SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 62
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
                 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
             KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
                                  ----o0o----




                       LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


       PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ BIỆN PHÁP
      PHÒNG NGỪA TRONG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
            & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
                       QUẬN CÁI RĂNG




Giáo Viên Hướng Dẫn:                       Sinh viên thực hiện:
Th.S Trần Ái Kết                           Nguyễn Thị Kiều Oanh
                                           MSSV: 4031079
                                           Lớp: Kế Toán 01 – K.29




                             Cần Thơ, 05/2007


SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                          Trang 1
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT


                                LỜI CẢM ƠN
                                 ----oOo----



      Được sự giới thiệu của Trường Đại Học Cần Thơ để Em được thực tập tại
Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng. Qua thời
gian thực tập tại cơ quan, đã dược sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của Cô,
Chú, Anh, Chị trong ngân hàng cùng với vốn kiến thức Em đã được học ở trường
giúp Em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.

      Em xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô Trường Đại Học Cần Thơ nói
chung và Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh nói riêng đã cho Em biết được
rất nhiều không chỉ về kiến thức chuyên ngành mà còn về kiến thức ngoài xã hội
trong quá trình học tập. Đặt biệt là Thầy Trần Ái Kết – người trực tiếp hướng dẫn
Em trong quá trình làm luận văn của mình.

      Em xin chân thành cám ơn tất cả các Cô Chú, Anh Chị đang làm việc tại
Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để giúp đỡ Em trong quá trình thực tập.

      Sau cùng, Em xin gửi lời chúc đến quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc, các Cô
Chú, Anh Chị trong ngân hàng luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công
trong công tác cũng như trong cuộc sống.

      Trân trọng kính chào!

                                                         Sinh viên thực hiện




                                                        Nguyễn Thị Kiều Oanh




SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                               Trang 2
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT


                              LỜI CAM ĐOAN


      Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các thông tin và dữ
liệu thu thập được và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài này
không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

                          Ngày 18 tháng 06 năm 2007

                              Sinh viên thực hiện




                             Nguyễn Thị Kiều Oanh




SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                               Trang 3
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT


                      NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
                                 ----oOo----


.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

                                                                              Cần Thơ, ngày tháng năm 2007




SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                                                                       Trang 4
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT


                 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
                             ----oOo----


.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................




SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                                                                       Trang 5
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT


                   NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
                               ----oOo----


.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................




SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                                                                       Trang 6
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
                                  CHƯƠNG 1


                                 GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

       Nền kinh tế của mỗi quốc gia là vấn đề luôn đựơc quan tâm trong mỗi
quốc gia đó. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), thì việc phát triển kinh tế phải đựơc quan tâm nhiều hơn. Hơn thế
nữa, Việt Nam ta đựơc mệnh danh là “Con rồng đang chuyển mình”, vậy ta phải
phát triển nhanh và mạnh nhiều hơn về kinh tế để xứng danh “Con rồng” như
nước bạn đã nói. Để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế thì một
trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định là nâng cao sức cạnh tranh của doanh
nghiệp và của hàng hoá dịch vụ. Muốn vậy, cần phải nghiên cứu một cách có hệ
thống về nhiều lĩnh vực, và một trong những lĩnh vực cần được quan tâm là lĩnh
vực ngân hàng. Ngân hàng có vị trí quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn trong mọi
nền kinh tế, hay nói khác hơn ngân hàng là chiếc cầu nối giữa nơi thừa và nới
thiếu vốn. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân, ngoài vốn tự có của ngân
hàng, ngân hàng còn huy động tiền nhàn rỗi từ những người thừa vốn cho những
người thiếu vốn vay, để đáp ứng vốn cho người dân khai thác những tiềm năng
kinh tế của địa phương, trước là đem lại lợi ích cho chính bản thân ngân hàng và
sau đó là đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội.

       Cùng với sự phát triển đó, Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông
Thôn (viết tắt là: NHNO & PTNT) Quận Cái Răng đã quan tâm không ít vấn đề
làm sao để đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân để tập trung phát triển nông
nghiệp và phát triển nông thôn của Quận. Tuy nhiên, không riêng với ngân hàng
mà kể cả các ngành nghề kinh doanh khác, luôn tiềm ẩn không ít những rủi ro
gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của mình. Riêng đối với ngân hàng,
khi rủi ro xảy ra ở mức độ thấp sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và uy tín
của ngân hàng; khi rủi ro xảy ra ở mức độ cao sẽ dẫn đến nguy cơ ngân hàng bị
phá sản. Điều này có ảnh hưởng rất lớn, trước tiên là đối với người dân - những
người đang cần vốn sẽ bị hạn chế về vốn đầu tư và sau đó là đối với hệ thống
ngân hàng; như chúng ta đã biết, sự đỗ vỡ hệ thống Hợp Tác Xã tín dụng năm
1989 – 1990 trong cả nước gây ra những tác động xấu đến xã hội trong thời gian
SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                              Trang 7
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
dài, cuộc khủng hoảng ngân hàng Châu Á năm 1997 – 1998 đã đẩy nhiều nước
vào tình trạng suy thoái nền kinh tế nghiêm trọng. Vì vậy, cần phải hạn chế tối đa
việc rủi ro có thể xảy ra cũng như làm sao kiểm soát và kiềm chế rủi ro ở mức
thấp nhất có thể chấp nhận. Và đó cũng là lý do em đã chọn đề tài “Phân tích rủi
ro và biện pháp phòng ngừa trong hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông
Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng”

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

   1.2.1. Mục tiêu chung:

      Phân tích rủi ro và tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro để có thể đưa ra
đựơc các biện pháp phòng ngừa, nhằm hạn chế đựơc rủi ro trong việc đầu tư,
giúp ngân hàng đứng vững trong nền kinh tế thị trường đang cạnh tranh gay gắt.

   1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

      - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển
Nông Thôn Quận Cái Răng.
      - Phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng.
      - Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro.
      - Đưa ra một số đề suất và giải pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro
      trong hoạt động tín dụng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

   1.3.1. Phạm vi về thời gian và không gian:

      Tiến hành nghiên cứu trong thời gian 3 tháng (bắt đầu từ ngày 05/03/2007
đến ngày 11/06/2007).

      Do yêu cầu của đề tài, nên thời gian thực tập của em chủ yếu thu thập
thông tin số liệu ở phòng tín dụng của ngân hàng trong ba năm (từ 2004 – đến
2006). Bên cạnh đó, cùng với sự giúp đỡ của các Anh, Chị cán bộ tín dụng cũng
đã tạo điều kiện cho em đi thực tế từng địa bàn thẩm định và đến xem các mô
hình sản xuất.

   1.3.2. Phạm vi nội dung:

      Trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động của Ngân Hàng Nông Nghiệp
& Phát Triển Nông Thôn rất đa dạng. Vì vậy, việc phân tích toàn bộ hoạt động
SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                Trang 8
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp có phần hạn chế. Do thời gian thực tập có
hạn nên đề tài chỉ đi sâu vào phân tích rủi ro và biện pháp phòng ngừa trong hoạt
động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Quận Cái
Răng qua ba năm (từ 2004 – đến 2006).

       Để luận văn em được hoàn thiện hơn về mặt nội dung và hình thức, em rất
mong đựơc sự chỉ bảo tận tình của Thầy cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các
Anh, Chị tại ngân hàng. Tuy nhiên, trước đây cũng đã có những đề tài nghiên
cứu vấn đề tương tự, nhưng trong đề tài này sẽ khác hơn những đề tài trước về
mặt số liệu (năm 2006), và mong sự hướng dẫn của Thầy sẽ giúp em hoàn thành
tốt hơn nội dung bài viết của mình.

1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI:

       Trong quá trình làm luận văn, có tham khảo một số tài liệu có liên quan
đến đề tài, nhưng đề tài nói về rủi ro chỉ tham khảo trong luận văn của sinh viên
Nguyễn Hoàng Oanh (lớp Tài Chính – Tín Dụng 02 K.28) về đề tài Phân tích
thực trạng rủi ro và biện pháp phòng ngừa trong hoạt động tín dụng tại Ngân
Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Huyện Giá Rai; vì thời gian và kiến
thức có hạn nên phần trình bày luận văn (hay tiểu luận) của các anh, chị sẽ có sai
sót trong phần nội dung và hình thức là không hể tránh khỏi, và trong đề tài mà
em được tham khảo cũng vậy, tuy nhiên đã có sự góp ý của Giáo viên hướng dẫn
cũng như Giáo viên phản biện để luận văn được hoàn chỉnh hơn về một số mặt
như: cơ sở lý luận chưa thật sự chặt chẽ, chưa phân tích rõ được thực trạnh rủi ro,
các mặt khác trình bày tốt.




SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                 Trang 9
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
                                      CHƯƠNG 2


        PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN:

   2.1.1. Khái niệm và bản chất tín dụng:

         2.1.1.1. Khái niệm tín dụng:

         Tín dụng là mối quan hệ kinh tế đựơc biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay
hiện vật, và trong đó người đi vay phải có trách nhiệm hoàn trả lại cả gốc và lãi
cho người cho vay sau một thời gian nhất định mà hai bên đã thỏa thuận ngay lúc
đầu. Thực tế cho thấy, tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng, nhưng dù ở
bất cứ dạng nào tín dụng cũng đựơc thể hiện ở ba mặt cơ bản:

         - Có sự chuyển giao quyền sử dụng từ người này sang người khác.

         - Sự chuyển giao này có tính tạm thời.

         - Khi đến hạn (do 2 bên thoả thuận lúc đầu), người sử dụng hoàn trả lại
cho người sở hữu một giá trị lớn hơn, và phần tăng thêm gọi là phần lời hay lãi
suất.

         2.1.1.2. Bản chất tín dụng:

         Tín dụng ra đời là một tất yếu khách quan trong nền sản xuất hàng hoá, vì
khi nền sản xuất hàng hoá phát triển đến một múc độ nhất định sẽ dẫn đến sự
phân hoá giàu nghèo trong xã hội đó là điều không thể tránh. Lúc đó, trong xã
hội sẽ có người thừa vốn, có người thiếu vốn trong hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như trong đời sống hàng ngày. Để giải quyết vấn đề này, ngân hàng
đã là chiếc cầu nối giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn, để giải quyết tạm thời nhu cầu
về vốn trong xã hội.

         2.1.1.3. Vai trò tín dụng:

         Tín dụng cung cấp vốn đầy đủ và kịp thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình sản xuất kinh doanh đựơc diễn ra liên tục, bên cạnh đó còn góp
phần phát triển đầu tư và phát triển kinh tế. Tín dụng là một trong những công cụ
để tập trung vốn một cách hữu hiệu và còn là công cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho


SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                               Trang 10
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
các tổ chức kinh tế. Nó còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Có thể nói trong
mọi nền kinh tế xã hội, tín dụng đều phát huy vai trò to lớn của mình, tạo động
lực phát triển mạnh mẽ mà khó có thể có một công cụ nào có thể thay thế được.

       Tín dụng thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, phát triển sản xuất. Đây
là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ được ổn định, tạo ra nhiều cơ hội, việc
làm, thu hút nhiều lực lựơng sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn
định xã hội.

       Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá, làm giảm áp lực lạm phát.
Ngoài ra còn tạo điều kiện để phát triển kinh tế với các nước trong khu vực và
trên thế giới, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế.

       2.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng:

       Theo truyền thống, rủi ro đựơc hiểu là những sự kiện xảy ra có thể làm
mất mát tài sản hay làm phát sinh một khoản nợ.

       Ngày nay, rủi ro đựơc hiểu theo nghĩa rộng hơn, nó không chỉ là rủi ro tài
chính mà còn bao gồm cả những rủi ro liên quan đến các mục tiêu hoạt động và
mục tiêu chiến lược.

       Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là một
hoạt động rất nhạy cảm. Mọi biến động trong nền kinh tế xã hội đều nhanh chóng
tác động đến hoạt động của ngân hàng, có thể gây nên những xáo động bất ngờ
và hiệu quả của ngân hàng bị giảm sút môt cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động
kinh doanh của ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, nó có thể xảy ra
bất cứ lúc nào.

       Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng là những biến cố, sự biến động xảy
ra ngoài ý muốn, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
thường dẫn đến thiệt hại và thua lỗ. Vì vậy, nhận thức rủi ro luôn là vấn đề cấp
bách của mỗi ngân hàng.

       2.1.2.2. Các loại rủi ro cơ bản:

       Hoạt động của ngân hàng ít nhiều sẽ liên quan đến sự có mặt của rủi ro.
Vậy vấn đề luôn đặt ra cho ngân hàng là phải chấp nhận rủi ro hay làm thế nào để
né tránh chúng? Tuy nhiên, một số rủi ro có thể kiềm chế đựơc và bên cạnh đó

SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                              Trang 11
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
cũng có một số rủi ro không thể tránh khỏi; vì vậy, các ngân hàng cần xác định
lợi ích có thể đạt được sẽ xứng đáng với rủi ro có thể chấp nhận? Hoạt động của
ngân hàng sẽ phát triển tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng chịu là hợp lý và có thể
kiểm soát đựơc và nó còn phải nằm trong nguồn lực tài chính và năng lực tín
dụng của ngân hàng.

        Có rất nhiều dạng rủi ro khác nhau và có thể phân tích từ nhiều khía cạnh.
Và sau đây là một số loại rủi ro được gọi là cơ bản trong hoạt động của các ngân
hàng:

        a. Rủi ro tín dụng:

        Đây là rủi ro được đề cập trước tiên đối với ngân hàng, rủi ro này thường
xảy ra hơn so với các loại rủi ro khác; và riêng đối với ngân hàng nông nghiệp thì
nguồn thu chủ yếu là việc thu từ lãi cho vay, thường chiếm từ 70 – 90%.

        Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên đi vay (có thể là những cá nhân, tổ
chức,…) không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính hay nói khác hơn là
không có khả năng thanh toán các khoản vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký
với ngân hàng. Rủi ro tín dụng có thể đựơc đo bằng nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ
khoanh. Khi rủi ro tín dụng xảy ra có nghĩa là khách hàng đã không trả nợ gốc và
lãi cho ngân hàng khi đến hạn, nếu cùng lúc có nhiều khách hàng không trả tiền
cho ngân hàng, điều này sẽ có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng.

        b. Rủi ro thanh khoản:

        Là trường hợp ngân hàng không đảm bảo đựơc khoản tiền hay nói khác
hơn là loại rủi ro này xảy ra khi ngân hàng không đủ tiền để đáp ứng các khoản
phải trả khi đến hạn thanh toán, chi trả cho khách hàng vì tài sản của ngân hàng
không đủ khả năng thanh khoản hay không thể huy động đủ vốn. Loại rủi ro này
khi xảy ra mà không kịp thời giải quyết sẽ tác động mạnh mẽ đến tâm lý khách
hàng, điều này làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngân hàng.

        c. Rủi ro lãi suất:

        Rủi ro về lãi suất trong họat động tín dụng của ngân hàng là rất quan
trọng. Đây là phần chênh lệch giữa lãi suất của ngân hàng với lãi suất của thị
trường làm tác động đến ngân hàng. Khi những khoản vay của ngân hàng mang

SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                Trang 12
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
về không trang trải đủ cho các khoản chi phí thì dẫn đến vịêc ngân hàng sẽ bị lỗ,
nếu hiện tựơng này xảy ra và liên tục kéo dài do ngân hàng không dự đoán, phân
tích kỹ các trường hợp làm thay đổi lãi suất sẽ có ảnh hưởng đến ngân hàng theo
chiều hướng bất lợi; khi đó, vốn của ngân hàng sẽ bị thiếu hụt dần vì phải bù vào
những khoản lỗ.

          d. Rủi ro vốn:

          Rủi ro này xuất hiện khi nguồn vốn ngân hàng bị ứ đọng, đang nằm trong
tình trạng không thể cho vay hay không thể chuyển sang các tài sản khác để sinh
lời.

       2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng và đo lường
rủi ro tín dụng:

          2.1.3.1. Chỉ tiêu dư nợ / Nguồn vốn huy động:

          Chỉ tiêu này xác định hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động của ngân hàng.
Từ chỉ tiêu này ta có thể đánh giá khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn
vốn huy động được. Khi chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt với ngân
hàng. Vì khi chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy khả năng sử dụng nguồn vốn hoạt
động của ngân hàng chưa tốt và ngược lại cho thấy khả năng huy động vốn của
ngân hàng còn thấp.

          2.1.3.2. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: (vòng)

          Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu dùng để đo lường tốc độ luân chuyển
vốn tín dụng của ngân hàng. Khi đồng vốn đựơc quay vòng càng nhanh chứng tỏ
hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng tốt.

            Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân

          2.1.3.3. Hệ số thu nợ:

          Hệ số thu nợ đựơc tính bằng công thức:

               Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ / Tổng doanh số cho vay

          Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay có thể gọi là khả
năng trả nợ vay của khách hàng, từ đây ta biết đựơc số tiền mà ngân hàng thu
đựơc trong một kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Khi hệ

SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                Trang 13
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
số thu nợ càng lớn thì càng đựơc đánh giá tốt, vì khi đó cho thấy việc thu hồi vốn
của ngân hàng càng hiệu quả và ngựơc lại.

       2.1.3.4. Tỉ lệ nợ quá hạn: (%)

       Ta có:

                Tỉ lệ nợ quá hạn = Tổng số nợ quá hạn / Tổng dư nợ

       Tỉ lệ nợ quá hạn phản ánh mức độ rủi ro tín dụng và đo lường chất lượng
nghịêp vụ của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng của
ngân hàng càng kém và ngược lại.

       Theo Quyết Định 493 nợ được phân loại thành 5 nhóm, bao gồm:

          • Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có
                khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể
                phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay,
                chấp nhận thanh toán.

          • Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ
                cấu lại thời hạn trả nợ.

          • Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến
                180 ngày và cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày.

          • Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360
                ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180
                ngày.

          • Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360
                ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày và nợ
                khoanh chờ Chính phủ xử lý.

       2.1.3.5. Tỉ suất lợi nhuận: (%)

       Tỉ suất lợi nhuận là tỉ số được tính theo phần trăm giữa lợi nhuận và số
vốn đầu tư của ngân hàng. Khi lĩnh vực đầu tư nào có tỉ suất lợi nhuận càng lớn
thì được đánh giá càng cao. Tỉ suất lợi nhuận sẽ chỉ cho ngân hàng biết nên đầu
tư vào đâu thì có hiệu quả.

