiện mà dựa trên những cơ sở pháp luật nhất định và đã được xác định trước trong Luật thuế TNDN. Những tiêu thức thường được xác định trong Luật thuế TNDN là đối tượng chịu thuế, đối tuợng nộp thuế, mức thuế phải nộp, thời hạn cụ thể và những chế tài mang tính cưỡng chế khác.. Các khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN chịu những ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội trong những thời kỳ nhất định. Yếu tố kinh tế tác động đến thuế TNDN thường là mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, giá cả, thị trường, sự biến động của Ngân sách Nhà nước… Yếu tố chính trị, xã hội tác động đến thuế TNDN thường là thể chế chính trị của Nhà nước, tâm lý tập quán của các tầng lớp dân cư, truyền thống văn hoá… Các khoản chuyển giao thuế thu nhập dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ được giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia với quyền lực pháp lý của Nhà nước đối với con người và tài sản. 1.1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường: Luật thuế TNDN được ban hành và sửa đổi đã khá nhiều lần và càng ngày càng làm tốt vai trò là công cụ quản lý thị trưỡng vĩ mô một cách hiệu quả, thống nhất áp dụng đối với mọi thành phần kinh tế và mọi loại hình doanh nghiệp, cả đối tượng đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước, tạo nên một môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh hơn trong điều kiện nền kinh tế mới, tạo cho nền kinh tế đất nước nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Vai trò của thuế TNDN được thể hiện cụ thể: Thứ nhất, đảm bảo nguồn thu ổn định cho NSNN Thuế là nguồn thu chủ yếu cho NSNN nhằm đảm bảo trang trải cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, cho nên cũng giống như các loại thuế khác, vai trò đầu tiên của thuế TNDN là bảo đảm một nguồn thu ổn định và không nhỏ cho NSNN thông qua việc ngày càng mở rộng đối tượng chịu thuế, có khả năng bao quát được hầu hết các nguồn thu nhập phát sinh trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều loại hình thu nhập phức tạp và tinh vi hơn trước.
  • 11. 6 Thứ hai, thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế, điều tiết các hoạt động kinh doanh. Thông qua hệ thống ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế, thuế TNDN góp phần định hướng cho các Nhà Đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước cần khuyến khích đầu tư, từ đó thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế nhằm đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Thứ ba, thuế TNDN thể hiện vai trò đặc trưng của thuế là đảm bảo công bằng xã hội. Là sắc thuế trực thu, thuế TNDN có khả năng đảm bảo công bằng theo chiều dọc: đối tượng nộp thuế có thu nhập chịu thuế cao thì nộp thuế nhiều, đối tượng nộp thuế có thu nhập thấp thì nộp thuế ít. Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn thì được giảm thuế, được chuyển lỗ sang những năm sau...thuế TNDN có nhiều mức thuế suất ưu đãi khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh, thu nhập của một cá nhân hay tổ chức phụ thuộc chủ yếu vào việc cung cấp các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, công nghệ....). Sự phân hóa giàu nghèo là điều không thể tránh khỏi. Trong hoàn cảnh đó, thuế thu nhập sẽ là một biện pháp tốt để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các thành viên trong xã hội. Thứ tư, thuế TNDN là công cụ thúc đẩy việc nâng cao trình độ hạch toán kế toán đối với các đối tượng nộp thuế. Theo Luật thuế TNDN, các đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ tự kê khai và tính số thuế phải nộp, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về các số liệu kê khai, tính toán đó. Sự trung thực, chính xác của số liệu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng công tác hạch toán kế toán ở đơn vị. Để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế TNDN, cơ quan thuế phải chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra NNT qua đó có thể phát hiện những sai sót hoặc biểu hiện tiêu cực trong quá trình hạch toán kế toán của NNT và tùy vào từng trường hợp sai phạm mà cán bộ thuế sẽ áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời... Nhờ đó ý thức của NNT sẽ dần được nâng cao và công tác hạch toán kế toán cũng từng bước hoàn thiện hơn. Thứ năm, thuế TNDN là công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động của NNT. Nhìn vào số thuế TNDN mà đơn vị phải nộp, so sánh đối với số thuế TNDN của các doanh nghiệp cùng ngành ở địa phương và trong cả nước có thể đánh giá
  • 12. 7 khái quát về hiệu quả SXKD của đơn vị. Vì doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lãi thì mới phát sinh số thuế phải nộp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng lớn thì số thuế TNDN phải nộp càng cao. Và nếu số thuế TNDN phải nộp tăng lên qua các năm thì chứng tỏ doanh nghiệp có mức tăng trưởng khá và ngược lại là hoạt động SXKD của doanh nghiệp đang giảm sút. Như vậy thuế TNDN là một công cụ đánh giá hiệu quả SXKD của đơn vị một cách khá chính xác. Thứ sáu, thuế TNDN còn có vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thông qua chính sách miễn, giảm, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, Nhà nước sẽ ưu tiên cho ngành cần phát triển để chuyển dịch, thu hút Nhà đầu tư từ ngành chưa cần phát triển sang ngành cần phát triển, phục vụ mục đích chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.1.2. Các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 1.1.2.1. Phạm vi áp dụng thuế TNDN Được quy định tại Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008, người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.[1] 1.1.2.2. Căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất. Kỳ tính thuế TNDN được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính. Thu nhập chịu thuế được xác định bao gồm thu nhập từ hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác trong kỳ tính thuế, kể cả thu nhập thu được từ hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài. TNCT trong kỳ tính thuế = Doanh thu để tính TNCT trong kỳ tính thuế - Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế + Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế [14] Từ các yếu tố chung trên đây, khoản nộp thuế TNDN của CSKD trong kỳ tính thuế được xác định như sau: Thuế TNDN phải nộp = TNCT x thuế suất thuế TNDN (%) theo quy định. Việc xác định thu nhập chịu thuế được quy định trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
  • 13. 8 - Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bằng doanh thu trừ đi các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến thu nhập chịu thuế; - Thu nhập chịu thuế khác bao gồm thu nhập từ chênh lệch mua, bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất; lãi từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; kết dư cuối năm các khoản dự phòng; thu các khoản nợ khó đòi đã xoá sổ nay đòi được; thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; các khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra và các khoản thu nhập khác. Chính phủ quy định chi tiết phương pháp xác định thu nhập chịu thuế đối với các khoản thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất và mức thu theo biểu thuế luỹ tiến từng phần không quá 30% đối với thu nhập còn lại từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Sau khi xác định thu nhập chịu thuế theo công thức trên, cơ sở kinh doanh được trừ số lỗ của các kỳ tính thuế trước chuyển sang trước khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định. Để xác định được thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế phải lần lượt xác định các yếu tố: Thứ nhất, Doanh thu để tính TNCT trong kỳ tính thuế Theo điều 8 của Luật thuế TNDN năm 2008: ”doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu và ngoại tệ”. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được quy định trong Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 như sau: - Đối với hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá hoặc xuất hoá đơn bán hàng. - Đối với dịch vụ là thời điểm dịch vụ hoàn thành hoặc xuất hoá đơn bán hàng.
