SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 16
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Phần 1

TÌM HIỂU BỘ ĐIỀU KHIỂN MẠNG VÔ TUYẾN RNC2600
                CỦA NOKIA SIEMENS NETWORKS



1. Chức năng của RNC trong hệ thống WCDMA

       RNC là phần tử mạng chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên vô tuyến và quản lý
viễn thông trong mạng truy nhập vô tuyến (RAN-Radio Access Network) WCDMA,
bao gồm các nhiệm vụ:

- Quản lý tài nguyên vô tuyến:

   •   Quản lý cấu hình kênh hợp tác với quy hoạch mạng, bao gồm thiết lập kênh,
       điều khiển công suất, điều khiển chuyển giao.

- Quản lý viễn thông:

   •   Xử lý mặt phẳng người dùng cho phạm vi chuyển mạch gói và chuyển mạch
       kênh của mạng lõi.

   •   Quản lý vị trí và nối kết.

   •   Phân bổ kênh lưu lượng cho giao diện Iub.

   •   Chuyển mạch và ghép kênh ATM.

   •   Truyền dẫn ATM trong SDH hoặc PDH.

   •   Truyền dẫn nền tảng IP trong Ethernet.

   •   Các chức năng bảo mật như kiểm tra tính toàn vẹn và mã hóa.

   •   Báo hiệu tắc nghẽn trên kênh truyền giữa RNC và MSC.

   Về mặt logic, RNC có ba vai trò: RNC điều khiển (CRNC), RNC phục vụ (SRNC)
và RNC trôi (DRNC).

2. Tìm hiểu về RNC2600
Hình 2.1: Bộ điều khiển mạng vô tuyến của Nokia Siemens Networks
                                 RNC2600

   Bộ điều khiển mạng vô tuyến của Nokia Siemens Networks RNC2600 là
thiết bị cơ bản được xây dựng dựa trên nền tảng sử dụng chuyển mạch gói.
Chức năng chính của RNC là điều khiển và quản lý mạng truy nhập vô tuyến
(RAN) và các kênh vô tuyến. RNC được thiết kế để sử dụng hiệu quả các tài
nguyên vô tuyến và việc vận hành và bảo dưỡng được dễ dàng.

2.1 Chức năng của RNC2600

2.1.1 Quản lý nguồn vô tuyến (RRM)

    Phổ vô tuyến có sẵn được sử dụng có hiệu quả để tối ưu độ phủ sóng của
các cell, dung lượng cell, và chất lượng dịch vụ theo các mục tiêu quy hoạch
mạng lưới nhờ các thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến tiên tiến (điều
khiển tải, điều khiển chuyển giao, điều khiển thu nhận, điều khiển công suất
và lập lịch cho gói tin).
RRM quản lý các kênh cấp phát, đó là số lượng các kênh lưu lượng và các
kênh báo hiệu có thể được sử dụng đồng thời trong RAN. RRM có thể được
chia ra thành các chức năng dựa trên nền mạng và các chức năng dựa trên nền
nối kết được chỉ ra trong hình dưới:




                    Hình 2.2: Quản lý tài nguyên vô tuyến



    Một vài chức năng mạng cơ sở (điều khiển thu nhận và lập lịch cho gói
tin) làm việc dựa theo cơ sở sự kiện, tức là các yêu cầu dịch vụ được xử lý khi
chúng đến. Điều khiển tải là một quá trình xử lý liên tục theo dõi tải của cell
và quản lý các tải khi cần thiết.

   Các chức năng dựa trên nền nối kết (điều khiển công suất và điều khiển
chuyển giao) được kích hoạt khi một đường vô tuyến được chỉ định để kết
nối.

   • Điều khiển thu nhận (AC)

   Điều khiển thu nhận (AC) được sử dụng để duy trì sự ổn định và để đạt
được dung lượng lưu lượng cao của RAN. Thuật toán AC được thực thi khi
kênh truy nhập vô tuyến được thiết lập hoặc thay đổi

   •   Điều khiển tải (LC)

   LC đảm bảo chắc chắn rằng hệ thống không bị quá tải và ổn định. Tuy
nhiên, nếu hệ thống bị quá tải, hệ thống sẽ quay trở lại trạng thái tải bình
thường tuyến một cách nhanh chóng và có kiểm soát được định nghĩa bởi quy
hoạch mạng vô tuyến.

   • Điều khiển công suất (PC)
Mục tiêu của điều khiển công suất (PC) là đạt được tỉ lệ tín hiệu trên
nhiễu (SIR) tối thiểu, điều này cần thiết để nối kết đạt chất lượng. PC làm
việc trên tuyến cơ sở đường truyền vô tuyến.

    • Điều khiển chuyển giao (HC)

   Điều khiển chuyển giao (HC) của RAN hỗ trợ các chuyển giao mềm và
chuyển giao cứng. Chuyển giao được điều khiển bởi RNC, nhưng cả UE và
RNC có thể khởi xướng chúng.

    • Lập lịch cho gói tin (PS)

   Lập lịch cho gói tin (PS) là một tính năng chung, nó đảm bảo hoạt động
lập lịch tài nguyên vô tuyến cho các kênh truyền không yêu cầu thời gian
thực.

2.1.2 Vận hành và bảo dưỡng

   Vận hành và bảo dưỡng là các phương tiện giúp cho nhân viên vận hành
duy trì mạng vô tuyến và RNC trong điều kiện tối ưu. RNC cung cấp một
giao diện rất dễ sử dụng để giao tiếp với người dùng. Nó cho phép trình bày
minh họa các cấu hình, lỗi và hiển thị thông tin quản lý.

   RNC đưa ra tính năng cho các thủ tục bảo dưỡng và là một phần của hệ
thống cảnh báo. Bao gồm những chức năng sau:

-   Hệ thống giám sát thực hiện kiểm tra liên tục để phát hiện những bất
    thường trong hoạt động của phần tử mạng và thông báo cho hệ thống cảnh
    báo về chúng.

-   Hệ thống cảnh báo xác định các đơn vị lỗi và thông báo cho người vận
    hành và hệ thống phục hồi về lỗi. Hệ thống này cũng lưu trữ những cảnh
    báo trong lịch sử cảnh báo.

-   Hệ thống phục hồi loại trừ lỗi dây chuyền bằng cách cách ly các đơn vị lỗi
    với phần còn lại của hệ thống. Một đơn vị dự phòng (nếu có) sẽ được đưa
    vào sử dụng.

-   Hệ thống chẩn đoán lỗi xác định nguyên nhân gây ra lỗi chính xác hơn và
    thông báo cho người vận hành và hệ thống phục hồi về các trạng thái của
    đơn vị lỗi. Ngoài ra nó cũng thẩm định lại rằng phần cứng là đang hoạt
    động tốt.

-   Tái cấu hình RNC.

-   Hỗ trợ tái cấu hình BTS.
-   Điều khiển nâng cấp phần mềm trong RNC và BTS.

Trong lúc vận hành bình thường, RNC cung cấp các khả năng khác nhau cho
người người vận hành:

   -   Thay đổi các tham số cho mạng vô tuyến.

   -   Hiển thị các cảnh báo của mạng vô tuyến.

   -   Cấu hình phần cứng của RNC và tự động thông báo những thay đổi về
       phần cứng đến NetAct.

   -   Quản lý các thiết bị của RNC, công cụ định vị lỗi.

   -   Xác thực người sử dụng và các hoạt động đăng nhập vào hệ thống.

   -   Các công cụ RNC dùng để định vị lỗi: chẩn đoán và giao diện đồ họa
       người dùng để quản lý trạng thái.

2.1.3 Viễn thông

       Các chức năng chính bao gồm:

   -   Xử lý mặt phẳng người dùng về phía mạng lõi CS và PS (ví dụ quản lý
       các kênh truy nhập vô tuyến (RAB)).

   -   Xử lý mặt phẳng điều khiển lớp mạng vô tuyến.

   -   Các chức năng bảo mật, kiểm tra tính nguyên vẹn và mã hóa.

   -   Các dịch vụ định vị.

   -   Quảng bá vùng dịch vụ.

   -   Các chức năng HSPA.

2.1.4 Truyền dẫn và vận chuyển

   Chức năng của truyền dẫn và vận chuyển bao gồm:

   -   Các giao diện truyền dẫn được tích hợp.

   -   Xử lý mặt phẳng điều khiển lớp mạng vận chuyển (ví dụ báo hiệu AAL2).

   -   Truyền ATM qua SDH/Sonet hoặc PDH.

   -   Truyền ATM và AAL2/AAL5 trên Iu-CS, Iu-PS, Iur, và Iub.

   -   Truyền IP qua Ethernet.
-      Vận chuyển HSPA với mức đảm bảo chất lượng dịch vụ AAL2 là best
          effort.

   -      Giao diện Iub của 3GPP.