                  Tỉ suất lợi nhuận = Lợi nhuận / Dư nợ bình quân
SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                Trang 14
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

      2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu:

         Số liệu được thu thập từ các tài liệu được lưu trữ của ngân hàng trong
nhiều năm qua do phòng kế hoạch kinh doanh cung cấp. Bên cạnh đó, cùng với
việc tiếp cận thực tế các họat động tín dụng của ngân hàng, tiếp xúc và trao đổi
với cán bộ tín dụng, tham khảo thêm một số hồ sơ vay vốn, bảng cân đối tài
khoản chi tiết và tổng hợp qua các tháng trong năm, báo cáo tổng kết năm….

      2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu:

         Dựa vào các số liệu thu thập được qua các năm và dùng một số biện pháp
như: phương pháp so sánh, phương pháp tỉ lệ… để phân tích cụ thể từng mục
tiêu.

         2.2.2.1. Phương pháp so sánh:

         Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so
sánh với một chỉ tiêu cơ sở hay còn gọi là chỉ tiêu gốc.

         - So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kỳ phân
tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở. Thể hiện mức độ hòan thành kế hoạch hay chỉ tiêu đề
ra.

         - So sánh bằng số tương đối: là tỉ lệ phần trăm (%) của số chênh lệch tuyệt
đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

         2.2.2.2. Phương pháp tỉ trọng:

         Phương pháp này dùng để nghiên cứu kết cấu những chỉ tiêu phân tích của
ngân hàng.

         2.2.2.3. Phương pháp tỉ số:

         Phương pháp này nhằm để xem xét các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả họat
động của ngân hàng.

         Ngoài ra còn các biểu đồ để minh họa nhằm giúp cho việc phân tích rõ
ràng hơn.




SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                  Trang 15
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
                               CHƯƠNG 3


 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
                   NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:

       Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã được đổi tên 4 lần từ
khi thành lập.

       - Đầu tiên có tên là Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghệp Huyện Châu
Thành. Được thành lập cùng theo Nghị Định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội
Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ).

       - Đến ngày 14/11/1990 theo quyết định số 400-CP ra đời và Ngân Hàng
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Châu Thành được đổi tên thành Ngân Hàng
Nông Nghiệp Huyện Châu Thành.

       - Đến ngày 15/11/1996 đổi tên thành Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát
Triển Nông Thôn Huyện Châu Thành.

       - Và đến 25/03/2004 được đổi tên thành Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát
Triển Nông Thôn Quận Cái Răng.

       Quận cái Răng gồm 7 phường: Phường Lê Bình, Phường Thường Thạnh,
Phường Ba Láng, Phường Hưng Thạnh, Phường Hưng Phú, Phường Phú Thứ,
Phường Tân Phú.

       Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng là một
trong 8 chi nhánh của Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn Thành
Phố Cần Thơ, gồm có: NNHO & PTNT Quận Ninh Kiều, Quận Ô Môn, Quận
Bình Thủy, Huyện Phong Điền, Huyện Cờ đỏ, Huyện Vĩnh Thạnh và Huyện
Thốt Nốt.

   3.1.1. Vai trò hoạt động của Ngân Hàng:

       Ngân hàng dùng nguồn vốn huy động được để đầu tư vào nền kinh tế
Quận hay nói khác hơn là cung cấp tín dụng & phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn, mà chủ yếu là các hộ nông dân để giúp người dân giải quyết vấn đề
thiếu vốn, làm cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn để góp phần làm tăng
SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                           Trang 16
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
năng suất sản xuất. Từ đó giúp cho đời sống người dân ngày càng được ổn định
và nâng cao hơn nữa, góp phần phát triển kinh tế Quận nói riêng và cho Thành
Phố Cần Thơ nói chung trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

   3.1.2. Chức năng hoạt của ngân hàng:

       - Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng thực
hiện chức năng tổ chức trung gian, đứng ra huy động vốn từ những người thừa
vốn và đầu tư vốn cho những người thiếu vốn để sản xuất kinh doanh bằng hình
thức cho vay.

      - Thực hiện chức năng mua bán, kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối,
chuyển tiền điện tử…

      - Ngoài ra ngân hàng còn có chức năng bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực
hiện hợp đồng, thu phí bảo hiểm,…và còn là đại lý bảo hiểm cho Bảo Việt,
Groupama.

   3.1.3. Nội dung hoạt động:

      Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn hoạt động chủ yếu với
những hình thức:

      - Huy động vốn:

      Thực hiện huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân với nhiều hình
thức như: nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của các đơn vị, các tổ chức
kinh tế và mọi thành phần dân cư, ngoài ra còn nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ
hạn, hoặc có phát hành kỳ phiếu…

      - Hoạt động kinh doanh:

      Cho vay ngắn hạn, trung hạn với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ…

      Thực hiện làm môi giới để hưởng hoa hồng.

      Thực hiện các dịch vụ ủy thác về tín dụng, mua bán, kinh doanh ngoại tệ,
bảo lãnh thực hiện hợp đồng…




SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                               Trang 17
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
                                Giám Đốc



                               Phó Giám Đốc




     Giám         Phòng kế toán              Phòng              Phòng
   định viên        Kho quỹ                kinh doanh     tổ chức hành chánh


                     Thông tin trực tiếp

                     Thông tin phản hồi

                 Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của các phòng ban
      Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Quận Cái Răng gồm 1 ban Giám Đốc
và 3 phòng chức năng.
      Ban Giám Đốc gồm 2 người: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc
      Phòng kinh doanh gồm 8 người: 1 trưởng phòng kinh doanh, 6 cán bộ tín
dụng và 1 giám định viên.
      Phòng kế toán kho quỹ gồm 9 người
      Phòng tổ chức hành chính gồm 1 người
      Ban Giám Đốc:
      Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói
chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền.
      Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định
cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình .
      Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân
hàng và khách hàng cùng lập.
      Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia han nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả
nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.



SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                               Trang 18
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
        Là người đại diện cho ngân hàng trong việc quan hệ với ngân hàng cấp
trên.
        Chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ và các kế hoạch kinh
doanh dựa trên các quy định trong phạm vi, quyền hạn của ngân hàng.
        Là người chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản, kết quả hoạt đông kinh
doanh của ngân hàng, đại diện ngân hàng trong quan hệ trực thuộc và báo cáo kết
quả hoạt động cho ngân hàng cấp trên.
        Phó Giám Đốc:
        Hỗ trợ và tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của
Ngân hàng.
        Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng mà Giám đốc giao phó. Thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám
đốc đi vắng (nếu có sự uỷ quyền của Giám đốc).
        Phòng kinh doanh:
        Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như: Nhận đơn xin vay,
thẩm định xét duyệt cho vay để trình lên giám đốc. Chịu trách nhiệm chính trong
việc quản lý đồng vốn của khách hàng. Đề xuất và xử lý các khoản nợ quá hạn.
        Thống kê phân tích thông tin, số liệu về hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng từ đó đề xuất kế hoạch kinh doanh có hiệu quả.
        Kết hợp với bộ phận kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn.
        Giám định viên: giám sát các hoạt động vủa Ngân hàng, nhằm đảm bảo
các hoạt động kinh doanh diễn ra theo đúng quy định.
        Phòng kế toán – ngân quỹ:
        - Phòng kế toán:
        Trực tiếp giao dịch tại hội sở, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay
cho khách hàng theo lệnh của Giám đốc hoặc người được uỷ quyền.
        Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ của khách hàng. Hạch toán các nghiệp
vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn.
        - Ngân quỹ:
        Có chức năng nghiệp vụ thu, chi tiền và giữ tiền, hiện vật, các loại giấy tờ
có giá trị, tài sản có liên quan đến hoạt động của ngân hàng.



SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                 Trang 19
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
        Phòng tổ chức hành chính:
        Có nhiệm vụ bố trí sắp xếp lao động tại mạng lưới kinh doanh trong ngân
hàng, xây dựng các quy chế, định chế, tham mưu xây dựng.
3.3. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH HẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG QUA 3 NĂM (TỪ 2004 ĐẾN 2006):

        Từ năm 2004 đến nay quá trình đô thị hóa của Thành Phố Cần Thơ nói
chung và của Quận Cái Răng nói riêng đã làm cho một số người dân nhận được
tiền bồi hoàn giải tỏa, điều này tạo điều kiện thuận lợi để NHNo & PTNT Quận
Cái Răng huy động được nguồn vốn lớn và ổn định.

        Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển ngày càng cao thì đời sống người dân
cũng ngày một phát triển, từ đó thì nhu cầu về mua sắm, tiêu dùng, xây dựng, sửa
chửa nhà ở là rất lớn. Ngoài ra, cơ cấu kinh tế cũng thay đổi, từ sản xuất nông
nghiệp kém hiệu quả chuyển sang chăn nuôi, mua bán,… (Lúc này doanh số cho
vay cũng tăng, cho vay lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ đều
ở mức ổn định). Từ đó, cơ cấu đầu tư tín dụng của ngân hàng cũng chuyển dịch
tăng tỉ trọng cho vay tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp
bước đầu đã mang lại hiệu quả, thu lãi đạt trên 90% và nợ quá hạn dưới 0,5% và
lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước.

        Tuy nhiên, do tình hình sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn
trong những năm gần đây, một số mặt như sản lượng (năng suất) giảm, giá cả đầu
ra lại không ổn định. Trong khi đó, giá cả đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu,
xăng dầu và cả nhân công lại tăng. Bên cạnh đó, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm
long móng trên gia súc cũng là nổi lo của bà con nông dân khi chúng xảy ra ở
nhiều nơi và diễn biến phức tạp. Những yếu tố trên đã làm cho việc sản xuất
nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, điều này cũng là những rủi ro tiềm ẩn của ngân
hàng.

        Bên cạnh đó, công tác qui hoạch các dự án trên địa bàn diễn ra chậm chạp
đã gây hoang mang và cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và thu nhập của
người dân. Từ đó đã tồn tại những nguyên nhân làm cho việc trả nợ gốc và lãi
của người dân đi vay gặp nhiều khó khăn, nợ lãi phát sinh lớn, kéo dài làm ảnh
hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                             Trang 20
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG QUA 3 NĂM (TỪ 2004 ĐẾN 2006):

       Bảng kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện ba nét chính: Tổng doanh thu
chi phí và lợi nhuận.

       Không riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp Quận Cái Răng mà đối với
các ngân hàng khác cũng vậy, để ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì trước hết
ngân hàng phải có một nguồn vốn vững mạnh, bên cạnh đó còn phải biết sử dụng
nguồn vốn một cách hợp lí để có thể phát huy tốt chức năng của ngân hàng:
không chỉ mang lại lợi ích cho ngân hàng mà còn đem lại sự phồn vinh cho mọi
người. Nhưng để làm được như vậy không phải dễ dàng cho các ngân hàng, ngân
hàng cần phải có sự đầu tư và cố gắng thật lớn vào nhiều yếu tố khác nhau có
liên quan đến các hoạt động của ngân hàng, vì bao giờ bên cạnh những hoạt động
đó cũng tồn tại không ít các rủi ro dể dàng xảy ra và đôi khi không thể tránh
được. Và để biết rõ hơn về kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT
Quận Cái Răng 3 năm qua, ta xem xét bảng số liệu sau:

   Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
                        QUA 3 NĂM (TỪ 2004 – ĐẾN 2006)

                                                                 ĐVT: Triệu đồng

                                                     2004/2005         2005/2006
 STT       Chỉ Tiêu        2004   2005    2006    Chênh    Tỉ lệ     Chênh    Tỉ lệ
                                                   lệch    (%)        lệch    (%)
 1      Doanh thu           8.777 15.897 20.467     7.120  81,12      4.570    28,75
 1a      Thu lãi            8.674 15.744 20.321     7.070   81,5      4.577    29,07
 1b      Thu dịch vụ           83     55     83       -28 -33,73         28    50,91
 1c      Thu khác              20     98     63        78    390        -35   -35,71
 2      Chi phí             4.092 10.100 13.135     6.008 142,82      3.035    30,05
 2a      Chi HĐKD           2.393 8.067 10.184      5.674 237,1       2.117    26,24
 2b      Chi nghiệp vụ      1.210  1.420  2.254       210  17,36        834    58,73
 2c      Chi khác             489    613    697       124 25,36          84    13,70
 3      Lợi nhuận           4.685  5.797  7.332     1.112  23,74      1.535    26,48
 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 3 năm phòng kinh doanh của NHNO &
                              PTNT Quận Cái Răng)

                          (HĐKD: Hoạt động kinh doanh)

SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                               Trang 21
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
      - Về doanh thu: khoản mục này đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2004
doanh thu của ngân hàng là 8.777 triệu đồng, tính đến doanh thu của ngân hàng
năm 2005 là 15.897 triệu đồng, tăng 7.120 triệu đồng so với năm 2004, tương
đương 81,72%, nguyên nhân làm cho doanh thu tăng như vậy là do NHNO &
PTNT đã ngày càng thu hút các khách hàng có uy tín làm cho hoạt động tín dụng
từ thu lãi cho vay của ngân hàng ngày càng tăng làm tăng tổng thu nhập của ngân
hàng vì thu từ lãi vay là khoản thu luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn thu
nhập của ngân hàng. Cụ thể, năm 2004 thu từ lãi vay đạt 8.674 triệu đồng chiếm
khoảng 98,8% so với tổng thu nhập, năm 2005 đạt 15.744 triệu đồng chiếm
khoảng 99% so với tổng thu nhập, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của
ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Ngoài ra, nguồn thu của ngân hàng còn bao
gồm: Kinh doanh ngoại tệ, thu phí bảo lãnh, thu dịch vụ và các khoản thu khác
nhưng các khoản thu này không đáng kể, chỉ chiếm tỉ trọng ít trong tổng thu nhập
của ngân hàng. Tuy nhiên, một cơ cấu thu nhập như thế nói lên một khuyến cáo
rằng những rủi ro tín dụng tiềm năng là rất quan trọng, có khả năng tác động
đáng kể đến ngân hàng.

      Sang năm 2006 ta thấy doanh thu tăng nhiều so với năm 2005. Cụ thể,
doanh thu đã tăng 4.570 triệu đồng so với năm 2005, nhưng phần thu chủ yếu là
từ thu lãi cho vay tăng đáng kể, tăng hơn năm 2005 là 4.577 triệu đồng, tương
đương 29,07%; phần thu từ dịch vụ tăng không nhiều là 28 triệu đồng nhưng đã
đạt được chỉ tiêu đề ra là đã tăng 50,91%; về khoản thu khác đã giảm nhẹ so với
năm 2005, tỉ lệ giảm là 35,71% tương đương 35 triệu đồng.

      - Về chi phí: chi phí qua 3 năm có xu hướng tăng nhưng phần lớn là chi
vào hoạt động kinh doanh, còn các khoản chi nghiệp vụ và khoản chi khác cũng
tăng nhưng không đáng kể. Cụ thể, chi phí năm 2005 là 10.100 triệu đồng tăng
6.008 triệu đồng so với năm 2004, tương đương 142,82%; sang năm 2006 chi phí
tiếp tục tăng nhưng không nhiều, tăng 3.035 triệu đồng so với năm 2005, tương
đương 30,05%. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng chi phí qua các năm là do ngân
hàng vừa được chia tách trong thời gian gần đây nên cần phải bỏ những khoản
chi phí để góp phần hoàn chỉnh hơn cho ngân hàng mình là điều đương nhiên và
cần thiết. Bên cạnh đó, có sự ảnh hưởng của những nhân tố khách quan như: dịch
bệnh cây ăn trái bùng phát và sự bùng phát của cúm gia cầm dẫn đến việc có

SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                             Trang 22
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
nhiều khách hàng không trả được nợ; và từ những diễn biến khách quan đó đã
buộc ngân hàng phải tốn nhiều chi phí trong việc lập quỹ dự phòng tổn thất, để
có thể chống lại được những rủi ro có thể xảy ra, vì thế đã làm chi phí tăng lên.

       Tuy vậy nhưng ngân hàng đã có những dấu hiệu khả quan, chú trọng quản
trị chi phí, tìm hiểu và mở rộng các hoạt động tín dụng.

       - Về lợi nhuận: lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản
chi phí, lợi nhuận ngân hàng là một yếu tố quan trọng quyết định vốn nhằm mở
rộng vốn, cải tiến và phát triển nhiều hơn nữa để nhằm thu hút khách hàng. Lợi
nhuận ngân hàng còn khuyến khích nhà quản lí cải thiện và mở rộng các công
việc, quản chi phí và gia tăng các dịch vụ. Qua bảng trên ta thấy, do hoạt động
kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, cùng với việc quản lí chi phí nên lợi
nhuận của ngân hàng cũng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2005 lợi nhuận đạt
5.797 triệu đồng tăng 1.112 triệu đồng hay tăng 23,74% so với năm 2004.

       Sang năm 2006 lợi nhuận đã có phần tăng lên hơn so với năm 2005, tuy số
lượng tăng không nhiều nhưng dù sao cũng nói lên được sự cố gắng của ngân
hàng, ngân hàng đã có những chính sách kinh doanh hợp lí hơn, tìm những biện
pháp cải thiện đáng kể nhằm giảm chi phí và tăng doanh thu; cuối cùng lợi nhuận
của ngân hàng cũng đạt được 7.532 triệu đồng, tăng 1.535 triệu đồng so với năm
2005 tương đương 26,48%, đó cũng là một kết quả khá khả quan cho ngân hàng.

       Nhờ sự quản lí năng động, sáng tạo của Ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực,
cố gắng và tinh thần đoàn kết của nhân viên trong ngân hàng nhằm tìm ra giải
pháp nhanh chóng hiệu quả nhất, an toàn nhất cho hoạt động kinh doanh của
mình, phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế quận nhà phát triển, ngân hàng đã đáp ứng
đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng, tạo thêm
điều kiện cho các quá trình sản xuất kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp
ngày càng tăng.

       Tóm lại, kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Quận Cái
Răng đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, ngân hàng cần phải cố gắng nhiều hơn
nữa nhằm để hạn chế những điểm yếu và phát triển những điểm mạnh; hoàn
thành tốt khâu điều hành hoạt động kinh doanh của mình nhằm giảm thiểu chi
phí để có được kết quả tốt hơn.

SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                 Trang 23
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
                                CHƯƠNG 4


    PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
          TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNT QUẬN CÁI RĂNG.
4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG:

   4.1.1. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm (từ
2004 – đến 2006):

      4.1.1.1.Khái quát về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm từ
2004 – đến 2006:

      Một trong những yếu tố quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện và ngày
càng phát huy các hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế là nguồn vốn, nó
góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển của mỗi tổ chức nói riêng cũng
như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Và ngân hàng
được xem như là chiếc cầu nối nơi thừa và nơi thiếu vốn; từ đó có thể giúp người
dân hoàn thiện và phát huy hơn nữa đời sống của mình, đúng với câu “dân giàu
nước mạnh” thì cần đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển của người dân cũng
như sự phát triển chung của nền kinh tế, do đó việc tạo lập nguồn vốn cho ngân
hàng là vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

      Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Quận cái Răng luôn được
sự quan tâm và giúp đỡ về nhiều mặt từ ngân hàng cấp trên, đặc biệt là vốn điều
chuyển từ ngân hàng cấp trên để hoạt động kinh doanh khi ngân hàng có nhu cầu.
Bên cạnh nguồn vốn điều chuyển, ngân hàng còn có nguồn vốn huy động từ
nhiều nguồn khác nhau. Vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng trong ngân
hàng, nó phản ánh được hiệu quả, tính độc lập của ngân hàng. Và trong điều kiện
kinh tế tăng trưởng như hiện nay, thì nhu cầu về vốn của các cá nhân cũng như
các doanh nghiệp ngày càng cao; do đó, ngân hàng cần phát huy tốt công tác huy
động vốn góp phần mở rộng kinh doanh, tăng trưởng vốn cho nền kinh tế ổn định
nguồn vốn, giảm sử dụng vốn do Hội Sở chuyển xuống. Vì vậy, việc chăm lo
công tác huy động làm cho nguồn vốn tăng trưởng và ổn định sẽ góp phần tích
cực vào hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo được tiến trình kinh doanh
được thuận lợi.

SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                             Trang 24
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
      Và để thấy rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của NHNO & PTNT Quận Cái
Răng ta xem xét bảng số liệu sau:

   Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
                                          (TỪ 2004 – ĐẾN 2006)

                                                                                 ĐVT: Triệu đồng
                                                                     2004/2005             2005/2006
    Chỉ Tiêu                   2004         2005        2006      Chênh     Tỉ lệ       Chênh     Tỉ lệ
                                                                   lệch     (%)          lệch      (%)
 Nguồn vốn huy
                               102.445     139.107     151.975    36.662    35,79        12.868       9,25
      động
 TG không kỳ hạn                51.359      65.151       56.404   13.792     26,85       -8.747 -13,43
  TG có kỳ hạn                  49.673      71.776       92.731   22.103     44,50       20.955  29,19
  Tiền gởi khác                    156          75          800      -81    -51,92          725 966,67
    Kỳ phiếu                     1.257       2.105        2.040      848     67,46          -65  -3,09
    Vốn điều
                                59.514      35.634       11.414 -23.880     -40,13      -24.220    -67,97
     chuyển
 Tổng nguồn vốn                161.959     174.741     163.389    12.782        7,89    -11.352       -6,50
         (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 3 năm phòng kinh doanh NHNO
                                         & PTNT Quận Cái Răng)
                                               (TG: Tiền gửi)

      Để thấy rõ hơn, ta quan sát biểu đồ sau:


                     160,000                                      151,975
                                                   139,107
                     140,000

                     120,000
                                102,445
                     100,000
        Triệu đồng




                                                                                       Vốn huy động
                      80,000
                                      59,514                                           Vốn điều chuyển
                      60,000
                                                        35,634
                      40,000

                      20,000                                           11,414

                          0
                                   2004               2005           2006
                                                      Năm



Biều đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (từ 2004 – đến 2006)


SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                                  Trang 25
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
       Tình hình nguồn vốn qua ba năm có sự thay đổi rõ nét. Trong đó, vốn huy
động tăng mạnh, còn vốn điều chuyển lại giảm đáng kể. Nguyên nhân làm cho
nguồn vốn huy động ngày càng tăng là do ngân hàng ngày càng tạo được nhiều
uy tín của khách hàng, đã được sự tín nhiệm của nhiều cá nhân cũng như các tổ
chức kinh tế, từ đó khả năng huy động vốn của ngân hàng ngày càng được nâng
cao, đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng khi mà tình hình
kinh tế luôn biến động như ngày nay. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi sự thiếu
hụt nên cần phải có sự điều chuyển vốn từ ngân hàng cấp trên (Hội sở), nhưng
vốn điều chuyển từ năm 2004 đến năm 2006 có xu hướng giảm đáng kể, điều này
cho thấy NHNO & PTNT Quận cái Răng ngày càng cải thiện mình để ngày càng
phát triển, không lệ thuộc nhiều vào ngân hàng cấp trên. Cụ thể là: năm 2004
nguồn vốn là 161.959 triệu đồng, sang năm 2005 nguồn vốn của ngân hàng là
174.741 triệu đồng, tăng 12.782 triệu đồng. Trong đó vốn huy động năm 2005
tăng 36.662 triệu đồng so với năm 2004, nhưng vì vốn điều chuyển đã giảm
28.880 triệu đồng nên làm cho tỉ lệ tăng của tổng nguồn vốn còn 7,89%. Và đến
năm 2006 nguồn vốn điều chuyển lại giảm 24.220 triệu đồng tương đương tỉ lệ là
67,97% so với năm 2005, còn nguồn vốn huy động vẫn tiếp tục tăng với tỉ lệ tăng
là 9,25% tương đương 12.868 triệu đồng. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động
của ngân hàng ngày càng tăng, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu vay vốn của người
dân.

       4.1.1.2. Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm
(từ 2004 đến 2006):

       Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của ngân hàng thì công tác
huy động vốn là một trong những khâu quan trọng và có tính quyết định đối với
sự ổn định, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Để duy trì hoạt động của ngân
hàng thì việc đầu tiên là phải tạo nguồn vốn để đảm bảo cho tiến trình kinh doanh
được trôi chảy và thuận lợi. Vì vậy, việc chăm lo công tác huy động vốn làm cho
nguồn vốn tăng trưởng sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng, để
có thể góp phần làm tăng trưởng đời sống kinh tế của người dân cũng như làm
giàu thêm cho Quận nhà và tạo điều kiện phát triển cho ngân hàng.

       Sau khi phân tích sơ lược cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng ta đã thấy
được ưu thế của nguồn vốn huy động và thấy được khả năng huy động vốn của
SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                              Trang 26
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
NHNO & PTNT Quận Cái Răng. Và chúng ta không phải dừng lại ở đó mà chúng
ta phải tìm hiểu kỹ hơn về tình hình huy động vốn của ngân hàng. Trong thời
gian qua, ngân hàng đã gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn nhưng
ngân hàng vẫn giữ và ổn định được nguồn vốn và còn có chiều hướng tăng lên
qua các năm. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của ngân hàng ta xem
xét bảng số liệu sau:

         Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA
                           3 NĂM (TỪ 2004 – ĐẾN 2006)

                                                                     ĐVT: Triệu đồng
                                                         2004/2005         2005/2006
     Chỉ Tiêu           2004        2005      2006     Chênh     Tỉ lệ    Chênh    Tỉ lệ
                                                        lệch     (%)       lệch    (%)
 Tiền gởi TT             48.683     61.985    52.605   13.302     27,32   -9.380 -15,13
 - Không kỳ hạn          48.683     61.985    52.587   13.302     27,32   -9.398 -15,16
 - Có kỳ hạn                  0          0        18      -        -          18   -
 Tiền gửi tiết kiệm      52.505     75.017    97.330   22.512     42,88   22.313  29,74
 - Không kỳ hạn           2.676      3.166     3.817      490     18,31      651  20,56
 - Có kỳ hạn             49.673     71.776    92.713   22.103     44,50   20.937  29,17
 - Tiết kiệm khác           156         75       800       -81   -51,92      725 966,67
 Kỳ phiếu                 1.257      2.105     2.040      848     67,46      -65  -3,09
 Tổng nguồn vốn
                        102.445    139.107   151.975   36.662    35,79     12868    9,25
huy động
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 3 năm phòng kinh doanh NHNO & PTNT
                                    Quận Cái Răng)

                                  (TT: Thanh toán)

       Trong đó, khoản mục quan trọng giúp ngân hàng chủ động được trong
việc sử dụng nguồn vốn huy động đó là khoản mục tiền gửi có kì hạn. Đối với
khoản mục này không những tăng qua các năm mà còn tăng với tốc độ ngày càng
lớn và được biểu hiện rõ thông qua biểu đồ sau:




SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                   Trang 27
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT




                  100,000
                   90,000
                   80,000
                   70,000
                                                                Tiền gửi không kỳ hạn
     Triệu đồng


                   60,000
                                                                Tiền gửi có kỳ hạn
                   50,000
                                                                Tiền gửi khác
                   40,000
                                                                Kỳ phiếu
                   30,000
                   20,000
                   10,000
                       0
                             2004        2005        2006
                                         Năm


                  Biểu đồ 2: Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm
                                     (từ 2004 – đến 2006)

          a. Tiền gửi thanh toán:

          Đây là tiền gửi của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, là số tiền tạm thời
nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân
hàng, nó bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi kỳ hạn. Ngày nay, hòa nhập
với xu thế phát triển của xã hội, thì sự phát triển ngày càng cao trong quan hệ
thanh toán giữa các tổ chức kinh tế là không thể thiếu, đòi hỏi phải nhanh và có
sự an toàn; từ đó, các doanh nghiệp đã mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng để
nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình vì ngân hàng là nơi đáng tin cậy.
Ngoài ra, ngân hàng còn giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí, thuận tiện và
góp phần tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp.

          Nhìn chung, lượng tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế tại ngân
hàng qua 3 năm có nhiều biến động. Cụ thể năm 2004 tiền gửi thanh toán của các
tổ chức kinh tế (bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn) là
48.683 triệu đồng, chiếm 47,52% tổng nguồn vốn huy động. Trong đó chủ yếu là
tiền gửi thanh toán không kỳ hạn đạt 48.683 triệu đồng. Vì đa số các khách hàng
là doanh nghiệp, họ cần xoay trở tiền liên tục nên họ sẽ thường xuyên rút vốn.
Sang năm 2005, lượng tiền gửi thanh toán đã tăng nhiều, tăng 13.302 triệu đồng

SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                      Trang 28
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
so với năm 2004, tương đương tỉ lệ 27,32%, vẫn là tiền gửi thanh toán không kỳ
hạn chiếm đa số. Đến năm 2006, tiền gửi thanh toán là 52.587 triệu đồng, giảm
9.398 triệu đồng so với năm 2005, tương đương với tỉ lệ là 15,16%. Nguyên nhân
dẫn đến sự giảm đó là do năm 2006 có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng,
các ngân hàng tư nhân thì không ngừng nỗ lực gây sự chú ý đối với khách hàng
bằng những chiêu khuyến mãi, cùng với việc các doanh nghiệp cũng gặp nhiều
khó khăn trong sản xuất kinh doanh, còn chỉ số giá tiêu dùng lại tiếp tục lên cao.

       b. Tiền gửi tiết kiệm:

       Đây là loại tiền gửi không kém phần quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn
huy động của ngân hàng, thu hút lượng tiền nhà rỗi trong dân cư. Tiền gửi tiết
kiệm của dân cư được chia làm hai loại: tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không
kỳ hạn.

       Nhìn chung, lượng tiền gửi tiết kiệm điều tăng qua 3 năm, chiếm tỉ trọng
khá lớn (hơn 50%) trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

       Cụ thể, năm 2004 tiền gửi tiết kiện đạt 52.505 triệu đồng, chiếm 51,25%
tổng nguồn vốn huy động. Trong đó, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, đạt
49.673 triệu đồng. Sang năm 2005, tiền gửi tiết kiệm tăng hơn, đạt 75.017 triệu
đồng hay tăng 42,88% so với năm 2004 và chiếm 53,93% tổng số vốn huy động.
Trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỉ lệ khá cao 71.776 triệu đồng,
chiếm đến 95.56% tiền gửi tiết kiệm, phần còn lại là tiền gửi tiết kiệm không kỳ
hạn đạt 3.166 triệu đồng, tăng 490 triệu đồng so với năm 2004. Đạt được kết quả
như vậy là do lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn cho nên khách hàng đầu tư vào loại tiền gửi này và xem đây
là hình thức đầu tư hiệu quả cao.

       Đến năm 2006, tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng nhưng không nhiều, đạt
97.330 triệu đồng, tăng 22.313 triệu đồng so với năm 2005 và chiếm 60,04%
tổng nguồn vốn huy động. Trong đó tiền gửi có kỳ han đạt 92.713 triệu đồng
chiếm 95,26% trong tiền gửi tiết kiệm, tăng 29,17% so với năm 2005, số còn lại
là tiền gửi không kỳ hạn. Ngoài ra, còn có khoản tiền gửi tiết kiệm khác, tuy
lượng tiền gửi tuy không nhiều nhưng cũng góp phần làm tăng tiền gửi tiết kiệm.



SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                Trang 29
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
        Nguyên nhân tiền gửi tiết kiệm tăng qua các năm là nhờ vào việc ngân
hàng đã chú trọng phát triển nguồn này, trong 3 năm vừa qua ngân hàng đã có
mức lãi suất hợp lí. Bên cạnh đó, do cuộc sống người dân trên địa bàn ngày càng
khá hơn, thu nhập của họ ngày càng cao. Và cũng nhờ sự hướng dẫn tận tình của
cán bộ công nhân viên ngân hàng đã chỉ dẫn người dân thấy được lợi ích của việc
gửi tiền là tiền của họ sẽ được an toàn, ngoài ra còn có thể sinh lời và có thể rút
ra khi cần sử dụng.

        c. Kỳ phiếu:

        Cuối cùng, ta xét đến khoản huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá (kỳ
phiếu), mặc dù nó chiếm tỉ trọng không lớn nhưng cũng đã góp phần làm tăng
nguồn vốn huy động. Năm 2005 đạt 2.155 triệu đồng tăng 848 triệu đồng so với
năm 2004. Và đến năm 2006 thì lượng huy động này đạt 2040 triệu đồng giảm 65
triệu đồng so với năm 2005, tương đương 3,09%. Điều này cho thấy ngân hàng
đã chủ động được trong việc cân đối cho vay và nhu cầu vay vốn của khách
hàng.

        Việc huy động tiền gửi của khách hàng không những đem lại cho khách
hàng một nguồn vốn với chi phí thấp để kinh doanh, mà còn giúp cho ngân hàng
có thể nắm bắt được thông tin, tư liệu chính xác về tình hình của các tổ chức kinh
tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng có
căn cứ để quy định rút vốn để đầu tư cho vay đối với những khách hàng đó.

        4.1.1.3. Phân tích hoạt động tín dụng của NHNO & PTNT Quận Cái
Răng:

        Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, bởi vậy để một
ngân hàng tồn tại, đòi hỏi hoạt động tín dụng phải thật sự hiệu quả. Với hình thức
“đi vay để cho vay” NHNO & PTNT Quận Cái Răng ngoài việc huy động vốn
nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng thì rất chú ý đến việc sử dụng nguồn vốn đó
như thế nào để đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Và để hiểu rõ hơn về qui mô và
chất lượng tín dụng của ngân hàng, ta sẽ phân tích một số chỉ tiêu liên quan
thông qua thời gian 3 năm (2004-2006):




SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                Trang 30
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
       a. Doanh số cho vay:

       Như ta đã biết, doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho
khách hàng dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự
tăng trưởng của doanh số cho vay cũng thể hiện sự tăng trưởng của công tác tín dụng.
Tuy nhiên, do ngân hàng hoạt động dưới hình thức đi vay để cho vay nên để ngân hàng
hoạt động thực sự thật sự hiệu quả thì phải có sự cân đối giữa nguồn vốn huy động và
doanh số cho vay, tránh tình trạng nguồn vốn bị ứng đọng. Hiểu rõ được vấn đề này,
NHNO & PTNT Quận cái Răng đã có những chính sách sử dụng vốn một cách hợp lí, vì
vậy hoạt động của ngân hàng trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực
thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

 Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NHNO & PTNT QUẬN CÁI RĂNG
                       QUA 3 NĂM (TỪ 2004 – ĐẾN 2006)

                                                                  ĐVT: Triệu đồng
                                                         2004/2005         2005/2006
     Chỉ Tiêu           2004       2005     2006      Chênh     Tỉ lệ   Chênh     Tỉ lệ
                                                       lệch     (%)      lệch      (%)
 Cho vay ngắn hạn       79.536    130.434   124.313   50.898    63,99    -6.121    -4,69
 Cho vay trung
                        30.083     32.327    27.385    2.244    7,46     -4.942   -15,29
 hạn
   Tổng cho vay        109.619    162.761   151.698   53.142   48,48    -11.063    -6,80
 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 3 năm phòng kinh doanh của NHNO &
                                 PTNT Quận Cái Răng)

       Qua bảng số liệu ta thấy tổng doanh số cho vay đã thay đổi qua 3 năm.
Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao hơn doanh số cho
vay trung hạn qua các năm. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm hơn 50% tổng
doanh số cho vay và theo thời gian nó càng tiến gần tổng doanh số cho vay. Cụ
thể, năm 2004, cho vay ngắn hạn đạt 79.536 triệu đồng, chiếm 72,56% trong tổng
doanh số cho vay. Sang năm 2005, cho vay ngắn hạn đạt 130.434 triệu đồng,
chiếm 80,14%, tăng 50.898 triệu đồng so với năm 2004, tương đương tỉ lệ là
63,99%, đây là một tốc độ tăng khá nhanh. Do trong thời gian này nhu cầu vay
vốn của khách hàng rất cao để cải tiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc
đầu tư vào làm ăn, buôn bán vì đây cũng là thời gian mà người dân đang gặp khó
khăn trong việc tạo nguồn vốn do có sự ảnh hưởng khách quan của dịch bệnh, giá
cả thị trường lại biến động. Đến năm 2006 thì doanh số cho vay ngắn hạn cũng
SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                  Trang 31
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
đã giảm nhưng không nhiều; cụ thể năm 2006 cho vay ngắn hạn đạt 124.313 triệu
đồng, giảm 6.121 triệu đồng, tương đương 4,69% so với năm 2005. Nguyên nhân
là do xảy ra vấn đề khó khăn cho các khách hàng vay vốn trong năm 2005, làm
cho một số khách hàng không thể trả nợ vay cho ngân hàng nên ngân hàng đã
không thể cho vay tiếp tục.

