SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 18
Downloaden Sie, um offline zu lesen
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỀU DƯỠNG CỘNG ĐỒNG

MỤC TIÊU:
        1. Định nghĩa được sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
        2. Có kiến thức về khái niệm điều dưỡng cộng đồng và mục tiêu của
           ĐDCĐ
        3. Nắm được chức năng và nhiệm vụ của ĐDVCĐ.

NỘI DUNG:

KHÁI NIỆM ĐDCĐ

Sức khỏe là gì?

   Theo WHO sức khỏe là trạng thái đầy đủ về thể chất và tâm thần chứ không
   phải là không bệnh tật.

   Mục tiêu đến năm 2020 mọi người đều được chăm sóc sức khỏe , xóa bỏ sự
   cách biệt về chăm sóc sức khỏe của mọi tầng lớp trong xã hội

Chăm sóc sức khoẻ (CSSK) cộng đồng là gì?

   Là làm cho cộng đồng (CĐ) khoẻ mạnh. Điều đó có nghĩa là nâng cao sức
   khoẻ (SK) con người qua cách sống lành mạnh và xây dựng những quan
   niệm SK đúng đắn khoa học, có thể thực hiện được tại cộng đồng.

Điều dưỡng viên cộng đồng (ĐDVCĐ)

   Điều dưỡng cộng đồng là một nghệ thuật và khoa học. Nó tổng hợp kiến thức
   từ khoa học y tế công cộng và kiến thức khoa học về nghề điều dưỡng.

   ĐDVCĐ là người hoạt động trong cộng đồng và CSSK cho nhân dân sống
   trong cộng đồng đó.

   ĐDVCĐ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, lượng giá và đáp ứng
   nhu cầu CSSK trong một cụm dân cư được phân công. Họ cùng làm việc với
   nhóm cán bộ y tế phối hợp với CĐ, các gia đình và các cá nhân trong việc
   CSSK.

   ĐDVCĐ thực hành dựa vào mô hình CSSK ban đầu. Đồng thời, người ĐDCĐ
   sẽ cung cấp các dịch vụ CSSK thiết yếu và thích hợp cho người khoẻ mạnh
   người bị bệnh, phục hồi SK sau khi khỏi bệnh và CS người tàn tật trong CĐ.

   ĐDVCĐ là người cộng tác đắc lực và hổ trợ có hiệu quả cho các chuyên
   ngành cộng đồng trong quá trình khám, chữa bệnh và thực hiện kế hoạch
   chăm sóc với chất lượng và kỹ thuật điều dưỡng thích hợp tại CĐ.



                                     1
ĐDVCĐ còn là người bạn, người tư vấn và GDSK của CĐ, của gia đình và
   các cá nhân.

   Mục tiêu đặt ra cho ĐDCĐ là:
     phòng bệnh, duy trì và nâng cao SK, định hướng phục vụ vào cộng đồng,
     các nhóm người có nguy cơ, các gia đình và các cá nhân một cách liên
     tục trong suốt cuộc đời họ, chứ không phải lúc họ bị bệnh.

   Chức năng và nhiệm vụ của người ĐDCĐ:
      Sau đây là dự thảo chức năng và nhiệm vụ người ĐDCĐ ở Việt Nam:
    Hiểu biết các mục tiêu sức khoẻ và CSSKBĐ, áp dụng vào thực tế nơi họ
     làm việc.
    Xác định nhu cầu SK của CĐ (làng xã), lực chọn CSSK ưu tiên, đề xuất
     biện pháp giải quyết.
    Có kiến thức và kỹ năng lâm sàng cần thiết, nhận định chính xác tình
     trạng SK và bệnh tật của người bệnh, gia đình và CĐ.
    Lập kế hoạch điều dưỡng cho các cá nhân, gia đình và CĐ, cùng với các
     nhân viên y tế khác cung ứng các dịch vụ CSSK.
    Sơ cứu, cấp cứu tai nạn, thảm hoạ với trang thiết bị và kỹ thuật điều
     dưỡng tại CĐ.
    Tham gia chăm sóc môi trường sinh sống của CĐ, thực hiện các chương
     trình y tế tại địa phương.
    Giáo dục SK, hướng dẫn, giảng dạy về SK cho CĐ, người bệnh và phát
     triển CĐ.
    Huy động CĐ, các gia đình và các cá nhân vào CS, nâng cao sức khoẻ và
     phát triển CĐ.
    Có khả năng làm việc trong nhóm y tế và hoạt động liên ngành với mục
     tiêu sức khoẻ cho mọi người.
    Lập kế hoạch hành động, tiến hành giám sát và đánh giá kết quả hoạt
     động y tế tại địa phương.

Điều dưỡng cộng đồng và chăm sóc sức khoẻ ban đầu:

CSSKBĐ là những chăm sóc thiết yếu được xây dựng trên cơ sở thực tiễn,
khoa học và các phương pháp kỹ thuật , có thể phổ cập tới các cá nhân và gia
đình trong cộng đồng , thông qua sự tham gia đầy đủ của họ và với chi phí mà
cộng đồng và đất nước có thể chấp nhận được để duy trì ở một giai đoạn phát
triển trong tinh thần tự lực và tự quyết.

CSSKBĐ là giải pháp để đạt đến mục tiêu “Sức khỏe cho mọi người vào năm
2010” do Tổ chức Y tế thế giới khởi xướng và hầu hết các Quốc gia chấp nhận.

Các nhu cầu thiết yếu của CSSKBĐ ở Việt Nam :
             Giáo dục sức khỏe.
             Cung cấp nước sạch và thanh khiết môi trường.


                                      2
   Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và KHHGĐ.
               Tiêm chủng mở rộng phòng chống 6 bệnh truyền nhiễm cho trẻ
                em.
               Phòng chống các dịch bệnh lưu hành địa phương.
               Chữa các bệnh và xử trí các vết thương thông thường.
               Dinh dưỡng hợp lý và bảo đảm an tòan thực phẩm.
               Đảm bảo thuốc thiết yếu.
               Quản lý sức khỏe.
               Kiện tòan mạng lưới y tế cơ sở.

WHO và INC đã thống nhất nhận định sự cấp thiết hướng ĐDVCĐ vào CSSKBĐ
như chìa khóa để mang lại cho sức khoẻ cho mọi người.

ĐDVCĐ cần đào tạo và thích hợp theo định hướng CSSKBĐ, được trang bị kiến
thức, kỹ năng chuyên biệt và mức độ phức tạp trong công việc, vì hằng ngày họ
phải ra rất nhiều các quyết định khác nhau.

Như chúng ta đều biết cộng đồng, gia đình cá nhân là một tập hợp những đặc
điểm về thể chất, bệnh tật, tâm lý, tinh thần, xã hội, văn hoá và tín ngưỡng.
Những sự can thiệp của ĐDVCĐ vào cá nhân, gia đình và CĐ góp phần cho sức
khoẻ của nhóm và toàn thể nhân dân.




                                      3
II. QUI TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG CỘNG ĐỒNG (QTĐDCĐ)

MỤC TIÊU:

       1. Định nghĩa được qui trinh điều dưỡng cộng đồng.
       3. Vẽ được sơ đồ của qui trình điều dưỡng.
       2. Trình bày được 5 bước của quy trình điều dưỡng của cá nhân, gia
đình, cộng đồng

NỘI DUNG:

Định nghĩa

QTĐDCĐ là một hệ thống các hoạt động đã được định trước để đạt những mục
tiêu nhằm phục hồi, duy trì, phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ và thỏa mãn các
nhu cầu chăm sóc cho ”khách hàng” (các cá nhân, gia đình và cộng đồng).

     Qui trình điều dưỡng cá nhân            Qui trình điều dưỡng cộng đồng




Đối với gia đình và cộng đồng:

   Nhận định nhu cầu chăm sóc cho gia đình và cộng đồng ta vừa dựa vào
   phương pháp nhận định cá nhân vừa dựa vào kỹ năng của y tế cộng đồng.
   Đó là:
       Xác định vấn đề sức khoẻ và chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên
       Lựa chọn giải pháp chăm sóc và kỹ thuật chăm sóc.

Thu thập và xác định các chỉ số:
      Các chỉ số sức khoẻ cần thiết như số sinh, số chết, số kết hôn, số có thai,
      số trẻ mới đẻ dưới 2500g, số trẻ suy dinh dưỡng …
      Các chỉ số phục vụ y tế như số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng, số phụ
      nữ khám thai, số lần truyền thông giáo dục sức khoẻ, số cặp vợ chồng
      chấp nhận biện pháp tránh thai.



                                        4
Các chỉ số về kinh tế-xã hội cần thiết như số hộ đói nghèo, số nghiện hút,
      nhiễm HIV …


Xác định vấn đề sức khoẻ:

Để xác định vấn đề sức khoẻ ta có thể dựa vào các tiêu chuẩn sau:
    Các chỉ số của vấn đề ấy đã vượt quá mức bình thường chưa?
    Cộng đồng đã biết rõ vấn đề ấy chưa?
    Vấn đề có khả năng giải quyết được không?
    (Tự giải quyết hoặc đề nghị trên giúp giải quyết)

Có thể sử dụng bảng điểm với 4 tiêu chuẩn sau:

   Tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khoẻ                             Điểm
       Các chỉ số biểu hiện vấn đề đã vượt quá mức VĐ1            VĐ VĐ 3
         bình thường                                                2
       Cộng đồng đã biết tên của vấn đề và có phản
         ứng rõ ràng
       Đã có dự kiến hành động của nhiều ban ngành
       Ngoài số CBYT trong cộng đồng đã có một nhóm
         người khá thông thạo vấn đề
                                                CỘNG

       Cách cho điểm:
        3 điểm: rất rõ ràng
        2 điểm: rõ ràng
        1 điểm: có thể không rõ lắm
        0 điểm: không có, không rõ
       Nhận định kết quả:
        Từ 9-12 điểm: có vấn đề sức khoẻ trong cộng đồng.
        Dưới 9 điểm:    vấn đề chưa rõ

             Lựa chọn vấn đề và chăm sóc ưu tiên:

Sau khi xác định các vấn đề sức khoẻ, bạn có thể thấy trong cộng đồng có
nhiều vấn đề sức khoẻ. Lúc này bạn phải lựa chọn ưu tiên, vì không thể coi các
vấn đề như nhau và không thể giải quyết ngay mọi vấn đề được.