   -      UBR+ và lựa chọn đường dẫn trong Iub giúp tiết kiệm chi phí truyền dẫn
          trong ATM.

2.1.5 Quản lý phần tử và NetAct

       Bộ quản lý phần tử (EM) trong RNC cung cấp một giao diện đồ họa thân
thiện với người sử dụng nhằm giúp đỡ người sử dụng với các trợ giúp trực tuyến.

       Bộ quản lý phần tử RNC là một chương trình chạy trên công cụ quản lý
nội bộ. Công cụ quản lý được kết nối đến giao diện LAN của mỗi RNC nhằm
quản lý phần tử nội bộ và quản lý các phần tử từ xa. Một RNC có thể hỗ trợ các
phiên đồng thời từ NetAct hoặc EM.

      Giao diện người dùng của RNC dựa cơ sở trên công nghệ WWW, để đảm
bảo cho việc vận hành được dễ dàng và hiệu quả.

       Giao diện người sử dụng giúp đỡ người dùng trong việc quản lý hiệu quả
các chức năng vận hành và bảo dưỡng. Nếu cần thiết, giao diện người dùng sẽ hỗ
trợ quản lý đồng thời cả vận hành tại vị trí RNC và vận hành từ xa bởi NetAct.

2.1.6 Đo lường và giám sát

       RNC thực hiện các phép đo khác nhau về mạng vô tuyến, mạng truyền
dẫn và các hoạt động của chính nó. RNC có thể thực hiện đo lường tải trong cell,
điều khiển chuyển giao và điều khiển công suất vòng ngoài cùng trong mạng vô
tuyến trong thời gian thực (giám sát trực tuyến).
          Các phép đo được xử lý trong OMS của RNC và sau đó chuyển tiếp đến
NetAct.

2.2 Các giao diện của RNC

          RNC cung cấp các giao diện logic cho MSC, multimedia gateway (MGW), các
RNC khác, NetAct, BTS, SGSN và trung tâm quảng bá cell (CBC).

          Mô hình truy nhập vô tuyến (RAN) chuẩn định nghĩa một hệ thống bao gồm các
phần tử mạng chức năng là RNC và BTS. Mỗi BTS được kết nối tới RNC thông qua
giao diện Iub, trong khi đó RNC có thể kết nối tới một số RNC khác thông qua giao
diện Iur. Mỗi RNC cũng kết nối tới MGW, MSC, 3G-CBC và 3G SGSN thông qua giao
diện Iu.

2.2.1 Giao diện Iub (RNC-BTS)
Phần truyền thông qua giao diện Iub diễn ra giữa RNC và BTS. Để tương thích
đầy đủ với giao diện Iub của 3GPP, giao thức mặt phẳng điều khiển lớp 3 (giao thức
NBAP) được xây dựng dựa theo đặc tả NBAP của 3GPP là TS25.433 thay vì đặc tả
NBAP của Nokia Siemens Networks. Sự khác biệt chính giữa các giao thức của Nokia
Siemens Networks và 3GPP là trong phần vận hành và bảo dưỡng logic của NBAP.
Ngoài ra còn có một vài thủ tục NBAP của RAN Release 1 yêu cầu các thay đổi để
tương thích đầy đủ với đặc tả NBAP của 3GPP.

2.2.2 Giao diện Iur (RNC-RNC)

       Giao diện Iur được dùng để hỗ trợ chuyển giao mềm trong RAN. Các nối kết
được quản lý bởi hai RNC được quản lý bằng chuyển giao mềm. Tất cả các dữ liệu
cần thiết từ RNC phục vụ (SRNC) được chuyển tới RNC trôi (DRNC) thông qua giao
diện Iur. Giao diện Iur là một giao diện mở và chuẩn hóa.

2.2.3 Giao diện Iu (RNC-MSC và RNC-SGSN)

       Các giao diện Iu giữa mạng lõi và các RNC được chia thành hai phần riêng biệt
để hỗ trợ chức năng dịch vụ chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói cho mạng
lõi.Giao diện Iu được xây dựng theo các tiêu chuẩn của 3GPP. Iu là một giao diện mở,
tức là RNC có thể kết nối được với các mạng lõi của các nhà cung cấp khác.

2.2.4 Giao diện Iu-BC (RNC-CBC)

       Giao diện Iu-BC giữa RNC và CBC được xây dựng dựa theo các tiêu chuẩn
của 3GPP. Giao diện Iu-BC là giao diện mở, có nghĩa là RNC có thể kết nối tới các
trung tâm quảng bá cell (một phần của mạng lõi) của các nhà cung cấp khác.

2.2.5 Giao diện Iu-PC (RNC-SAS)

       Giao diện Iu-PC là một giao diện logic cho sự truyền thông bên trong của
SMLC riêng lẻ (SAS) và RNC thông qua giao thức PCAP. SAS cung cấp dữ liệu hỗ trợ
GPS cho RNC và thực hiện chức năng tính toán vị trí cho các phương pháp định vị
khác nhau.

2.2.6 Giao diện quản lý mạng (RNC-NetAct)

        Kiến trúc mạng truyền thông dữ liệu (DCN) cung cấp các nối kết cho việc thực
hiện các chức năng vận hành và bảo dưỡng từ mạng truy nhập vô tuyến đến hệ thống
hỗ trợ vận hành (NetAct). Một giao thức truyền chung được cung cấp cho mạng DCN
và IP được dùng như là một giải pháp linh hoạt cho hoạt động quản lý mạng.
Các hoạt động quản lý mạng được bắt nguồn từ NetAct, các thông báo liên
quan đến các hoạt động này được định tuyến bởi RNC tới các thành phần thích hợp
của mạng. DCN thực hiện điều này dựa trên nền giao thức TCP/IP. Lưu lượng vận
hành và bảo dưỡng được đảm bảo bởi giao thức IPSec giữa RNC và NetAct.

       RNC cung cấp giao diện LAN (Ethernet) hoặc IP trên nền ATM (IPoA) kết nối
tới phần còn lại của mạng vận hành và bảo dưỡng. Các nối kết IPoA và LAN có thể kết
hợp với các nối kết phòng dư vận hành và bảo dưỡng tới RNC từ NetAct. Giao diện
dòng lệnh MML có sẵn thông qua telnet.

2.3 Kiến trúc của RNC2600

       RNC có kiến trúc phần mềm và phần cứng phân theo module, do đó cho phép
khả năng mở rộng dung lượng chuyển mạch cũng như sự linh hoạt về số lượng và
cấu hình giao diện. Nhờ các thông số chính xác cho các giao diện giữa các module
khác nhau nên khối chức năng mới có thể dễ dàng được thêm vào mà không làm thay
đổi kiến trúc của hệ thống. Vì vậy RNC có thời gian hoạt động dài và vẫn có thể còn
thêm các tính năng mới được cập nhật.

       Dựa trên nền tảng chuyển mạch gói, RNC cung cấp các chức năng chung của
giao thức ATM và IP cho các ứng dụng như: hoạt động thống kê, điều khiển nối kết,
quản lý lưu lượng, vận hành và bảo dưỡng cũng như quản lý tài nguyên.




                     Hình 2.3:Các khối chức năng của RNC2600

Hình trên mô tả các khối chức năng của RNC. Ở mức độ cao, RNC bao gồm các khối
chức năng sau

           •    Các chức năng về giao diện mạng.

           •    Các chức năng về chuyển mạch và ghép kênh.

           •    Các chức năng thuộc mặt phẳng điều khiển.

           •    Các chức năng thuộc mặt phẳng người dùng.

           •    Các chức năng vận hành và bảo dưỡng.

       Các chức năng được phân phối vào một tập các “khối” có khả năng hoàn thành
một mục đích riêng biệt, các “khối” này là các thực thể phần cứng và phần mềm. Các
khối chức năng chính của RNC được liệt kê dưới đây:
•   Các máy tính điều khiển (ICSU và RSMU) bao gồm phần cứng chung
              và phần mềm hệ thống được bổ sung các phần mềm chức năng đặc
              trưng.

          •   Các khối kết hợp dữ liệu và phân tập vĩ mô (DMCU) thực hiện các chức
              năng của RNC ở Lớp 1 và Lớp 2 liên quan đến mặt phẳng người dùng
              và mặt phẳng điều khiển.

          •   Khối vận hành và bảo dưỡng thực hiện các chức năng bảo dưỡng hệ
              thống cơ bản .

          •   Máy chủ vận hành và bảo dưỡng (OMS) chịu trách nhiệm quản lý các
              phần tử của RNC. OMS có khối đĩa cứng dùng cho mã chương trình và
              dữ liệu.

          •   Khối đĩa Winchester (WDU) phục vụ như một bộ nhớ bất biến dùng cho
              mã chương trình và dữ liệu.