      Bên cạnh đó, cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho
vay của ngân hàng nhưng cho vay trung hạn cũng góp phần không nhỏ trong
tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Cụ thể, năm 2004 đạt 30.083 triệu đồng
chiếm 27,44% trong tổng doanh số cho vay. Sang năm 2005, cho vay trung hạn
đạt 32.327 triệu đồng đạt 19,86%, rõ ràng đã có sự gia tăng về số lượng, tăng
2.244 triệu đồng so với năm 2004, nhưng về tỉ trọng thì đã giảm. Đến năm 2006,
cho vay trung hạn đã giảm rõ rệt, giảm 4.942 triệu đồng so với năm 2005, tương
đương với tỉ lệ giảm là 15,29%. Từ đó, cho thấy ngân hàng đã có sự chuyển dịch
giữa lĩnh vực cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn mặc dù sự chuyển dịch
không lớn lắm. Để rõ hơn vấn đề này, ta xem biểu đồ sau:


                     140,000

                     120,000

                     100,000
        Triệu đồng




                      80,000                                   Cho vay ngắn hạn

                      60,000                                   Cho vay trung hạn

                      40,000

                      20,000

                          0
                               2004   2005         2006
                                      Năm


    Biểu đồ 3: Doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm (2004 – 2006)

      Tóm lại, tình hình cho vay của ngân hàng như thế đã khá tốt, dĩ nhiên từ
năm 2005 đến năm 2006 có sự chậm lại, nhưng đó là do sự ảnh hưởng khách
quan của dịch bệnh đến người dân; bên cạnh đó, giá cả đầu vào của các mặt hàng
lại tăng, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đa số người dân vay vốn.

SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                            Trang 32
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
Nhưng dù sao, với sự tăng trưởng này, cũng là sự nỗ lực hết mình của cán bộ tín
dụng của ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác phát vay, cải thiện bớt thủ tục
xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ khách hàng ngày càng cải thiện hơn. Từ
đó cho thấy uy tín của ngân hàng cũng được nâng cao.

      b. Doanh số thu nợ:

      Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng một cách chính xác hơn
thì chúng ta không chỉ đánh giá thông qua doanh số cho vay của ngân hàng mà ta
phải xét đến doanh số thu nợ, bởi vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc
trả nợ vay của khách hàng. Cho vay đã là một chuyện khó thì việc thu nợ lại càng
khó hơn. Thường thì mục đích cuối cùng của ngân hàng là đồng vốn quay lại với
đúng chức năng của nó. Bất cứ ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển, hoạt
động ngày càng hiệu quả thì không chỉ phụ thuộc vào doanh số cho vay, đánh giá
đúng khách hàng, tiến hành thu nợ một cách tốt nhất mà còn phải biết cách đề
phòng những rủi ro. Nếu khách hàng trả nợ vay cho ngân hàng luôn đúng hạn thì
chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn vay của mình có hiệu quả và qua đó cũng
phản ánh được hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng. Cho nên, doanh
sốn cho vay là điều kiện cần còn doanh số thu nợ là điều kiện đủ để hoạt động
được duy trì và phát triển. Trong thời gian qua, bằng sự cố gắng của mình, NHNO
& PTNT Quận Cái Răng đã đạt được kết quả thu nợ theo bảng số liệu sau:

      Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
                            (TỪ 2004 – ĐẾN 2006)

                                                              ĐVT: Triệu đồng
                                                   2004/2005   2005/2006
        Chỉ Tiêu          2004   2005    2006   Chênh Tỉ lệ Chênh Tỉ lệ
                                                 lệch     (%) lệch    (%)
    Thu nợ ngắn hạn      48.727 98.163 125.483 49.436 101,46 27.320 27,83
    Thu nợ trung hạn     12.286 17.802 20.160 5.516 44,90 2.358 13,25
     Tổng thu nợ         61.013 115.965 145.643 54.952 90,07 29.678 25,59
       (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết qua 3 năm phòng kinh doanh của
                        NHNO & PTNT Quận Cái Răng)

      Tuy nhiên, doanh số thu nợ trung hạn cũng góp phần không nhỏ trong
tổng doanh số thu nợ. Biểu đồ sau cho ta thấy rõ hơn:

SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                             Trang 33
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT




                   140,000

                   120,000

                   100,000
      Triệu đồng


                    80,000                                              Thu nợ ngắn hạn
                                                                        Thu nợ trung hạn
                    60,000

                    40,000

                    20,000

                        0
                               2004           2005           2006
                                              Năm


                         Biểu đồ 4: Doanh số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm
                                      (từ 2004 – đến 2006)

         Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ qua 3 năm tăng lên, đây là 1
kết quả tốt, báo hiệu hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả. Cụ thể, năm
2004 doanh số thu nợ của ngân hàng là 61.013 triệu đồng, trong đó doanh số thu
nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng khá cao trong doanh số thu nợ, đạt 48.727 triệu đồng
và chiếm 79,86% tổng doanh số thu nợ, phần còn lại là doanh số thu nợ trung
hạn, đạt 12.286 triệu đồng. Sang năm 2005, cùng với tốc độ tăng của doanh số
cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng đáng kể, đạt 115.965 triệu đồng, tăng
90,07% so với năm 2004. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 98.163 triệu
đồng, tăng 49.436 triệu đồng hay tăng 101,46% so với năm 2004 và chiếm tới
84,65% tổng doanh thu số nợ. Nguyên nhân là do ngân hàng đã làm tốt công tác
giám sát, theo dõi và thu hồi nợ đối với những khoản vay đến hạn.

         Đến năm 2006, doanh số thu nợ tăng 25,59% so với năm 2005. Trong đó,
doanh số cho vay ngắn hạn tăng 27.320 triệu đồng, tương đương 27,83% so với
năm 2005, còn lại là doanh số cho vay trung hạn, tăng 2.358 triệu đồng, tương
đương 13,25%, còn doanh số cho vay lại giảm 6,8% so với năm 2005. Nguyên
nhân là do mỗi năm ngân hàng thu nợ từ một số khoản nợ trả chậm, nợ khoanh,




SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                    Trang 34
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
nợ thu bất thường. Vì vậy doanh số thu nợ ngoài các khoản cho vay chủ yếu còn
phát sinh thêm một số khoản bất thường khác.

      Tóm lại, việc thu hồi nợ của ngân hàng có những chuyển biến tích cực, đạt
được kết quả đó là do ngân hàng có những chính sách mới phù hợp hơn trong
việc nâng cao hiệu quả tín dụng, bên cạnh đó, các chính sách pháp luật của Nhà
nước cũng tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động dễ dàng hơn.

      c. Tình hình dư nợ:

      Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hiệu số giữa doanh số cho vay và
doanh số thu nợ. Như vậy, chỉ tiêu dư nợ là khoản tiền đã giải ngân mà ngân
hàng chưa thu hồi về. Dư nợ là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt
động của ngân hàng, nhưng ta không chỉ dựa vào dư nợ mà phản ánh được thực
trạng tín dụng của ngân hàng trong một thời điểm nhất định. Ta cũng không
khẳng định được dư nợ tăng cao là tốt hay dư nợ giảm là xấu. Trong một thời kỳ,
nếu doanh số cho vay tăng và đồng thời doanh số thu nợ tăng, lúc đó mức dư nợ
thấp thì hoạt động tín dụng có hiệu quả. Việc phân tích kết hợp với nợ quá hạn
cho phép ta phản ánh một cách chính xác hơn hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Ta có thể biết rõ hơn về tình hình dư nợ của NHNO & PTNT Quận Cái Răng qua
việc xem xét bảng số liệu và biểu đồ sau:

  Bảng 6: TỔNG DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004 – 2006)

                                                               ĐVT: Triệu đồng
                                                  2004/2005   2005/2006
       Chỉ Tiêu           2004     2005     2006Chênh Tỉ lệ Chênh Tỉ lệ
                                                 lệch    (%) lệch    (%)
 Tổng dư nợ ngắn hạn     55.881 88.152 86.982 32.271 57,75 -1.170 -1,33
 Tổng dư nợ trung hạn    30.270 44.795 52.020 14.525 47,98 7.225 16,13
     Tổng dư nợ          86.151 132.947 139.002 46.796 54,32 6.055    4,55
       (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết qua 3 năm phòng kinh doanh của
                        NHNO & PTNT Quận Cái Răng)




SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                            Trang 35
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT


                    100,000
                     90,000
                     80,000
                     70,000

       Triệu đồng
                     60,000
                                                                    Dư nợ ngắn hạn
                     50,000
                                                                    Dư nợ trung hạn
                     40,000
                     30,000
                     20,000
                     10,000
                         0
                               2004           2005           2006
                                              Năm


                       BBiểu đồ 5: Tình hình dư nợ của ngân hàng qua 3 năm
                                      (từ 2004 – đến 2006)

      Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ đều tăng qua 3 năm, tuy nhiên dư nợ
ngắn hạn năm 2006 có giảm so với năm 2005 nhưng không nhiều. Năm 2004,
tổng dư nợ đạt 86.151 triệu đồng, trong đó nợ ngắn hạn đạt 55.881 triệu đồng,
chiếm 64,86%, phần còn lại là dư nợ trung hạn đạt 30.270 triệu đồng. Bước sang
năm 2005 thì dư nợ của ngân hàng tăng 46.796 triệu đồng hay tăng 54,32% so
với năm 2004, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng cả về số lượng lẫn tỉ trọng, chiếm
66,31% trong tổng dư nợ, phần còn lại là dư nợ trung hạn đạt 44.795 triệu đồng
mặc dù tăng về số lượng nhưng lại giảm về tỉ trọng so với năm 2004; ta thấy tình
hình dư nợ năm 2005 của ngân hàng có sự chuyển biến tích cực, nguyên nhân là
do ngân hàng đã chủ động được việc huy động vốn và doanh số cho vay tăng,
điều đó góp phần làm cho dư nợ của ngân hàng tăng.

      Đến năm 2006 tình hình dư nợ của ngân hàng vẫn tăng nhưng đã chậm lại,
năm 2006 đạt 139.002 triệu đồng, tăng 6.055 triệu đồng, hay tăng 4,55% so với
năm 2005. Trong đó, phần gia tăng chủ yếu là dư nợ trung hạn, tăng 7.225 triệu
đồng hay tăng 16,13% so với năm 2005, rõ ràng dư nợ trung hạn đã gia tăng cả
về số lượng lẫn tỉ trọng; riêng dư nợ ngắn hạn lại giảm 1.170 triệu đồng, tương
đương 1,33% so với năm 2005. Nguyên nhân một phần là do doanh số cho vay
giảm cũng ảnh hưởng đến tình hình dư nợ; bên cạnh đó có một số người dân do


SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                Trang 36
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
làm ăn có hiệu quả và một số được tiền bồi thường từ việc qui hoạch của Nhà
nước nên tình hình dư nợ ngắn hạn cũng giảm đi.

      Như vậy, với tình hình dư nợ như trên thì có thể nói ngân hàng đã cung
ứng một lượng vốn đáng kể cho nền kinh tế của Quận còn ngân hàng thì đã thực
hiện được phương châm mở rộng tín dụng, nâng cao dư nợ cho vay để phát huy
tối đa khả năng sử dụng vốn, nhưng chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn.

      d. Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng:

      Trong bất kỳ một công ty, doanh nghiệp nào đó khi bắt đầu kinh doanh dù
ở lĩnh vực nào thì cũng tồn tại một rủi ro tiềm ẩn, trong một số các rủi ro có thể
lường được, nhưng vẫn tồn tại một số rủi ro khó có thể tránh. Đặc biệt là đối với
lĩnh vực ngân hàng, luôn tiềm ẩn những rủi ro đáng ngại, nếu như ta không tìm
cách khắc phục thì khó có thể đứng vững và tồn tại lâu dài. Một trong những
nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là việc
thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn không được thực hiện đúng; điều đó có nghĩa là
khách hàng không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn, từ đó sẽ làm
cho hoạt động tín dụng của ngân hàng gặp khó khăn, nhu cầu về vốn thì không
được đáp ứng một cách triệt để, vòng quay tín dụng bị gián đoạn. Hay nói cách
khác, khi nợ quá hạn phát sinh cao thì rủi ro của ngân hàng trong hoạt động tín
dụng càng lớn. Để hoạt động tín dụng đạt được hiệu quả thì việc quản lý nợ quá
hạn là việc cần thiết đối với hầu hết các ngân hàng. Để biết rõ hơn về tình hình
nợ quá hạn của NHNO & PTNT Quận Cái Răng ta xem xét bảng số liệu sau:

          Bảng 7: NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
                            (TỪ 2004 – ĐẾN 2006)

                                                                ĐVT: Triệu đồng
                                                   2004/2005          2005/2006
        Chỉ Tiêu          2004    2005    2006 Chênh               Chênh Tỉ lệ
                                                        Tỉ lệ (%)
                                                lệch                lệch     (%)
  Nợ quá hạn ngắn hạn       115     150    320     35       30,43     170 113,33
  Nợ quá hạn trung hạn       15       3     50    -12          -80     47     -
   Tổng nợ quá hạn          130     153    370     23       17,69     217 141,83
       (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết qua 3 năm phòng kinh doanh của
                         NHNO & PTNT Quận Cái Răng)

SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                               Trang 37
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT

                 350

                 300

                 250
    Triệu đồng
                 200                                              Nợ quá hạn ngắn hạn

                 150                                              Nợ quá hạn trung hạn

                 100

                  50

                   0
                          2004          2005          2006
                                        Năm


                   Biểu đồ 6: Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm
                                      (từ 2004 – đến 2006)

                 Qua bảng số liệu cho thấy tổng nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm có
xu hướng tăng, đặc biệt từ năm 2005 sang năm 2006, nợ quá hạn lại tăng cao.
Năm 2004, tổng nợ quá hạn 130 triệu đồng trong đó nợ quá hạn ngắn hạn chiếm
tỉ lệ cao, chiếm 88,46% tổng nợ quá hạn. Sang năm 2005, tổng nợ quá hạn lại
tăng 23 triệu đồng tương đương 17,69% so với năm 2004. Trong đó, nợ quá hạn
ngắn hạn gia tăng cả về số lượng lẫn tỉ trọng, tăng 30,43% so với năm 2004 và
chiếm 98,04% tổng nợ quá hạn. Đối với nền kinh tế của Quận thì nông nghiệp
luôn là thế mạnh mà đặc biệt là nghề trồng lúa, chăn nuôi và trồng cây ăn trái, vì
thế chúng có đặc điểm là thu hoạch trong ngắn hạn; và thời gian qua thì tình hình
luôn biến động, thiên tai, dịch bệnh đã diễn biến khá phức tạp và tác động dữ dội
đến việc làm ăn, kinh doanh của người dân, ảnh hưởng lớn nhất người dân phải
chịu đó là dịch cúm H5N1 tàn phá mạnh mẽ…tất cả đã làm cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn gặp nhiều khó khăn và không trả được
lãi và vốn vay là tất yếu trong thời gian này.

                 Đến năm 2006, nợ quá hạn lại tăng đột biến, tăng 217 triệu đồng tương
đương 142% so với năm 2005. Trong đó, nợ quá hạn ngắn hạn vẫn tăng về số
lượng nhưng về mặt tỉ trọng đã giảm, chiếm 86,47%, nợ quá hạn trung hạn lại
tăng về cả số lượng lẫn tỉ trọng, tăng 47 triệu đồng tương đương 1.566% so với
năm 2005. Số nợ quá hạn vẫn tập trung vào nông nghiệp và hộ sản xuất kinh

SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                                     Trang 38
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
doanh là chủ yếu, đến thời gian này thì tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn ra,
thêm vào đó, giá cả đầu vào như phân bón, xăng dầu kể cả nhân công đều tăng rõ
rệt, càng làm cho việc sản xuất kinh doanh của người dân gặp khó khăn về vốn.
Từ đó khách hàng không đủ khả năng trả những khoản nợ đã đến hạn mà phải
kéo dài thời gian mới thanh toán được nợ, đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ
quá hạn của ngân hàng luôn tăng trong hai năm qua.

       Nợ quá hạn tăng qua các năm chứng tỏ những năm qua hoạt động tín dụng
của ngân hàng của ngân hàng phải chịu khá nhiều rủi ro. Nhưng dù sao tỉ lệ nợ
quá hạn trên tổng dư nợ vẫn còn nằm ở mức cho phép, nhưng xét cho cùng thì
nên khống chế lại nợ quá hạn để nó không tăng lên nữa, vì khi có mặt của nợ quá
hạn, mà nợ quá hạn lại tăng qua các năm đó là dấu hiệu không tốt, nó phản ánh
những rủi ro tiềm ẩn. Như vậy, rủi ro từ hoạt động kinh doanh của khách hàng
vay vốn cũng chính là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của
ngân hàng.

       e. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thông qua các chỉ
tiêu tài chính:

       Trong thời gian vừa qua, ngân hàng không ngừng nâng cao vai trò và uy
tín của mình, luôn tìm cách đổi mới phương thức hoạt động cùng với việc mở
rộng hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Để thấy được điều đó một cách khái quát, ta sẽ phân tích các tỉ số tài chính thông
qua bảng số liệu sau:




SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                               Trang 39
GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT
    Bảng 8: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
                     QUA 3 NĂM (TỪ 2004 – ĐẾN 2006)

 STT                Chỉ Tiêu                 ĐVT        2004      2005     2006
   1   Vốn huy động                       Triệu đồng   102.445   139.107   151.975
   2   Tổng tài sản                       Triệu đồng   161.959   174.741   163.389
   3   Doanh số cho vay                   Triệu đồng   109.619   162.761   151.698
   4   Doanh số thu nợ                    Triệu đồng    61.013   115.965   145.643
   5   Tổng dư nợ                         Triệu đồng    86.151   132.947   139.002
   6   Dư nợ bình quân                    Triệu đồng    61.848   109.549 135.974,5
   7   Nợ quá hạn                         Triệu đồng       130       153       370
   8   Lợi nhuận                          Triệu đồng     4.685     5.797     7.332
   9   Hệ số thu nợ = (4)/(3)                 %          55,66     71,25     96,01
  10   Tổng dư nợ/Tổng tài sản                %          53,19     76,08     85,07
  11   Tỉ lệ nợ quá hạn = (7)/(5)*100%        %           0,15      0,12      0,27
  12   Tỉ suất lợi nhuận = (8)/(6)            %           7,57      5,29      5,39
  13   Vòng quay vốn tín dụng = (4)/(6)      Vòng         0,98      1,05      1,07
  14   Tổng dư nợ/Vốn huy động               Lần          0,84      0,96      0,92
       - Hệ số thu nợ:

       Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng hay khả năng trả
nợ vay của khách hàng, cho ta biết số tiền mà ngân hàng sẽ thu được trong
khoảng thời gian nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Trong 3 năm qua, hệ
số thu nợ của ngân hàng luôn gia tăng. Năm 2004 hệ số thu nợ là 55,66%, sang
năm 2005 tăng lên 71,25% và đến năm 2006 tiếp tục đến 96,01%. Hệ số thu nợ
luôn tăng là vì doanh số thu nợ luôn tăng qua 3 năm còn tốc độ doanh số cho vay
tăng giảm không đều, với hệ số thu nợ luôn tăng như thế cho thấy hiệu quả sử
dụng vốn của ngân hàng cao, ngân hàng đã biết lựa chọn những khách hàng có
uy tín cho vay để có thể hạn chế những rủi ro, quan trọng hơn đó là những cán bộ
tín dụng đã động viên, khuyến khích, giải thích những thuận lợi, khó khăn trong
sản xuất kinh doanh cho khách hàng vay vốn để họ có thể nâng cao ý thức trả nợ
cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thì việc dựa
vào hệ số thu nợ là chưa đủ vì nó chỉ cho ta biết khả năng thu nợ của ngân hàng
đối với tổng doanh số cho vay. Như vậy, ta nên dựa vào phần nợ đã đến hạn phải
thu thì việc đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng mới thực sự chính xác.




SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh                                               Trang 40
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)
Lv (18)

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt namKhảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...nataliej4
 
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014Ngọc Hưng
 
đHtn.xây dựng website hỗ trợ học và thi toefl nguyễn thị diễm tiên[bookboom...
đHtn.xây dựng website hỗ trợ học và thi toefl   nguyễn thị diễm tiên[bookboom...đHtn.xây dựng website hỗ trợ học và thi toefl   nguyễn thị diễm tiên[bookboom...
đHtn.xây dựng website hỗ trợ học và thi toefl nguyễn thị diễm tiên[bookboom...bookbooming1
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Nguyễn Công Huy
 
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose nataliej4
 

Was ist angesagt? (20)

Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt namKhảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
 
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thư...
 
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
 
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...
 
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
đáNh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên đị...
 
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
 
đHtn.xây dựng website hỗ trợ học và thi toefl nguyễn thị diễm tiên[bookboom...
đHtn.xây dựng website hỗ trợ học và thi toefl   nguyễn thị diễm tiên[bookboom...đHtn.xây dựng website hỗ trợ học và thi toefl   nguyễn thị diễm tiên[bookboom...
đHtn.xây dựng website hỗ trợ học và thi toefl nguyễn thị diễm tiên[bookboom...
 
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ YênLuận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
 
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensisLuận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
 
Đề tài: Thiết kế và chế tạo hệ thống đóng mở cửa tự động sử dụng công nghệ RFID
Đề tài: Thiết kế và chế tạo hệ thống đóng mở cửa tự động sử dụng công nghệ RFIDĐề tài: Thiết kế và chế tạo hệ thống đóng mở cửa tự động sử dụng công nghệ RFID
Đề tài: Thiết kế và chế tạo hệ thống đóng mở cửa tự động sử dụng công nghệ RFID
 
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biểnLuận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
 
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAYLuận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
 
Đề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệp
Đề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệpĐề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệp
Đề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệp
 
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
 

Andere mochten auch

Luan van tot nghiep ke toan (32)
Luan van tot nghiep ke toan (32)Luan van tot nghiep ke toan (32)
Luan van tot nghiep ke toan (32)Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).DocLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).DocNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docNguyễn Công Huy
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (35).pdf
luan van tot nghiep ke toan (35).pdfluan van tot nghiep ke toan (35).pdf
luan van tot nghiep ke toan (35).pdfNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (68).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (68).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (68).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (68).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (4)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (4)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (4)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (4)Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (19)
Luan van tot nghiep ke toan (19)Luan van tot nghiep ke toan (19)
Luan van tot nghiep ke toan (19)Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)Nguyễn Công Huy
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY  CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG  NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY  CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (36).pdf
luan van thac si kinh te (36).pdfluan van thac si kinh te (36).pdf
luan van thac si kinh te (36).pdfNguyễn Công Huy
 
El verdadero rostro de Dios
El verdadero rostro de DiosEl verdadero rostro de Dios
El verdadero rostro de DiosGEMMITA_chile
 
Power point meritxell i esther
Power point meritxell i estherPower point meritxell i esther
Power point meritxell i estherEcoFruits Scoops
 

Andere mochten auch (20)

Lv (19)
Lv (19)Lv (19)
Lv (19)
 
Luan van tot nghiep ke toan (32)
Luan van tot nghiep ke toan (32)Luan van tot nghiep ke toan (32)
Luan van tot nghiep ke toan (32)
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).DocLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
 
luan van tot nghiep ke toan (35).pdf
luan van tot nghiep ke toan (35).pdfluan van tot nghiep ke toan (35).pdf
luan van tot nghiep ke toan (35).pdf
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (68).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (68).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (68).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (68).doc
 
4. LE THI NGOC DIEM.doc
4. LE THI NGOC DIEM.doc4. LE THI NGOC DIEM.doc
4. LE THI NGOC DIEM.doc
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (4)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (4)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (4)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (4)
 
Luan van tot nghiep ke toan (19)
Luan van tot nghiep ke toan (19)Luan van tot nghiep ke toan (19)
Luan van tot nghiep ke toan (19)
 
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.docLUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
 
Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)Luan van tot nghiep ke toan (30)
Luan van tot nghiep ke toan (30)
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY  CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG  NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY  CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
luan van thac si kinh te (36).pdf
luan van thac si kinh te (36).pdfluan van thac si kinh te (36).pdf
luan van thac si kinh te (36).pdf
 
Aquario
AquarioAquario
Aquario
 
El verdadero rostro de Dios
El verdadero rostro de DiosEl verdadero rostro de Dios
El verdadero rostro de Dios
 
Power point meritxell i esther
Power point meritxell i estherPower point meritxell i esther
Power point meritxell i esther
 

Ähnlich wie Lv (18)

Khóa luận tài chính ngân hàng.
Khóa luận tài chính ngân hàng.Khóa luận tài chính ngân hàng.
Khóa luận tài chính ngân hàng.ssuser499fca
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfNguyễn Công Huy
 
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ truyền hình MyTV c...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ truyền hình MyTV c...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ truyền hình MyTV c...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ truyền hình MyTV c...anh hieu
 

Ähnlich wie Lv (18) (20)

Lv (24)
Lv (24)Lv (24)
Lv (24)
 
Khóa luận tài chính ngân hàng.
Khóa luận tài chính ngân hàng.Khóa luận tài chính ngân hàng.
Khóa luận tài chính ngân hàng.
 
Lv (23)
Lv (23)Lv (23)
Lv (23)
 
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.docThai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ - Gửi miễn phí q...
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ
 
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Điều chỉnh hành vi ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ dựa vào bài tập chức năng
Điều chỉnh hành vi ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ dựa vào bài tập chức năngĐiều chỉnh hành vi ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ dựa vào bài tập chức năng
Điều chỉnh hành vi ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ dựa vào bài tập chức năng
 
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
 
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
 
Lv (14)
Lv (14)Lv (14)
Lv (14)
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ truyền hình MyTV c...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ truyền hình MyTV c...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ truyền hình MyTV c...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ truyền hình MyTV c...
 
Chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty du lịch Lăng Cô (LangCo Beach Resort).pdf
Chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty du lịch Lăng Cô (LangCo Beach Resort).pdfChính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty du lịch Lăng Cô (LangCo Beach Resort).pdf
Chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty du lịch Lăng Cô (LangCo Beach Resort).pdf
 

Mehr von Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánNguyễn Công Huy
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 

Mehr von Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 

Kürzlich hochgeladen

Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 

Lv (18)