Để lựa chọn ưu tiên, người ta sử dụng 1 bảng điểm để cân nhắc từng tiêu chuẩn
sau:

   Tiêu chuẩn xác định ưu tiên                                     Điểm
   1. Mức độ phổ biến của vấn đề (nhiều người mắc hoặc VĐ1         VĐ VĐ 3
   liên quan)                                                       2



                                       5
2. Gây tác hại lớn (tử vong, tàn phế, tổn hại kinh tế xã
   hội ..)
   3. Anh hưởng đến lớp người khó khăn (nghèo khổ, mù
   chữ, vùng hẻo lánh …
   4. Đã có kỹ thuật, phương tiện giải quyết
   5.Kinh phí chấp nhận được
   6. Cộng đồng sẵn sàng tham gia giải quyết
                            CỘNG

       Cách cho điểm: giống xác định vấn đề sức khỏe
       Nhận định kết quả: cộng dồn điểm từng vấn đề, xét giải quyết ưu tiên
        từ vấn đề có điểm cao đến vấn đề có điểm thấp.
        Lập kế hoạch điều dưỡng: gồm các bước:
       Xác định những vấn đề chăm sóc ưu tiên
       Quyết định những mục tiêu để đạt được trong quá trình chăm sóc
       Chọn lựa và sắp xếp các hoạt động chăm sóc
       Hòan thành văn bản kết hoạch chăm sóc.

Kế hoạch điều dưỡng cho các cá nhân người bệnh

Xác định những vấn đề ưu tiên:
   _ Dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của người điều dưỡng. Trước tiên phải
      xem vấn đề cần được quan tâm, rồi quyết định vấn đề khó khăn nào của
      người bệnh phải được giải quyết ngay. Người điều dưỡng luôn đặt ra
      những câu hỏi:
   _ Vấn đề có đe dọa sự sống nghiêm trọng không? Có ảnh hưởng đến an
      toàn tính mạng của người bệnh không?
   _ Vấn đề phải là những nhu cầu cấp thiết và cơ bản mà người bệnh cần
      không?
   _ Những vấn đề đó người bệnh và gia đình có biết không?

Quyết định các mục tiêu:
    _     Mục tiêu chăm sóc phải thích hợp với người bệnh và cơ sở. Nó là căn
          cứ cho việc lượng giá kết quả trong quá trình chăm sóc, vậy ý nghĩa
          của mục tiêu là:
    _     Định hướng cho lập kế hoạch chăm sóc
    _     Cung cấp sự chỉ dẫn để thiết lập các hoạt động chăm sóc.
    _     Tạo cho điều dưỡng ý thức theo dõi các điễn biến của kết quả c hăm
          sóc.
    _     Cung cấp tiêu chuẩn để đánh giá các hoạt động chăm sóc
Chọn lựa và sắp xếp các họat động CS:
    _ Khi thiết lập các hoạt động chăm sóc, người điều dưỡng phải xem xét ,
        tính toán các phương tiện , thiết bị, nguồn lực sẵn có , cũng như khả
        năng nhân viên , thời gian, tình hình thực tế của bệnh nhân, gia đình và
        cộng đồng



                                       6
_ Mỗi hoạt động chăm sóc có thể thực hiện một lần hoặc phải thực hiện
        nhiều lần . những hoạt động phải được các điều dưỡng viên biết rõ và
        thống nhất hành động .
     _ Mục đích cuối cùng của các hoạt động chăm sóc là giúp cho người bệnh
        , gia đình , cộng đồng đạt được các nhu cầu cơ bản, mau chóng lành
        mạnh, trở lại cuộc sống bình thường .
Cách viết mệnh lệnh chăm sóc (hoạt động chăm sóc):
Các mệnh lệnh chăm sóc phải được viết bằng những từ đơn giản và phải được
các nhân viên y tế hiểu được:
        _ Phải viết rõ ngày tháng ra mệnh lệnh
        _ Câu mệnh lệnh bắt đầu bằng động từ hành động.
        _ Nội dung mệnh lệnh phải rõ ràng: ở đâu, cái gì sẽ được làm, cái gì là
            cần thiết để thực hiện hoạt động này, nó phải được làm như thế
            nào?
        _ Thời gian: trong khỏang thời gian nào , qui định thời gian như thế
            nào?
        _ Ký tên : người điều dưỡng viết mệnh lệnh phải ký tên của mình.

Viết hoàn thành văn bản kế hoạch CS
“Phiếu” kế hoạch chăm sóc được thực hiện cùng với phiếu điều trị
Bản kế hoạch chăm sóc là tài liệu chuyên môn và là tài liệu khoa học vì vậy cần
bổ sung , hoàn thiện thường xuyên và lưu trữ , giữ gìn.

Lập KHCS cho gia đình và cộng đồng:

Nội dung của KHCS cho gia đình và cộng đồng cũng bao gồm những nội dung
của KHCS cho cá nhân, nhưng bao quát hơn. KHCS cho cá nhân các hoạt động
chủ yếu là kỹ năng điều dưỡng cơ bản, còn KHCS cho gia đình và cộng đồng lại
tích cực sử dụng ngôn ngữ và kỹ năng y tế công cộng để xây dựng KH. Vì vậy
có mẫu KH cho cá nhân và mẫu lập KH cho gia đình và cộng đồng.

Xác định “vấn đề” ưu tiên:
       Liệt kê các “vấn đề”
       Phân tích “vấn đề”  tìm nguyên nhân xác định “vấn đề” ưu tiên.
Xây dựng các mục tiêu chăm sóc:
       Mục tiêu là “điều” ta mong muốn đạt được và có thể đo được kết quả.
Quyết định giải pháp:
      Là những biện pháp (con đường thích hợp để giải quyết nguyên nhân của
   vấn đề. Từ giải pháp sẽ định ra các hoạt động.
Xác định các hoạt động:
      Là những bước hoặc công việc phải làm phải làm để đạt mục tiêu.
Lập kế hoạch hành động
      Cần tiến hành theo các bước sau:
             _ Xác định các hoạt động cần phải hoàn thành để đạt mục tiêu và
                 thứ tự tiến hành




                                       7
_ Xác định nội dung công việc phải làm cho từing bước và phân
               công trách nhiệm cho từng người
             _ Xác định thời gian cụ thể hoàn thành
             _ Xác định nguồn lực(người, phương tiện , kinh phí)
             _ Dự kiến trước kết quả công việc(đầu ra)

       B.Thực hiện kế hoạch điều dưỡng
       Khi trỉển khai thực hiện KHCS, người ĐD vừa phải thực hiện mệnh lệnh
chăm sóc, vừa thực hiện các y lệnh điều trị. Do vậy, người ĐD phải thông thạo
kỹ thuật và trách nhiệm rất cao trong cộng việc của mình, ta có thể nhận xét, so
sánh giữa thực hiện CS cá nhân và CS cộng đồng sau đây:
               Với cá nhân                      Với gia đình và cộng đồng
 1.An ủi, giúp đỡ người bệnh              1. Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn
2.Thực hiện kỹ thuật chăm sóc             2. Tổ chức và vận động thực hiện
3. Theo dõi diễn biến bệnh                3. Giám sát thường xuyên
4. Báo cáo thường xuyên (BS, y tá         4. Liên tục trao đổi với gia đình và cộng
trưởng)                                   đồng

          Đánh giá điều dưỡng:
          Đánh gia điều dưỡng là kiểm tra lại KHCS đã tốt chưa? Thực hiện
          chăm sóc có kết quả như thế nào ?
          1* Với cá nhân (người bệnh)
         Hành động CS có thực hiện theo KH không?
         Các diễn biến người bệnh và đáp ứng CS có kịp thời không?
         Các y lệnh điều trị có được thực hiện không?
         Tình hình tiến triển của NB hiện nay ?
             o Nếu tốt lên thì thực hiện như kế hoạch đã lập
             o Nếu chưa tốt thì:

             _ Tìm nguyên nhân
             _ Bàn bạc với gia đình
             _ Điều chỉnh KHCS
             _ Chuyển viện
         2* Với gia đình và cộng đồng:
        Kết quả có đạt được như mục tiêu đề ra không?
        Kết quả có hiệu quả không?
        Nếu không đạt được mục tiêu phải tìm các nguyên nhân về tổ chức,
          phương pháp, các nguồn lực? … Rồi bàn bạc với gia đình và cộng
          đồng xác định lại mục tiêu, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình
          trạng và nhu cầu CS thực tế.




                                         8
III. THĂM VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TẠI GIA ĐÌNH (VÃNG GIA)

MỤC TIÊU:
        1. Trình bày được sức khỏe gia đình về: định nghĩa, các yếu tố ảnh
           hưởng, các chỉ số
        2. Trình bày các bước thực hiện chăm sóc sức khỏe tại gia đình.
NỘI DUNG:

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ GIA ĐÌNH

Thế nào là gia đình?

Gia đình là những người có huyết thống , “ máu mủ” ( như cha mẹ + con cái
hoặc ông bà + cha mẹ + con cái …) gắn bó và sống với nhau dưới một mái nhà
chung .

Vị trí và vai trò của gia đình

Gia đình là “ tế bào “ của xã hội . Gia đình là “ xã hội thu nhỏ” và cộng đồng là
một tập hợp bởi nhiều gia đình

Con người và sức khỏe gia đình là tiềm năng , là nguồn tài nguyên cơ bản và giá
trị nhất của xã hội .

Cấu trúc gia đình

Mô hình gia đình hạt nhân hoặc gia đình mở rộng , nghĩa là có thể chỉ có một
thế hệ , hoặc hai thế hệ hoặc có thể nhiều thế hệ chung sống với nhau . Ngày
nay người ta khuyến khích mô hình gia đình nhỏ đề dễ dàng thích nghi với sự
biến động của xã hội .

Sức khỏe gia đình

Định nghĩa Sức khỏe gia đình
   Sức khỏe gia đình cũng phải dựa trên định nghĩa sức khỏe của WHO
   Sức khỏe gia đình phải xét trên hai lĩnh vực :
    Tiềm năng sức khỏe gia đình bao gồm sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm
      thần và sức khỏe xã hội.
    Tình trạng sức khỏe gia đình , trước tiên là kiểu gia đình và sự cấu thành
      sức khoẻ của từng thành viên trong gia đình.




                                         9
Theo sơ đồ :


            Thể chất         SKGĐ            Tâm thần-xã hội




                       Bệnh tật-khuyết tật

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình :
   Môi trường thiên nhiên
   Kinh tế
   Môi trường văn hoá
   Y tế

Chăm sóc tại gia đình : bao gồm:
    Chăm sóc sức khỏe gia đình lành mạnh (duy trì sức khỏe)
    Chăm sóc người ốm và khuyết tật (khôi phục sức khoẻ)
    Gửi người bệnh nặng (vượt khả năng) của gia đình lên tuyến trên (kế
      hoạch điều dưỡng)
    Giáo dục sức khỏe gia đình (nâng cao sức khoẻ)
    Tư vấn sức khỏe gia đình
Đối tượng ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe gia đình là phụ nữ có thai, trẻ em và
người cao tuổi.