  • 14. 9 Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được xác định : - Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, được xác định theo giá bán hàng hoá trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả chậm. - Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh làm ra dùng để trao đổi, biếu tặng, trang bị, thưởng cho người lao động được xác định theo giá bán của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu tặng, trang bị, thưởng cho người lao động. - Đối với hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, vì DN vừa là “người bán hàng” vừa là “người mua hàng” (mua để biếu tặng) nên giá trị của các hàng hoá, dịch vụ này phải được tính vào doanh thu để tính thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, do không có hoá đơn bán hàng nên hàng hoá dịch vụ này phải được xác định theo giá bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu tặng để đảm bảo đánh giá khách quan, đúng đắn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh làm ra tự dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh như: điện tự dùng, sản phẩm sản xuất ra dùng làm tài sản cố định, sản phẩm xây dựng cơ bản tự làm là chi phí sản xuất ra sản phẩm đó. - Đối với hoạt động gia công hàng hoá là tiền thu về gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá. - Đối với cơ sở kinh doanh nhận làm đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của cơ sở kinh doanh giao hàng đại lý ký gửi là tiền hoa hồng được hưởng. - Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thu từng kỳ theo hợp đồng. Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định bằng công thức: Số tiền thuê xác định theo từng năm(=) doanh thu trả tiền trước chia(:) cho số năm trả tiền trước. Thứ hai, chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế được quy định tại điều 9 Luật thuế TNDN 2008 bao gồm:
  • 15. 10 - Chi phí khấu hao của tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mức trích khấu hao được căn cứ vào giá trị TSCĐ và thời gian trích khấu hao, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 02 lần mức khấu hao theo chế độ để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn tài sản cố định và mức trích khấu hao quy định tại điểm này; - Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho; - Tiền lương, tiền công, phụ cấp theo quy định của Bộ luật lao động, tiền ăn giữa ca, trừ tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể kinh doanh và thu nhập của sáng lập viên công ty không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; - Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ; sáng kiến, cải tiến; y tế; đào tạo lao động theo chế độ quy định; tài trợ cho giáo dục; - Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại; sửa chữa tài sản cố định; tiền thuê tài sản cố định; kiểm toán; dịch vụ pháp lý; thiết kế, xác lập và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá; bảo hiểm tài sản; chi trả tiền sử dụng tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép công nghệ không thuộc tài sản cố định; dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ mua ngoài khác; - Các khoản chi cho lao động nữ theo quy định của pháp luật; chi bảo hộ lao động hoặc trang phục; chi bảo vệ cơ sở kinh doanh; chi công tác phí; trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của cơ sở kinh doanh sử dụng lao động; kinh phí công đoàn; chi phí hỗ trợ cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại cơ sở kinh doanh; khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên và các quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định; - Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, của các tổ chức kinh tế theo lãi suất thực tế; chi trả lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay,
  • 16. 11 nhưng tối đa không quá 150% mức lãi suất cho vay cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cho vay; - Trích các khoản dự phòng theo chế độ quy định; - Trợ cấp thôi việc cho người lao động; - Chi phí về tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; - Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi phí khác; - Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được tính vào chi phí hợp lý; - Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú ở Việt Nam theo quy định của Chính phủ; - Chi phí mua hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không có hoá đơn chứng từ do Chính phủ quy định. Các khoản không được tính vào chi phí hợp lý quy định tại Điều 6 Nghị định 124/2008/NĐ-CP như sau: - Tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; - Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh. Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng quản trị của các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh. - Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi hết; - Các khoản chi không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định hoặc chứng từ không hợp pháp. - Các khoản tiền phạt vi phạm Luật, vi phạm quy định của Nhà nước, phạt do vi phạm hợp đồng và các khoản phạt khác. - Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế; - Các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ; - Chi phí không hợp lý khác.
  • 17. 12 Thứ ba, thu nhập khác tính thu nhập chịu thuế Các khoản thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế bao gồm: - Chênh lệch về mua, bán chứng khoán; - Thu nhập từ các hoạt động liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả; - Thu nhập khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; - Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất; - Lãi từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản; - Lãi tiền gửi, cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm; - Chênh lệch do bán ngoại tệ, lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái; - Kết dư cuối năm các khoản dự phòng theo chế độ quy định; - Thu các khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa sổ kế toán nay đòi được; - Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ; - Các khoản thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra; - Các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài. Trường hợp khoản thu nhập nhận được đã nộp thuế ở nước ngoài thì cơ sở kinh doanh phải xác định số thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập ở nước ngoài để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi xác định số thuế thu nhập cả năm sẽ được trừ số thuế thu nhập mà cơ sở kinh doanh đã nộp ở nước ngoài nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cho khoản thu nhập nhận được đó. - Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thu, sau khi đã trừ các khoản chi phí theo quy định của Bộ Tài chính để tạo ra khoản thu nhập đó; - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn; - Các khoản thu nhập khác chưa được quy định chi tiết tại Điều này.
  • 18. 13 1.1.2.3. Đăng ký kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN: Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thuế TNDN cùng với việc đăng ký nộp thuế GTGT (theo quy định). CSKD có trách nhiệm kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp cả năm, có chia ra từng quý (theo mẫu) và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý (theo quy định). CSKD phải quyết toán thuế TNDN hằng năm với cơ quan thuế. Quyết toán thuế phải thể hiện đúng, đầy đủ các khoản: doanh thu, chi phí hợp lý, thu nhập chịu thuế; số thuế thu nhập phải nộp; số thuế TN được miễn, giảm; số thuế TN đã tạm nộp trong năm, số thuế TN đã nộp ở nước ngoài cho các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài; số thuế TN nộp thiếu hoặc nộp thừa. CSKD phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (hoặc năm tài chính). Nếu số thuế tạm nộp trong năm thấp hơn số thuế phải nộp theo báo cáo quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán. Nếu số thuế tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp theo báo cáo quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh được trừ số thuế nộp thừa vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo. Trong quá trình kiểm tra, thanh tra việc kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế của CSKD, nếu phát hiện giá mua, giá bán, chi phí kinh doanh, thu nhập chịu thuế và các yếu tố khác do CSKD xác định không hợp lý, cơ quan thuế có quyền xác định lại các yếu tố trên để bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế TNDN. Trường hợp chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hình thức sở hữu, sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản CSKD phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hình thức sở hữu, sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản. 1.1.2.4. Miễn thuế, giảm thuế TNDN: Nghị định 124/2008/NĐ-CP cũng quy định nhiều điều chi tiết về miễn thuế, giảm thuế TNDN. Nội dung chủ yếu ở đây chỉ đề cập chung về điều kiện ưu đãi, mức thuế ưu đãi trong các trường hợp CSKD thực hiện dự án đầu tư.