          •   Khối định thời và bus quản lý phần cứng (TBU) đảm bảo các chức năng
              về định thời, đồng bộ và bảo dưỡng hệ thống.

          •   Khối giao diện mạng và xử lý 8xSTM-1/OC-3(NPS1/NPS1P) cung cấp
              các giao diện STM-1 bên ngoài và dùng để thực hiện chức năng lớp vật
              lý cũng như chức năng lớp ATM/AAL2. Nó cũng là kết cuối của lớp giao
              thức GTP trong giao diện Iu-PS.

                       Khối giao diện mạng và xử lý 2x1000Base-T/LX (NPGE/NPGEP)
              cung cấp các giao diện Ethernet bên ngoài và dùng để thực hiện chức
              năng lớp vật lý cũng như chức năng lớp IP.

          •   Khối cảnh báo phần cứng ngoài (EHU) nhận các cảnh báo ngoài và gửi
              chỉ thị của chúng như các thông báo tới OMU đặt tại bộ quản lý cảnh
              báo ngoài thông qua HMS. Chức năng thứ hai của nó là điều khiển
              bảng đèn báo (EXAU), đèn tích hợp trong cabinet và có thể là các thiết
              bị bên ngoài khác.

          •   Khối ghép kênh (MXU) và khối cơ cấu chuyển mạch (SFU) cần thiết cho
              chuyển mạch của các kênh dữ liệu nền tảng chuyển mạch kênh và gói,
              cần thiết cho quá trình kết nối các kênh báo hiệu và truyền thông bên
              trong hệ thống.

2.3.1 Các khối máy tính
Kiến trúc xử lý phân tán của RNC được thực hiện bởi một hệ thống đa bộ vi xử
lý dựa trên các bộ vi xử lý thương mại phù hợp. Trong hệ thống đa vi xử lý, dung
lượng xử lý dữ liệu được phân chia giữa một vài khối máy tính.

       Tùy theo ứng dụng cần thiết, một vài khối máy tính dùng cho mục đích chung
với nguyên tắc dự phòng thích hợp (không dự phòng, 2N, N+1 hoặc SN+) có thể ấn
định cho các nhiệm vụ khác nhau. Các khối chức năng bao gồm phần cứng và phần
mềm ứng dụng đặc trưng. Tóm lại, dung lượng xử lý có thể tăng lên bằng cách phân
phối các chức năng của phân tử mạng tới nhiều khối máy tính và bằng cách nâng cấp
các khối máy tính với cấu hình mạnh hơn.

       Trong RNC, dung lượng xử lý cuộc gọi phụ thuộc vào số lượng khối chức năng
được trang bị. Do đó trang bị thêm các khối máy tính điều khiển và khối xử lý tín hiệu
số cũng đồng nghĩa với việc có thể tăng dung lượng của RNC.

       Để bảo đảm dung lượng và thông lượng cao, sự truyền
thông bên trong các khối máy tính và các khối chức năng khác
của hệ thống được xây dựng dựa trên nền tảng sử dụng nối kết
ảo ATM.




2.3.2 Các máy tính điều khiển (Control computers)

       Khối này gồm phần cứng chung, phần mềm hệ thống cùng
       với phần mềm có chức năng đặc trưng.

2.3.2.1 Đơn vị vận hành và bảo dưỡng (OMU)

       - Cơ chế dự phòng là 2N nên mức độ sẵn sàng cao và tối
       thiểu hóa hư hỏng trong việc sử dụng.

       - Các chức năng quản lý cell của OMU chịu trách nhiệm quản lý cấu hình và
       phục hồi mạng vô tuyến. OMU theo dõi các trạng thái của mạng và khóa các
       khối bị lỗi nếu cần thiết. OMU chứa cơ sở dữ liệu của mạng vô tuyến, cấu hình
       của giao thức ATM/IP, cấu hình của các thiết bị của RNC và lịch sử cảnh báo.
       OMU đóng vai trò như là giao diện giữa RNC và khối OMS (Operation and
       Maintenance Server). Nếu có lỗi thì OMU sẽ kích hoạt tính năng khôi phục
       thích hợp và các thủ tục trong RNC.

       - Các giao diện của OMU gồm:

           •   Một cặp giao diện SCSI kết nối tới các bộ nhớ.
•   Một giao diện Ethernet.

         •   Một giao diện đầu cuối dịch vụ.

         •   Một giao diện ghép kênh.

         •   Một cặp giao diện hệ thống quản lý phần cứng.

         •   Một giao diện USB 1.1.

2.3.2.2 Đơn vị điều khiển giao diện và báo hiệu (ICSU)

      - Cơ chế dự phòng: N+1.

      - ICSU thực hiện các chức năng của RNC liên quan đến báo hiệu tới các phần
      tử khác trong mạng. ICSU cũng điều khiển việc quản lý tài nguyên vô tuyến
      trong RNC. Khối này chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

         •   Các giao thức báo hiệu lớp 3: RANAP, NBAP, RNSAP và SABP.

         •   Giao thức ALCAP.

         •   Điều khiển chuyển giao.

         •   Điều khiển thu nạp.

         •   Điều khiển tải.

         •   Điều khiển công suất.

         •   Điều khiển bộ lập lịch gói.

         •   Tính toán vị trí cho các dịch vụ dưa trên cơ sở định vị.

2.3.2.3 Khối quản lý tài nguyên và chuyển mạch (RSMU)

  - Cơ chế dự phòng là 2N.

  - RSMU thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên của RNC như
  điều khiển nối kết, lập lịch tài nguyên ATM/IP bên trong và
  các nhiệm vụ quản lý tài nguyên liên quan đến DSP. Nó cũng
  thực hiện các chức năng liên quan đến nối kết cuộc gọi dựa
  vào các yêu cầu nhận được từ ICSU.
Khối này chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau :

           •    Quản lý tài nguyên DSP.

           •    Giám sát và quản lý các khối DMCU.

           •    Tải phần mềm của các khối DMCU.

           •    Phân phối DSP và tài nguyên máy tính cho các
                nhiệm vụ khác.

           •    Quản lý các nối kết ATM trong DMCU.

           •    Các chức năng điều khiển nối kết ATM và quản lý
                tài nguyên ATM.

2.3.3 Các khối xử lý tín hiệu

2.3.3.1 Khối DMCU

- Cơ chế dự phòng là SN+.

- DMCU thực hiện các chức năng của RNC liên quan đến mặt phẳng người dùng và
điều khiển. Mỗi một khối này có một vài bộ DSP và các bộ RISC dùng cho mục đích
chung. Nhiệm vụ xử lý tín hiệu số có thể cấu hình và thay đổi thích nghi tùy theo mỗi
bộ DSP.

- Nhiệm vụ chính :

       •       Các chức năng Lớp 1 của WCDMA, bao gồm kết hợp phân tập vĩ mô
               (MDC) và điều khiển công suất vòng ngoài cùng.

       •       Các chức năng điều khiển đường truyền vô tuyến (RLC) và lớp MAC.

       •       Xử lý giao thức hội tụ dữ liệu gói (PDCP).

       •       Kết cuối giao thức GTP (GPRS Tunnelling
               Protocol).

       •       Mã hóa.

2.3.4 Các khối quản lý thành phần.

2.3.4.1 Máy chủ vận hành và bảo dưỡng (OMS)
-   Không có cơ chế dự phòng vì nó không ảnh hưởng đến khả năng chuyển mạch
    lưu lượng.

-   OMS có phần lõi là một máy tính Intel. Nó gồm các đĩa cứng, các giao diện cho
    bàn phím và màn hình hiển thị cho mục đích gỡ lỗi, một giao diện nối tiếp, một giao
    diện USB và một giao diện LAN (100Mbits/s Ethernet). OMS truyền thông với các
    phần còn lại của RNC thông qua giao diện Ethernet.

-   Nhiệm vụ chính:

                 •   Quản lý các phần tử của RNC.

                 •   Cung cấp giao diện cho việc quản lý mạng ở cấp độ cao hơn, như là
                     OSS.

                 •   Cung cấp giao diện trên nền đồ họa.

                 •   Xử lý lỗi và thực hiện quản lý dữ liệu.

                 •   Hỗ trợ cấu hình việc quản lý trong RNC.

2.3.4.2 Chuyển mạch Ethernet cho ATM với 24 cổng (ESA24)

-   Cơ chế dự phòng là 2N, cung cấp 2 nối kết giống nhau đến máy
    chủ A-GPS.

-   Nhiệm vụ chính là cung cấp chức năng chuyển mạch Ethernet
    cho OMS.

-   Có 2 cổng Ethernet ở panel phía trước.




2.3.5 Thiết bị ngoại vi

RNC có các thiết bị ngoại vi sau:

- Khối đĩa cứng Winchester (WDU) cho OMU, phục vụ giống như là một bộ nhớ bất
biến dùng cho mã chương trình và dữ liệu. Cơ chế dự phòng là 2N.