Chỉ số Sức khỏe gia đình
    Sức khoẻ bà mẹ: giảm % chết mẹ, số lần mang thai, tiêm VAT thai phụ.
    Sức khoẻ trẻ em: giảm % bệnh chết trẻ dưới 1 và dưới 5 tuổi, giảm số trẻ
      sơ sinh < 2500g.
    Tăng các dịch vụ sức khoẻ cho bà mẹ, trẻ em, người già: khám chữa
      bệnh , khám thai, tiêm chủng , dinh dưỡng, thăm viếng gia đình , truyền
      thông giáo dục sức khỏe …
    Tham gia của gia đình vào chăm sóc sức khoẻ: phong trào 3 sạch 4 diệt ,
      gia đình văn hóa vệ sinh……

VAI TRÒ ĐDVCĐ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE GIA ĐÌNH

Người bảo trợ:
   Thường xuyên có mặt để hổ trợ SKGĐ.
   Thay mặt GĐ trao đổi với BS, ĐD và tuyến trên cũng như với tổ trưởng,
      UB …

Người giáo dục tư vấn:
   Chọn VĐ và giáo dục thường xuyên.


                                       10
 Sẵn sàng tư vấn hướng dẫn các gia đình khi có yêu cầu.

Người chăm sóc:
   Thực hiện các kỹ thuật CS tại nhà theo KHCS
   Chuyển người bệnh lên tuyến trên (cầu nối giữa GĐ và tuyến trên)

Người quản lý
   Hướng dẫn GĐ tự CS cùng duy trì SKGĐ
   Cập nhật và theo dõi hồ sơ thường xuyên, liên tục.

Người làm mẫu và gương mẫu:
   Hướng dẫn cụ thể, chuẩn xác, mẫu mực, chu đáo cho các thành viên GĐ
     thao tác CS và hành vi SK lành mạnh.
   Người ĐDCĐ phải làm trước, thường xuyên để các gia đình và CĐ noi
     theo.


THĂM GIA ĐÌNH

Gia đình là 1 đơn vị chăm sóc sức khoẻ cơ bản của điều dưỡng cộng đồng.
Thăm GĐ là 1 nhiệm vụ của người ĐDCĐ, đòi hỏi phải được huấn luyện tốt cả
về kỹ năng giao tiếp và khả năng ứng xử, giúp cho người ĐDCĐ thích nghi với
mọi hoàn cảnh trong hoạt động CSSKBĐ tại cộng đồng.

1. Mục đích thăm gia đình

1.1. Hỗ trợ cho gia đình có sức khoẻ tốt hơn: bằng các phương pháp như
giáo dục SK, hướng dẫn một số kỹ năng thực hành đơn giản dễ làm để họ tự CS
sưc khoẻ cho họ, giúp một số phương tiện làm thuốc và hướng dẫn tự chăm sóc
1 số bệnh đơn giản.
1.2. Để xác định các vấn đề sức khoẻ của gia đình: qua trao đổi trực tiếp với
GĐ để biết những ai khoẻ mạnh, cá nhân mắc bệnh thông thường hay nặng và
xác định cá nhân và gia đình có nguy cơ mắc bệnh cao.
1.3. Để giúp GĐ giải quyết các vấn đề SK: bệnh thông thường ĐT và CS tại
nhà, bệnh nặng kết hợp với nhóm y tế tuyến trên, GDSK để giập tắt nguy cơ gây
bệnh.
1.4. Hướng dẫn cho GĐ những KN để tự CS sức khoẻ: luyện tập, cách ăn
dặm ..
1.5. Trao đổi với GĐ đã thực hiện được những gì sau mỗi lần đến thăm: đến
thăm từ lần 2 thì phải đọc lại hướng dẫn và đánh giá lần trước. Kiểm tra mức độ
thực hiện. Củng cố, bổ xung và vẫn chăm sóc theo dõi tiếp.
1.6. Để đánh giá tình hình SKGĐ: ghi vào hồ sơ theo dõi và quản lý lưu trữ.

2. Thực hiện thăm gia đình
    Chuẩn bị
       Xây dựng lịch thăm tại gia: ngày nào thăm gia đình nào


                                      11
 Với GĐ lần đầu đến thăm, xem số liệu hồ sơ có sẵn của GĐ về nghề
         nghiệp, lịch sinh hoạt hàng ngày, rồi dự đoán và đặt lịch với GĐ. Đến
         lần 2 thì trước khi đi phải xem lại đánh giá những lần khám trước.
       Chọn giờ đi thăm thích hợp với mỗi GĐ: nên chọn giờ nghỉ ngơi.
       Cán bộ y tế phải mặc trang phục chỉnh tề, chuẩn bị 1 số dụng cụ y tế
         và thuốc thông thường.
    Phương pháp: trao đổi trực tiếp với từng thành viên trong GĐ và những
   người chủ GĐ. Học tập đóng vai trước khi đến thăm GĐ.

3. Qui trình thăm gia đình
        Chào hỏi và giới thiệu tên, nhiệm vụ của mình (đưa giấy giới thiệu
           nếu là mới đến)
        Giải thích mục đích đến thăm là chăm sóc SKGĐ
        Xây dựng mối quan hệ tốt giữa điều dưỡng và gia đình bằng thái
           độ hành vi của mình, gây lòng tin cho gia đình
        Lượng giá cá nhân và gia đình (qua trao đổi): CBYT đánh giá tình
           trạng sức khoẻ hiện tại và các nguy cơ gây bệnh để có hướng giải
           quyết (lập kế hoạch)
        Thực hiện quy trình ĐD đối với cá nhân và GĐ: giáo dục SK, CS tại
           chổ
        Trước khi kết thúc: cùng GĐ tóm tắt các công việc đã trao đổi và
           thống nhất. Đặt lịch cho lần thăm sau. Cám ơn và chào tạm biệt trước
           khi về.
        Lập hồ sơ sức khỏe cho gia đình: ghi các dữ kiện quan trọng cần
           lưu trữ lần sau (ví dụ bệnh mãn tính theo mẫu Bộ y tế). Có thể ghi
           nhanh trong khi thăm GĐ hoặc về TYT ghi chép tóm tắt lại. Thường
           xuyên cập nhật và quản lý hồ sơ sức khoẻ của các gia đình.
Kỹ năng nói chuyện với gia đình
Nói chuyện với nhân dân trong gia dình ở CĐ sẽ khác với việc làm bệnh án cho
bệnh nhân ở trạm y tế. Và nơi đang nói chuyện là mái nhà của họ. Nơi đó họ là
Chủ, bạn là khách. Hãy làm theo các gơi ý sau đây để tiếp cận các thành viên
trong gia đình:
     Hãy chuẩn bị vài câu hỏi chung để hỏi
     An mặc nghiêm chỉnh. Vẻ bề ngoài cũng gây ấn tượng đối với gia đình
     Hãy đọc và dùng cách chào hỏi thông thường của cộng đồng.
     Hãy quan sát hành vi của thành viên GĐ. Nhận xét xem họ PU với bạn
       như thế nào. Ngáp hay cái nhìn nóng nảy có thể bảo bạn rằng bạn nói
       nhiều quá.
     Nên hiểu rằng có 1 số người không tin vào những người mà họ không
       biết. Họ có thể do dự khi cung cấp thông tin.
     Hãy lưu ý giữa sự khác biệt về giới và tuổi tác giữa bạn và người dân và
       hãy ra kế hoạch phù hợp. CBYT nam giới đến thăm 1 phụ nữ tại nhà phải
       lưu ý về cách lịch thiệp thông thường với phụ nữ trong cộng đồng. Có thể
       phải có 1 CBYT là phụ nữ cùng đi, tương tự như vậy, CBYT nữ đến thăm
       1 người đàn ông tại nhà cũng phải lưu ý về thái độ cộng đồng đối với phụ



                                      12
nữ. Hãy ra khỏi nhà dân ngay khi bạn hoạc người khác cảm thấy bất tiện.
       Hãy trở lại cùng với 1 CBYT khác.
    Chú ý để hiểu con người hơn là thu thập câu trả lời cho câu hỏi của bạn.
       Mối quan hệ mà bạn xây dựng được với các thành viên gia đình còn quan
       trọng hơn là các sự kiện. Thu thập thông tin thì dễ, nhưng thiết lập được
       mối quan hệ thì khó nếu người dân cảm thấy rằng điều bạn muốn ở họ là
       tìm hiểu thông tin.
* Hãy làm theo các gợi ý sau đây khi bạn bắt đầu cuộc nói chuyện:
   Hãy bắt đầu bằng câu chuyện thân mật. Không hỏi thẳng các câu hỏi. Hãy
    động viên người dân nói về một điều gì mà bạn đang quan tâm.
   Hãy biểu lộ sự kính trọng họ. Việc giao tiếp sẽ tốt hơn khi tiếp cận với người
    khác 1 cách bình đẳng. Hãy nói chuyện với lòng thành thật mong muốn học
    tập.
   Hãy biểu lộ lòng nhiệt tình với ý nghĩ cùng làm việc về SKGĐ. Nếu bạn không
    quan tâm đến công việc của bạn thì người khác cũng không quan tâm.
   Hãy tỏ ra thân thiện. Hãy biểu lộ rằng bạn đang quan tâm đến SKGĐ. Lòng
    tin là quan trọng để cùng làm việc.
   Hãy sử dụng các từ ngữ mà người khác có thể hiểu được. Nên tránh dùng
    ngôn ngữ y học. Hãy nói các ý đơn giản. Hãy nói bằng tiếng địa phương
    hoặc thổ ngữ.
   Hãy khen ngợi các tập quán lành mạnh mà người dân hoặc GĐ họ đang thực
    hiện. Nếu cả ba và mẹ cũng có mặt, hãy khen ngợi cả 2.
   Tránh những câu hỏi chỉ trả lời “có” hoặc “không”.
   Hãy tươi cười
   Hãy lắng nghe. Hãy cứ để cho người khác nói là chính. Đừng ngắt lời. Đừng
    tranh cãi. Làm cho người ta giận thì bạn sẽ không có thông tin.
   Hãy đúng mực. Nếu bạn không có thông tin đúng thì hãy khiêm tốn bảo rằng
    bạn không biết. Hày tự mình đính chính. Bạn sẽ làm mất lòng tin của người
    khác nếu họ không tin vào lời bạn nói.
   Hãy tỏ ra tin vào ý nghĩ của người khác.
   Hãy ghi chép ngắn gọn. Bạn sẽ làm cho người khác sao lãng nếu bạn viết
    quá lâu hoặc cứ nhìn quá nhiều vào tờ giấy hoặc biểu mẫu của bạn.
   Khi kết thúc câu chuyện, hãy tóm tắt các thông tin mà bạn đã đạt được. Hãy
    để cho người khác nói chuyện có thể sữa chữa bất kỳ nhầm lẫn nào.
   Hãy tạm biệt gia đình 1 cách vui vẻ, thoải mái và bạn sẽ hẹn gặp lại. Hãy cảm
    ơn GĐ và khẳng định rằng cuộc nói chuyện rất có giá trị.
   Không được hứa với GĐ bất cứ điều gì mà bạn sẽ không làm.
   Hãy ghi lại ngay cuộc nói chuyên trước khi bạn quên hết các thông tin quan
    trọng.