  • 19. 14 Điều kiện ưu đãi thuế TNDN quy định tại Nghị định này được xác định theo tính chất ngành nghề, lĩnh vực của dự án đầu tư (thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư hay lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư) và theo địa bàn thực hiện dự án đầu tư (thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hay địa bàn đặc biệt khó khăn) theo quy định của Luật Đầu tư. Tùy theo điều kiện ưu đãi trên, thuế suất ưu đãi và thời gian áp dụng mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi được áp dụng cụ thể cho từng CSKD. Theo quy định của Nghị định này có các mức thuế suất và thời gian áp dụng mức thuế suất tương ứng là 20% trong 10 năm và 10% trong 15 năm tùy theo từng đối tượng. Hết thời gian áp dụng mức thuế suất ưu đãi theo quy định trên thì CSKD phải nộp thuế TNDN với thuế suất 25%. Các cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư, hoặc CSKD mới di chuyển địa điểm ra khỏi đô thị theo quy hoạch được miễn thuế, giảm thuế. Quy định miễn và giảm cụ thể cũng căn cứ vào điều kiện được miễn, giảm nhất định. Chi tiết được quy định tại điều 16 và 17 Nghị định 124/2008/NĐ-CP. 1.2. Lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.2.1. Nội dung kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp” 1.2.1.1. Nguyên tắc kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp * Nguyên tắc chung Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” đã được ban hành ngày 15/2/2005 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp là kế toán những nghiệp vụ do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành và trong tương lai của: - Việc thu hồi hoặc thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả đã được ghi nhận trong sổ kế toán của doanh nghiệp; - Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh.
  • 20. 15 Về nguyên tắc, khi ghi nhận một tài sản hay nợ phải trả trong báo cáo tài chính thì doanh nghiệp phải dự tính khoản thu hồi hay thanh toán giá trị ghi sổ của tài sản hay khoản nợ phải trả đó. Khoản thu hồi hay thanh toán dự tính thường làm cho số thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm tương lai lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm hiện hành mặc dù khoản thu hồi hay thanh toán này không có ảnh hưởng đến tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp. Chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp phải ghi nhận khoản thuế thu nhập hoãn lại, ngoại trừ một số trường hợp nhất định Chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp phải kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh do ảnh hưởng về thuế thu nhập doanh nghiệp của các giao dịch và các sự kiện theo cùng phương pháp hạch toán cho chính các giao dịch và sự kiện đó. Nếu các giao dịch và sự kiện được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì tất cả các nghiệp vụ phát sinh do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp có liên quan cũng được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh. Nếu các giao dịch và các sự kiện được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu thì tất cả các nghiệp vụ phát sinh do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp có liên quan cũng được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu. Chuẩn mực này còn đề cập đến vấn đề ghi nhận tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng hoặc từ các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chưa sử dụng; việc trình bày thuế thu nhập doanh nghiệp trong báo cáo tài chính và việc giải trình các thông tin liên quan tới thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo VAS 17 thì thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận là thu nhập hay chi phí để tính lãi, lỗ của kỳ phát sinh, ngoại trừ trường hợp thuế thu nhập phát sinh từ một giao dịch hoặc một sự kiện được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ hay một kỳ khác.[4] * Nguyên tắc xác định cơ sở tính thuế của tài sản Theo VAS 17, “Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản là giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập, được trừ khỏi các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp sẽ nhận được và phải chịu thuế thu nhập khi giá trị ghi sổ của tài sản đó
  • 21. 16 được thu hồi”. Trong hệ thống tài sản kế toán của Việt Nam, tài sản gồm 7 loại chính: Tiền, các khoản đầu tư tài chính, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác, tài sản cố định, các tài sản dài hạn khác. Trong đó, hướng dẫn VAS 17 chia các khoản mục này thành các tài sản phát sinh từ các giao dịch có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại thời điểm phát sinh giao dịch và các tài sản phát sinh từ các giao dịch không có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại thời điểm phát sinh giao dịch. Ví dụ với khoản phải thu, khoản mục tài sản phát sinh từ các giao dịch tạo ra thu nhập chịu thuế khi thu hồi tài sản đó tạo ra. Nói cách khác, cơ sở tính thuế của một khoản phải thu chính bằng giá trị ghi sổ của nó do doanh thu tương ứng khi phát sinh khoản mục này đã được ghi sổ và tính vào thu nhập chịu thuế khi phát sinh. Đối với các tài sản phát sinh từ các giao dịch mà thu nhập từ giao dịch này không chịu thuế như các khoản phải thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia đã được nộp thuế khấu trừ tại nguồn, cơ sở tính thuế của chúng cũng được xác định dựa trên giá trị khoản thu nhập được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế, hay chính là giá trị ghi sổ của tài sản đó. Các tài sản phát sinh từ giao dịch không có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại thời điểm phát sinh cũng bao gồm hai loại, các tài sản phát sinh từ các giao dịch có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc thu hồi tài sản đó, và các tài sản phát sinh từ giao dịch hoàn toàn không ảnh hưởng đến thu nhập và chi phí của doanh nghiệp. Các khoản mục hàng tồn kho, tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính là các tài sản phát sinh từ các giao dịch không có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí tại thời điểm phát sinh nhưng lại ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đó khi thu hồi tài sản. Cơ sở tính thuế của các tài sản này được xác định dựa vào chi phí các năm tương lai khi bán hoặc khấu hao. Các tài sản thuộc loại còn lại có cơ sở tính thuế là giá trị ghi sổ của tài sản đó. * Nguyên tắc xác định cơ sở tính thuế của nợ phải trả Theo VAS 17, cơ sở tính thuế nợ phải trả là giá trị ghi sổ của nó trừ đi giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của các khoản nợ phải trả đó trong các kỳ tương lai. Ví dụ, Khoản “Tiền lãi nhận trước” có doanh thu tiền lãi tương ứng
  • 22. 17 phải thu nhập chịu thuế trên cơ sở phân bổ phù hợp với kỳ tính lãi. Do đó, giá trị được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của khoản “Tiền lãi nhận trước” này đúng bằng giá trị ghi sổ hiện thời của khoản mục đó. Vì vậy, cơ sở tính thuế của nó bằng không, ngoài ra còn một khoản mục không được coi là tài sản lẫn nợ phải trả như chi phí mua sắm công cụ, dụng cụ có giá trị lớn không qua kho mà hạch toán thẳng vào chi phí kinh doanh trong kỳ, những cơ quan thuế coi đó là một khoản khấu trừ cho các kỳ. Khi đó, cơ sở thuế của nó là giá trị mà cơ quan thuế cho phép được khấu trừ trong kỳ tương lai. 1.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp Chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn VAS 17 định nghĩa” Chênh lệch tạm thời” là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này. Sự khác biệt giữa hai loại chênh lệch này chủ yếu là do thời gian. Thông tư hướng dẫn thực hiện đã nêu rõ “Các khoản chênh lệch tạm thời là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế”. Ví dụ trường hợp khấu hao nhanh tài sản cố định không theo mức mà cơ quan thuế yêu cầu. Chênh lệch vĩnh viễn, như tiền phạt hay khoản cổ tức được khấu trừ thuế tại nguồn, “là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN”. Do đó, theo thời gian các khoản chênh lệch tạm thời sẽ được khấu trừ hết trong chi phí và thu nhập của doanh nghiệp, còn khoản chênh lệch vĩnh viễn là những khoản mà doanh nghiệp không được khấu trừ để tính thuế. Chênh lệch tạm thời gồm hai loại: Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế và chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Theo VAS 17, chênh lệch tạm thời phải chịu thuế TNDN “là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán”[12]. Có thể dễ dàng nhận thấy, số