- Khối đĩa cứng OMS. Cơ chế dự phòng là 2N.
2.3.6 Các khối chuyển mạch và ghép kênh

2.3.6.1 Khối cơ cấu chuyển mạch (SFU)

- Cơ chế dự phòng: 2N.

- Chức năng chính của SFU:

   •   Cung cấp một phần của chức năng chuyển mạch tế bào
       ATM.

   •   Cung cấp độ dư, khả năng truy cập đầy đủ và không bị khóa
       ở cấp độ ATM.

   •   Hỗ trợ cả hai mô hình nối kết: điểm-điểm và điểm-đa điểm.

   •   Điều khiển các loại dịch vụ ATM khác nhau.

2.3.6.2 Khối ghép kênh (MXU)

- Cơ chế dự phòng: 2N. RNC có vài cặp MXU, phụ thuộc vào
dung lượng cấu hình.

- Các máy tính điều khiển, các khối xử lý tín hiệu số và các khối
giao diện mạng tốc độ thấp được nối tới cơ cấu chuyển mạch
thông qua MXU.

- Chức năng chính:

   •   Ghép kênh/tách kênh lưu lượng từ các khối nhánh tới cơ
       cấu chuyển mạch ATM và ngược lại.

   •   Các chức năng lớp ATM như dịch header, điều khiển
       thông số UPC/NPC, các chức năng OAM, quản lý lưu
       lượng.

2.3.7. Khối định thời và đệm (TBU)

- Chức năng chính:

   •   Nhận một tín hiệu định thời đầu vào từ mức cao hơn của mạng, điều chỉnh bộ
       dao động nội và phân phối tín hiệu thời gian đã đồng bộ này như là tín hiệu
       định thời hệ thống tới tất cả các khối plug-in.

   •   Hoạt động ở chế độ cận đồng bộ, nếu tất cả sự đồng bộ đều bị mất.
•   Tổng hợp các cảnh báo từ các PIU trong cùng một khung và chuyển chúng tới
       khối quản lý HMS (OMU).

- TBU có:

   •   3 đầu vào đồng bộ từ card giao tiếp đường dây.

   •   8 đầu ra đồng bộ hỗ trợ cấu hình tối đa 8-cabinet.




2.3.8. Các khối cảnh báo

- Có 2 khối cảnh báo:

        •   Khối cảnh báo phần cứng bên ngoài (EHU).

        •   Khối EXAU tùy chọn.

2.3.9 Các khối giao diện mạng (NIU)

2.3.9.1 NPS1/NPS1P

- Cơ chế dự phòng: 2N hoặc không có.

- Chức năng chính:

   •   Ánh xạ tế bào ATM tới/từ cấu trúc khung truyền của
       SDH/Sonet.

   •   Thực hiện chuyển mạch minipacket AAL2.

   •   Dịch header ATM.

   •   Thực hiện UPC/NPC, quản lý lưu lượng, quản lý và tổng hợp
       dữ liệu.

   •   Cung cấp đồng hồ chuẩn tùy chọn cho hoạt động định
       thời và đồng bộ.

- NPS1P hỗ trợ cơ chế bảo vệ đường truyền (MSP 1+1/APS 1+1)
cho giao diện SDH/Sonet.

- Các khối plug-in: NP8S1, NP8S1-A, NP8S1-B.

2.3.9.2 NPGE/NPGEP
- Cơ chế dự phòng: 2N hoặc không có.

- Chức năng chính:

       •   Ánh xạ gói IP đến/từ cấu trúc khung truyền của Ethernet.

       •   Dịch header IP.

       •   Thực hiện quản lý lưu lượng, quản lý và tổng hợp dữ liệu.

       •   Làm đầu cuối cho giao thức GTP khi được dùng cho giao diện Iu-PS.

- Các khối plug-in: NP2GE, NP2GE-A, NP2GE-B.

2.3.10 Chia sẻ tải bên trong

       Kiến trúc RNC cho phép chia sẻ tải tối ưu nhất giữa tài nguyên bên trong. Có
các khối chức năng tiền định được phân bổ cho các cuộc gọi từ người dùng dưới một
trạm BTS nào đó. Tài nguyên mặt phẳng người dùng hoặc điều khiển cho một cuộc gọi
dười một trạm BTS nào đó có thể được phân bổ tới bất kỳ khối chức năng nào bất kể
vị trí của khối đó trong tủ RNC. Tải lưu lượng theo cách này có thể chia sẻ ngang nhau
giữa các khối chức năng trong RNC. Dung lượng của RNC có thể được tận dụng tối
đa bất kể lưu lượng được phân phối như thế nào trong mạng RAN.

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

55727820 1-tổng-quan-tram-bts
55727820 1-tổng-quan-tram-bts55727820 1-tổng-quan-tram-bts
55727820 1-tổng-quan-tram-btsĐào Sơn
 
Chuyen mach Cisco Switch
Chuyen mach Cisco SwitchChuyen mach Cisco Switch
Chuyen mach Cisco SwitchSinh Khong
 
Bctn tham khao
Bctn tham khaoBctn tham khao
Bctn tham khaokhaiiiii
 
Tom tat lv th s nguyen xuan bach
Tom tat lv th s nguyen xuan bachTom tat lv th s nguyen xuan bach
Tom tat lv th s nguyen xuan bachvanliemtb
 
Công nghệ 3 g
Công nghệ 3 gCông nghệ 3 g
Công nghệ 3 gKem_Kem
 
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012vanliemtb
 
Cơ chế quản lý qo s trong mạng lte
Cơ chế quản lý qo s trong mạng lteCơ chế quản lý qo s trong mạng lte
Cơ chế quản lý qo s trong mạng lteTien-Sang Nguyen
 
Tran van chien
Tran van chienTran van chien
Tran van chienvanliemtb
 
Mạng viễn thông
Mạng viễn thôngMạng viễn thông
Mạng viễn thôngNTCOM Ltd
 
18989547 bg3 g-wcdma
18989547 bg3 g-wcdma18989547 bg3 g-wcdma
18989547 bg3 g-wcdmaHang Vu
 
Ccip tổng quan mpls
Ccip tổng quan mplsCcip tổng quan mpls
Ccip tổng quan mplsVNG
 
Thiet bi switch cisco dong 300 cho doanh nghiệp vua va nho
Thiet bi switch cisco dong 300 cho doanh nghiệp vua va nhoThiet bi switch cisco dong 300 cho doanh nghiệp vua va nho
Thiet bi switch cisco dong 300 cho doanh nghiệp vua va nhowuyingwei
 
NOMA đa sóng mang
NOMA đa sóng mangNOMA đa sóng mang
NOMA đa sóng mangHuynh MVT
 

Was ist angesagt? (16)

C2giaodiengsm 9468
C2giaodiengsm 9468C2giaodiengsm 9468
C2giaodiengsm 9468
 
55727820 1-tổng-quan-tram-bts
55727820 1-tổng-quan-tram-bts55727820 1-tổng-quan-tram-bts
55727820 1-tổng-quan-tram-bts
 
Tim Hieu ve Switch
Tim Hieu ve SwitchTim Hieu ve Switch
Tim Hieu ve Switch
 
Chuyen mach Cisco Switch
Chuyen mach Cisco SwitchChuyen mach Cisco Switch
Chuyen mach Cisco Switch
 
Bctn tham khao
Bctn tham khaoBctn tham khao
Bctn tham khao
 
Tailieu.vncty.com do an 3g
Tailieu.vncty.com   do an 3gTailieu.vncty.com   do an 3g
Tailieu.vncty.com do an 3g
 
Tom tat lv th s nguyen xuan bach
Tom tat lv th s nguyen xuan bachTom tat lv th s nguyen xuan bach
Tom tat lv th s nguyen xuan bach
 
Công nghệ 3 g
Công nghệ 3 gCông nghệ 3 g
Công nghệ 3 g
 
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
 
Cơ chế quản lý qo s trong mạng lte
Cơ chế quản lý qo s trong mạng lteCơ chế quản lý qo s trong mạng lte
Cơ chế quản lý qo s trong mạng lte
 
Tran van chien
Tran van chienTran van chien
Tran van chien
 
Mạng viễn thông
Mạng viễn thôngMạng viễn thông
Mạng viễn thông
 
18989547 bg3 g-wcdma
18989547 bg3 g-wcdma18989547 bg3 g-wcdma
18989547 bg3 g-wcdma
 
Ccip tổng quan mpls
Ccip tổng quan mplsCcip tổng quan mpls
Ccip tổng quan mpls
 
Thiet bi switch cisco dong 300 cho doanh nghiệp vua va nho
Thiet bi switch cisco dong 300 cho doanh nghiệp vua va nhoThiet bi switch cisco dong 300 cho doanh nghiệp vua va nho
Thiet bi switch cisco dong 300 cho doanh nghiệp vua va nho
 