                                        13
IV. QUẢN LÝ SỨC KHOẺ TẠI TRẠM Y TẾ

MỤC TIÊU:
1. Hiểu được khái niệm về quản lý, quản lý áp dụng vào chăm sóc sức khoẻ
2. Trình bày được cách thu thập và cách tính các chỉ số sức khoẻ

NỘI DUNG:

QUẢN LÝ
1. Khái niệm về quản lý:
   Quản lý là một khoa học và nghệ thuật. Có nhiều khái niệm và định nghĩa về
   quản lý:
    Quản lý là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được mục tiêu.
    Quản lý là “Làm cho mọi việc cần làm” phải trở thành hiện thực”
2. Ap dụng khái niệm Quản lý vào CSSK
    Quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu, là làm cho CSSKBĐ được thực
      hiện.
    QL sức khoẻ cộng đồng là quá trình xác định vấn đề sức khoẻ, Quyết
      định mục tiêu, Lập KH, Điều hành giám sát thực hiện, và Đánh giá KQ đạt
      được.
3. Chức năng và quy trình quản lý: gồm 3 giai đoạn then chốt là:
    Lập kế hoạch
    Thực hiện kế hoạch
    Đánh giá
                       LKH
                                                           THKH




                                          ĐG

CHẨN ĐOÁN CỘNG ĐỒNG

Một cộng đồng đều có “Vấn đề sức khoẻ” riêng. Vì vậy, để xác định đúng các
“Vấn đề sức khoẻ”, người ĐD cộng đồng phải sử dụng thành thạo kỹ thuật chẩn
đoán cộng đồng.

   1. Thông tin và các chỉ số sức khoẻ
     1.1. Lý do thu thập thông tin
        Là nhiệm vụ thường xuyên để theo dõi các biến động về sức khỏe của
         cộng đồng.
        Phục vụ cho lập kế hoạch bằng các chỉ số và dữ kiện
        Phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo.



                                     14
1.2.   Phương pháp thu thập thông tin: thường có 3 cách hay 3 nhóm
       thông tin:
   Nghiên cứu sổ sách báo cáo: sổ sách của trạm y tế, của chính quyền ..
   Quan sát trực tiếp: có 3 phương pháp
          Dùng bảng kiểm tra để quan sát 1 sự vật, 1 địa điểm
          Khám sàng lọc để phát hiện những người có nguy cơ hay 1
             bệnh tiềm ẩn
          XN để chẩn đoán bệnh và điều tra % mắc 1 bệnh nào đó trong
             cộng đồng
   Vấn đáp với cộng đồng: 3 phương pháp
          Phỏng vấn các cá nhân, các hộ gia đình, CBYT, cán bộ quản lý
             …
          Gửi bảng câu hỏi soạn sẵn để thu thập các câu trả lời
          Thảo luận với nhóm người quan tâm và có liên quan
1.3. Các chi số sức khoẻ: tuỳ trường hợp và mục tiêu cụ thể, cần thu
       thập các chỉ số khác nhau. Chọn lọc kỹ vì không thể thu thập hết
       được. Bốn loại chỉ số :
  1.3.1. Chỉ số về dân số:
      Số dân trung bình, số dân theo giới và theo lứa tuổi (quan trọng
         nhất là số trẻ <1 tuổi và phụ nữ có chồng từ 15-49t )
      Tỷ suất tử vong: thô, theo giới, theo tuổi (<1 tuổi), mẹ.
      Tỷ suất sinh thô và % phát triển dân số
  1.3.2. Chỉ số về kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường
      Phân bố nghề nghiệp, số ngừơi đủ ăn và thiếu ăn, thu nhập bình
         quân/người, bình quân ruộng / đầu người ..
      % người mù chư / dân số. Tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi lao
         động.
      % gia đình có phương tiện truyền thông. Số gia đình lễ bái khi có
         người ốm
      Số liệu về vệ sinh và ô nhiễm
  1.3.3. Chỉ số về sức khoẻ và bệnh tật:
      10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất, 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao
         nhất
      Số trẻ <5 tuổi mắc 1 trong 6 bệnh tiêm chủng. Số trường hợp mắc
         phải báo cáo lên trên (SXH, viêm não, dịch hạch ..)
      Số trẻ suy dinh dưỡng, sơ sinh có cân nặng < 2500g
      Số phụ nữ có thai không tăng trọng đủ 9kg trong kỳ mang thai
  1.3.4. Chỉ số về phục vụ y tế:
      Số CBYT các loại và người hành nghề y tế tư nhân
      Trang thiết bị của trạm y tế và của y tế tư nhân
      Kinh phí y tế được cấp theo đầu người
      Số người đến khám và không đến khám tại trạm y tế.
      Số người đến khám và mua thuốc tư nhân
      Số lượt người được giáo dục sức khoẻ
      Số trường hợp đặt vòng tránh thai, hút điều hoà kinh nguyệt


                                15
 Số thai phụ được khám thai đủ 3 lần và tiêm VAT, sản phụ đẻ khó
          Số trẻ <1 tuổi được tiêm chủng đủ 7 loại vacxin
          Số gia đình có nước sạch và hố xí hợp vệ sinh
          Số lượng muối iôt tiêu thụ theo đầu người.
2. Xác định “vấn đề” sức khoẻ (xem bài lượng giá nhu cầu)

3. Chẩn đoán cộng đồng
    3.1. Đặc điểm giữa  lâm sàng và  cộng đồng
           LS: khi người bệnh đến với CBYT, vì 1 vấn đề sức khoẻ nào đó
            thì người CBYT chẩn đóan xem bệnh nhân đó mắc bệnh gì bằng
            thăm khám lâm sàng và xét nghiệm . Rồi điều trị
           cộng đồng: khi 1 cộng đồng có 1 vấn đề sức khoẻ nào đó thì
            người CBYT xem vấn đề đó là gì bằng phương pháp dịch tễ học.
            Sau khi  được vấn đề y tế của cộng đồng thì giải quyết vấn đề đó
            bằng pp có sự tham gia của cộng đồng.
      Vậy  cộng đồng là phương pháp mà người CBYT sẽ sử dụng để xác
      định vấn đề y tế của cộng đồng nhằm giải quyết vấn đề y tế đó với sự
      tham gia của cộng đồng.

     3.2. Khi nào chẩn đoán cộng đồng:
       Hàng tháng, người CBYT cơ sở đi thăm các gia đình trong cộng đồng. Khi
   đi thăm hỏi, qua câu chuyện với các thành viên trong cộng đồng, người
   CBYT có thể phát hiện ra những vấn đề y tế cần được xác định.
       Đồng thời, hàng tháng, người CBYT cơ sở mở các sổ sách thống kê và
   tính các chỉ số y tế cần được xác định như đã trình bày trong phần các chỉ số
   y tế như:
        Tỷ lệ dẫn đến khám bệnh tăng lên bất thường
        Tỷ lệ những trường hợp phải chuyển tuyến tăng lên bất thường
        Tỷ lệ phụ nữ có thai được đăng ký, theo dõi thai nghén quá thấp.
        Tỷ lệ trẻ em đẻ thiếu cân < 2500g quá thấp

LẬP KẾ HOẠCH

Kế hoạch là một chu trình bao gồm các bước nối tiếp nhau có thứ tự như sau:
   - Phân tích thực trạng trong một bối cảnh, điều kiện thực tại.
   - Phát hiện các vấn đề và lựa chọn các ưu tiên.
   - Phân tích vấn đề  tìm nguyên nhân
   - Xác định mục tiêu.
   - Lựa chọn các chiến lược, giải pháp, biện pháp.
   - Lập kế hoạch hành động.
   - Điều hành và giám sát.
   - Đánh giá kết quả.

GIÁM SÁT




                                      16
Giám sát là giúp đở, hướng dẫn, tháo gỡ và động viên khắc phục mặt yếu, phát
huy mặt mạnh để ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn. Giám sát cũng có nghĩa là kiểm
tra, nhưng là quá trình hỗ trợ và huấn luyện thường xuyên.

ĐÁNH GIÁ

           Đánh gía là để đo lường kết quả của một công vịêc. Để đánh giá tốt
             phải dựa vào :
   - Mục tiêu đề ra
   - Nội dung của bảng kế hoạch hành động
           Kỹ thuật đánh giá:
      Thực hiện đánh giá có thể bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.
Đánh giá đòi hỏi kỹ thuật tinh xảo và tinh tế, nhằm đảm bảo tính giá trị và dộ tin
cậy của hoạt động.
        o    Bảng kiểm
        o    Thang điểm
        o    Bảng phỏng vấn
        o    Kỹ thuật giao tiếp
        o    Báo cáo




                                       17
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Đức Mục, QUILLIAN Janet, Sổ tay giảng dạy điều dưỡng cộng đồng,
tài liệu tham khảo, Hà nội 2002.
[2] SIDA – INDEVELOP (lãnh vực đào tạo), Sổ tay hường dẫn điều dưỡng cộng
đồng, tài liệu tham khảo, 1998.
[3] Chương trình hợp tác y tế Việt Nam- Thuỵ Điển, Hướng dẫn giáo viên đào tạo
điều dưỡng cộng đồng, tài liệu tập huấn giáo viên đào tạo điều dưỡng cộng
đồng, 1996




                                     18

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứngNhững khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
SoM
 
GIẢI PHẪU HỌC CƠ QUAN SINH DỤC NỮ
GIẢI PHẪU HỌC CƠ QUAN SINH DỤC NỮGIẢI PHẪU HỌC CƠ QUAN SINH DỤC NỮ
GIẢI PHẪU HỌC CƠ QUAN SINH DỤC NỮ
SoM
 
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHKỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
SoM
 
PHÂN LOẠI ĐỘ SÂU CỦA BỎNG
PHÂN LOẠI ĐỘ SÂU CỦA BỎNGPHÂN LOẠI ĐỘ SÂU CỦA BỎNG
PHÂN LOẠI ĐỘ SÂU CỦA BỎNG
SoM
 
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh NhânThăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Nguyen Khue
 
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
Gia Hue Dinh
 
Dan luu mang phoi
Dan luu mang phoiDan luu mang phoi
Dan luu mang phoi
vinhvd12
 

Was ist angesagt? (20)

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆPXÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP
 
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứngNhững khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
 
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênGiáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
 
Nguyen ly yhgd
Nguyen ly yhgdNguyen ly yhgd
Nguyen ly yhgd
 
GIẢI PHẪU HỌC CƠ QUAN SINH DỤC NỮ
GIẢI PHẪU HỌC CƠ QUAN SINH DỤC NỮGIẢI PHẪU HỌC CƠ QUAN SINH DỤC NỮ
GIẢI PHẪU HỌC CƠ QUAN SINH DỤC NỮ
 
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHKỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
 
PHÂN LOẠI ĐỘ SÂU CỦA BỎNG
PHÂN LOẠI ĐỘ SÂU CỦA BỎNGPHÂN LOẠI ĐỘ SÂU CỦA BỎNG
PHÂN LOẠI ĐỘ SÂU CỦA BỎNG
 
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh NhânThăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
 