  • 23. 18 lượng khoản mục làm phát sinh loại chênh lệch này không ít do thời điểm phát sinh thu nhập chịu thuế là trong tương lai, khi giá trị ghi sổ của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán được thu hồi hay thanh toán, nghĩa là tại thời điểm hiện tại, doanh nghiệp sẽ tạm thời phải đóng thuế TNDN cho khoản chênh lệch tạm thời đó. Ví dụ doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ khấu hao thấp hơn so với yêu cầu của cơ quan thuế, khi đó trong tương lai, khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN cho các năm khấu hao cuối của TSCĐ, doanh nghiệp sẽ phát sinh thêm thu nhập chịu thuế. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ được VAS 17 định nghĩa “là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan bị thu hồi hay được thanh toán”. Cùng ví dụ trên, nếu doanh nghiệp tính khấu hao nhanh hơn so với mức đã định của cơ quan thuế, khi tính thu nhập chịu thuế trong tương lai, doanh nghiệp sẽ được phát sinh khoản khấu trừ vào lợi nhuận kế toán để giảm bớt thuế TNDN phải nộp. Các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng Vận dụng hợp lý các quy định về thuế là biện pháp mà DN có thể thực hiện để tạo ra hoặc tăng mức thu nhập tính thuế trong một kỳ cụ thể trước khi hết hạn hoặc chuyển một khoản lỗ hay một khoản ưu đãi thuế, tức là có thể tạo ra khả năng chuyển lợi nhuận tính thuế từ kỳ sau lên kỳ trước, việc sử dụng một khoản lỗ hay một khoản ưu đãi thuế được khấu trừ chuyển sang vẫn phụ thuộc vào sự có được lợi nhuận tính thuế trong tương lai được tạo ra từ các nguồn khác chứ không phải là từ các chênh lệch tạm thời phát sinh trong tương lai. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại cần được ghi nhận cho giá trị được khấu trừ chuyển sang các kỳ sau của các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng trong phạm vi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để sử dụng các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng đó. Trường hợp DN liên tiếp thua lỗ thì DN phải xem xét các quy định cụ thể sau: - Điều kiện ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ giá trị được khấu trừ chuyển sang của các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng cũng giống với điều kiện ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ
  • 24. 19 các lỗ tính thuế chưa sử dụng là bằng chứng rõ ràng về việc DN có thể không có lợi nhuận tính thuế trong tương lai. Khi DN thua lỗ liên tiếp thì DN chỉ ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các lỗ tính thuế hay các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng trong phạm vi DN có đủ các chênh lệch tạm thời chịu thuế hoặc có bằng chứng thuyết phục khác về việc sẽ có lợi nhuận tính thuế để DN có thể sử dụng được các lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng nó. Trường hợp này yêu cầu phải trình bày giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại và có bằng chứng ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại. - Để đánh giá được khả năng chắc chắn có lợi nhuận tính thuế để có thể sử dụng được các khoản lỗ tính thuế được khấu trừ chuyển sang năm sau và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng, DN cần cân nhắc các điều kiện sau: + DN có đủ chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan đến cùng cơ quan thuế và cùng đơn vị chịu thuế mà các chênh lệch này sẽ làm phát sinh các khoản phải chịu thuế để có thể sử dụng được các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng trước khi các khoản này hết hạn sử dụng. + DN có lợi nhuận tính thuế trước khi hết hạn sử dụng các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng. + Nguyên nhân dẫn đến các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng có tiếp tục xảy ra hay không và các quy định về thuế có cho phép DN tạo ra lợi nhuận tính thuế trong kỳ có thể sử dụng được các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng. Nếu không chắc chắn có lợi nhuận tính thuế để sử dụng các khoản lỗ chịu thuế và các khoản ưu đãi thuế, thì tài sản thuế thu nhập hoãn lại không được ghi nhận. 1.2.1.3. Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp  Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Theo VAS 17, thuế thu nhập hiện hành là số thuế thu nhập DN phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành. Theo quy định ở Nghị định 124/2008/NĐ-CP, hàng quý, kế toán tự nộp thuế theo số đã kê khai với cơ quan thuế. Số thuế đã nộp này được ghi nhận là khoản chi
  • 25. 20 phí thuế TNDN. Cuối năm, DN phải nộp bản tự quyết toán thuế TNDN cho cơ quan thuế, xác định thu nhập chịu thuế và số thuế thu nhập doanh nghiệp của cả năm. Tại thời điểm này, sẽ phát sinh ba trường hợp: * Số thuế TNDN đơn vị đã nộp đúng bằng số thuế được xác định phải nộp. * Số thuế TNDN đơn vị đã nộp nhỏ hơn số thuế được xác định phải nộp, DN sẽ phát sinh một khoản nợ với NSNN. Đây là khoản nợ của DN. * Số thuế TNDN đơn vị đã nộp lớn hơn số thuế được xác định phải nộp, khi đó, DN sẽ phát sinh một khoản phải thu với NSNN. Khoản phải thu này được ghi nhận là một tài sản của DN.  Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả. VAS định nghĩa “thuế TN hoãn lại phải trả là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành”. Đối chiếu với định nghĩa nợ phải trả của VAS1, có thể khẳng định thuế thu nhập hoãn lại phải trả là một khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Theo VAS1 “Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý”. Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả xác định hiện tại doanh nghiệp đã phát sinh nghĩa vụ nộp thuế cho khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế ở năm hiện hành. Khoản mục này phát sinh từ nghĩa vụ pháp lý, xác định và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước. Do đó, nó là một khoản phải trả trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Theo định nghĩa ở trên, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả được tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành. Tuy nhiên, không phải khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm hiện hành nào cũng được tính làm phát sinh thuế thu nhập hoãn lại phải trả. VAS17 đã nêu, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả không được ghi nhận cho khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế khi khoản thuế đó “phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch”. Điều này là do khoản chênh lệch tạm thời có thể phát sinh khi một phần hoặc toàn bộ giá trị của tài sản không được khấu trừ cho mục