NOMA đa sóng mang
NOMA đa sóng mangNOMA đa sóng mang
NOMA đa sóng mang
 

Ähnlich wie 40382693 tim-hiểu-rnc2600

Hardware guide mx960
Hardware guide mx960Hardware guide mx960
Hardware guide mx960Huu Duc
 
Báo cáo chuyển mạch
Báo cáo chuyển mạchBáo cáo chuyển mạch
Báo cáo chuyển mạchHải Dương
 
Mang va-truyen-so-lieu
Mang va-truyen-so-lieuMang va-truyen-so-lieu
Mang va-truyen-so-lieuHuynh MVT
 
Chapter6 network layer
Chapter6 network layerChapter6 network layer
Chapter6 network layerNghia Simon
 
Tong quan ve carrier ethernet.doc
Tong quan ve carrier ethernet.docTong quan ve carrier ethernet.doc
Tong quan ve carrier ethernet.docvanliemtb
 
GT Truyền hình cáp Digital
GT Truyền hình cáp DigitalGT Truyền hình cáp Digital
GT Truyền hình cáp DigitalNgananh Saodem
 
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012vanliemtb
 
Quản lý mạng máy tính dựa trên giao thức SNMP.pdf
Quản lý mạng máy tính dựa trên giao thức SNMP.pdfQuản lý mạng máy tính dựa trên giao thức SNMP.pdf
Quản lý mạng máy tính dựa trên giao thức SNMP.pdfHanaTiti
 
[TTDD] C4 letunghoa WCDMA.pdf
[TTDD] C4 letunghoa WCDMA.pdf[TTDD] C4 letunghoa WCDMA.pdf
[TTDD] C4 letunghoa WCDMA.pdfcQun22
 
Giải nh mvt
Giải nh mvtGiải nh mvt
Giải nh mvtbuzzbb37
 
Báo cáo tuần 3 nguyen phuong nhung
Báo cáo tuần 3 nguyen phuong nhungBáo cáo tuần 3 nguyen phuong nhung
Báo cáo tuần 3 nguyen phuong nhungNhung Nguyễn
 
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 7 truyền thông điểm điểm
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 7 truyền thông điểm điểmLập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 7 truyền thông điểm điểm
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 7 truyền thông điểm điểmXuân Thủy Nguyễn
 

Ähnlich wie 40382693 tim-hiểu-rnc2600 (20)

Hardware guide mx960
Hardware guide mx960Hardware guide mx960
Hardware guide mx960
 
bai1chuong1.pptx
bai1chuong1.pptxbai1chuong1.pptx
bai1chuong1.pptx
 
Hiệu năng hệ thống đa chặng phối hợp trên kênh Fading rayleigh
Hiệu năng hệ thống đa chặng phối hợp trên kênh Fading rayleigh Hiệu năng hệ thống đa chặng phối hợp trên kênh Fading rayleigh
Hiệu năng hệ thống đa chặng phối hợp trên kênh Fading rayleigh
 
Báo cáo chuyển mạch
Báo cáo chuyển mạchBáo cáo chuyển mạch
Báo cáo chuyển mạch
 
Mang va-truyen-so-lieu
Mang va-truyen-so-lieuMang va-truyen-so-lieu
Mang va-truyen-so-lieu
 
Zigbee2003
Zigbee2003Zigbee2003
Zigbee2003
 
Chapter6 network layer
Chapter6 network layerChapter6 network layer
Chapter6 network layer
 
Tong quan ve carrier ethernet.doc
Tong quan ve carrier ethernet.docTong quan ve carrier ethernet.doc
Tong quan ve carrier ethernet.doc
 
Đề tài: Thuyết minh kỹ thuật hệ thống IBMS - ALC, HAY
Đề tài: Thuyết minh kỹ thuật hệ thống IBMS - ALC, HAYĐề tài: Thuyết minh kỹ thuật hệ thống IBMS - ALC, HAY
Đề tài: Thuyết minh kỹ thuật hệ thống IBMS - ALC, HAY
 
GT Truyền hình cáp Digital
GT Truyền hình cáp DigitalGT Truyền hình cáp Digital
GT Truyền hình cáp Digital
 
00050001334
0005000133400050001334
00050001334
 
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
 
Quản lý mạng máy tính dựa trên giao thức SNMP.pdf
Quản lý mạng máy tính dựa trên giao thức SNMP.pdfQuản lý mạng máy tính dựa trên giao thức SNMP.pdf
Quản lý mạng máy tính dựa trên giao thức SNMP.pdf
 
[TTDD] C4 letunghoa WCDMA.pdf
[TTDD] C4 letunghoa WCDMA.pdf[TTDD] C4 letunghoa WCDMA.pdf
[TTDD] C4 letunghoa WCDMA.pdf
 
Giải nh mvt
Giải nh mvtGiải nh mvt
Giải nh mvt
 
Báo cáo tuần 3 nguyen phuong nhung
Báo cáo tuần 3 nguyen phuong nhungBáo cáo tuần 3 nguyen phuong nhung
Báo cáo tuần 3 nguyen phuong nhung
 
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 7 truyền thông điểm điểm
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 7 truyền thông điểm điểmLập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 7 truyền thông điểm điểm
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 7 truyền thông điểm điểm
 
Mạng máy tính
Mạng máy tínhMạng máy tính
Mạng máy tính
 
Tom tatluanvan havietdung
Tom tatluanvan havietdungTom tatluanvan havietdung
Tom tatluanvan havietdung
 
Luận văn: Thiết kế giao diện người – máy, HAY, 9đ
Luận văn: Thiết kế giao diện người – máy, HAY, 9đLuận văn: Thiết kế giao diện người – máy, HAY, 9đ
Luận văn: Thiết kế giao diện người – máy, HAY, 9đ
 