  • 1. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ----o0o---- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG Giáo Viên Hướng Dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S Trần Ái Kết Nguyễn Thị Kiều Oanh MSSV: 4031079 Lớp: Kế Toán 01 – K.29 Cần Thơ, 05/2007 SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 1
  • 2. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT LỜI CẢM ƠN ----oOo---- Được sự giới thiệu của Trường Đại Học Cần Thơ để Em được thực tập tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng. Qua thời gian thực tập tại cơ quan, đã dược sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của Cô, Chú, Anh, Chị trong ngân hàng cùng với vốn kiến thức Em đã được học ở trường giúp Em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô Trường Đại Học Cần Thơ nói chung và Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh nói riêng đã cho Em biết được rất nhiều không chỉ về kiến thức chuyên ngành mà còn về kiến thức ngoài xã hội trong quá trình học tập. Đặt biệt là Thầy Trần Ái Kết – người trực tiếp hướng dẫn Em trong quá trình làm luận văn của mình. Em xin chân thành cám ơn tất cả các Cô Chú, Anh Chị đang làm việc tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ Em trong quá trình thực tập. Sau cùng, Em xin gửi lời chúc đến quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc, các Cô Chú, Anh Chị trong ngân hàng luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công tác cũng như trong cuộc sống. Trân trọng kính chào! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kiều Oanh SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 2
  • 3. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các thông tin và dữ liệu thu thập được và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài này không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 18 tháng 06 năm 2007 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kiều Oanh SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 3
  • 4. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ----oOo---- ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Cần Thơ, ngày tháng năm 2007 SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 4
  • 5. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ----oOo---- ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 5
  • 6. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ----oOo---- ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 6
  • 7. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Nền kinh tế của mỗi quốc gia là vấn đề luôn đựơc quan tâm trong mỗi quốc gia đó. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thì việc phát triển kinh tế phải đựơc quan tâm nhiều hơn. Hơn thế nữa, Việt Nam ta đựơc mệnh danh là “Con rồng đang chuyển mình”, vậy ta phải phát triển nhanh và mạnh nhiều hơn về kinh tế để xứng danh “Con rồng” như nước bạn đã nói. Để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế thì một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định là nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của hàng hoá dịch vụ. Muốn vậy, cần phải nghiên cứu một cách có hệ thống về nhiều lĩnh vực, và một trong những lĩnh vực cần được quan tâm là lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng có vị trí quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn trong mọi nền kinh tế, hay nói khác hơn ngân hàng là chiếc cầu nối giữa nơi thừa và nới thiếu vốn. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân, ngoài vốn tự có của ngân hàng, ngân hàng còn huy động tiền nhàn rỗi từ những người thừa vốn cho những người thiếu vốn vay, để đáp ứng vốn cho người dân khai thác những tiềm năng kinh tế của địa phương, trước là đem lại lợi ích cho chính bản thân ngân hàng và sau đó là đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội. Cùng với sự phát triển đó, Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn (viết tắt là: NHNO & PTNT) Quận Cái Răng đã quan tâm không ít vấn đề làm sao để đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân để tập trung phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn của Quận. Tuy nhiên, không riêng với ngân hàng mà kể cả các ngành nghề kinh doanh khác, luôn tiềm ẩn không ít những rủi ro gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của mình. Riêng đối với ngân hàng, khi rủi ro xảy ra ở mức độ thấp sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và uy tín của ngân hàng; khi rủi ro xảy ra ở mức độ cao sẽ dẫn đến nguy cơ ngân hàng bị phá sản. Điều này có ảnh hưởng rất lớn, trước tiên là đối với người dân - những người đang cần vốn sẽ bị hạn chế về vốn đầu tư và sau đó là đối với hệ thống ngân hàng; như chúng ta đã biết, sự đỗ vỡ hệ thống Hợp Tác Xã tín dụng năm 1989 – 1990 trong cả nước gây ra những tác động xấu đến xã hội trong thời gian SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 7
  • 8. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT dài, cuộc khủng hoảng ngân hàng Châu Á năm 1997 – 1998 đã đẩy nhiều nước vào tình trạng suy thoái nền kinh tế nghiêm trọng. Vì vậy, cần phải hạn chế tối đa việc rủi ro có thể xảy ra cũng như làm sao kiểm soát và kiềm chế rủi ro ở mức thấp nhất có thể chấp nhận. Và đó cũng là lý do em đã chọn đề tài “Phân tích rủi ro và biện pháp phòng ngừa trong hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng” 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích rủi ro và tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro để có thể đưa ra đựơc các biện pháp phòng ngừa, nhằm hạn chế đựơc rủi ro trong việc đầu tư, giúp ngân hàng đứng vững trong nền kinh tế thị trường đang cạnh tranh gay gắt. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng. - Phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng. - Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro. - Đưa ra một số đề suất và giải pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1.3.1. Phạm vi về thời gian và không gian: Tiến hành nghiên cứu trong thời gian 3 tháng (bắt đầu từ ngày 05/03/2007 đến ngày 11/06/2007). Do yêu cầu của đề tài, nên thời gian thực tập của em chủ yếu thu thập thông tin số liệu ở phòng tín dụng của ngân hàng trong ba năm (từ 2004 – đến 2006). Bên cạnh đó, cùng với sự giúp đỡ của các Anh, Chị cán bộ tín dụng cũng đã tạo điều kiện cho em đi thực tế từng địa bàn thẩm định và đến xem các mô hình sản xuất. 1.3.2. Phạm vi nội dung: Trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động của Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn rất đa dạng. Vì vậy, việc phân tích toàn bộ hoạt động SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 8
  • 9. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp có phần hạn chế. Do thời gian thực tập có hạn nên đề tài chỉ đi sâu vào phân tích rủi ro và biện pháp phòng ngừa trong hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng qua ba năm (từ 2004 – đến 2006). Để luận văn em được hoàn thiện hơn về mặt nội dung và hình thức, em rất mong đựơc sự chỉ bảo tận tình của Thầy cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các Anh, Chị tại ngân hàng. Tuy nhiên, trước đây cũng đã có những đề tài nghiên cứu vấn đề tương tự, nhưng trong đề tài này sẽ khác hơn những đề tài trước về mặt số liệu (năm 2006), và mong sự hướng dẫn của Thầy sẽ giúp em hoàn thành tốt hơn nội dung bài viết của mình. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI: Trong quá trình làm luận văn, có tham khảo một số tài liệu có liên quan đến đề tài, nhưng đề tài nói về rủi ro chỉ tham khảo trong luận văn của sinh viên Nguyễn Hoàng Oanh (lớp Tài Chính – Tín Dụng 02 K.28) về đề tài Phân tích thực trạng rủi ro và biện pháp phòng ngừa trong hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Huyện Giá Rai; vì thời gian và kiến thức có hạn nên phần trình bày luận văn (hay tiểu luận) của các anh, chị sẽ có sai sót trong phần nội dung và hình thức là không hể tránh khỏi, và trong đề tài mà em được tham khảo cũng vậy, tuy nhiên đã có sự góp ý của Giáo viên hướng dẫn cũng như Giáo viên phản biện để luận văn được hoàn chỉnh hơn về một số mặt như: cơ sở lý luận chưa thật sự chặt chẽ, chưa phân tích rõ được thực trạnh rủi ro, các mặt khác trình bày tốt. SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 9
  • 10. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: 2.1.1. Khái niệm và bản chất tín dụng: 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng: Tín dụng là mối quan hệ kinh tế đựơc biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, và trong đó người đi vay phải có trách nhiệm hoàn trả lại cả gốc và lãi cho người cho vay sau một thời gian nhất định mà hai bên đã thỏa thuận ngay lúc đầu. Thực tế cho thấy, tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng, nhưng dù ở bất cứ dạng nào tín dụng cũng đựơc thể hiện ở ba mặt cơ bản: - Có sự chuyển giao quyền sử dụng từ người này sang người khác. - Sự chuyển giao này có tính tạm thời. - Khi đến hạn (do 2 bên thoả thuận lúc đầu), người sử dụng hoàn trả lại cho người sở hữu một giá trị lớn hơn, và phần tăng thêm gọi là phần lời hay lãi suất. 2.1.1.2. Bản chất tín dụng: Tín dụng ra đời là một tất yếu khách quan trong nền sản xuất hàng hoá, vì khi nền sản xuất hàng hoá phát triển đến một múc độ nhất định sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội đó là điều không thể tránh. Lúc đó, trong xã hội sẽ có người thừa vốn, có người thiếu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống hàng ngày. Để giải quyết vấn đề này, ngân hàng đã là chiếc cầu nối giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn, để giải quyết tạm thời nhu cầu về vốn trong xã hội. 2.1.1.3. Vai trò tín dụng: Tín dụng cung cấp vốn đầy đủ và kịp thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh đựơc diễn ra liên tục, bên cạnh đó còn góp phần phát triển đầu tư và phát triển kinh tế. Tín dụng là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu và còn là công cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 10
  • 11. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT các tổ chức kinh tế. Nó còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Có thể nói trong mọi nền kinh tế xã hội, tín dụng đều phát huy vai trò to lớn của mình, tạo động lực phát triển mạnh mẽ mà khó có thể có một công cụ nào có thể thay thế được. Tín dụng thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, phát triển sản xuất. Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ được ổn định, tạo ra nhiều cơ hội, việc làm, thu hút nhiều lực lựơng sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá, làm giảm áp lực lạm phát. Ngoài ra còn tạo điều kiện để phát triển kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế. 2.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng: Theo truyền thống, rủi ro đựơc hiểu là những sự kiện xảy ra có thể làm mất mát tài sản hay làm phát sinh một khoản nợ. Ngày nay, rủi ro đựơc hiểu theo nghĩa rộng hơn, nó không chỉ là rủi ro tài chính mà còn bao gồm cả những rủi ro liên quan đến các mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là một hoạt động rất nhạy cảm. Mọi biến động trong nền kinh tế xã hội đều nhanh chóng tác động đến hoạt động của ngân hàng, có thể gây nên những xáo động bất ngờ và hiệu quả của ngân hàng bị giảm sút môt cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng là những biến cố, sự biến động xảy ra ngoài ý muốn, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thường dẫn đến thiệt hại và thua lỗ. Vì vậy, nhận thức rủi ro luôn là vấn đề cấp bách của mỗi ngân hàng. 2.1.2.2. Các loại rủi ro cơ bản: Hoạt động của ngân hàng ít nhiều sẽ liên quan đến sự có mặt của rủi ro. Vậy vấn đề luôn đặt ra cho ngân hàng là phải chấp nhận rủi ro hay làm thế nào để né tránh chúng? Tuy nhiên, một số rủi ro có thể kiềm chế đựơc và bên cạnh đó SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 11
  • 12. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT cũng có một số rủi ro không thể tránh khỏi; vì vậy, các ngân hàng cần xác định lợi ích có thể đạt được sẽ xứng đáng với rủi ro có thể chấp nhận? Hoạt động của ngân hàng sẽ phát triển tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng chịu là hợp lý và có thể kiểm soát đựơc và nó còn phải nằm trong nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của ngân hàng. Có rất nhiều dạng rủi ro khác nhau và có thể phân tích từ nhiều khía cạnh. Và sau đây là một số loại rủi ro được gọi là cơ bản trong hoạt động của các ngân hàng: a. Rủi ro tín dụng: Đây là rủi ro được đề cập trước tiên đối với ngân hàng, rủi ro này thường xảy ra hơn so với các loại rủi ro khác; và riêng đối với ngân hàng nông nghiệp thì nguồn thu chủ yếu là việc thu từ lãi cho vay, thường chiếm từ 70 – 90%. Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên đi vay (có thể là những cá nhân, tổ chức,…) không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính hay nói khác hơn là không có khả năng thanh toán các khoản vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký với ngân hàng. Rủi ro tín dụng có thể đựơc đo bằng nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ khoanh. Khi rủi ro tín dụng xảy ra có nghĩa là khách hàng đã không trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn, nếu cùng lúc có nhiều khách hàng không trả tiền cho ngân hàng, điều này sẽ có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng. b. Rủi ro thanh khoản: Là trường hợp ngân hàng không đảm bảo đựơc khoản tiền hay nói khác hơn là loại rủi ro này xảy ra khi ngân hàng không đủ tiền để đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán, chi trả cho khách hàng vì tài sản của ngân hàng không đủ khả năng thanh khoản hay không thể huy động đủ vốn. Loại rủi ro này khi xảy ra mà không kịp thời giải quyết sẽ tác động mạnh mẽ đến tâm lý khách hàng, điều này làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngân hàng. c. Rủi ro lãi suất: Rủi ro về lãi suất trong họat động tín dụng của ngân hàng là rất quan trọng. Đây là phần chênh lệch giữa lãi suất của ngân hàng với lãi suất của thị trường làm tác động đến ngân hàng. Khi những khoản vay của ngân hàng mang SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 12
  • 13. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT về không trang trải đủ cho các khoản chi phí thì dẫn đến vịêc ngân hàng sẽ bị lỗ, nếu hiện tựơng này xảy ra và liên tục kéo dài do ngân hàng không dự đoán, phân tích kỹ các trường hợp làm thay đổi lãi suất sẽ có ảnh hưởng đến ngân hàng theo chiều hướng bất lợi; khi đó, vốn của ngân hàng sẽ bị thiếu hụt dần vì phải bù vào những khoản lỗ. d. Rủi ro vốn: Rủi ro này xuất hiện khi nguồn vốn ngân hàng bị ứ đọng, đang nằm trong tình trạng không thể cho vay hay không thể chuyển sang các tài sản khác để sinh lời. 2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng và đo lường rủi ro tín dụng: 2.1.3.1. Chỉ tiêu dư nợ / Nguồn vốn huy động: Chỉ tiêu này xác định hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động của ngân hàng. Từ chỉ tiêu này ta có thể đánh giá khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động được. Khi chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt với ngân hàng. Vì khi chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy khả năng sử dụng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng chưa tốt và ngược lại cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng còn thấp. 2.1.3.2. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: (vòng) Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng. Khi đồng vốn đựơc quay vòng càng nhanh chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng tốt. Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân 2.1.3.3. Hệ số thu nợ: Hệ số thu nợ đựơc tính bằng công thức: Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ / Tổng doanh số cho vay Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay có thể gọi là khả năng trả nợ vay của khách hàng, từ đây ta biết đựơc số tiền mà ngân hàng thu đựơc trong một kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Khi hệ SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 13
  • 14. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT số thu nợ càng lớn thì càng đựơc đánh giá tốt, vì khi đó cho thấy việc thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả và ngựơc lại. 2.1.3.4. Tỉ lệ nợ quá hạn: (%) Ta có: Tỉ lệ nợ quá hạn = Tổng số nợ quá hạn / Tổng dư nợ Tỉ lệ nợ quá hạn phản ánh mức độ rủi ro tín dụng và đo lường chất lượng nghịêp vụ của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại. Theo Quyết Định 493 nợ được phân loại thành 5 nhóm, bao gồm: • Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán. • Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ. • Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày. • Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày. • Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. 2.1.3.5. Tỉ suất lợi nhuận: (%) Tỉ suất lợi nhuận là tỉ số được tính theo phần trăm giữa lợi nhuận và số vốn đầu tư của ngân hàng. Khi lĩnh vực đầu tư nào có tỉ suất lợi nhuận càng lớn thì được đánh giá càng cao. Tỉ suất lợi nhuận sẽ chỉ cho ngân hàng biết nên đầu tư vào đâu thì có hiệu quả. Tỉ suất lợi nhuận = Lợi nhuận / Dư nợ bình quân SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 14
  • 15. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu: Số liệu được thu thập từ các tài liệu được lưu trữ của ngân hàng trong nhiều năm qua do phòng kế hoạch kinh doanh cung cấp. Bên cạnh đó, cùng với việc tiếp cận thực tế các họat động tín dụng của ngân hàng, tiếp xúc và trao đổi với cán bộ tín dụng, tham khảo thêm một số hồ sơ vay vốn, bảng cân đối tài khoản chi tiết và tổng hợp qua các tháng trong năm, báo cáo tổng kết năm…. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu: Dựa vào các số liệu thu thập được qua các năm và dùng một số biện pháp như: phương pháp so sánh, phương pháp tỉ lệ… để phân tích cụ thể từng mục tiêu. 2.2.2.1. Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở hay còn gọi là chỉ tiêu gốc. - So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở. Thể hiện mức độ hòan thành kế hoạch hay chỉ tiêu đề ra. - So sánh bằng số tương đối: là tỉ lệ phần trăm (%) của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. 2.2.2.2. Phương pháp tỉ trọng: Phương pháp này dùng để nghiên cứu kết cấu những chỉ tiêu phân tích của ngân hàng. 2.2.2.3. Phương pháp tỉ số: Phương pháp này nhằm để xem xét các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả họat động của ngân hàng. Ngoài ra còn các biểu đồ để minh họa nhằm giúp cho việc phân tích rõ ràng hơn. SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 15
  • 16. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH: Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã được đổi tên 4 lần từ khi thành lập. - Đầu tiên có tên là Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghệp Huyện Châu Thành. Được thành lập cùng theo Nghị Định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ). - Đến ngày 14/11/1990 theo quyết định số 400-CP ra đời và Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Châu Thành được đổi tên thành Ngân Hàng Nông Nghiệp Huyện Châu Thành. - Đến ngày 15/11/1996 đổi tên thành Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Huyện Châu Thành. - Và đến 25/03/2004 được đổi tên thành Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng. Quận cái Răng gồm 7 phường: Phường Lê Bình, Phường Thường Thạnh, Phường Ba Láng, Phường Hưng Thạnh, Phường Hưng Phú, Phường Phú Thứ, Phường Tân Phú. Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng là một trong 8 chi nhánh của Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn Thành Phố Cần Thơ, gồm có: NNHO & PTNT Quận Ninh Kiều, Quận Ô Môn, Quận Bình Thủy, Huyện Phong Điền, Huyện Cờ đỏ, Huyện Vĩnh Thạnh và Huyện Thốt Nốt. 3.1.1. Vai trò hoạt động của Ngân Hàng: Ngân hàng dùng nguồn vốn huy động được để đầu tư vào nền kinh tế Quận hay nói khác hơn là cung cấp tín dụng & phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, mà chủ yếu là các hộ nông dân để giúp người dân giải quyết vấn đề thiếu vốn, làm cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn để góp phần làm tăng SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 16
  • 17. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT năng suất sản xuất. Từ đó giúp cho đời sống người dân ngày càng được ổn định và nâng cao hơn nữa, góp phần phát triển kinh tế Quận nói riêng và cho Thành Phố Cần Thơ nói chung trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 3.1.2. Chức năng hoạt của ngân hàng: - Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Quận Cái Răng thực hiện chức năng tổ chức trung gian, đứng ra huy động vốn từ những người thừa vốn và đầu tư vốn cho những người thiếu vốn để sản xuất kinh doanh bằng hình thức cho vay. - Thực hiện chức năng mua bán, kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền điện tử… - Ngoài ra ngân hàng còn có chức năng bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, thu phí bảo hiểm,…và còn là đại lý bảo hiểm cho Bảo Việt, Groupama. 3.1.3. Nội dung hoạt động: Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn hoạt động chủ yếu với những hình thức: - Huy động vốn: Thực hiện huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân với nhiều hình thức như: nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của các đơn vị, các tổ chức kinh tế và mọi thành phần dân cư, ngoài ra còn nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, hoặc có phát hành kỳ phiếu… - Hoạt động kinh doanh: Cho vay ngắn hạn, trung hạn với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ… Thực hiện làm môi giới để hưởng hoa hồng. Thực hiện các dịch vụ ủy thác về tín dụng, mua bán, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh thực hiện hợp đồng… SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 17