  • 26. 21 đích tính thuế. Khi đó, nếu giao dịch không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế, khoản chênh lệch tạm thời phát sinh sẽ không được sử dụng để ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Tương tự với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh và các khoản thu nhập từ các công ty này trong một số trường hợp làm phát sinh chênh lệch tạm thời cũng không được ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả. Ngoài ra, còn một số tài sản lợi thế thương mại hay các khoản trả góp của doanh nghiệp cũng có thể làm phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời nhưng không được cơ quan thuế cho phép khấu trừ vào thu nhập chịu thuế cũng không được dùng làm cơ sở để ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả. Việc ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả cần đáp ứng được một số quy định đã được nêu trong Thông tư hướng dẫn thực hiện VAS17: * Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả nếu có. * Thuế TNDN hoãn lại phải trả được xác định theo công thức: Thuế thu nhập DN hoãn lại phải trả = Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm x Thuế suất thuế thu nhập hiện hành * Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập). * Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm hiện tại được ghi vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại để xác định kết quả kinh doanh trong năm đó trừ trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.  Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại Theo VAS1, “Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai”. Trong khi đó, thuế thu nhập hoãn lại “là thuế thu nhập sẽ được hoàn lại trong tương lai” tính trên các khoản: * Chênh lệch tạm thời được khấu trừ;
  • 27. 22 * Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; * Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng. Vì vậy có thể coi thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là một nguồn lực kinh tế mà doanh nghiệp có thể nhận được và sẽ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh để thu được lợi ích kinh tế. Do đó, thuế thu nhập hoãn lại chính là một tài sản của doanh nghiệp. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là cơ sở để ghi nhận các tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong sổ kế toán cũng như báo cáo tài chính. Tuy nhiên không phải bất cứ khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ nào cũng đều làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Cũng tương tự như với thuế thu nhập hoãn lại phải trả, tài sản thuế thu nhập hoãn lại sẽ không được ghi nhận khi chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ việc ghi nhận ban đầu của tài sản và nợ phải trả khi khoản chênh lệch tạm thời đó không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ có thể phát sinh từ một khoản đặc biệt là lỗ hoặc khoản ưu đãi thuế của các năm trước chuyển sang. Để ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại từ khoản chênh lệch này, doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để sử dụng các khoản lỗ tính thuế và các ưu đãi thuế chưa sử dụng đó. Để đánh giá khả năng chắc chắn có lợi nhuận trong tương lai, VAS17 đã đưa ra một số điều kiện tham khảo: * Doanh nghiệp có đủ các chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan đến cùng cơ quan thuế và cùng đơn vị chịu thuế mà các chênh lệch này sẽ phát sinh các khoản phải chịu thuế để có thể sử dụng được các khoản lỗ tính thuế hoặc các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng trước khi các khoản này hết hạn sử dụng. * Doanh nghiệp có lợi nhuận tính thuế trước khi hết hạn sử dụng các khoản chuyển lỗ và các khoản ưu đãi thuế chưa được sử dụng. * Nguyên nhân dẫn đến các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng có tiếp tục xảy ra hay không.
  • 28. 23 * Các quy định về thuế có cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận tính thuế trong kỳ có thể sử dụng được các khoản lỗ tính thuế hay các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng. Để ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại, kế toán cần phải tuân thủ một số quy định sau: * Cuối năm tài chính doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại; * Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được xác định theo công thức: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại = (Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm + Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng) x Thuế suất thuế TNDN hiện hành * Doanh nghiệp chỉ ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng nếu chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai. * Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm với tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được hoàn nhập lại. * Trường hợp doanh nghiệp có các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng và nếu doanh nghiệp chắc chắn rằng sẽ có đủ lợi nhuận chịu thuế trong tương lai để bù đắp các khoản lỗ tính thuế và sử dụng các khoản ưu đãi thuế, kế toán phải ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại = Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau x Thuế suất thuế thu nhập hiện hành Nói tóm lại, việc ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả và tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị sẽ được thực hiện phụ thuộc vào mục đích sử dụng và thu hồi giá trị đối với các tài sản và khoản nợ làm phát sinh các khoản chênh lệch. Do đó, khi các khoản chênh lệch phát sinh, nếu làm tăng số thuế thu
  • 29. 24 nhập trong tương lai sẽ được ghi nhận là thuế thu nhập hoãn lại phải trả và nếu làm giảm số thuế thu nhập trong tương lai sẽ được ghi nhận là tài sản thuế thu nhập hoãn lại.[6] 1.2.1.4. Trình bày thông tin liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo tài chính  Trình bày bảng cân đối kế toán Các chỉ tiêu về thuế TNDN bao gồm: “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” – mã số 262; “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” - Mã số 335.[2]  Trình bày trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Sửa đổi chi tiêu “thuế thu nhập doanh nghiệp”- mã số 51 thành hai chỉ tiêu “chi phí thuế TNDN hiện hành” – mã số 51; “chi phí thuế TNDN hoãn lại” – mã số 52.  Trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính - Đối với chỉ tiêu: “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” cần thuyết minh các yếu tố liên quan các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, khoản lỗ tính thuế và ưu đãi tính thuế chưa sử dụng, khoản hoàn nhập được ghi nhận từ các năm trước. - Đối với chỉ tiêu: “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” cần thuyết minh các nội dung như khoản phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, khoản hoàn nhập đã được ghi nhận từ các năm trước khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả. - Bổ sung mục 31 phần VI: Chi phí thuế TNDN hiện hành theo các nội dung như: Chi phí thuế TNDN chịu thuế năm hiện hành, điều chỉnh chi phí thuế TNDN của các năm trước vào chi phí thuế TNDN hiện hành năm nay, tổng chi phí thuế TNDN hiện hành. - Bổ sung mục 32 phần VI: Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, phát sinh từ việc hoàn nhập tài sản thuế TN hoãn lại, phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng, phát sinh từ việc hoàn nhập thuế TN hoãn lại phải trả, tổng chi phí thuế TNDN hoãn lại. - Doanh nghiệp thuyết minh riêng rẽ các thông tin sau: Tổng số thuế TNDN hiện hành và thuế TN hoãn lại liên quan đến các khoản mục và được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu; mối quan hệ giữa chi phí (hoặc thu nhập) thuế TNDN; giá trị của