40382693 tim-hiểu-rnc2600

  • 1. Phần 1 TÌM HIỂU BỘ ĐIỀU KHIỂN MẠNG VÔ TUYẾN RNC2600 CỦA NOKIA SIEMENS NETWORKS 1. Chức năng của RNC trong hệ thống WCDMA RNC là phần tử mạng chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên vô tuyến và quản lý viễn thông trong mạng truy nhập vô tuyến (RAN-Radio Access Network) WCDMA, bao gồm các nhiệm vụ: - Quản lý tài nguyên vô tuyến: • Quản lý cấu hình kênh hợp tác với quy hoạch mạng, bao gồm thiết lập kênh, điều khiển công suất, điều khiển chuyển giao. - Quản lý viễn thông: • Xử lý mặt phẳng người dùng cho phạm vi chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh của mạng lõi. • Quản lý vị trí và nối kết. • Phân bổ kênh lưu lượng cho giao diện Iub. • Chuyển mạch và ghép kênh ATM. • Truyền dẫn ATM trong SDH hoặc PDH. • Truyền dẫn nền tảng IP trong Ethernet. • Các chức năng bảo mật như kiểm tra tính toàn vẹn và mã hóa. • Báo hiệu tắc nghẽn trên kênh truyền giữa RNC và MSC. Về mặt logic, RNC có ba vai trò: RNC điều khiển (CRNC), RNC phục vụ (SRNC) và RNC trôi (DRNC). 2. Tìm hiểu về RNC2600
  • 2. Hình 2.1: Bộ điều khiển mạng vô tuyến của Nokia Siemens Networks RNC2600 Bộ điều khiển mạng vô tuyến của Nokia Siemens Networks RNC2600 là thiết bị cơ bản được xây dựng dựa trên nền tảng sử dụng chuyển mạch gói. Chức năng chính của RNC là điều khiển và quản lý mạng truy nhập vô tuyến (RAN) và các kênh vô tuyến. RNC được thiết kế để sử dụng hiệu quả các tài nguyên vô tuyến và việc vận hành và bảo dưỡng được dễ dàng. 2.1 Chức năng của RNC2600 2.1.1 Quản lý nguồn vô tuyến (RRM) Phổ vô tuyến có sẵn được sử dụng có hiệu quả để tối ưu độ phủ sóng của các cell, dung lượng cell, và chất lượng dịch vụ theo các mục tiêu quy hoạch mạng lưới nhờ các thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến tiên tiến (điều khiển tải, điều khiển chuyển giao, điều khiển thu nhận, điều khiển công suất và lập lịch cho gói tin).
  • 3. RRM quản lý các kênh cấp phát, đó là số lượng các kênh lưu lượng và các kênh báo hiệu có thể được sử dụng đồng thời trong RAN. RRM có thể được chia ra thành các chức năng dựa trên nền mạng và các chức năng dựa trên nền nối kết được chỉ ra trong hình dưới: Hình 2.2: Quản lý tài nguyên vô tuyến Một vài chức năng mạng cơ sở (điều khiển thu nhận và lập lịch cho gói tin) làm việc dựa theo cơ sở sự kiện, tức là các yêu cầu dịch vụ được xử lý khi chúng đến. Điều khiển tải là một quá trình xử lý liên tục theo dõi tải của cell và quản lý các tải khi cần thiết. Các chức năng dựa trên nền nối kết (điều khiển công suất và điều khiển chuyển giao) được kích hoạt khi một đường vô tuyến được chỉ định để kết nối. • Điều khiển thu nhận (AC) Điều khiển thu nhận (AC) được sử dụng để duy trì sự ổn định và để đạt được dung lượng lưu lượng cao của RAN. Thuật toán AC được thực thi khi kênh truy nhập vô tuyến được thiết lập hoặc thay đổi • Điều khiển tải (LC) LC đảm bảo chắc chắn rằng hệ thống không bị quá tải và ổn định. Tuy nhiên, nếu hệ thống bị quá tải, hệ thống sẽ quay trở lại trạng thái tải bình thường tuyến một cách nhanh chóng và có kiểm soát được định nghĩa bởi quy hoạch mạng vô tuyến. • Điều khiển công suất (PC)
  • 4. Mục tiêu của điều khiển công suất (PC) là đạt được tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu (SIR) tối thiểu, điều này cần thiết để nối kết đạt chất lượng. PC làm việc trên tuyến cơ sở đường truyền vô tuyến. • Điều khiển chuyển giao (HC) Điều khiển chuyển giao (HC) của RAN hỗ trợ các chuyển giao mềm và chuyển giao cứng. Chuyển giao được điều khiển bởi RNC, nhưng cả UE và RNC có thể khởi xướng chúng. • Lập lịch cho gói tin (PS) Lập lịch cho gói tin (PS) là một tính năng chung, nó đảm bảo hoạt động lập lịch tài nguyên vô tuyến cho các kênh truyền không yêu cầu thời gian thực. 2.1.2 Vận hành và bảo dưỡng Vận hành và bảo dưỡng là các phương tiện giúp cho nhân viên vận hành duy trì mạng vô tuyến và RNC trong điều kiện tối ưu. RNC cung cấp một giao diện rất dễ sử dụng để giao tiếp với người dùng. Nó cho phép trình bày minh họa các cấu hình, lỗi và hiển thị thông tin quản lý. RNC đưa ra tính năng cho các thủ tục bảo dưỡng và là một phần của hệ thống cảnh báo. Bao gồm những chức năng sau: - Hệ thống giám sát thực hiện kiểm tra liên tục để phát hiện những bất thường trong hoạt động của phần tử mạng và thông báo cho hệ thống cảnh báo về chúng. - Hệ thống cảnh báo xác định các đơn vị lỗi và thông báo cho người vận hành và hệ thống phục hồi về lỗi. Hệ thống này cũng lưu trữ những cảnh báo trong lịch sử cảnh báo. - Hệ thống phục hồi loại trừ lỗi dây chuyền bằng cách cách ly các đơn vị lỗi với phần còn lại của hệ thống. Một đơn vị dự phòng (nếu có) sẽ được đưa vào sử dụng. - Hệ thống chẩn đoán lỗi xác định nguyên nhân gây ra lỗi chính xác hơn và thông báo cho người vận hành và hệ thống phục hồi về các trạng thái của đơn vị lỗi. Ngoài ra nó cũng thẩm định lại rằng phần cứng là đang hoạt động tốt. - Tái cấu hình RNC. - Hỗ trợ tái cấu hình BTS.
  • 5. - Điều khiển nâng cấp phần mềm trong RNC và BTS. Trong lúc vận hành bình thường, RNC cung cấp các khả năng khác nhau cho người người vận hành: - Thay đổi các tham số cho mạng vô tuyến. - Hiển thị các cảnh báo của mạng vô tuyến. - Cấu hình phần cứng của RNC và tự động thông báo những thay đổi về phần cứng đến NetAct. - Quản lý các thiết bị của RNC, công cụ định vị lỗi. - Xác thực người sử dụng và các hoạt động đăng nhập vào hệ thống. - Các công cụ RNC dùng để định vị lỗi: chẩn đoán và giao diện đồ họa người dùng để quản lý trạng thái. 2.1.3 Viễn thông Các chức năng chính bao gồm: - Xử lý mặt phẳng người dùng về phía mạng lõi CS và PS (ví dụ quản lý các kênh truy nhập vô tuyến (RAB)). - Xử lý mặt phẳng điều khiển lớp mạng vô tuyến. - Các chức năng bảo mật, kiểm tra tính nguyên vẹn và mã hóa. - Các dịch vụ định vị. - Quảng bá vùng dịch vụ. - Các chức năng HSPA. 2.1.4 Truyền dẫn và vận chuyển Chức năng của truyền dẫn và vận chuyển bao gồm: - Các giao diện truyền dẫn được tích hợp. - Xử lý mặt phẳng điều khiển lớp mạng vận chuyển (ví dụ báo hiệu AAL2). - Truyền ATM qua SDH/Sonet hoặc PDH. - Truyền ATM và AAL2/AAL5 trên Iu-CS, Iu-PS, Iur, và Iub. - Truyền IP qua Ethernet.
  • 6. - Vận chuyển HSPA với mức đảm bảo chất lượng dịch vụ AAL2 là best effort. - Giao diện Iub của 3GPP. - UBR+ và lựa chọn đường dẫn trong Iub giúp tiết kiệm chi phí truyền dẫn trong ATM. 2.1.5 Quản lý phần tử và NetAct Bộ quản lý phần tử (EM) trong RNC cung cấp một giao diện đồ họa thân thiện với người sử dụng nhằm giúp đỡ người sử dụng với các trợ giúp trực tuyến. Bộ quản lý phần tử RNC là một chương trình chạy trên công cụ quản lý nội bộ. Công cụ quản lý được kết nối đến giao diện LAN của mỗi RNC nhằm quản lý phần tử nội bộ và quản lý các phần tử từ xa. Một RNC có thể hỗ trợ các phiên đồng thời từ NetAct hoặc EM. Giao diện người dùng của RNC dựa cơ sở trên công nghệ WWW, để đảm bảo cho việc vận hành được dễ dàng và hiệu quả. Giao diện người sử dụng giúp đỡ người dùng trong việc quản lý hiệu quả các chức năng vận hành và bảo dưỡng. Nếu cần thiết, giao diện người dùng sẽ hỗ trợ quản lý đồng thời cả vận hành tại vị trí RNC và vận hành từ xa bởi NetAct. 2.1.6 Đo lường và giám sát RNC thực hiện các phép đo khác nhau về mạng vô tuyến, mạng truyền dẫn và các hoạt động của chính nó. RNC có thể thực hiện đo lường tải trong cell, điều khiển chuyển giao và điều khiển công suất vòng ngoài cùng trong mạng vô tuyến trong thời gian thực (giám sát trực tuyến). Các phép đo được xử lý trong OMS của RNC và sau đó chuyển tiếp đến NetAct. 2.2 Các giao diện của RNC RNC cung cấp các giao diện logic cho MSC, multimedia gateway (MGW), các RNC khác, NetAct, BTS, SGSN và trung tâm quảng bá cell (CBC). Mô hình truy nhập vô tuyến (RAN) chuẩn định nghĩa một hệ thống bao gồm các phần tử mạng chức năng là RNC và BTS. Mỗi BTS được kết nối tới RNC thông qua giao diện Iub, trong khi đó RNC có thể kết nối tới một số RNC khác thông qua giao diện Iur. Mỗi RNC cũng kết nối tới MGW, MSC, 3G-CBC và 3G SGSN thông qua giao diện Iu. 2.2.1 Giao diện Iub (RNC-BTS)
