SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 79
Downloaden Sie, um offline zu lesen
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
          KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




               LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP




    PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
   KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
     TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
             KIÊN GIANG




Giáo viên hướng dẫn:                     Sinh viên thực hiện:
Th.S NGUYỄN VĂN DUYỆT                    Trương Thị Bích Hào
                                          MSSV: 4031054
                                          Lớp: Kế Toán 1 khóa 29


                        Cần Thơ - 2007

                               1
LỜI CẢM TẠ


     Qua 4 năm học tập tích lũy kiến thức trên ghế giảng đường và trải qua 3 tháng
tiếp xúc thực tế tại Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang, nay
em đã có được kết quả mong đợi là hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp thể hiện vốn
kiến thức của mình.
     Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh
cũng như quí thầy cô trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến
thức cho em trong suốt 4 năm học qua. Đây là niềm tin, là cơ sở vững chắc để em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
     Trân trọng cám ơn Thầy Nguyễn Văn Duyệt đã hướng dẫn tận tình và bổ sung
cho em những kiến thức còn thiếu để em hoàn thành luận văn trong thời gian nhanh
nhất, hiệu quả nhất.
     Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và
Xây Dựng Kiên Giang, các cô chú, anh chị ở các phòng ban trong công ty. Đặc biệt
là các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán tài vụ, phòng Kinh doanh tổng hợp và
phòng Tổ chức hành chính đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp những tài
liệu cần thiết để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình đúng thời hạn, đúng
yêu cầu
     Sau cùng, em xin chúc sức khỏe Ban giám hiệu, quí thầy cô trường Đại học
Cần Thơ, Ban giám đốc cùng toàn thể các cô chú, anh chị đang công tác tại Công Ty
Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang, chúc công ty luôn thành công
trên mọi lĩnh vực kinh doanh.


                                             Kiên Giang, ngày 6 tháng 5 năm 2007
                                                     Sinh viên thực hiện




                                                     Trương Thị Bích Hào

                                        2
LỜI CAM ĐOAN



     Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.




                                              Ngày …… tháng …… năm 2007
                                                     Sinh viên thực hiện



                                                   Trương Thị Bích Hào




                                         3
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


                                                                          Ngày …… tháng …. năm 2007
                                                                                Thủ trưởng đơn vị




                                                                   4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................


                                                                                   Ngày …… tháng …. năm 2007
                                                                                               Giáo viên hướng dẫn




                                                                        5
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

                                                                                   Ngày ….. tháng ….. năm 2007
                                                                                        Giáo viên phản biện




                                                                   6
MỤC LỤC
                                                                                                                    Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU                      ........................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 1
    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ................................................................. 1
    1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ......................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2
    1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2
    1.3.1. Không gian .................................................................................... 2
    1.3.2. Thời gian ........................................................................................ 3
    1.3.3. Đối tượng ....................................................................................... 3
        Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .............................................................................................................. 4
2.1. Phương pháp luận ................................................................................. 4
    2.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt
              động kinh doanh ............................................................................ 4
    2.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ............ 5
    2.1.3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ....................................... 7
    2.1.4. Phân tích khái quát tình hình tài chính công ty ............................... 12
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 14
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 14
    2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................... 14
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
KIÊN GIANG ............................................................................................... 15
3.1. Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng
Kiên Giang .................................................................................................... 15
    3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................... 15
                                                             7
3.1.2. Nội dung hoạt động của công ty .................................................... 16
    3.1.3. Cơ cấu tổ chức, nhân sự ................................................................. 16
3.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
     2004 - 2006 ............................................................................................... 20
3.3. Thuận lợi và khó khăn ......................................................................... 22
3.4. Phương hướng hoạt động năm 2007 .................................................... 23
       Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
KIÊN GIANG ............................................................................................... 25
4.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
     2004 – 2006 ............................................................................................ 25
    4.1.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 2004 - 2006                                      25
    4.1.2. Phân tích tình hình chi phí của công ty qua 3 năm 2004 - 2006 ..... 32
    4.1.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2004 - 2006 . 37
    4.1.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ............................ 43
    4.1.5. Phân tích khả năng sinh lợi của công ty qua 3 năm 2004 - 2006 .... 48
4.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ..................... 51
    4.2.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp ........................................ 51
    4.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ..................................................... 52
    4.2.3. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn sản xuất ............................... 53
    4.2.4. Phân tích khả năng sinh lợi và tốc độ chu chuyển của vốn
            lưu động .......................................................................................... 53
4.3. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty ........................... 54
    4.3.1. Phân tích tình hình công nợ ............................................................ 54
    4.3.2. Phân tích khả năng thanh toán ....................................................... 56
4.4. Đánh giá chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ........... 58
    4.4.1. Thuận lợi ........................................................................................ 58
    4.4.2. Hạn chế ........................................................................................... 60