  • 30. 25 các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, lỗ tính thuế chưa sử dụng và các ưu đãi thuế chưa sử dụng mà chưa tài sản thuế TN hoãn lại nào được ghi nhận vào bảng cân đối kế toán; chênh lệch tạm thời, mỗi loại lỗ tính thuế chưa sử dụng cũng như các ưu đãi thuế chưa sử dụng; giá trị của tài sản thuế TN hoãn lại và tài sản thuế TN hoãn lại phải trả được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán của từng năm sử dụng; giá trị thu nhập hoặc chi phí thuế TNDN hoãn lại được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; giá trị của tài sản thuế TN hoãn lại và bằng chứng cho việc ghi nhận.[7] 1.2.2. Phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Như ta đã biết thuế TNDN là thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của DN, nhưng không phải toàn bộ thu nhập đó là đối tượng đánh thuế thu nhập mà chỉ điều chỉnh hay thu trên phần thu nhập chịu thuế tức là thu nhập sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp, hợp lệ. Hay nói cách khác DN phải xác định kết quả kinh doanh của mình trước thì mới có thể xác định được là phải nộp thuế TNDN hay không. Do vậy để có thể hiểu được việc kế toán thuế TNDN tại các DN có đúng hay không trước hết cần phải đi tìm hiểu công tác kế toán tổng hợp doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại DN đó. 1.2.2.1. Kế toán tổng hợp doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh  Nội dung, phương pháp xác định kết quả kinh doanh trước thuế Kết quả hoạt động SXKD là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của DN trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Kết quả hoạt động SXKD của DN bao gồm: Kết quả hoạt động SXKD chính, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động khác. Trong đó: + Kết quả hoạt động SXKD chính của DN là kết quả từ những hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Kết quả hoạt động SXKD chính của DN = Tổng DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN - Giá vốn hàng hoá dịch vụ đã bán trong kỳ - Chi phí bán hàng, chi phí QLDN
  • 31. 26 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tính bằng tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp. + Kết quả hoạt động tài chính là kết quả tạo ra từ hoạt động đầu tư tài chính của DN (lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, thu lãi bán hàng, đầu tư vào công ty liên doanh, cổ tức và lợi nhuận được chia, lãi do mua bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá, chiết khấu thanh toán được hưởng, thu nhập khác liên quan đến hoạt động tài chính), sau khi đã trừ đi tổng chi phí hoạt động tài chính như chi phí liên doanh liên kết, chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn, chi phí liên quan đến mua bán ngoại tệ, chi phí lãi vay, chênh lệch lỗ khi bán ngoại tệ. Kết quả hoạt động tài chính = Tổng DTT về hoạt động tài chính - Tổng chi phí về hoạt động tài chính + Kết quả hoạt động khác là kết quả được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập thuần khác và chi phí khác (các khoản thu nhập ngoài hoạt động SXKD chính và hoạt động tài chính). Kết quả hoạt động khác = thu nhập thuần khác - chi phí khác Theo chế độ của Bộ Tài chính, kết quả hoạt động SXKD của DN được phân phối, sử dụng như sau: + Bù đắp các khoản lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế TNDN. + Nộp thuế TNDN cho Nhà nước + Bù đắp các khoản lỗ năm trước đã hết hạn bù lỗ theo quy định của Luật thuế TNDN. + Trích lập các quỹ theo quy định của DN. + Chia cổ tức, chia lãi cho các Nhà đầu tư góp vốn  Phương pháp kế toán tổng hợp doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh: được thể hiện bằng sơ đồ 1.1.
  • 32. 31
  • 33. 32 (1) Hàng ngày, căn cứ nội dung trên các chứng từ gốc tập hợp được, phân loại chứng từ theo khoản mục chi phí để hạch toán chi phí đầu vào (2) Hàng ngày, căn cứ vào giấy báo có chuyển khoản qua Ngân hàng, phiếu thu tiền mặt hoặc ghi nhận phải thu của khách hàng phản ánh doanh thu hàng hoá tiêu thụ trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính hoặc thu nhập khác. (3) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh để xác định doanh thu tiêu thụ trong kỳ. (4) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh để xác định doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác thực hiện đựơc trong kỳ. (5) Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung sang tài khoản 154 để xác định tổng chi phí phát sinh trong kỳ. (6) Cuối kỳ, sau khi đã đánh giá sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ kết chuyển giá vốn hoạt động SXKD (giá thành thực tế) cho từng công trình, hạng mục công trình. (7) Cuối kỳ kết chuyển kết chuyển giá vốn sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh để xác định tổng giá vốn của hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. (8) Đồng thời kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí QLDN sang tài khoản xác định KQKD. (9) Tổng hợp lợi nhuận thực hiện trong kỳ (9a) Trường hợp lãi (9b) Trường hợp lỗ 1.2.2.2. Kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”  Tài khoản: TK3334: “Thuế thu nhập doanh nghiệp” TK8211: “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”
  • 34. 33  Phương pháp kế toán và các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí thuế TNDN hiện hành Sơ đồ 1.2: Kế toán thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hiện hành [8] (1) Hàng quý, khi xác định thuế TNDN tạm nộp theo quy định của Luật thuế TNDN. - Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm phản ánh số chênh lệch thuế thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thuế TNDN đã phải tạm nộp. - Ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại trong trường hợp thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung phát hiện do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước. (2) Phản ánh số tiền DN nộp thuế TNDN vào NSNN. (3) Ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành bằng số chênh lệch giữa thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm trong trường hợp thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn thuế TNDN đã phải tạm nộp trong năm. Hoặc trong trường hợp thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại. (4a) Cuối năm tài chính kế toán kết chuyển chi phí thuế TN hiện hành nếu tài khoản 8211 có phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có kế toán phản ánh số chênh lệch (4b) Cuối năm tài chính kế toán kết chuyển chi phí thuế TN hiện hành nếu tài khoản 8211 có phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có kế toán phản ánh số chênh lệch 1.2.2.3. Kế toán “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại” * Kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại
  • 35. 34 347 821 (8212) 347 43 2 Sơ đồ 1.3. Kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại 1.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 12 “Thuế thu nhập” Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam VAS 17 được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực kế toán thuế thu nhập quốc tế IAS 12 trong điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam, về cơ bản thì chúng đều có điểm tương đồng nhau. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán quốc tế thì áp dụng cho quốc tế có điều kiện kinh tế xã hội khác với điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam, nên giữa IAS 12 và VAS 17 có những điểm khác nhau. 1.3.1. Các loại chênh lệch tạm thời Theo IAS 12 các loại chênh lệch tạm thời là những loại chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và số chuyển từ kỳ sau lên kỳ trước của một khoản mục. Chênh lệch tạm thời bao gồm: + Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong các kỳ tương lai + Chênh lệch tạm thời được giảm thuế TN trong các kỳ tương lai.