  • 7. Phần truyền thông qua giao diện Iub diễn ra giữa RNC và BTS. Để tương thích đầy đủ với giao diện Iub của 3GPP, giao thức mặt phẳng điều khiển lớp 3 (giao thức NBAP) được xây dựng dựa theo đặc tả NBAP của 3GPP là TS25.433 thay vì đặc tả NBAP của Nokia Siemens Networks. Sự khác biệt chính giữa các giao thức của Nokia Siemens Networks và 3GPP là trong phần vận hành và bảo dưỡng logic của NBAP. Ngoài ra còn có một vài thủ tục NBAP của RAN Release 1 yêu cầu các thay đổi để tương thích đầy đủ với đặc tả NBAP của 3GPP. 2.2.2 Giao diện Iur (RNC-RNC) Giao diện Iur được dùng để hỗ trợ chuyển giao mềm trong RAN. Các nối kết được quản lý bởi hai RNC được quản lý bằng chuyển giao mềm. Tất cả các dữ liệu cần thiết từ RNC phục vụ (SRNC) được chuyển tới RNC trôi (DRNC) thông qua giao diện Iur. Giao diện Iur là một giao diện mở và chuẩn hóa. 2.2.3 Giao diện Iu (RNC-MSC và RNC-SGSN) Các giao diện Iu giữa mạng lõi và các RNC được chia thành hai phần riêng biệt để hỗ trợ chức năng dịch vụ chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói cho mạng lõi.Giao diện Iu được xây dựng theo các tiêu chuẩn của 3GPP. Iu là một giao diện mở, tức là RNC có thể kết nối được với các mạng lõi của các nhà cung cấp khác. 2.2.4 Giao diện Iu-BC (RNC-CBC) Giao diện Iu-BC giữa RNC và CBC được xây dựng dựa theo các tiêu chuẩn của 3GPP. Giao diện Iu-BC là giao diện mở, có nghĩa là RNC có thể kết nối tới các trung tâm quảng bá cell (một phần của mạng lõi) của các nhà cung cấp khác. 2.2.5 Giao diện Iu-PC (RNC-SAS) Giao diện Iu-PC là một giao diện logic cho sự truyền thông bên trong của SMLC riêng lẻ (SAS) và RNC thông qua giao thức PCAP. SAS cung cấp dữ liệu hỗ trợ GPS cho RNC và thực hiện chức năng tính toán vị trí cho các phương pháp định vị khác nhau. 2.2.6 Giao diện quản lý mạng (RNC-NetAct) Kiến trúc mạng truyền thông dữ liệu (DCN) cung cấp các nối kết cho việc thực hiện các chức năng vận hành và bảo dưỡng từ mạng truy nhập vô tuyến đến hệ thống hỗ trợ vận hành (NetAct). Một giao thức truyền chung được cung cấp cho mạng DCN và IP được dùng như là một giải pháp linh hoạt cho hoạt động quản lý mạng.
  • 8. Các hoạt động quản lý mạng được bắt nguồn từ NetAct, các thông báo liên quan đến các hoạt động này được định tuyến bởi RNC tới các thành phần thích hợp của mạng. DCN thực hiện điều này dựa trên nền giao thức TCP/IP. Lưu lượng vận hành và bảo dưỡng được đảm bảo bởi giao thức IPSec giữa RNC và NetAct. RNC cung cấp giao diện LAN (Ethernet) hoặc IP trên nền ATM (IPoA) kết nối tới phần còn lại của mạng vận hành và bảo dưỡng. Các nối kết IPoA và LAN có thể kết hợp với các nối kết phòng dư vận hành và bảo dưỡng tới RNC từ NetAct. Giao diện dòng lệnh MML có sẵn thông qua telnet. 2.3 Kiến trúc của RNC2600 RNC có kiến trúc phần mềm và phần cứng phân theo module, do đó cho phép khả năng mở rộng dung lượng chuyển mạch cũng như sự linh hoạt về số lượng và cấu hình giao diện. Nhờ các thông số chính xác cho các giao diện giữa các module khác nhau nên khối chức năng mới có thể dễ dàng được thêm vào mà không làm thay đổi kiến trúc của hệ thống. Vì vậy RNC có thời gian hoạt động dài và vẫn có thể còn thêm các tính năng mới được cập nhật. Dựa trên nền tảng chuyển mạch gói, RNC cung cấp các chức năng chung của giao thức ATM và IP cho các ứng dụng như: hoạt động thống kê, điều khiển nối kết, quản lý lưu lượng, vận hành và bảo dưỡng cũng như quản lý tài nguyên. Hình 2.3:Các khối chức năng của RNC2600 Hình trên mô tả các khối chức năng của RNC. Ở mức độ cao, RNC bao gồm các khối chức năng sau • Các chức năng về giao diện mạng. • Các chức năng về chuyển mạch và ghép kênh. • Các chức năng thuộc mặt phẳng điều khiển. • Các chức năng thuộc mặt phẳng người dùng. • Các chức năng vận hành và bảo dưỡng. Các chức năng được phân phối vào một tập các “khối” có khả năng hoàn thành một mục đích riêng biệt, các “khối” này là các thực thể phần cứng và phần mềm. Các khối chức năng chính của RNC được liệt kê dưới đây:
  • 9. Các máy tính điều khiển (ICSU và RSMU) bao gồm phần cứng chung và phần mềm hệ thống được bổ sung các phần mềm chức năng đặc trưng. • Các khối kết hợp dữ liệu và phân tập vĩ mô (DMCU) thực hiện các chức năng của RNC ở Lớp 1 và Lớp 2 liên quan đến mặt phẳng người dùng và mặt phẳng điều khiển. • Khối vận hành và bảo dưỡng thực hiện các chức năng bảo dưỡng hệ thống cơ bản . • Máy chủ vận hành và bảo dưỡng (OMS) chịu trách nhiệm quản lý các phần tử của RNC. OMS có khối đĩa cứng dùng cho mã chương trình và dữ liệu. • Khối đĩa Winchester (WDU) phục vụ như một bộ nhớ bất biến dùng cho mã chương trình và dữ liệu. • Khối định thời và bus quản lý phần cứng (TBU) đảm bảo các chức năng về định thời, đồng bộ và bảo dưỡng hệ thống. • Khối giao diện mạng và xử lý 8xSTM-1/OC-3(NPS1/NPS1P) cung cấp các giao diện STM-1 bên ngoài và dùng để thực hiện chức năng lớp vật lý cũng như chức năng lớp ATM/AAL2. Nó cũng là kết cuối của lớp giao thức GTP trong giao diện Iu-PS. Khối giao diện mạng và xử lý 2x1000Base-T/LX (NPGE/NPGEP) cung cấp các giao diện Ethernet bên ngoài và dùng để thực hiện chức năng lớp vật lý cũng như chức năng lớp IP. • Khối cảnh báo phần cứng ngoài (EHU) nhận các cảnh báo ngoài và gửi chỉ thị của chúng như các thông báo tới OMU đặt tại bộ quản lý cảnh báo ngoài thông qua HMS. Chức năng thứ hai của nó là điều khiển bảng đèn báo (EXAU), đèn tích hợp trong cabinet và có thể là các thiết bị bên ngoài khác. • Khối ghép kênh (MXU) và khối cơ cấu chuyển mạch (SFU) cần thiết cho chuyển mạch của các kênh dữ liệu nền tảng chuyển mạch kênh và gói, cần thiết cho quá trình kết nối các kênh báo hiệu và truyền thông bên trong hệ thống. 2.3.1 Các khối máy tính