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTTài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
 
CHUYÊN ĐỀ BỎNG
CHUYÊN ĐỀ BỎNGCHUYÊN ĐỀ BỎNG
CHUYÊN ĐỀ BỎNG
 
Hoi chung suy tim 2012
Hoi chung suy tim  2012Hoi chung suy tim  2012
Hoi chung suy tim 2012
 
Quản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếQuản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tế
 
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09B
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09BLách to_Trần Khuê Tú_Y09B
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09B
 
Phục hồi chức năng - Y sĩ
Phục hồi chức năng - Y sĩPhục hồi chức năng - Y sĩ
Phục hồi chức năng - Y sĩ
 
Bài giảng rối loạn tâm thần do rượu
Bài giảng rối loạn tâm thần do rượuBài giảng rối loạn tâm thần do rượu
Bài giảng rối loạn tâm thần do rượu
 
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
 
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái NguyênQuản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
 
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoagiáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
 
Dan luu mang phoi
Dan luu mang phoiDan luu mang phoi
Dan luu mang phoi
 

Ähnlich wie Cđ gt

21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế
21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế
21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế
Gia Hue Dinh
 
Cay wonca đhyhgđ online 2014
Cay  wonca  đhyhgđ online 2014Cay  wonca  đhyhgđ online 2014
Cay wonca đhyhgđ online 2014
Hop nguyen ba
 
KHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHOẺ
KHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHOẺKHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHOẺ
KHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHOẺ
TinHunh196069
 

Ähnlich wie Cđ gt (20)

21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế
21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế
21.1.2014 đạo đức của người cán bộ y tế
 
Cay wonca đhyhgđ online 2014
Cay  wonca  đhyhgđ online 2014Cay  wonca  đhyhgđ online 2014
Cay wonca đhyhgđ online 2014
 
CHUYÊN ĐỀ 8 - TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BUỔI TT-GDSK.pdf
CHUYÊN ĐỀ 8 - TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BUỔI TT-GDSK.pdfCHUYÊN ĐỀ 8 - TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BUỔI TT-GDSK.pdf
CHUYÊN ĐỀ 8 - TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BUỔI TT-GDSK.pdf
 
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
 
Congtactuvannam2020
Congtactuvannam2020Congtactuvannam2020
Congtactuvannam2020
 
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
 
HEALTHCARE JBS
HEALTHCARE JBSHEALTHCARE JBS
HEALTHCARE JBS
 
16 phcn benh_tamthan
16 phcn benh_tamthan16 phcn benh_tamthan
16 phcn benh_tamthan
 
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏeTrắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
 
Quyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
 
1. vietnam family doctor networks 2016 hcmc michael kidd - Tiếng Việt
1. vietnam family doctor networks 2016 hcmc michael kidd - Tiếng Việt1. vietnam family doctor networks 2016 hcmc michael kidd - Tiếng Việt
1. vietnam family doctor networks 2016 hcmc michael kidd - Tiếng Việt
 
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải DươngCông Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAYLuận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
 
de-cuong-truyen-thong-gdsk-120-cau-trac-nghiem.pdf
de-cuong-truyen-thong-gdsk-120-cau-trac-nghiem.pdfde-cuong-truyen-thong-gdsk-120-cau-trac-nghiem.pdf
de-cuong-truyen-thong-gdsk-120-cau-trac-nghiem.pdf
 
Tinh toan dien trong yhgd
Tinh toan dien trong yhgdTinh toan dien trong yhgd
Tinh toan dien trong yhgd
 
I02 1
I02 1I02 1
I02 1
 
KHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHOẺ
KHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHOẺKHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHOẺ
KHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHOẺ
 
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trườngSơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 

Kürzlich hochgeladen

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Kürzlich hochgeladen (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Cđ gt