  • 36. 35 Chênh lệch tạm thời phát sinh khi số Quản lý doanh nghiệpchuyển sang của các khoản đầu tư trong các công ty con, chi nhánh, đơn vị liên kết và liên doanh khác với cơ sở tính thuế của những khoản này. 1.3.2. Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận bao gồm thuế thu nhập hiện hành và thuế trả chậm. Trong đó: Thuế hiện hành là khoản thuế thu nhập phải trả hoặc phải thanh toán cho kỳ hiện tại. Thuế trả chậm là khoản thuế TN phải trả hoặc phải thanh toán trong các kỳ tương lai đối với các phần chênh lệch tạm thời, các khoản lỗ tính thuế chưa thực hiện hết, các khoản miễn thuế chưa thực hiện hết. Cơ sở tính thuế của một khoản mục là số mà các cơ quan tính thuế cho từng khoản mục thuế. Số dư hiện tại cần được ghi nhận tăng Nợ (tài sản) cho khoản thuế hiện hành chưa trả (trả thừa). Nghĩa vụ trả thuế chậm được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trừ trường hợp không giảm thuế cho các khoản khấu hao, tài sản đã được ghi nhận từ đầu, khoản nợ trong một giao dịch không phải là một tổ hợp kinh doanh tại thời điểm giao dịch không làm ảnh hưởng tới lợi nhuận hạch toán hoặc lợi nhuận chịu thuế. Tài sản thuế trả chậm được ghi nhận đối với các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế ở mức có khả năng thanh toán của những khoản lợi nhuận chịu thuế trong tương lai. Một số tài sản thuế trả chậm không được ghi nhận nếu nó phát sinh từ việc ghi nhận ban đầu của một tài sản Có hoặc Nợ trong một giao dịch mà không phải là một tổ hợp kinh doanh tại thời điểm giao dịch không làm ảnh hưởng tới lợi nhuận hạch toán hoặc lợi nhuận chịu thuế. 1.3.3. Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính Trong báo cáo thu nhập và thuyết minh cần trình bày riêng các yếu tố chính của chi phí (thu nhập) thuế, thuế trả chậm phát sinh từ ghi giảm một tài sản thuế trả chậm, những thay đổi trong chế độ kế toán liên quan đến thuế TNDN, thuế liên quan đến khoản bất thường, số tiền hoặc tỷ lệ cân đối giữa thuế và lỗ/lãi theo kế
  • 37. 36 toán, những thay đổi trong thuế suất áp dụng so với những kỳ trước đây, những khoản chênh lệch tạm thời, những khoản lỗ hoặc khấu trừ thuế chưa thực hiện. Trong bảng tổng kết tài sản và thuyết minh cần trình bày tổng số thuế hiện tại và trả chậm tính vào hoặc ghi Có vào vốn, những khoản chênh lệch tạm thời được giảm trừ, lỗ và khấu trừ thuế chưa thực hiện của tài sản thuế trả chậm không được công nhận, tổng số chênh lệch tạm thời liên quan tới các khoản đầu tư trong các công ty con, chi nhánh, liên doanh, liên kết chưa được công nhận nghĩa vụ trả thuế chậm. Đối với từng loại chênh lệch tạm thời và đối với từng loại lỗ và khấu trừ thuế chưa thực hiện hết, số tài sản và nợ thuế trả chậm được công nhận trong bảng tổng kết tài sản. Số tài sản thuế trả chậm và bản chất của những bằng chứng cho việc công nhận nó khi việc sử dụng tài sản thuế trả chậm phụ thuộc vào lợi nhuận chịu thuế trong tương lai hoặc khi doanh nghiệp bị thua lỗ trong cả kỳ hiện tại và kỳ trước đó.