  • 10. Kiến trúc xử lý phân tán của RNC được thực hiện bởi một hệ thống đa bộ vi xử lý dựa trên các bộ vi xử lý thương mại phù hợp. Trong hệ thống đa vi xử lý, dung lượng xử lý dữ liệu được phân chia giữa một vài khối máy tính. Tùy theo ứng dụng cần thiết, một vài khối máy tính dùng cho mục đích chung với nguyên tắc dự phòng thích hợp (không dự phòng, 2N, N+1 hoặc SN+) có thể ấn định cho các nhiệm vụ khác nhau. Các khối chức năng bao gồm phần cứng và phần mềm ứng dụng đặc trưng. Tóm lại, dung lượng xử lý có thể tăng lên bằng cách phân phối các chức năng của phân tử mạng tới nhiều khối máy tính và bằng cách nâng cấp các khối máy tính với cấu hình mạnh hơn. Trong RNC, dung lượng xử lý cuộc gọi phụ thuộc vào số lượng khối chức năng được trang bị. Do đó trang bị thêm các khối máy tính điều khiển và khối xử lý tín hiệu số cũng đồng nghĩa với việc có thể tăng dung lượng của RNC. Để bảo đảm dung lượng và thông lượng cao, sự truyền thông bên trong các khối máy tính và các khối chức năng khác của hệ thống được xây dựng dựa trên nền tảng sử dụng nối kết ảo ATM. 2.3.2 Các máy tính điều khiển (Control computers) Khối này gồm phần cứng chung, phần mềm hệ thống cùng với phần mềm có chức năng đặc trưng. 2.3.2.1 Đơn vị vận hành và bảo dưỡng (OMU) - Cơ chế dự phòng là 2N nên mức độ sẵn sàng cao và tối thiểu hóa hư hỏng trong việc sử dụng. - Các chức năng quản lý cell của OMU chịu trách nhiệm quản lý cấu hình và phục hồi mạng vô tuyến. OMU theo dõi các trạng thái của mạng và khóa các khối bị lỗi nếu cần thiết. OMU chứa cơ sở dữ liệu của mạng vô tuyến, cấu hình của giao thức ATM/IP, cấu hình của các thiết bị của RNC và lịch sử cảnh báo. OMU đóng vai trò như là giao diện giữa RNC và khối OMS (Operation and Maintenance Server). Nếu có lỗi thì OMU sẽ kích hoạt tính năng khôi phục thích hợp và các thủ tục trong RNC. - Các giao diện của OMU gồm: • Một cặp giao diện SCSI kết nối tới các bộ nhớ.
  • 11. Một giao diện Ethernet. • Một giao diện đầu cuối dịch vụ. • Một giao diện ghép kênh. • Một cặp giao diện hệ thống quản lý phần cứng. • Một giao diện USB 1.1. 2.3.2.2 Đơn vị điều khiển giao diện và báo hiệu (ICSU) - Cơ chế dự phòng: N+1. - ICSU thực hiện các chức năng của RNC liên quan đến báo hiệu tới các phần tử khác trong mạng. ICSU cũng điều khiển việc quản lý tài nguyên vô tuyến trong RNC. Khối này chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau: • Các giao thức báo hiệu lớp 3: RANAP, NBAP, RNSAP và SABP. • Giao thức ALCAP. • Điều khiển chuyển giao. • Điều khiển thu nạp. • Điều khiển tải. • Điều khiển công suất. • Điều khiển bộ lập lịch gói. • Tính toán vị trí cho các dịch vụ dưa trên cơ sở định vị. 2.3.2.3 Khối quản lý tài nguyên và chuyển mạch (RSMU) - Cơ chế dự phòng là 2N. - RSMU thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên của RNC như điều khiển nối kết, lập lịch tài nguyên ATM/IP bên trong và các nhiệm vụ quản lý tài nguyên liên quan đến DSP. Nó cũng thực hiện các chức năng liên quan đến nối kết cuộc gọi dựa vào các yêu cầu nhận được từ ICSU.
  • 12. Khối này chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau : • Quản lý tài nguyên DSP. • Giám sát và quản lý các khối DMCU. • Tải phần mềm của các khối DMCU. • Phân phối DSP và tài nguyên máy tính cho các nhiệm vụ khác. • Quản lý các nối kết ATM trong DMCU. • Các chức năng điều khiển nối kết ATM và quản lý tài nguyên ATM. 2.3.3 Các khối xử lý tín hiệu 2.3.3.1 Khối DMCU - Cơ chế dự phòng là SN+. - DMCU thực hiện các chức năng của RNC liên quan đến mặt phẳng người dùng và điều khiển. Mỗi một khối này có một vài bộ DSP và các bộ RISC dùng cho mục đích chung. Nhiệm vụ xử lý tín hiệu số có thể cấu hình và thay đổi thích nghi tùy theo mỗi bộ DSP. - Nhiệm vụ chính : • Các chức năng Lớp 1 của WCDMA, bao gồm kết hợp phân tập vĩ mô (MDC) và điều khiển công suất vòng ngoài cùng. • Các chức năng điều khiển đường truyền vô tuyến (RLC) và lớp MAC. • Xử lý giao thức hội tụ dữ liệu gói (PDCP). • Kết cuối giao thức GTP (GPRS Tunnelling Protocol). • Mã hóa. 2.3.4 Các khối quản lý thành phần. 2.3.4.1 Máy chủ vận hành và bảo dưỡng (OMS)
  • 13. - Không có cơ chế dự phòng vì nó không ảnh hưởng đến khả năng chuyển mạch lưu lượng. - OMS có phần lõi là một máy tính Intel. Nó gồm các đĩa cứng, các giao diện cho bàn phím và màn hình hiển thị cho mục đích gỡ lỗi, một giao diện nối tiếp, một giao diện USB và một giao diện LAN (100Mbits/s Ethernet). OMS truyền thông với các phần còn lại của RNC thông qua giao diện Ethernet. - Nhiệm vụ chính: • Quản lý các phần tử của RNC. • Cung cấp giao diện cho việc quản lý mạng ở cấp độ cao hơn, như là OSS. • Cung cấp giao diện trên nền đồ họa. • Xử lý lỗi và thực hiện quản lý dữ liệu. • Hỗ trợ cấu hình việc quản lý trong RNC. 2.3.4.2 Chuyển mạch Ethernet cho ATM với 24 cổng (ESA24) - Cơ chế dự phòng là 2N, cung cấp 2 nối kết giống nhau đến máy chủ A-GPS. - Nhiệm vụ chính là cung cấp chức năng chuyển mạch Ethernet cho OMS. - Có 2 cổng Ethernet ở panel phía trước. 2.3.5 Thiết bị ngoại vi RNC có các thiết bị ngoại vi sau: - Khối đĩa cứng Winchester (WDU) cho OMU, phục vụ giống như là một bộ nhớ bất biến dùng cho mã chương trình và dữ liệu. Cơ chế dự phòng là 2N. - Khối đĩa cứng OMS. Cơ chế dự phòng là 2N.
  • 14. 2.3.6 Các khối chuyển mạch và ghép kênh 2.3.6.1 Khối cơ cấu chuyển mạch (SFU) - Cơ chế dự phòng: 2N. - Chức năng chính của SFU: • Cung cấp một phần của chức năng chuyển mạch tế bào ATM. • Cung cấp độ dư, khả năng truy cập đầy đủ và không bị khóa ở cấp độ ATM. • Hỗ trợ cả hai mô hình nối kết: điểm-điểm và điểm-đa điểm. • Điều khiển các loại dịch vụ ATM khác nhau. 2.3.6.2 Khối ghép kênh (MXU) - Cơ chế dự phòng: 2N. RNC có vài cặp MXU, phụ thuộc vào dung lượng cấu hình. - Các máy tính điều khiển, các khối xử lý tín hiệu số và các khối giao diện mạng tốc độ thấp được nối tới cơ cấu chuyển mạch thông qua MXU. - Chức năng chính: • Ghép kênh/tách kênh lưu lượng từ các khối nhánh tới cơ cấu chuyển mạch ATM và ngược lại. • Các chức năng lớp ATM như dịch header, điều khiển thông số UPC/NPC, các chức năng OAM, quản lý lưu lượng. 2.3.7. Khối định thời và đệm (TBU) - Chức năng chính: • Nhận một tín hiệu định thời đầu vào từ mức cao hơn của mạng, điều chỉnh bộ dao động nội và phân phối tín hiệu thời gian đã đồng bộ này như là tín hiệu định thời hệ thống tới tất cả các khối plug-in. • Hoạt động ở chế độ cận đồng bộ, nếu tất cả sự đồng bộ đều bị mất.
  • 15. Tổng hợp các cảnh báo từ các PIU trong cùng một khung và chuyển chúng tới khối quản lý HMS (OMU). - TBU có: • 3 đầu vào đồng bộ từ card giao tiếp đường dây. • 8 đầu ra đồng bộ hỗ trợ cấu hình tối đa 8-cabinet. 2.3.8. Các khối cảnh báo - Có 2 khối cảnh báo: • Khối cảnh báo phần cứng bên ngoài (EHU). • Khối EXAU tùy chọn. 2.3.9 Các khối giao diện mạng (NIU) 2.3.9.1 NPS1/NPS1P - Cơ chế dự phòng: 2N hoặc không có. - Chức năng chính: • Ánh xạ tế bào ATM tới/từ cấu trúc khung truyền của SDH/Sonet. • Thực hiện chuyển mạch minipacket AAL2. • Dịch header ATM. • Thực hiện UPC/NPC, quản lý lưu lượng, quản lý và tổng hợp dữ liệu. • Cung cấp đồng hồ chuẩn tùy chọn cho hoạt động định thời và đồng bộ. - NPS1P hỗ trợ cơ chế bảo vệ đường truyền (MSP 1+1/APS 1+1) cho giao diện SDH/Sonet. - Các khối plug-in: NP8S1, NP8S1-A, NP8S1-B. 2.3.9.2 NPGE/NPGEP
  • 16. - Cơ chế dự phòng: 2N hoặc không có. - Chức năng chính: • Ánh xạ gói IP đến/từ cấu trúc khung truyền của Ethernet. • Dịch header IP. • Thực hiện quản lý lưu lượng, quản lý và tổng hợp dữ liệu. • Làm đầu cuối cho giao thức GTP khi được dùng cho giao diện Iu-PS. - Các khối plug-in: NP2GE, NP2GE-A, NP2GE-B. 2.3.10 Chia sẻ tải bên trong Kiến trúc RNC cho phép chia sẻ tải tối ưu nhất giữa tài nguyên bên trong. Có các khối chức năng tiền định được phân bổ cho các cuộc gọi từ người dùng dưới một trạm BTS nào đó. Tài nguyên mặt phẳng người dùng hoặc điều khiển cho một cuộc gọi dười một trạm BTS nào đó có thể được phân bổ tới bất kỳ khối chức năng nào bất kể vị trí của khối đó trong tủ RNC. Tải lưu lượng theo cách này có thể chia sẻ ngang nhau giữa các khối chức năng trong RNC. Dung lượng của RNC có thể được tận dụng tối đa bất kể lưu lượng được phân phối như thế nào trong mạng RAN.