  • 18. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT 3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC: Giám Đốc Phó Giám Đốc Giám Phòng kế toán Phòng Phòng định viên Kho quỹ kinh doanh tổ chức hành chánh Thông tin trực tiếp Thông tin phản hồi Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của các phòng ban Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Quận Cái Răng gồm 1 ban Giám Đốc và 3 phòng chức năng. Ban Giám Đốc gồm 2 người: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc Phòng kinh doanh gồm 8 người: 1 trưởng phòng kinh doanh, 6 cán bộ tín dụng và 1 giám định viên. Phòng kế toán kho quỹ gồm 9 người Phòng tổ chức hành chính gồm 1 người Ban Giám Đốc: Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền. Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình . Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập. Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia han nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng. SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 18
  • 19. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT Là người đại diện cho ngân hàng trong việc quan hệ với ngân hàng cấp trên. Chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ và các kế hoạch kinh doanh dựa trên các quy định trong phạm vi, quyền hạn của ngân hàng. Là người chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản, kết quả hoạt đông kinh doanh của ngân hàng, đại diện ngân hàng trong quan hệ trực thuộc và báo cáo kết quả hoạt động cho ngân hàng cấp trên. Phó Giám Đốc: Hỗ trợ và tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của Ngân hàng. Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà Giám đốc giao phó. Thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng (nếu có sự uỷ quyền của Giám đốc). Phòng kinh doanh: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như: Nhận đơn xin vay, thẩm định xét duyệt cho vay để trình lên giám đốc. Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý đồng vốn của khách hàng. Đề xuất và xử lý các khoản nợ quá hạn. Thống kê phân tích thông tin, số liệu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ đó đề xuất kế hoạch kinh doanh có hiệu quả. Kết hợp với bộ phận kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn. Giám định viên: giám sát các hoạt động vủa Ngân hàng, nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra theo đúng quy định. Phòng kế toán – ngân quỹ: - Phòng kế toán: Trực tiếp giao dịch tại hội sở, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của Giám đốc hoặc người được uỷ quyền. Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ của khách hàng. Hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn. - Ngân quỹ: Có chức năng nghiệp vụ thu, chi tiền và giữ tiền, hiện vật, các loại giấy tờ có giá trị, tài sản có liên quan đến hoạt động của ngân hàng. SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 19
  • 20. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ bố trí sắp xếp lao động tại mạng lưới kinh doanh trong ngân hàng, xây dựng các quy chế, định chế, tham mưu xây dựng. 3.3. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH HẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (TỪ 2004 ĐẾN 2006): Từ năm 2004 đến nay quá trình đô thị hóa của Thành Phố Cần Thơ nói chung và của Quận Cái Răng nói riêng đã làm cho một số người dân nhận được tiền bồi hoàn giải tỏa, điều này tạo điều kiện thuận lợi để NHNo & PTNT Quận Cái Răng huy động được nguồn vốn lớn và ổn định. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển ngày càng cao thì đời sống người dân cũng ngày một phát triển, từ đó thì nhu cầu về mua sắm, tiêu dùng, xây dựng, sửa chửa nhà ở là rất lớn. Ngoài ra, cơ cấu kinh tế cũng thay đổi, từ sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả chuyển sang chăn nuôi, mua bán,… (Lúc này doanh số cho vay cũng tăng, cho vay lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ đều ở mức ổn định). Từ đó, cơ cấu đầu tư tín dụng của ngân hàng cũng chuyển dịch tăng tỉ trọng cho vay tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp bước đầu đã mang lại hiệu quả, thu lãi đạt trên 90% và nợ quá hạn dưới 0,5% và lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, do tình hình sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong những năm gần đây, một số mặt như sản lượng (năng suất) giảm, giá cả đầu ra lại không ổn định. Trong khi đó, giá cả đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu và cả nhân công lại tăng. Bên cạnh đó, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng trên gia súc cũng là nổi lo của bà con nông dân khi chúng xảy ra ở nhiều nơi và diễn biến phức tạp. Những yếu tố trên đã làm cho việc sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, điều này cũng là những rủi ro tiềm ẩn của ngân hàng. Bên cạnh đó, công tác qui hoạch các dự án trên địa bàn diễn ra chậm chạp đã gây hoang mang và cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và thu nhập của người dân. Từ đó đã tồn tại những nguyên nhân làm cho việc trả nợ gốc và lãi của người dân đi vay gặp nhiều khó khăn, nợ lãi phát sinh lớn, kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 20
  • 21. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT 3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (TỪ 2004 ĐẾN 2006): Bảng kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện ba nét chính: Tổng doanh thu chi phí và lợi nhuận. Không riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp Quận Cái Răng mà đối với các ngân hàng khác cũng vậy, để ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì trước hết ngân hàng phải có một nguồn vốn vững mạnh, bên cạnh đó còn phải biết sử dụng nguồn vốn một cách hợp lí để có thể phát huy tốt chức năng của ngân hàng: không chỉ mang lại lợi ích cho ngân hàng mà còn đem lại sự phồn vinh cho mọi người. Nhưng để làm được như vậy không phải dễ dàng cho các ngân hàng, ngân hàng cần phải có sự đầu tư và cố gắng thật lớn vào nhiều yếu tố khác nhau có liên quan đến các hoạt động của ngân hàng, vì bao giờ bên cạnh những hoạt động đó cũng tồn tại không ít các rủi ro dể dàng xảy ra và đôi khi không thể tránh được. Và để biết rõ hơn về kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Quận Cái Răng 3 năm qua, ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (TỪ 2004 – ĐẾN 2006) ĐVT: Triệu đồng 2004/2005 2005/2006 STT Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 Chênh Tỉ lệ Chênh Tỉ lệ lệch (%) lệch (%) 1 Doanh thu 8.777 15.897 20.467 7.120 81,12 4.570 28,75 1a Thu lãi 8.674 15.744 20.321 7.070 81,5 4.577 29,07 1b Thu dịch vụ 83 55 83 -28 -33,73 28 50,91 1c Thu khác 20 98 63 78 390 -35 -35,71 2 Chi phí 4.092 10.100 13.135 6.008 142,82 3.035 30,05 2a Chi HĐKD 2.393 8.067 10.184 5.674 237,1 2.117 26,24 2b Chi nghiệp vụ 1.210 1.420 2.254 210 17,36 834 58,73 2c Chi khác 489 613 697 124 25,36 84 13,70 3 Lợi nhuận 4.685 5.797 7.332 1.112 23,74 1.535 26,48 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 3 năm phòng kinh doanh của NHNO & PTNT Quận Cái Răng) (HĐKD: Hoạt động kinh doanh) SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 21
  • 22. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT - Về doanh thu: khoản mục này đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2004 doanh thu của ngân hàng là 8.777 triệu đồng, tính đến doanh thu của ngân hàng năm 2005 là 15.897 triệu đồng, tăng 7.120 triệu đồng so với năm 2004, tương đương 81,72%, nguyên nhân làm cho doanh thu tăng như vậy là do NHNO & PTNT đã ngày càng thu hút các khách hàng có uy tín làm cho hoạt động tín dụng từ thu lãi cho vay của ngân hàng ngày càng tăng làm tăng tổng thu nhập của ngân hàng vì thu từ lãi vay là khoản thu luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn thu nhập của ngân hàng. Cụ thể, năm 2004 thu từ lãi vay đạt 8.674 triệu đồng chiếm khoảng 98,8% so với tổng thu nhập, năm 2005 đạt 15.744 triệu đồng chiếm khoảng 99% so với tổng thu nhập, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Ngoài ra, nguồn thu của ngân hàng còn bao gồm: Kinh doanh ngoại tệ, thu phí bảo lãnh, thu dịch vụ và các khoản thu khác nhưng các khoản thu này không đáng kể, chỉ chiếm tỉ trọng ít trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, một cơ cấu thu nhập như thế nói lên một khuyến cáo rằng những rủi ro tín dụng tiềm năng là rất quan trọng, có khả năng tác động đáng kể đến ngân hàng. Sang năm 2006 ta thấy doanh thu tăng nhiều so với năm 2005. Cụ thể, doanh thu đã tăng 4.570 triệu đồng so với năm 2005, nhưng phần thu chủ yếu là từ thu lãi cho vay tăng đáng kể, tăng hơn năm 2005 là 4.577 triệu đồng, tương đương 29,07%; phần thu từ dịch vụ tăng không nhiều là 28 triệu đồng nhưng đã đạt được chỉ tiêu đề ra là đã tăng 50,91%; về khoản thu khác đã giảm nhẹ so với năm 2005, tỉ lệ giảm là 35,71% tương đương 35 triệu đồng. - Về chi phí: chi phí qua 3 năm có xu hướng tăng nhưng phần lớn là chi vào hoạt động kinh doanh, còn các khoản chi nghiệp vụ và khoản chi khác cũng tăng nhưng không đáng kể. Cụ thể, chi phí năm 2005 là 10.100 triệu đồng tăng 6.008 triệu đồng so với năm 2004, tương đương 142,82%; sang năm 2006 chi phí tiếp tục tăng nhưng không nhiều, tăng 3.035 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 30,05%. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng chi phí qua các năm là do ngân hàng vừa được chia tách trong thời gian gần đây nên cần phải bỏ những khoản chi phí để góp phần hoàn chỉnh hơn cho ngân hàng mình là điều đương nhiên và cần thiết. Bên cạnh đó, có sự ảnh hưởng của những nhân tố khách quan như: dịch bệnh cây ăn trái bùng phát và sự bùng phát của cúm gia cầm dẫn đến việc có SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 22
  • 23. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT nhiều khách hàng không trả được nợ; và từ những diễn biến khách quan đó đã buộc ngân hàng phải tốn nhiều chi phí trong việc lập quỹ dự phòng tổn thất, để có thể chống lại được những rủi ro có thể xảy ra, vì thế đã làm chi phí tăng lên. Tuy vậy nhưng ngân hàng đã có những dấu hiệu khả quan, chú trọng quản trị chi phí, tìm hiểu và mở rộng các hoạt động tín dụng. - Về lợi nhuận: lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận ngân hàng là một yếu tố quan trọng quyết định vốn nhằm mở rộng vốn, cải tiến và phát triển nhiều hơn nữa để nhằm thu hút khách hàng. Lợi nhuận ngân hàng còn khuyến khích nhà quản lí cải thiện và mở rộng các công việc, quản chi phí và gia tăng các dịch vụ. Qua bảng trên ta thấy, do hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, cùng với việc quản lí chi phí nên lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2005 lợi nhuận đạt 5.797 triệu đồng tăng 1.112 triệu đồng hay tăng 23,74% so với năm 2004. Sang năm 2006 lợi nhuận đã có phần tăng lên hơn so với năm 2005, tuy số lượng tăng không nhiều nhưng dù sao cũng nói lên được sự cố gắng của ngân hàng, ngân hàng đã có những chính sách kinh doanh hợp lí hơn, tìm những biện pháp cải thiện đáng kể nhằm giảm chi phí và tăng doanh thu; cuối cùng lợi nhuận của ngân hàng cũng đạt được 7.532 triệu đồng, tăng 1.535 triệu đồng so với năm 2005 tương đương 26,48%, đó cũng là một kết quả khá khả quan cho ngân hàng. Nhờ sự quản lí năng động, sáng tạo của Ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực, cố gắng và tinh thần đoàn kết của nhân viên trong ngân hàng nhằm tìm ra giải pháp nhanh chóng hiệu quả nhất, an toàn nhất cho hoạt động kinh doanh của mình, phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế quận nhà phát triển, ngân hàng đã đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng, tạo thêm điều kiện cho các quá trình sản xuất kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp ngày càng tăng. Tóm lại, kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Quận Cái Răng đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, ngân hàng cần phải cố gắng nhiều hơn nữa nhằm để hạn chế những điểm yếu và phát triển những điểm mạnh; hoàn thành tốt khâu điều hành hoạt động kinh doanh của mình nhằm giảm thiểu chi phí để có được kết quả tốt hơn. SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 23
  • 24. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNT QUẬN CÁI RĂNG. 4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG: 4.1.1. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm (từ 2004 – đến 2006): 4.1.1.1.Khái quát về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm từ 2004 – đến 2006: Một trong những yếu tố quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện và ngày càng phát huy các hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế là nguồn vốn, nó góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển của mỗi tổ chức nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Và ngân hàng được xem như là chiếc cầu nối nơi thừa và nơi thiếu vốn; từ đó có thể giúp người dân hoàn thiện và phát huy hơn nữa đời sống của mình, đúng với câu “dân giàu nước mạnh” thì cần đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển của người dân cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế, do đó việc tạo lập nguồn vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Quận cái Răng luôn được sự quan tâm và giúp đỡ về nhiều mặt từ ngân hàng cấp trên, đặc biệt là vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên để hoạt động kinh doanh khi ngân hàng có nhu cầu. Bên cạnh nguồn vốn điều chuyển, ngân hàng còn có nguồn vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng trong ngân hàng, nó phản ánh được hiệu quả, tính độc lập của ngân hàng. Và trong điều kiện kinh tế tăng trưởng như hiện nay, thì nhu cầu về vốn của các cá nhân cũng như các doanh nghiệp ngày càng cao; do đó, ngân hàng cần phát huy tốt công tác huy động vốn góp phần mở rộng kinh doanh, tăng trưởng vốn cho nền kinh tế ổn định nguồn vốn, giảm sử dụng vốn do Hội Sở chuyển xuống. Vì vậy, việc chăm lo công tác huy động làm cho nguồn vốn tăng trưởng và ổn định sẽ góp phần tích cực vào hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo được tiến trình kinh doanh được thuận lợi. SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 24
  • 25. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT Và để thấy rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của NHNO & PTNT Quận Cái Răng ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (TỪ 2004 – ĐẾN 2006) ĐVT: Triệu đồng 2004/2005 2005/2006 Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 Chênh Tỉ lệ Chênh Tỉ lệ lệch (%) lệch (%) Nguồn vốn huy 102.445 139.107 151.975 36.662 35,79 12.868 9,25 động TG không kỳ hạn 51.359 65.151 56.404 13.792 26,85 -8.747 -13,43 TG có kỳ hạn 49.673 71.776 92.731 22.103 44,50 20.955 29,19 Tiền gởi khác 156 75 800 -81 -51,92 725 966,67 Kỳ phiếu 1.257 2.105 2.040 848 67,46 -65 -3,09 Vốn điều 59.514 35.634 11.414 -23.880 -40,13 -24.220 -67,97 chuyển Tổng nguồn vốn 161.959 174.741 163.389 12.782 7,89 -11.352 -6,50 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 3 năm phòng kinh doanh NHNO & PTNT Quận Cái Răng) (TG: Tiền gửi) Để thấy rõ hơn, ta quan sát biểu đồ sau: 160,000 151,975 139,107 140,000 120,000 102,445 100,000 Triệu đồng Vốn huy động 80,000 59,514 Vốn điều chuyển 60,000 35,634 40,000 20,000 11,414 0 2004 2005 2006 Năm Biều đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (từ 2004 – đến 2006) SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 25
  • 26. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT Tình hình nguồn vốn qua ba năm có sự thay đổi rõ nét. Trong đó, vốn huy động tăng mạnh, còn vốn điều chuyển lại giảm đáng kể. Nguyên nhân làm cho nguồn vốn huy động ngày càng tăng là do ngân hàng ngày càng tạo được nhiều uy tín của khách hàng, đã được sự tín nhiệm của nhiều cá nhân cũng như các tổ chức kinh tế, từ đó khả năng huy động vốn của ngân hàng ngày càng được nâng cao, đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng khi mà tình hình kinh tế luôn biến động như ngày nay. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi sự thiếu hụt nên cần phải có sự điều chuyển vốn từ ngân hàng cấp trên (Hội sở), nhưng vốn điều chuyển từ năm 2004 đến năm 2006 có xu hướng giảm đáng kể, điều này cho thấy NHNO & PTNT Quận cái Răng ngày càng cải thiện mình để ngày càng phát triển, không lệ thuộc nhiều vào ngân hàng cấp trên. Cụ thể là: năm 2004 nguồn vốn là 161.959 triệu đồng, sang năm 2005 nguồn vốn của ngân hàng là 174.741 triệu đồng, tăng 12.782 triệu đồng. Trong đó vốn huy động năm 2005 tăng 36.662 triệu đồng so với năm 2004, nhưng vì vốn điều chuyển đã giảm 28.880 triệu đồng nên làm cho tỉ lệ tăng của tổng nguồn vốn còn 7,89%. Và đến năm 2006 nguồn vốn điều chuyển lại giảm 24.220 triệu đồng tương đương tỉ lệ là 67,97% so với năm 2005, còn nguồn vốn huy động vẫn tiếp tục tăng với tỉ lệ tăng là 9,25% tương đương 12.868 triệu đồng. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu vay vốn của người dân. 4.1.1.2. Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm (từ 2004 đến 2006): Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của ngân hàng thì công tác huy động vốn là một trong những khâu quan trọng và có tính quyết định đối với sự ổn định, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Để duy trì hoạt động của ngân hàng thì việc đầu tiên là phải tạo nguồn vốn để đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được trôi chảy và thuận lợi. Vì vậy, việc chăm lo công tác huy động vốn làm cho nguồn vốn tăng trưởng sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng, để có thể góp phần làm tăng trưởng đời sống kinh tế của người dân cũng như làm giàu thêm cho Quận nhà và tạo điều kiện phát triển cho ngân hàng. Sau khi phân tích sơ lược cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng ta đã thấy được ưu thế của nguồn vốn huy động và thấy được khả năng huy động vốn của SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 26
  • 27. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT NHNO & PTNT Quận Cái Răng. Và chúng ta không phải dừng lại ở đó mà chúng ta phải tìm hiểu kỹ hơn về tình hình huy động vốn của ngân hàng. Trong thời gian qua, ngân hàng đã gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn nhưng ngân hàng vẫn giữ và ổn định được nguồn vốn và còn có chiều hướng tăng lên qua các năm. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của ngân hàng ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (TỪ 2004 – ĐẾN 2006) ĐVT: Triệu đồng 2004/2005 2005/2006 Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 Chênh Tỉ lệ Chênh Tỉ lệ lệch (%) lệch (%) Tiền gởi TT 48.683 61.985 52.605 13.302 27,32 -9.380 -15,13 - Không kỳ hạn 48.683 61.985 52.587 13.302 27,32 -9.398 -15,16 - Có kỳ hạn 0 0 18 - - 18 - Tiền gửi tiết kiệm 52.505 75.017 97.330 22.512 42,88 22.313 29,74 - Không kỳ hạn 2.676 3.166 3.817 490 18,31 651 20,56 - Có kỳ hạn 49.673 71.776 92.713 22.103 44,50 20.937 29,17 - Tiết kiệm khác 156 75 800 -81 -51,92 725 966,67 Kỳ phiếu 1.257 2.105 2.040 848 67,46 -65 -3,09 Tổng nguồn vốn 102.445 139.107 151.975 36.662 35,79 12868 9,25 huy động (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 3 năm phòng kinh doanh NHNO & PTNT Quận Cái Răng) (TT: Thanh toán) Trong đó, khoản mục quan trọng giúp ngân hàng chủ động được trong việc sử dụng nguồn vốn huy động đó là khoản mục tiền gửi có kì hạn. Đối với khoản mục này không những tăng qua các năm mà còn tăng với tốc độ ngày càng lớn và được biểu hiện rõ thông qua biểu đồ sau: SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 27
  • 28. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT 100,000 90,000 80,000 70,000 Tiền gửi không kỳ hạn Triệu đồng 60,000 Tiền gửi có kỳ hạn 50,000 Tiền gửi khác 40,000 Kỳ phiếu 30,000 20,000 10,000 0 2004 2005 2006 Năm Biểu đồ 2: Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm (từ 2004 – đến 2006) a. Tiền gửi thanh toán: Đây là tiền gửi của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân hàng, nó bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi kỳ hạn. Ngày nay, hòa nhập với xu thế phát triển của xã hội, thì sự phát triển ngày càng cao trong quan hệ thanh toán giữa các tổ chức kinh tế là không thể thiếu, đòi hỏi phải nhanh và có sự an toàn; từ đó, các doanh nghiệp đã mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng để nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình vì ngân hàng là nơi đáng tin cậy. Ngoài ra, ngân hàng còn giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí, thuận tiện và góp phần tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhìn chung, lượng tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng qua 3 năm có nhiều biến động. Cụ thể năm 2004 tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế (bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn) là 48.683 triệu đồng, chiếm 47,52% tổng nguồn vốn huy động. Trong đó chủ yếu là tiền gửi thanh toán không kỳ hạn đạt 48.683 triệu đồng. Vì đa số các khách hàng là doanh nghiệp, họ cần xoay trở tiền liên tục nên họ sẽ thường xuyên rút vốn. Sang năm 2005, lượng tiền gửi thanh toán đã tăng nhiều, tăng 13.302 triệu đồng SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 28
  • 29. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT so với năm 2004, tương đương tỉ lệ 27,32%, vẫn là tiền gửi thanh toán không kỳ hạn chiếm đa số. Đến năm 2006, tiền gửi thanh toán là 52.587 triệu đồng, giảm 9.398 triệu đồng so với năm 2005, tương đương với tỉ lệ là 15,16%. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm đó là do năm 2006 có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, các ngân hàng tư nhân thì không ngừng nỗ lực gây sự chú ý đối với khách hàng bằng những chiêu khuyến mãi, cùng với việc các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, còn chỉ số giá tiêu dùng lại tiếp tục lên cao. b. Tiền gửi tiết kiệm: Đây là loại tiền gửi không kém phần quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng, thu hút lượng tiền nhà rỗi trong dân cư. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư được chia làm hai loại: tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn. Nhìn chung, lượng tiền gửi tiết kiệm điều tăng qua 3 năm, chiếm tỉ trọng khá lớn (hơn 50%) trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Cụ thể, năm 2004 tiền gửi tiết kiện đạt 52.505 triệu đồng, chiếm 51,25% tổng nguồn vốn huy động. Trong đó, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, đạt 49.673 triệu đồng. Sang năm 2005, tiền gửi tiết kiệm tăng hơn, đạt 75.017 triệu đồng hay tăng 42,88% so với năm 2004 và chiếm 53,93% tổng số vốn huy động. Trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỉ lệ khá cao 71.776 triệu đồng, chiếm đến 95.56% tiền gửi tiết kiệm, phần còn lại là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn đạt 3.166 triệu đồng, tăng 490 triệu đồng so với năm 2004. Đạt được kết quả như vậy là do lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cho nên khách hàng đầu tư vào loại tiền gửi này và xem đây là hình thức đầu tư hiệu quả cao. Đến năm 2006, tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng nhưng không nhiều, đạt 97.330 triệu đồng, tăng 22.313 triệu đồng so với năm 2005 và chiếm 60,04% tổng nguồn vốn huy động. Trong đó tiền gửi có kỳ han đạt 92.713 triệu đồng chiếm 95,26% trong tiền gửi tiết kiệm, tăng 29,17% so với năm 2005, số còn lại là tiền gửi không kỳ hạn. Ngoài ra, còn có khoản tiền gửi tiết kiệm khác, tuy lượng tiền gửi tuy không nhiều nhưng cũng góp phần làm tăng tiền gửi tiết kiệm. SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 29