  • 38. 37 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử Kế toán thuế TNDN là quá trình thu nhận, đo lường, phản ánh của NNT phục vụ cho công tác tính thuế và kiểm tra thuế. Để làm rõ lịch sử về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp có thể phân chia thành hai giai đoạn: 2.1.1. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi có chuẩn mực kế toán số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp” Trước khi có chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hạch toán theo Thông tư số 100/1998/TT-BTC ngày 15/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thuế GTGT và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Các chứng từ được sử dụng là các chứng từ kế toán liên quan đến việc xác định thu nhập chịu thuế, là các chứng từ kế toán làm cơ sở để xác định các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập từ hoạt động tài chính, thu nhập khác, các khoản chi phí hợp lý hợp lệ tương ứng với các hoạt động tạo các khoản thu nhập trên. Đối với các khoản thu nhập chứng từ có thể là hoá đơn giá trị gia tăng (hoá đơn bán hàng) hoặc là biên bản giao nhận hàng hoá xác nhận đã chuyển quyền sở hữu, còn đối với các khoản chi phí thì chứng từ gốc là các hoá đơn giá trị giá tăng (hoá đơn mua hàng) và các bảng định mức được các doanh nghiệp tự quy định, đăng ký từ đầu năm với các cơ quan chức năng và các chứng từ liên quan khác. Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 02A/TNDN và Tờ khai điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 02B/TNDN làm căn cứ để tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý. Để hạch toán kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản doanh thu, tài khoản thu nhập, tài khoản chi phí, tài khoản thuế, tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
  • 39. 38 Hệ thống sổ kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các sổ kế toán chi tiết và các sổ kế toán tổng hợp các tài khoản liên quan. Báo cáo kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm, biên bản quyết toán thuế với cơ quan thuế, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp được hạch toán theo trình tự sau: 111, 112 3334 4212 (2) Tổng số tiền đã nộp thuế (1)Thuế TNDN phải nộp TNDN trong năm cả năm 4211 (3) Quyết toán thuế duyệt y, khấu trừ thuế TNDN đã nộp thừa (4)Số thuế TNDN được miễn giảm Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán thuế TNDN trƣớc khi có chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” 2.1.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi có chuẩn mực kế toán số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp” Khi có chuẩn mực kế toán số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp”, kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hạch toán theo chuẩn mực kế toán số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp” ban hành tháng 2/2005 của Bộ Tài chính và thông tư hướng dẫn VAS 17, sau đó hạch toán theo các Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để hạch toán kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp” và các Quyết định số 15/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, Quyết định số
  • 40. 39 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kế toán sử dụng các tài khoản thu nhập, tài khoản chi phí, tài khoản thuế, tài khoản thanh toán thuế như trên, ngoài ra còn sửa đổi, bổ sung các tài khoản sau: Sửa đổi bổ sung tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Bổ sung tài khoản 821 - Chi phí thuế TNDN Bổ sung tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại Bổ sung tài khoản 347 - Thuế TNDN hoãn lại phải trả Hệ thống sổ kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các sổ kế toán chi tiết và các sổ kế toán tổng hợp của các tài khoản thu nhập, chi phí, thuế. Ngoài ra hệ thống sổ kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi VAS 17 ra đời còn bao gồm các sổ chi tiết và sổ kế toán tổng hợp như sau: các sổ kế toán chi tiết và các sổ kế toán tổng hợp của các tài khoản: Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (đã sửa đổi bổ sung), Tài khoản 821 - Chi phí thuế TNDN; Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại; Tài khoản 347 - Thuế TNDN hoãn lại phải trả. Báo cáo kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm, Biên bản quyết toán thuế với cơ quan thuế (nếu có), Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính. 2.2. Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam Qua khảo sát thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp của một số doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành sản xuất, xây dựng, thương mại trên địa bàn tỉnh Hoà Bình như: Công ty cổ phần xây dựng Phú Thành, Công ty cổ phần Sông Đà 7.02, Công ty cổ phần gạch ngói Quỳnh Lâm, Công ty cổ phần thương mại Anh Kỳ, Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 10, Công ty xăng dầu Hòa Bình, cửa hàng Trường Dung (chuyên buôn bán đồ điện)... Các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán và hoá đơn, chứng từ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất, thương mại thì tính thuế TNDN theo
  • 41. 40 Luật thuế TNDN và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, còn đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh như Cửa hàng Huệ Dũng không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán và hoá đơn thì tính và nộp thuế theo mức thuế khoán ổn định (tỷ lệ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định phù hợp với đặc điểm của từng ngành hàng tại từng địa phương đó). Với mục đích trình bày thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các DN Việt Nam, trong phạm vi đề tài tác giả xin lấy số liệu của một doanh nghiệp lớn (đại diện là Công ty xăng dầu Hòa Bình) thực hiện kế toán thuế TNDN theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, áp dụng VAS 17 đầy đủ các nội dung; một doanh nghiệp vừa và nhỏ (đại diện là Công ty cổ phần Sông Đà 7.02) thực hiện kế toán thuế TNDN theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, áp dụng VAS 17 không đầy đủ các nội dung, chỉ thực hiện nội dung “Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”, không thực hiện nội dung “Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”. Khái quát chung về Công ty xăng dầu Hòa Bình Công ty xăng dầu Hòa Bình được thành lập ngày 07/01/1991 và là thành viên trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam. Văn phòng công ty đóng tại tổ 2 Phường Đồng Tiến, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Hòa Bình là một tỉnh có vị thế đẹp, được mệnh danh là “cửa ngõ Tây Bắc”, thuận lợi giao thông đường bộ, đường thủy. Công ty được thành lập với nhiệm vụ cung ứng xăng dầu và các sản phẩm khác từ xăng, dầu phục vụ cho nhu cầu tiếp nhận, vận chuyển khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và các tỉnh lân cận. Hiện nay Công ty đã trở thành một doanh nghiệp lớn của khu vực Tây bắc,thị phần của Công ty chiếm khoảng 45% trong mạng lưới bán lẻ xăng dầu 2 tỉnh Hòa Bình và Sơn La. Công ty xăng dầu Hòa Bình là doanh nghiệp thương mại, kinh doanh chủ yếu các mặt hàng: - Xăng dầu sáng, bao gồm: Xăng Mogas 95, Xăng Mogas 92, Diesel, Dầu hoả, Mazút.
  • 42. 41 - Dầu mỡ nhờn, bao gồm : Dầu nhờn rời (Phi); Dầu nhờn hộp, các loại mỡ. - Gas, phụ kiện gas: Bếp gas, Gas lỏng và các phụ kiện gas. Khái quát chung về Công ty cổ phần Sông Đà 7.02 Công ty cổ phần Sông Đà là một công ty xây lắp có gần 15 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển. Uy tín của Công ty đã được khẳng định vững chắc trên thị trường xây dựng cơ bản và sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn các tỉnh miền trung. Công ty cổ phần Sông Đà là đơn vị thành viên góp vốn của Tổng công ty Sông Đà. Công ty hiện là doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề gồm: Xây dựng các công trình dân dụng. Xây dựng các công trình kỹ thuật (giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, cấp thoát nước, thông tin, điện đường dây và trạm điện đến 500 KV). xuất, sửa chữa, gia công, lắp đặt các sản phẩm cơ khí, cơ điện. Sửa chữa, trung đại tu ôtô và các loại máy xây dựng. Sản xuất các thiết bị phi tiêu chuẩn. Vận tải hàng hoá đường bộ, đường thuỷ và rất nhiều dịch vụ khác. Hiện nay, công tác kế toán của Công ty cổ phần Sông Đà từ hệ thống chứng từ, tài khoản, đến bộ sổ kế toán được áp dụng thực hiện theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Thông tư hướng dẫn thực hiện. Các chứng từ kế toán được lập theo đúng biểu mẫu in sẵn của Bộ Tài chính xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, mục tiêu đáp ứng tốt nhất yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý. 2.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu Tại các DN hạch toán kế toán thuế TNDN theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, thuế TNDN được hạch toán theo năm. Thuế TNDN được xác định như sau: Thuế TNDN phải nộp = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (I) x thuế suất thuế TNDN (II)