  • 1. I. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỀU DƯỠNG CỘNG ĐỒNG MỤC TIÊU: 1. Định nghĩa được sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 2. Có kiến thức về khái niệm điều dưỡng cộng đồng và mục tiêu của ĐDCĐ 3. Nắm được chức năng và nhiệm vụ của ĐDVCĐ. NỘI DUNG: KHÁI NIỆM ĐDCĐ Sức khỏe là gì? Theo WHO sức khỏe là trạng thái đầy đủ về thể chất và tâm thần chứ không phải là không bệnh tật. Mục tiêu đến năm 2020 mọi người đều được chăm sóc sức khỏe , xóa bỏ sự cách biệt về chăm sóc sức khỏe của mọi tầng lớp trong xã hội Chăm sóc sức khoẻ (CSSK) cộng đồng là gì? Là làm cho cộng đồng (CĐ) khoẻ mạnh. Điều đó có nghĩa là nâng cao sức khoẻ (SK) con người qua cách sống lành mạnh và xây dựng những quan niệm SK đúng đắn khoa học, có thể thực hiện được tại cộng đồng. Điều dưỡng viên cộng đồng (ĐDVCĐ) Điều dưỡng cộng đồng là một nghệ thuật và khoa học. Nó tổng hợp kiến thức từ khoa học y tế công cộng và kiến thức khoa học về nghề điều dưỡng. ĐDVCĐ là người hoạt động trong cộng đồng và CSSK cho nhân dân sống trong cộng đồng đó. ĐDVCĐ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, lượng giá và đáp ứng nhu cầu CSSK trong một cụm dân cư được phân công. Họ cùng làm việc với nhóm cán bộ y tế phối hợp với CĐ, các gia đình và các cá nhân trong việc CSSK. ĐDVCĐ thực hành dựa vào mô hình CSSK ban đầu. Đồng thời, người ĐDCĐ sẽ cung cấp các dịch vụ CSSK thiết yếu và thích hợp cho người khoẻ mạnh người bị bệnh, phục hồi SK sau khi khỏi bệnh và CS người tàn tật trong CĐ. ĐDVCĐ là người cộng tác đắc lực và hổ trợ có hiệu quả cho các chuyên ngành cộng đồng trong quá trình khám, chữa bệnh và thực hiện kế hoạch chăm sóc với chất lượng và kỹ thuật điều dưỡng thích hợp tại CĐ. 1
  • 2. ĐDVCĐ còn là người bạn, người tư vấn và GDSK của CĐ, của gia đình và các cá nhân. Mục tiêu đặt ra cho ĐDCĐ là: phòng bệnh, duy trì và nâng cao SK, định hướng phục vụ vào cộng đồng, các nhóm người có nguy cơ, các gia đình và các cá nhân một cách liên tục trong suốt cuộc đời họ, chứ không phải lúc họ bị bệnh. Chức năng và nhiệm vụ của người ĐDCĐ: Sau đây là dự thảo chức năng và nhiệm vụ người ĐDCĐ ở Việt Nam:  Hiểu biết các mục tiêu sức khoẻ và CSSKBĐ, áp dụng vào thực tế nơi họ làm việc.  Xác định nhu cầu SK của CĐ (làng xã), lực chọn CSSK ưu tiên, đề xuất biện pháp giải quyết.  Có kiến thức và kỹ năng lâm sàng cần thiết, nhận định chính xác tình trạng SK và bệnh tật của người bệnh, gia đình và CĐ.  Lập kế hoạch điều dưỡng cho các cá nhân, gia đình và CĐ, cùng với các nhân viên y tế khác cung ứng các dịch vụ CSSK.  Sơ cứu, cấp cứu tai nạn, thảm hoạ với trang thiết bị và kỹ thuật điều dưỡng tại CĐ.  Tham gia chăm sóc môi trường sinh sống của CĐ, thực hiện các chương trình y tế tại địa phương.  Giáo dục SK, hướng dẫn, giảng dạy về SK cho CĐ, người bệnh và phát triển CĐ.  Huy động CĐ, các gia đình và các cá nhân vào CS, nâng cao sức khoẻ và phát triển CĐ.  Có khả năng làm việc trong nhóm y tế và hoạt động liên ngành với mục tiêu sức khoẻ cho mọi người.  Lập kế hoạch hành động, tiến hành giám sát và đánh giá kết quả hoạt động y tế tại địa phương. Điều dưỡng cộng đồng và chăm sóc sức khoẻ ban đầu: CSSKBĐ là những chăm sóc thiết yếu được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, khoa học và các phương pháp kỹ thuật , có thể phổ cập tới các cá nhân và gia đình trong cộng đồng , thông qua sự tham gia đầy đủ của họ và với chi phí mà cộng đồng và đất nước có thể chấp nhận được để duy trì ở một giai đoạn phát triển trong tinh thần tự lực và tự quyết. CSSKBĐ là giải pháp để đạt đến mục tiêu “Sức khỏe cho mọi người vào năm 2010” do Tổ chức Y tế thế giới khởi xướng và hầu hết các Quốc gia chấp nhận. Các nhu cầu thiết yếu của CSSKBĐ ở Việt Nam :  Giáo dục sức khỏe.  Cung cấp nước sạch và thanh khiết môi trường. 2
  • 3. Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và KHHGĐ.  Tiêm chủng mở rộng phòng chống 6 bệnh truyền nhiễm cho trẻ em.  Phòng chống các dịch bệnh lưu hành địa phương.  Chữa các bệnh và xử trí các vết thương thông thường.  Dinh dưỡng hợp lý và bảo đảm an tòan thực phẩm.  Đảm bảo thuốc thiết yếu.  Quản lý sức khỏe.  Kiện tòan mạng lưới y tế cơ sở. WHO và INC đã thống nhất nhận định sự cấp thiết hướng ĐDVCĐ vào CSSKBĐ như chìa khóa để mang lại cho sức khoẻ cho mọi người. ĐDVCĐ cần đào tạo và thích hợp theo định hướng CSSKBĐ, được trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên biệt và mức độ phức tạp trong công việc, vì hằng ngày họ phải ra rất nhiều các quyết định khác nhau. Như chúng ta đều biết cộng đồng, gia đình cá nhân là một tập hợp những đặc điểm về thể chất, bệnh tật, tâm lý, tinh thần, xã hội, văn hoá và tín ngưỡng. Những sự can thiệp của ĐDVCĐ vào cá nhân, gia đình và CĐ góp phần cho sức khoẻ của nhóm và toàn thể nhân dân. 3
  • 4. II. QUI TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG CỘNG ĐỒNG (QTĐDCĐ) MỤC TIÊU: 1. Định nghĩa được qui trinh điều dưỡng cộng đồng. 3. Vẽ được sơ đồ của qui trình điều dưỡng. 2. Trình bày được 5 bước của quy trình điều dưỡng của cá nhân, gia đình, cộng đồng NỘI DUNG: Định nghĩa QTĐDCĐ là một hệ thống các hoạt động đã được định trước để đạt những mục tiêu nhằm phục hồi, duy trì, phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ và thỏa mãn các nhu cầu chăm sóc cho ”khách hàng” (các cá nhân, gia đình và cộng đồng). Qui trình điều dưỡng cá nhân Qui trình điều dưỡng cộng đồng Đối với gia đình và cộng đồng: Nhận định nhu cầu chăm sóc cho gia đình và cộng đồng ta vừa dựa vào phương pháp nhận định cá nhân vừa dựa vào kỹ năng của y tế cộng đồng. Đó là:  Xác định vấn đề sức khoẻ và chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên  Lựa chọn giải pháp chăm sóc và kỹ thuật chăm sóc. Thu thập và xác định các chỉ số: Các chỉ số sức khoẻ cần thiết như số sinh, số chết, số kết hôn, số có thai, số trẻ mới đẻ dưới 2500g, số trẻ suy dinh dưỡng … Các chỉ số phục vụ y tế như số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng, số phụ nữ khám thai, số lần truyền thông giáo dục sức khoẻ, số cặp vợ chồng chấp nhận biện pháp tránh thai. 4
  • 5. Các chỉ số về kinh tế-xã hội cần thiết như số hộ đói nghèo, số nghiện hút, nhiễm HIV … Xác định vấn đề sức khoẻ: Để xác định vấn đề sức khoẻ ta có thể dựa vào các tiêu chuẩn sau:  Các chỉ số của vấn đề ấy đã vượt quá mức bình thường chưa?  Cộng đồng đã biết rõ vấn đề ấy chưa?  Vấn đề có khả năng giải quyết được không?  (Tự giải quyết hoặc đề nghị trên giúp giải quyết) Có thể sử dụng bảng điểm với 4 tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khoẻ Điểm  Các chỉ số biểu hiện vấn đề đã vượt quá mức VĐ1 VĐ VĐ 3 bình thường 2  Cộng đồng đã biết tên của vấn đề và có phản ứng rõ ràng  Đã có dự kiến hành động của nhiều ban ngành  Ngoài số CBYT trong cộng đồng đã có một nhóm người khá thông thạo vấn đề CỘNG  Cách cho điểm: 3 điểm: rất rõ ràng 2 điểm: rõ ràng 1 điểm: có thể không rõ lắm 0 điểm: không có, không rõ  Nhận định kết quả: Từ 9-12 điểm: có vấn đề sức khoẻ trong cộng đồng. Dưới 9 điểm: vấn đề chưa rõ Lựa chọn vấn đề và chăm sóc ưu tiên: Sau khi xác định các vấn đề sức khoẻ, bạn có thể thấy trong cộng đồng có nhiều vấn đề sức khoẻ. Lúc này bạn phải lựa chọn ưu tiên, vì không thể coi các vấn đề như nhau và không thể giải quyết ngay mọi vấn đề được. Để lựa chọn ưu tiên, người ta sử dụng 1 bảng điểm để cân nhắc từng tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn xác định ưu tiên Điểm 1. Mức độ phổ biến của vấn đề (nhiều người mắc hoặc VĐ1 VĐ VĐ 3 liên quan) 2 5
  • 6. 2. Gây tác hại lớn (tử vong, tàn phế, tổn hại kinh tế xã hội ..) 3. Anh hưởng đến lớp người khó khăn (nghèo khổ, mù chữ, vùng hẻo lánh … 4. Đã có kỹ thuật, phương tiện giải quyết 5.Kinh phí chấp nhận được 6. Cộng đồng sẵn sàng tham gia giải quyết CỘNG  Cách cho điểm: giống xác định vấn đề sức khỏe  Nhận định kết quả: cộng dồn điểm từng vấn đề, xét giải quyết ưu tiên từ vấn đề có điểm cao đến vấn đề có điểm thấp. Lập kế hoạch điều dưỡng: gồm các bước:  Xác định những vấn đề chăm sóc ưu tiên  Quyết định những mục tiêu để đạt được trong quá trình chăm sóc  Chọn lựa và sắp xếp các hoạt động chăm sóc  Hòan thành văn bản kết hoạch chăm sóc. Kế hoạch điều dưỡng cho các cá nhân người bệnh Xác định những vấn đề ưu tiên: _ Dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của người điều dưỡng. Trước tiên phải xem vấn đề cần được quan tâm, rồi quyết định vấn đề khó khăn nào của người bệnh phải được giải quyết ngay. Người điều dưỡng luôn đặt ra những câu hỏi: _ Vấn đề có đe dọa sự sống nghiêm trọng không? Có ảnh hưởng đến an toàn tính mạng của người bệnh không? _ Vấn đề phải là những nhu cầu cấp thiết và cơ bản mà người bệnh cần không? _ Những vấn đề đó người bệnh và gia đình có biết không? Quyết định các mục tiêu: _ Mục tiêu chăm sóc phải thích hợp với người bệnh và cơ sở. Nó là căn cứ cho việc lượng giá kết quả trong quá trình chăm sóc, vậy ý nghĩa của mục tiêu là: _ Định hướng cho lập kế hoạch chăm sóc _ Cung cấp sự chỉ dẫn để thiết lập các hoạt động chăm sóc. _ Tạo cho điều dưỡng ý thức theo dõi các điễn biến của kết quả c hăm sóc. _ Cung cấp tiêu chuẩn để đánh giá các hoạt động chăm sóc Chọn lựa và sắp xếp các họat động CS: _ Khi thiết lập các hoạt động chăm sóc, người điều dưỡng phải xem xét , tính toán các phương tiện , thiết bị, nguồn lực sẵn có , cũng như khả năng nhân viên , thời gian, tình hình thực tế của bệnh nhân, gia đình và cộng đồng 6