  • 30. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT Nguyên nhân tiền gửi tiết kiệm tăng qua các năm là nhờ vào việc ngân hàng đã chú trọng phát triển nguồn này, trong 3 năm vừa qua ngân hàng đã có mức lãi suất hợp lí. Bên cạnh đó, do cuộc sống người dân trên địa bàn ngày càng khá hơn, thu nhập của họ ngày càng cao. Và cũng nhờ sự hướng dẫn tận tình của cán bộ công nhân viên ngân hàng đã chỉ dẫn người dân thấy được lợi ích của việc gửi tiền là tiền của họ sẽ được an toàn, ngoài ra còn có thể sinh lời và có thể rút ra khi cần sử dụng. c. Kỳ phiếu: Cuối cùng, ta xét đến khoản huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu), mặc dù nó chiếm tỉ trọng không lớn nhưng cũng đã góp phần làm tăng nguồn vốn huy động. Năm 2005 đạt 2.155 triệu đồng tăng 848 triệu đồng so với năm 2004. Và đến năm 2006 thì lượng huy động này đạt 2040 triệu đồng giảm 65 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 3,09%. Điều này cho thấy ngân hàng đã chủ động được trong việc cân đối cho vay và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Việc huy động tiền gửi của khách hàng không những đem lại cho khách hàng một nguồn vốn với chi phí thấp để kinh doanh, mà còn giúp cho ngân hàng có thể nắm bắt được thông tin, tư liệu chính xác về tình hình của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng có căn cứ để quy định rút vốn để đầu tư cho vay đối với những khách hàng đó. 4.1.1.3. Phân tích hoạt động tín dụng của NHNO & PTNT Quận Cái Răng: Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, bởi vậy để một ngân hàng tồn tại, đòi hỏi hoạt động tín dụng phải thật sự hiệu quả. Với hình thức “đi vay để cho vay” NHNO & PTNT Quận Cái Răng ngoài việc huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng thì rất chú ý đến việc sử dụng nguồn vốn đó như thế nào để đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Và để hiểu rõ hơn về qui mô và chất lượng tín dụng của ngân hàng, ta sẽ phân tích một số chỉ tiêu liên quan thông qua thời gian 3 năm (2004-2006): SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 30
  • 31. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT a. Doanh số cho vay: Như ta đã biết, doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay cũng thể hiện sự tăng trưởng của công tác tín dụng. Tuy nhiên, do ngân hàng hoạt động dưới hình thức đi vay để cho vay nên để ngân hàng hoạt động thực sự thật sự hiệu quả thì phải có sự cân đối giữa nguồn vốn huy động và doanh số cho vay, tránh tình trạng nguồn vốn bị ứng đọng. Hiểu rõ được vấn đề này, NHNO & PTNT Quận cái Răng đã có những chính sách sử dụng vốn một cách hợp lí, vì vậy hoạt động của ngân hàng trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NHNO & PTNT QUẬN CÁI RĂNG QUA 3 NĂM (TỪ 2004 – ĐẾN 2006) ĐVT: Triệu đồng 2004/2005 2005/2006 Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 Chênh Tỉ lệ Chênh Tỉ lệ lệch (%) lệch (%) Cho vay ngắn hạn 79.536 130.434 124.313 50.898 63,99 -6.121 -4,69 Cho vay trung 30.083 32.327 27.385 2.244 7,46 -4.942 -15,29 hạn Tổng cho vay 109.619 162.761 151.698 53.142 48,48 -11.063 -6,80 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 3 năm phòng kinh doanh của NHNO & PTNT Quận Cái Răng) Qua bảng số liệu ta thấy tổng doanh số cho vay đã thay đổi qua 3 năm. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao hơn doanh số cho vay trung hạn qua các năm. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm hơn 50% tổng doanh số cho vay và theo thời gian nó càng tiến gần tổng doanh số cho vay. Cụ thể, năm 2004, cho vay ngắn hạn đạt 79.536 triệu đồng, chiếm 72,56% trong tổng doanh số cho vay. Sang năm 2005, cho vay ngắn hạn đạt 130.434 triệu đồng, chiếm 80,14%, tăng 50.898 triệu đồng so với năm 2004, tương đương tỉ lệ là 63,99%, đây là một tốc độ tăng khá nhanh. Do trong thời gian này nhu cầu vay vốn của khách hàng rất cao để cải tiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào làm ăn, buôn bán vì đây cũng là thời gian mà người dân đang gặp khó khăn trong việc tạo nguồn vốn do có sự ảnh hưởng khách quan của dịch bệnh, giá cả thị trường lại biến động. Đến năm 2006 thì doanh số cho vay ngắn hạn cũng SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 31
  • 32. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT đã giảm nhưng không nhiều; cụ thể năm 2006 cho vay ngắn hạn đạt 124.313 triệu đồng, giảm 6.121 triệu đồng, tương đương 4,69% so với năm 2005. Nguyên nhân là do xảy ra vấn đề khó khăn cho các khách hàng vay vốn trong năm 2005, làm cho một số khách hàng không thể trả nợ vay cho ngân hàng nên ngân hàng đã không thể cho vay tiếp tục. Bên cạnh đó, cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng nhưng cho vay trung hạn cũng góp phần không nhỏ trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Cụ thể, năm 2004 đạt 30.083 triệu đồng chiếm 27,44% trong tổng doanh số cho vay. Sang năm 2005, cho vay trung hạn đạt 32.327 triệu đồng đạt 19,86%, rõ ràng đã có sự gia tăng về số lượng, tăng 2.244 triệu đồng so với năm 2004, nhưng về tỉ trọng thì đã giảm. Đến năm 2006, cho vay trung hạn đã giảm rõ rệt, giảm 4.942 triệu đồng so với năm 2005, tương đương với tỉ lệ giảm là 15,29%. Từ đó, cho thấy ngân hàng đã có sự chuyển dịch giữa lĩnh vực cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn mặc dù sự chuyển dịch không lớn lắm. Để rõ hơn vấn đề này, ta xem biểu đồ sau: 140,000 120,000 100,000 Triệu đồng 80,000 Cho vay ngắn hạn 60,000 Cho vay trung hạn 40,000 20,000 0 2004 2005 2006 Năm Biểu đồ 3: Doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm (2004 – 2006) Tóm lại, tình hình cho vay của ngân hàng như thế đã khá tốt, dĩ nhiên từ năm 2005 đến năm 2006 có sự chậm lại, nhưng đó là do sự ảnh hưởng khách quan của dịch bệnh đến người dân; bên cạnh đó, giá cả đầu vào của các mặt hàng lại tăng, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đa số người dân vay vốn. SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 32
  • 33. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT Nhưng dù sao, với sự tăng trưởng này, cũng là sự nỗ lực hết mình của cán bộ tín dụng của ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác phát vay, cải thiện bớt thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ khách hàng ngày càng cải thiện hơn. Từ đó cho thấy uy tín của ngân hàng cũng được nâng cao. b. Doanh số thu nợ: Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng một cách chính xác hơn thì chúng ta không chỉ đánh giá thông qua doanh số cho vay của ngân hàng mà ta phải xét đến doanh số thu nợ, bởi vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Cho vay đã là một chuyện khó thì việc thu nợ lại càng khó hơn. Thường thì mục đích cuối cùng của ngân hàng là đồng vốn quay lại với đúng chức năng của nó. Bất cứ ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển, hoạt động ngày càng hiệu quả thì không chỉ phụ thuộc vào doanh số cho vay, đánh giá đúng khách hàng, tiến hành thu nợ một cách tốt nhất mà còn phải biết cách đề phòng những rủi ro. Nếu khách hàng trả nợ vay cho ngân hàng luôn đúng hạn thì chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn vay của mình có hiệu quả và qua đó cũng phản ánh được hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng. Cho nên, doanh sốn cho vay là điều kiện cần còn doanh số thu nợ là điều kiện đủ để hoạt động được duy trì và phát triển. Trong thời gian qua, bằng sự cố gắng của mình, NHNO & PTNT Quận Cái Răng đã đạt được kết quả thu nợ theo bảng số liệu sau: Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (TỪ 2004 – ĐẾN 2006) ĐVT: Triệu đồng 2004/2005 2005/2006 Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 Chênh Tỉ lệ Chênh Tỉ lệ lệch (%) lệch (%) Thu nợ ngắn hạn 48.727 98.163 125.483 49.436 101,46 27.320 27,83 Thu nợ trung hạn 12.286 17.802 20.160 5.516 44,90 2.358 13,25 Tổng thu nợ 61.013 115.965 145.643 54.952 90,07 29.678 25,59 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết qua 3 năm phòng kinh doanh của NHNO & PTNT Quận Cái Răng) Tuy nhiên, doanh số thu nợ trung hạn cũng góp phần không nhỏ trong tổng doanh số thu nợ. Biểu đồ sau cho ta thấy rõ hơn: SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 33
  • 34. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT 140,000 120,000 100,000 Triệu đồng 80,000 Thu nợ ngắn hạn Thu nợ trung hạn 60,000 40,000 20,000 0 2004 2005 2006 Năm Biểu đồ 4: Doanh số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm (từ 2004 – đến 2006) Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ qua 3 năm tăng lên, đây là 1 kết quả tốt, báo hiệu hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả. Cụ thể, năm 2004 doanh số thu nợ của ngân hàng là 61.013 triệu đồng, trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng khá cao trong doanh số thu nợ, đạt 48.727 triệu đồng và chiếm 79,86% tổng doanh số thu nợ, phần còn lại là doanh số thu nợ trung hạn, đạt 12.286 triệu đồng. Sang năm 2005, cùng với tốc độ tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng đáng kể, đạt 115.965 triệu đồng, tăng 90,07% so với năm 2004. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 98.163 triệu đồng, tăng 49.436 triệu đồng hay tăng 101,46% so với năm 2004 và chiếm tới 84,65% tổng doanh thu số nợ. Nguyên nhân là do ngân hàng đã làm tốt công tác giám sát, theo dõi và thu hồi nợ đối với những khoản vay đến hạn. Đến năm 2006, doanh số thu nợ tăng 25,59% so với năm 2005. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn tăng 27.320 triệu đồng, tương đương 27,83% so với năm 2005, còn lại là doanh số cho vay trung hạn, tăng 2.358 triệu đồng, tương đương 13,25%, còn doanh số cho vay lại giảm 6,8% so với năm 2005. Nguyên nhân là do mỗi năm ngân hàng thu nợ từ một số khoản nợ trả chậm, nợ khoanh, SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 34
  • 35. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT nợ thu bất thường. Vì vậy doanh số thu nợ ngoài các khoản cho vay chủ yếu còn phát sinh thêm một số khoản bất thường khác. Tóm lại, việc thu hồi nợ của ngân hàng có những chuyển biến tích cực, đạt được kết quả đó là do ngân hàng có những chính sách mới phù hợp hơn trong việc nâng cao hiệu quả tín dụng, bên cạnh đó, các chính sách pháp luật của Nhà nước cũng tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động dễ dàng hơn. c. Tình hình dư nợ: Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hiệu số giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Như vậy, chỉ tiêu dư nợ là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Dư nợ là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động của ngân hàng, nhưng ta không chỉ dựa vào dư nợ mà phản ánh được thực trạng tín dụng của ngân hàng trong một thời điểm nhất định. Ta cũng không khẳng định được dư nợ tăng cao là tốt hay dư nợ giảm là xấu. Trong một thời kỳ, nếu doanh số cho vay tăng và đồng thời doanh số thu nợ tăng, lúc đó mức dư nợ thấp thì hoạt động tín dụng có hiệu quả. Việc phân tích kết hợp với nợ quá hạn cho phép ta phản ánh một cách chính xác hơn hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ta có thể biết rõ hơn về tình hình dư nợ của NHNO & PTNT Quận Cái Răng qua việc xem xét bảng số liệu và biểu đồ sau: Bảng 6: TỔNG DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004 – 2006) ĐVT: Triệu đồng 2004/2005 2005/2006 Chỉ Tiêu 2004 2005 2006Chênh Tỉ lệ Chênh Tỉ lệ lệch (%) lệch (%) Tổng dư nợ ngắn hạn 55.881 88.152 86.982 32.271 57,75 -1.170 -1,33 Tổng dư nợ trung hạn 30.270 44.795 52.020 14.525 47,98 7.225 16,13 Tổng dư nợ 86.151 132.947 139.002 46.796 54,32 6.055 4,55 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết qua 3 năm phòng kinh doanh của NHNO & PTNT Quận Cái Răng) SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 35
  • 36. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT 100,000 90,000 80,000 70,000 Triệu đồng 60,000 Dư nợ ngắn hạn 50,000 Dư nợ trung hạn 40,000 30,000 20,000 10,000 0 2004 2005 2006 Năm BBiểu đồ 5: Tình hình dư nợ của ngân hàng qua 3 năm (từ 2004 – đến 2006) Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ đều tăng qua 3 năm, tuy nhiên dư nợ ngắn hạn năm 2006 có giảm so với năm 2005 nhưng không nhiều. Năm 2004, tổng dư nợ đạt 86.151 triệu đồng, trong đó nợ ngắn hạn đạt 55.881 triệu đồng, chiếm 64,86%, phần còn lại là dư nợ trung hạn đạt 30.270 triệu đồng. Bước sang năm 2005 thì dư nợ của ngân hàng tăng 46.796 triệu đồng hay tăng 54,32% so với năm 2004, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng cả về số lượng lẫn tỉ trọng, chiếm 66,31% trong tổng dư nợ, phần còn lại là dư nợ trung hạn đạt 44.795 triệu đồng mặc dù tăng về số lượng nhưng lại giảm về tỉ trọng so với năm 2004; ta thấy tình hình dư nợ năm 2005 của ngân hàng có sự chuyển biến tích cực, nguyên nhân là do ngân hàng đã chủ động được việc huy động vốn và doanh số cho vay tăng, điều đó góp phần làm cho dư nợ của ngân hàng tăng. Đến năm 2006 tình hình dư nợ của ngân hàng vẫn tăng nhưng đã chậm lại, năm 2006 đạt 139.002 triệu đồng, tăng 6.055 triệu đồng, hay tăng 4,55% so với năm 2005. Trong đó, phần gia tăng chủ yếu là dư nợ trung hạn, tăng 7.225 triệu đồng hay tăng 16,13% so với năm 2005, rõ ràng dư nợ trung hạn đã gia tăng cả về số lượng lẫn tỉ trọng; riêng dư nợ ngắn hạn lại giảm 1.170 triệu đồng, tương đương 1,33% so với năm 2005. Nguyên nhân một phần là do doanh số cho vay giảm cũng ảnh hưởng đến tình hình dư nợ; bên cạnh đó có một số người dân do SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 36
  • 37. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT làm ăn có hiệu quả và một số được tiền bồi thường từ việc qui hoạch của Nhà nước nên tình hình dư nợ ngắn hạn cũng giảm đi. Như vậy, với tình hình dư nợ như trên thì có thể nói ngân hàng đã cung ứng một lượng vốn đáng kể cho nền kinh tế của Quận còn ngân hàng thì đã thực hiện được phương châm mở rộng tín dụng, nâng cao dư nợ cho vay để phát huy tối đa khả năng sử dụng vốn, nhưng chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn. d. Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng: Trong bất kỳ một công ty, doanh nghiệp nào đó khi bắt đầu kinh doanh dù ở lĩnh vực nào thì cũng tồn tại một rủi ro tiềm ẩn, trong một số các rủi ro có thể lường được, nhưng vẫn tồn tại một số rủi ro khó có thể tránh. Đặc biệt là đối với lĩnh vực ngân hàng, luôn tiềm ẩn những rủi ro đáng ngại, nếu như ta không tìm cách khắc phục thì khó có thể đứng vững và tồn tại lâu dài. Một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là việc thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn không được thực hiện đúng; điều đó có nghĩa là khách hàng không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn, từ đó sẽ làm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng gặp khó khăn, nhu cầu về vốn thì không được đáp ứng một cách triệt để, vòng quay tín dụng bị gián đoạn. Hay nói cách khác, khi nợ quá hạn phát sinh cao thì rủi ro của ngân hàng trong hoạt động tín dụng càng lớn. Để hoạt động tín dụng đạt được hiệu quả thì việc quản lý nợ quá hạn là việc cần thiết đối với hầu hết các ngân hàng. Để biết rõ hơn về tình hình nợ quá hạn của NHNO & PTNT Quận Cái Răng ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 7: NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (TỪ 2004 – ĐẾN 2006) ĐVT: Triệu đồng 2004/2005 2005/2006 Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 Chênh Chênh Tỉ lệ Tỉ lệ (%) lệch lệch (%) Nợ quá hạn ngắn hạn 115 150 320 35 30,43 170 113,33 Nợ quá hạn trung hạn 15 3 50 -12 -80 47 - Tổng nợ quá hạn 130 153 370 23 17,69 217 141,83 (Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết qua 3 năm phòng kinh doanh của NHNO & PTNT Quận Cái Răng) SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 37
  • 38. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT 350 300 250 Triệu đồng 200 Nợ quá hạn ngắn hạn 150 Nợ quá hạn trung hạn 100 50 0 2004 2005 2006 Năm Biểu đồ 6: Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm (từ 2004 – đến 2006) Qua bảng số liệu cho thấy tổng nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm có xu hướng tăng, đặc biệt từ năm 2005 sang năm 2006, nợ quá hạn lại tăng cao. Năm 2004, tổng nợ quá hạn 130 triệu đồng trong đó nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỉ lệ cao, chiếm 88,46% tổng nợ quá hạn. Sang năm 2005, tổng nợ quá hạn lại tăng 23 triệu đồng tương đương 17,69% so với năm 2004. Trong đó, nợ quá hạn ngắn hạn gia tăng cả về số lượng lẫn tỉ trọng, tăng 30,43% so với năm 2004 và chiếm 98,04% tổng nợ quá hạn. Đối với nền kinh tế của Quận thì nông nghiệp luôn là thế mạnh mà đặc biệt là nghề trồng lúa, chăn nuôi và trồng cây ăn trái, vì thế chúng có đặc điểm là thu hoạch trong ngắn hạn; và thời gian qua thì tình hình luôn biến động, thiên tai, dịch bệnh đã diễn biến khá phức tạp và tác động dữ dội đến việc làm ăn, kinh doanh của người dân, ảnh hưởng lớn nhất người dân phải chịu đó là dịch cúm H5N1 tàn phá mạnh mẽ…tất cả đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn gặp nhiều khó khăn và không trả được lãi và vốn vay là tất yếu trong thời gian này. Đến năm 2006, nợ quá hạn lại tăng đột biến, tăng 217 triệu đồng tương đương 142% so với năm 2005. Trong đó, nợ quá hạn ngắn hạn vẫn tăng về số lượng nhưng về mặt tỉ trọng đã giảm, chiếm 86,47%, nợ quá hạn trung hạn lại tăng về cả số lượng lẫn tỉ trọng, tăng 47 triệu đồng tương đương 1.566% so với năm 2005. Số nợ quá hạn vẫn tập trung vào nông nghiệp và hộ sản xuất kinh SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 38
  • 39. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT doanh là chủ yếu, đến thời gian này thì tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn ra, thêm vào đó, giá cả đầu vào như phân bón, xăng dầu kể cả nhân công đều tăng rõ rệt, càng làm cho việc sản xuất kinh doanh của người dân gặp khó khăn về vốn. Từ đó khách hàng không đủ khả năng trả những khoản nợ đã đến hạn mà phải kéo dài thời gian mới thanh toán được nợ, đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng luôn tăng trong hai năm qua. Nợ quá hạn tăng qua các năm chứng tỏ những năm qua hoạt động tín dụng của ngân hàng của ngân hàng phải chịu khá nhiều rủi ro. Nhưng dù sao tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ vẫn còn nằm ở mức cho phép, nhưng xét cho cùng thì nên khống chế lại nợ quá hạn để nó không tăng lên nữa, vì khi có mặt của nợ quá hạn, mà nợ quá hạn lại tăng qua các năm đó là dấu hiệu không tốt, nó phản ánh những rủi ro tiềm ẩn. Như vậy, rủi ro từ hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn cũng chính là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. e. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính: Trong thời gian vừa qua, ngân hàng không ngừng nâng cao vai trò và uy tín của mình, luôn tìm cách đổi mới phương thức hoạt động cùng với việc mở rộng hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để thấy được điều đó một cách khái quát, ta sẽ phân tích các tỉ số tài chính thông qua bảng số liệu sau: SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 39
  • 40. GVHD: ThS TRẦN ÁI KẾT Bảng 8: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (TỪ 2004 – ĐẾN 2006) STT Chỉ Tiêu ĐVT 2004 2005 2006 1 Vốn huy động Triệu đồng 102.445 139.107 151.975 2 Tổng tài sản Triệu đồng 161.959 174.741 163.389 3 Doanh số cho vay Triệu đồng 109.619 162.761 151.698 4 Doanh số thu nợ Triệu đồng 61.013 115.965 145.643 5 Tổng dư nợ Triệu đồng 86.151 132.947 139.002 6 Dư nợ bình quân Triệu đồng 61.848 109.549 135.974,5 7 Nợ quá hạn Triệu đồng 130 153 370 8 Lợi nhuận Triệu đồng 4.685 5.797 7.332 9 Hệ số thu nợ = (4)/(3) % 55,66 71,25 96,01 10 Tổng dư nợ/Tổng tài sản % 53,19 76,08 85,07 11 Tỉ lệ nợ quá hạn = (7)/(5)*100% % 0,15 0,12 0,27 12 Tỉ suất lợi nhuận = (8)/(6) % 7,57 5,29 5,39 13 Vòng quay vốn tín dụng = (4)/(6) Vòng 0,98 1,05 1,07 14 Tổng dư nợ/Vốn huy động Lần 0,84 0,96 0,92 - Hệ số thu nợ: Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho ta biết số tiền mà ngân hàng sẽ thu được trong khoảng thời gian nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Trong 3 năm qua, hệ số thu nợ của ngân hàng luôn gia tăng. Năm 2004 hệ số thu nợ là 55,66%, sang năm 2005 tăng lên 71,25% và đến năm 2006 tiếp tục đến 96,01%. Hệ số thu nợ luôn tăng là vì doanh số thu nợ luôn tăng qua 3 năm còn tốc độ doanh số cho vay tăng giảm không đều, với hệ số thu nợ luôn tăng như thế cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cao, ngân hàng đã biết lựa chọn những khách hàng có uy tín cho vay để có thể hạn chế những rủi ro, quan trọng hơn đó là những cán bộ tín dụng đã động viên, khuyến khích, giải thích những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất kinh doanh cho khách hàng vay vốn để họ có thể nâng cao ý thức trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thì việc dựa vào hệ số thu nợ là chưa đủ vì nó chỉ cho ta biết khả năng thu nợ của ngân hàng đối với tổng doanh số cho vay. Như vậy, ta nên dựa vào phần nợ đã đến hạn phải thu thì việc đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng mới thực sự chính xác. SVTV: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 40