  • 7. _ Mỗi hoạt động chăm sóc có thể thực hiện một lần hoặc phải thực hiện nhiều lần . những hoạt động phải được các điều dưỡng viên biết rõ và thống nhất hành động . _ Mục đích cuối cùng của các hoạt động chăm sóc là giúp cho người bệnh , gia đình , cộng đồng đạt được các nhu cầu cơ bản, mau chóng lành mạnh, trở lại cuộc sống bình thường . Cách viết mệnh lệnh chăm sóc (hoạt động chăm sóc): Các mệnh lệnh chăm sóc phải được viết bằng những từ đơn giản và phải được các nhân viên y tế hiểu được: _ Phải viết rõ ngày tháng ra mệnh lệnh _ Câu mệnh lệnh bắt đầu bằng động từ hành động. _ Nội dung mệnh lệnh phải rõ ràng: ở đâu, cái gì sẽ được làm, cái gì là cần thiết để thực hiện hoạt động này, nó phải được làm như thế nào? _ Thời gian: trong khỏang thời gian nào , qui định thời gian như thế nào? _ Ký tên : người điều dưỡng viết mệnh lệnh phải ký tên của mình. Viết hoàn thành văn bản kế hoạch CS “Phiếu” kế hoạch chăm sóc được thực hiện cùng với phiếu điều trị Bản kế hoạch chăm sóc là tài liệu chuyên môn và là tài liệu khoa học vì vậy cần bổ sung , hoàn thiện thường xuyên và lưu trữ , giữ gìn. Lập KHCS cho gia đình và cộng đồng: Nội dung của KHCS cho gia đình và cộng đồng cũng bao gồm những nội dung của KHCS cho cá nhân, nhưng bao quát hơn. KHCS cho cá nhân các hoạt động chủ yếu là kỹ năng điều dưỡng cơ bản, còn KHCS cho gia đình và cộng đồng lại tích cực sử dụng ngôn ngữ và kỹ năng y tế công cộng để xây dựng KH. Vì vậy có mẫu KH cho cá nhân và mẫu lập KH cho gia đình và cộng đồng. Xác định “vấn đề” ưu tiên:  Liệt kê các “vấn đề”  Phân tích “vấn đề”  tìm nguyên nhân xác định “vấn đề” ưu tiên. Xây dựng các mục tiêu chăm sóc: Mục tiêu là “điều” ta mong muốn đạt được và có thể đo được kết quả. Quyết định giải pháp: Là những biện pháp (con đường thích hợp để giải quyết nguyên nhân của vấn đề. Từ giải pháp sẽ định ra các hoạt động. Xác định các hoạt động: Là những bước hoặc công việc phải làm phải làm để đạt mục tiêu. Lập kế hoạch hành động Cần tiến hành theo các bước sau: _ Xác định các hoạt động cần phải hoàn thành để đạt mục tiêu và thứ tự tiến hành 7
  • 8. _ Xác định nội dung công việc phải làm cho từing bước và phân công trách nhiệm cho từng người _ Xác định thời gian cụ thể hoàn thành _ Xác định nguồn lực(người, phương tiện , kinh phí) _ Dự kiến trước kết quả công việc(đầu ra) B.Thực hiện kế hoạch điều dưỡng Khi trỉển khai thực hiện KHCS, người ĐD vừa phải thực hiện mệnh lệnh chăm sóc, vừa thực hiện các y lệnh điều trị. Do vậy, người ĐD phải thông thạo kỹ thuật và trách nhiệm rất cao trong cộng việc của mình, ta có thể nhận xét, so sánh giữa thực hiện CS cá nhân và CS cộng đồng sau đây: Với cá nhân Với gia đình và cộng đồng 1.An ủi, giúp đỡ người bệnh 1. Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn 2.Thực hiện kỹ thuật chăm sóc 2. Tổ chức và vận động thực hiện 3. Theo dõi diễn biến bệnh 3. Giám sát thường xuyên 4. Báo cáo thường xuyên (BS, y tá 4. Liên tục trao đổi với gia đình và cộng trưởng) đồng Đánh giá điều dưỡng: Đánh gia điều dưỡng là kiểm tra lại KHCS đã tốt chưa? Thực hiện chăm sóc có kết quả như thế nào ? 1* Với cá nhân (người bệnh)  Hành động CS có thực hiện theo KH không?  Các diễn biến người bệnh và đáp ứng CS có kịp thời không?  Các y lệnh điều trị có được thực hiện không?  Tình hình tiến triển của NB hiện nay ? o Nếu tốt lên thì thực hiện như kế hoạch đã lập o Nếu chưa tốt thì: _ Tìm nguyên nhân _ Bàn bạc với gia đình _ Điều chỉnh KHCS _ Chuyển viện 2* Với gia đình và cộng đồng:  Kết quả có đạt được như mục tiêu đề ra không?  Kết quả có hiệu quả không?  Nếu không đạt được mục tiêu phải tìm các nguyên nhân về tổ chức, phương pháp, các nguồn lực? … Rồi bàn bạc với gia đình và cộng đồng xác định lại mục tiêu, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình trạng và nhu cầu CS thực tế. 8
  • 9. III. THĂM VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TẠI GIA ĐÌNH (VÃNG GIA) MỤC TIÊU: 1. Trình bày được sức khỏe gia đình về: định nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng, các chỉ số 2. Trình bày các bước thực hiện chăm sóc sức khỏe tại gia đình. NỘI DUNG: CHĂM SÓC SỨC KHOẺ GIA ĐÌNH Thế nào là gia đình? Gia đình là những người có huyết thống , “ máu mủ” ( như cha mẹ + con cái hoặc ông bà + cha mẹ + con cái …) gắn bó và sống với nhau dưới một mái nhà chung . Vị trí và vai trò của gia đình Gia đình là “ tế bào “ của xã hội . Gia đình là “ xã hội thu nhỏ” và cộng đồng là một tập hợp bởi nhiều gia đình Con người và sức khỏe gia đình là tiềm năng , là nguồn tài nguyên cơ bản và giá trị nhất của xã hội . Cấu trúc gia đình Mô hình gia đình hạt nhân hoặc gia đình mở rộng , nghĩa là có thể chỉ có một thế hệ , hoặc hai thế hệ hoặc có thể nhiều thế hệ chung sống với nhau . Ngày nay người ta khuyến khích mô hình gia đình nhỏ đề dễ dàng thích nghi với sự biến động của xã hội . Sức khỏe gia đình Định nghĩa Sức khỏe gia đình Sức khỏe gia đình cũng phải dựa trên định nghĩa sức khỏe của WHO Sức khỏe gia đình phải xét trên hai lĩnh vực :  Tiềm năng sức khỏe gia đình bao gồm sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần và sức khỏe xã hội.  Tình trạng sức khỏe gia đình , trước tiên là kiểu gia đình và sự cấu thành sức khoẻ của từng thành viên trong gia đình. 9
  • 10. Theo sơ đồ : Thể chất SKGĐ Tâm thần-xã hội Bệnh tật-khuyết tật Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình :  Môi trường thiên nhiên  Kinh tế  Môi trường văn hoá  Y tế Chăm sóc tại gia đình : bao gồm:  Chăm sóc sức khỏe gia đình lành mạnh (duy trì sức khỏe)  Chăm sóc người ốm và khuyết tật (khôi phục sức khoẻ)  Gửi người bệnh nặng (vượt khả năng) của gia đình lên tuyến trên (kế hoạch điều dưỡng)  Giáo dục sức khỏe gia đình (nâng cao sức khoẻ)  Tư vấn sức khỏe gia đình Đối tượng ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe gia đình là phụ nữ có thai, trẻ em và người cao tuổi. Chỉ số Sức khỏe gia đình  Sức khoẻ bà mẹ: giảm % chết mẹ, số lần mang thai, tiêm VAT thai phụ.  Sức khoẻ trẻ em: giảm % bệnh chết trẻ dưới 1 và dưới 5 tuổi, giảm số trẻ sơ sinh < 2500g.  Tăng các dịch vụ sức khoẻ cho bà mẹ, trẻ em, người già: khám chữa bệnh , khám thai, tiêm chủng , dinh dưỡng, thăm viếng gia đình , truyền thông giáo dục sức khỏe …  Tham gia của gia đình vào chăm sóc sức khoẻ: phong trào 3 sạch 4 diệt , gia đình văn hóa vệ sinh…… VAI TRÒ ĐDVCĐ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE GIA ĐÌNH Người bảo trợ:  Thường xuyên có mặt để hổ trợ SKGĐ.  Thay mặt GĐ trao đổi với BS, ĐD và tuyến trên cũng như với tổ trưởng, UB … Người giáo dục tư vấn:  Chọn VĐ và giáo dục thường xuyên. 10
  • 11.  Sẵn sàng tư vấn hướng dẫn các gia đình khi có yêu cầu. Người chăm sóc:  Thực hiện các kỹ thuật CS tại nhà theo KHCS  Chuyển người bệnh lên tuyến trên (cầu nối giữa GĐ và tuyến trên) Người quản lý  Hướng dẫn GĐ tự CS cùng duy trì SKGĐ  Cập nhật và theo dõi hồ sơ thường xuyên, liên tục. Người làm mẫu và gương mẫu:  Hướng dẫn cụ thể, chuẩn xác, mẫu mực, chu đáo cho các thành viên GĐ thao tác CS và hành vi SK lành mạnh.  Người ĐDCĐ phải làm trước, thường xuyên để các gia đình và CĐ noi theo. THĂM GIA ĐÌNH Gia đình là 1 đơn vị chăm sóc sức khoẻ cơ bản của điều dưỡng cộng đồng. Thăm GĐ là 1 nhiệm vụ của người ĐDCĐ, đòi hỏi phải được huấn luyện tốt cả về kỹ năng giao tiếp và khả năng ứng xử, giúp cho người ĐDCĐ thích nghi với mọi hoàn cảnh trong hoạt động CSSKBĐ tại cộng đồng. 1. Mục đích thăm gia đình 1.1. Hỗ trợ cho gia đình có sức khoẻ tốt hơn: bằng các phương pháp như giáo dục SK, hướng dẫn một số kỹ năng thực hành đơn giản dễ làm để họ tự CS sưc khoẻ cho họ, giúp một số phương tiện làm thuốc và hướng dẫn tự chăm sóc 1 số bệnh đơn giản. 1.2. Để xác định các vấn đề sức khoẻ của gia đình: qua trao đổi trực tiếp với GĐ để biết những ai khoẻ mạnh, cá nhân mắc bệnh thông thường hay nặng và xác định cá nhân và gia đình có nguy cơ mắc bệnh cao. 1.3. Để giúp GĐ giải quyết các vấn đề SK: bệnh thông thường ĐT và CS tại nhà, bệnh nặng kết hợp với nhóm y tế tuyến trên, GDSK để giập tắt nguy cơ gây bệnh. 1.4. Hướng dẫn cho GĐ những KN để tự CS sức khoẻ: luyện tập, cách ăn dặm .. 1.5. Trao đổi với GĐ đã thực hiện được những gì sau mỗi lần đến thăm: đến thăm từ lần 2 thì phải đọc lại hướng dẫn và đánh giá lần trước. Kiểm tra mức độ thực hiện. Củng cố, bổ xung và vẫn chăm sóc theo dõi tiếp. 1.6. Để đánh giá tình hình SKGĐ: ghi vào hồ sơ theo dõi và quản lý lưu trữ. 2. Thực hiện thăm gia đình Chuẩn bị  Xây dựng lịch thăm tại gia: ngày nào thăm gia đình nào 11
  • 12.  Với GĐ lần đầu đến thăm, xem số liệu hồ sơ có sẵn của GĐ về nghề nghiệp, lịch sinh hoạt hàng ngày, rồi dự đoán và đặt lịch với GĐ. Đến lần 2 thì trước khi đi phải xem lại đánh giá những lần khám trước.  Chọn giờ đi thăm thích hợp với mỗi GĐ: nên chọn giờ nghỉ ngơi.  Cán bộ y tế phải mặc trang phục chỉnh tề, chuẩn bị 1 số dụng cụ y tế và thuốc thông thường. Phương pháp: trao đổi trực tiếp với từng thành viên trong GĐ và những người chủ GĐ. Học tập đóng vai trước khi đến thăm GĐ. 3. Qui trình thăm gia đình  Chào hỏi và giới thiệu tên, nhiệm vụ của mình (đưa giấy giới thiệu nếu là mới đến)  Giải thích mục đích đến thăm là chăm sóc SKGĐ  Xây dựng mối quan hệ tốt giữa điều dưỡng và gia đình bằng thái độ hành vi của mình, gây lòng tin cho gia đình  Lượng giá cá nhân và gia đình (qua trao đổi): CBYT đánh giá tình trạng sức khoẻ hiện tại và các nguy cơ gây bệnh để có hướng giải quyết (lập kế hoạch)  Thực hiện quy trình ĐD đối với cá nhân và GĐ: giáo dục SK, CS tại chổ  Trước khi kết thúc: cùng GĐ tóm tắt các công việc đã trao đổi và thống nhất. Đặt lịch cho lần thăm sau. Cám ơn và chào tạm biệt trước khi về.  Lập hồ sơ sức khỏe cho gia đình: ghi các dữ kiện quan trọng cần lưu trữ lần sau (ví dụ bệnh mãn tính theo mẫu Bộ y tế). Có thể ghi nhanh trong khi thăm GĐ hoặc về TYT ghi chép tóm tắt lại. Thường xuyên cập nhật và quản lý hồ sơ sức khoẻ của các gia đình. Kỹ năng nói chuyện với gia đình Nói chuyện với nhân dân trong gia dình ở CĐ sẽ khác với việc làm bệnh án cho bệnh nhân ở trạm y tế. Và nơi đang nói chuyện là mái nhà của họ. Nơi đó họ là Chủ, bạn là khách. Hãy làm theo các gơi ý sau đây để tiếp cận các thành viên trong gia đình:  Hãy chuẩn bị vài câu hỏi chung để hỏi  An mặc nghiêm chỉnh. Vẻ bề ngoài cũng gây ấn tượng đối với gia đình  Hãy đọc và dùng cách chào hỏi thông thường của cộng đồng.  Hãy quan sát hành vi của thành viên GĐ. Nhận xét xem họ PU với bạn như thế nào. Ngáp hay cái nhìn nóng nảy có thể bảo bạn rằng bạn nói nhiều quá.  Nên hiểu rằng có 1 số người không tin vào những người mà họ không biết. Họ có thể do dự khi cung cấp thông tin.  Hãy lưu ý giữa sự khác biệt về giới và tuổi tác giữa bạn và người dân và hãy ra kế hoạch phù hợp. CBYT nam giới đến thăm 1 phụ nữ tại nhà phải lưu ý về cách lịch thiệp thông thường với phụ nữ trong cộng đồng. Có thể phải có 1 CBYT là phụ nữ cùng đi, tương tự như vậy, CBYT nữ đến thăm 1 người đàn ông tại nhà cũng phải lưu ý về thái độ cộng đồng đối với phụ 12
  • 13. nữ. Hãy ra khỏi nhà dân ngay khi bạn hoạc người khác cảm thấy bất tiện. Hãy trở lại cùng với 1 CBYT khác.  Chú ý để hiểu con người hơn là thu thập câu trả lời cho câu hỏi của bạn. Mối quan hệ mà bạn xây dựng được với các thành viên gia đình còn quan trọng hơn là các sự kiện. Thu thập thông tin thì dễ, nhưng thiết lập được mối quan hệ thì khó nếu người dân cảm thấy rằng điều bạn muốn ở họ là tìm hiểu thông tin. * Hãy làm theo các gợi ý sau đây khi bạn bắt đầu cuộc nói chuyện:  Hãy bắt đầu bằng câu chuyện thân mật. Không hỏi thẳng các câu hỏi. Hãy động viên người dân nói về một điều gì mà bạn đang quan tâm.  Hãy biểu lộ sự kính trọng họ. Việc giao tiếp sẽ tốt hơn khi tiếp cận với người khác 1 cách bình đẳng. Hãy nói chuyện với lòng thành thật mong muốn học tập.  Hãy biểu lộ lòng nhiệt tình với ý nghĩ cùng làm việc về SKGĐ. Nếu bạn không quan tâm đến công việc của bạn thì người khác cũng không quan tâm.  Hãy tỏ ra thân thiện. Hãy biểu lộ rằng bạn đang quan tâm đến SKGĐ. Lòng tin là quan trọng để cùng làm việc.  Hãy sử dụng các từ ngữ mà người khác có thể hiểu được. Nên tránh dùng ngôn ngữ y học. Hãy nói các ý đơn giản. Hãy nói bằng tiếng địa phương hoặc thổ ngữ.  Hãy khen ngợi các tập quán lành mạnh mà người dân hoặc GĐ họ đang thực hiện. Nếu cả ba và mẹ cũng có mặt, hãy khen ngợi cả 2.  Tránh những câu hỏi chỉ trả lời “có” hoặc “không”.  Hãy tươi cười  Hãy lắng nghe. Hãy cứ để cho người khác nói là chính. Đừng ngắt lời. Đừng tranh cãi. Làm cho người ta giận thì bạn sẽ không có thông tin.  Hãy đúng mực. Nếu bạn không có thông tin đúng thì hãy khiêm tốn bảo rằng bạn không biết. Hày tự mình đính chính. Bạn sẽ làm mất lòng tin của người khác nếu họ không tin vào lời bạn nói.  Hãy tỏ ra tin vào ý nghĩ của người khác.  Hãy ghi chép ngắn gọn. Bạn sẽ làm cho người khác sao lãng nếu bạn viết quá lâu hoặc cứ nhìn quá nhiều vào tờ giấy hoặc biểu mẫu của bạn.  Khi kết thúc câu chuyện, hãy tóm tắt các thông tin mà bạn đã đạt được. Hãy để cho người khác nói chuyện có thể sữa chữa bất kỳ nhầm lẫn nào.  Hãy tạm biệt gia đình 1 cách vui vẻ, thoải mái và bạn sẽ hẹn gặp lại. Hãy cảm ơn GĐ và khẳng định rằng cuộc nói chuyện rất có giá trị.  Không được hứa với GĐ bất cứ điều gì mà bạn sẽ không làm.  Hãy ghi lại ngay cuộc nói chuyên trước khi bạn quên hết các thông tin quan trọng. 13
  • 14. IV. QUẢN LÝ SỨC KHOẺ TẠI TRẠM Y TẾ MỤC TIÊU: 1. Hiểu được khái niệm về quản lý, quản lý áp dụng vào chăm sóc sức khoẻ 2. Trình bày được cách thu thập và cách tính các chỉ số sức khoẻ NỘI DUNG: QUẢN LÝ 1. Khái niệm về quản lý: Quản lý là một khoa học và nghệ thuật. Có nhiều khái niệm và định nghĩa về quản lý:  Quản lý là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được mục tiêu.  Quản lý là “Làm cho mọi việc cần làm” phải trở thành hiện thực” 2. Ap dụng khái niệm Quản lý vào CSSK  Quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu, là làm cho CSSKBĐ được thực hiện.  QL sức khoẻ cộng đồng là quá trình xác định vấn đề sức khoẻ, Quyết định mục tiêu, Lập KH, Điều hành giám sát thực hiện, và Đánh giá KQ đạt được. 3. Chức năng và quy trình quản lý: gồm 3 giai đoạn then chốt là:  Lập kế hoạch  Thực hiện kế hoạch  Đánh giá LKH THKH ĐG CHẨN ĐOÁN CỘNG ĐỒNG Một cộng đồng đều có “Vấn đề sức khoẻ” riêng. Vì vậy, để xác định đúng các “Vấn đề sức khoẻ”, người ĐD cộng đồng phải sử dụng thành thạo kỹ thuật chẩn đoán cộng đồng. 1. Thông tin và các chỉ số sức khoẻ 1.1. Lý do thu thập thông tin  Là nhiệm vụ thường xuyên để theo dõi các biến động về sức khỏe của cộng đồng.  Phục vụ cho lập kế hoạch bằng các chỉ số và dữ kiện  Phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo. 14
  • 15. 1.2. Phương pháp thu thập thông tin: thường có 3 cách hay 3 nhóm thông tin:  Nghiên cứu sổ sách báo cáo: sổ sách của trạm y tế, của chính quyền ..  Quan sát trực tiếp: có 3 phương pháp  Dùng bảng kiểm tra để quan sát 1 sự vật, 1 địa điểm  Khám sàng lọc để phát hiện những người có nguy cơ hay 1 bệnh tiềm ẩn  XN để chẩn đoán bệnh và điều tra % mắc 1 bệnh nào đó trong cộng đồng  Vấn đáp với cộng đồng: 3 phương pháp  Phỏng vấn các cá nhân, các hộ gia đình, CBYT, cán bộ quản lý …  Gửi bảng câu hỏi soạn sẵn để thu thập các câu trả lời  Thảo luận với nhóm người quan tâm và có liên quan 1.3. Các chi số sức khoẻ: tuỳ trường hợp và mục tiêu cụ thể, cần thu thập các chỉ số khác nhau. Chọn lọc kỹ vì không thể thu thập hết được. Bốn loại chỉ số : 1.3.1. Chỉ số về dân số:  Số dân trung bình, số dân theo giới và theo lứa tuổi (quan trọng nhất là số trẻ <1 tuổi và phụ nữ có chồng từ 15-49t )  Tỷ suất tử vong: thô, theo giới, theo tuổi (<1 tuổi), mẹ.  Tỷ suất sinh thô và % phát triển dân số 1.3.2. Chỉ số về kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường  Phân bố nghề nghiệp, số ngừơi đủ ăn và thiếu ăn, thu nhập bình quân/người, bình quân ruộng / đầu người ..  % người mù chư / dân số. Tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi lao động.  % gia đình có phương tiện truyền thông. Số gia đình lễ bái khi có người ốm  Số liệu về vệ sinh và ô nhiễm 1.3.3. Chỉ số về sức khoẻ và bệnh tật:  10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất, 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất  Số trẻ <5 tuổi mắc 1 trong 6 bệnh tiêm chủng. Số trường hợp mắc phải báo cáo lên trên (SXH, viêm não, dịch hạch ..)  Số trẻ suy dinh dưỡng, sơ sinh có cân nặng < 2500g  Số phụ nữ có thai không tăng trọng đủ 9kg trong kỳ mang thai 1.3.4. Chỉ số về phục vụ y tế:  Số CBYT các loại và người hành nghề y tế tư nhân  Trang thiết bị của trạm y tế và của y tế tư nhân  Kinh phí y tế được cấp theo đầu người  Số người đến khám và không đến khám tại trạm y tế.  Số người đến khám và mua thuốc tư nhân  Số lượt người được giáo dục sức khoẻ  Số trường hợp đặt vòng tránh thai, hút điều hoà kinh nguyệt 15
  • 16.  Số thai phụ được khám thai đủ 3 lần và tiêm VAT, sản phụ đẻ khó  Số trẻ <1 tuổi được tiêm chủng đủ 7 loại vacxin  Số gia đình có nước sạch và hố xí hợp vệ sinh  Số lượng muối iôt tiêu thụ theo đầu người. 2. Xác định “vấn đề” sức khoẻ (xem bài lượng giá nhu cầu) 3. Chẩn đoán cộng đồng 3.1. Đặc điểm giữa  lâm sàng và  cộng đồng   LS: khi người bệnh đến với CBYT, vì 1 vấn đề sức khoẻ nào đó thì người CBYT chẩn đóan xem bệnh nhân đó mắc bệnh gì bằng thăm khám lâm sàng và xét nghiệm . Rồi điều trị   cộng đồng: khi 1 cộng đồng có 1 vấn đề sức khoẻ nào đó thì người CBYT xem vấn đề đó là gì bằng phương pháp dịch tễ học. Sau khi  được vấn đề y tế của cộng đồng thì giải quyết vấn đề đó bằng pp có sự tham gia của cộng đồng. Vậy  cộng đồng là phương pháp mà người CBYT sẽ sử dụng để xác định vấn đề y tế của cộng đồng nhằm giải quyết vấn đề y tế đó với sự tham gia của cộng đồng. 3.2. Khi nào chẩn đoán cộng đồng: Hàng tháng, người CBYT cơ sở đi thăm các gia đình trong cộng đồng. Khi đi thăm hỏi, qua câu chuyện với các thành viên trong cộng đồng, người CBYT có thể phát hiện ra những vấn đề y tế cần được xác định. Đồng thời, hàng tháng, người CBYT cơ sở mở các sổ sách thống kê và tính các chỉ số y tế cần được xác định như đã trình bày trong phần các chỉ số y tế như:  Tỷ lệ dẫn đến khám bệnh tăng lên bất thường  Tỷ lệ những trường hợp phải chuyển tuyến tăng lên bất thường  Tỷ lệ phụ nữ có thai được đăng ký, theo dõi thai nghén quá thấp.  Tỷ lệ trẻ em đẻ thiếu cân < 2500g quá thấp LẬP KẾ HOẠCH Kế hoạch là một chu trình bao gồm các bước nối tiếp nhau có thứ tự như sau: - Phân tích thực trạng trong một bối cảnh, điều kiện thực tại. - Phát hiện các vấn đề và lựa chọn các ưu tiên. - Phân tích vấn đề  tìm nguyên nhân - Xác định mục tiêu. - Lựa chọn các chiến lược, giải pháp, biện pháp. - Lập kế hoạch hành động. - Điều hành và giám sát. - Đánh giá kết quả. GIÁM SÁT 16
  • 17. Giám sát là giúp đở, hướng dẫn, tháo gỡ và động viên khắc phục mặt yếu, phát huy mặt mạnh để ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn. Giám sát cũng có nghĩa là kiểm tra, nhưng là quá trình hỗ trợ và huấn luyện thường xuyên. ĐÁNH GIÁ  Đánh gía là để đo lường kết quả của một công vịêc. Để đánh giá tốt phải dựa vào : - Mục tiêu đề ra - Nội dung của bảng kế hoạch hành động  Kỹ thuật đánh giá: Thực hiện đánh giá có thể bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Đánh giá đòi hỏi kỹ thuật tinh xảo và tinh tế, nhằm đảm bảo tính giá trị và dộ tin cậy của hoạt động. o Bảng kiểm o Thang điểm o Bảng phỏng vấn o Kỹ thuật giao tiếp o Báo cáo 17
  • 18. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Đức Mục, QUILLIAN Janet, Sổ tay giảng dạy điều dưỡng cộng đồng, tài liệu tham khảo, Hà nội 2002. [2] SIDA – INDEVELOP (lãnh vực đào tạo), Sổ tay hường dẫn điều dưỡng cộng đồng, tài liệu tham khảo, 1998. [3] Chương trình hợp tác y tế Việt Nam- Thuỵ Điển, Hướng dẫn giáo viên đào tạo điều dưỡng cộng đồng, tài liệu tập huấn giáo viên đào tạo điều dưỡng cộng đồng, 1996 18