                                                           8
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG ............................................... 61
5.1. Nâng cao chất lượng một số công trình xây dựng .................................. 61
5.2. Tập trung duy trì và phát triển mạnh lĩnh vực hoạt động truyền thống ... 61
5.3. Nâng cao tinh thần tự chủ, năng động, sáng tạo của nhân viên công ty .. 62
5.4. Đẩy nhanh tiến độ các dự án kinh doanh ................................................ 62
5.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing ................................................ 62
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 64
6.1. Kết luận .................................................................................................. 64
6.2. Kiến nghị ................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 67
PHỤ LỤC .............................................................................................. 68




                                                           9
DANH MỤC BIỂU BẢNG
                                                                                                                Trang



Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2004 – 2006 của công ty
           CP Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang ..................................... 19
Bảng 02: Tình hình doanh thu của công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng

           Kiên Giang qua 3 năm 2004 – 2006                         26

Bảng 03: Tình hình chi phí của công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng

           Kiên Giang qua 3 năm 2004 – 2006                         34

Bảng 04: Tình hình lợi nhuận của công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng
           Kiên Giang qua 3 năm 2004 – 2006 ...................................................... 38
Bảng 05: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ................................... 44
Bảng 06: Phân tích khả năng sinh lời .................................................................. 49
Bảng 07: Kết quả phân tích hiệu quả kinh doanh ................................................ 51
Bảng 08: Phân tích tình hình công nợ .................................................................. 55
Bảng 09: Phân tích khả năng thanh toán của công ty CP Tư Vấn Đầu Tư
           Và Xây Dựng Kiên Giang ...................................................................... 57


Hình 01: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng
           Kiên Giang ............................................................................................. 18




                                                          10
CHƯƠNG 1
                                  GIỚI THIỆU


1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
   1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
       Hiện nay, nước ta đang mở cửa giao lưu hội nhập về kinh tế, đặc biệt là việc
Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa các doanh nghiệp
Việt Nam vào một môi trường kinh doanh mới đầy tính cạnh tranh và thử thách. Và
đó cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển trên trường quốc tế
      Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường mở cửa, cạnh
tranh gay gắt các doanh nghiệp phải tạo được một chỗ đứng trên thương trường. Và
một trong những yếu tố để xác định được vị thế đó là hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Muốn đạt được hiệu quả kinh doanh cao, các doanh nghiệp phải
xác định được phương hướng, mục tiêu, phương pháp sử dụng các nguồn lực trong
doanh nghiệp và cần phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng cũng như xu hướng
tác động của từng nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
      Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là rất quan trọng và cần thiết đối với
mọi doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, sẽ giúp
cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của mình, xác định
được nguyên nhân, nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, phát hiện và khai thác các
nguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp để khắc phục những
khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Từ đó có thể đề ra chiến lược kinh doanh phù
hợp cho kỳ sau giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy,
việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với mọi
doanh nghiệp.
      Vì thế, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về phân tích hoạt động kinh doanh,
em đã chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần
Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.




                                        11
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
   Đề tài được thực hiện dựa trên những kiến thức tổng hợp từ các môn học như:
Phân tích hoạt động kinh tế, quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính, kế toán quản
trị, … để hoàn thành luận văn.
   Đề tài chỉ tập trung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
qua 3 năm 2004 – 2006. Từ việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp
các doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá kết quả kinh doanh, phát hiện những khả năng
tiềm tàng cũng như nhìn nhận đúng sức mạnh, hạn chế của doanh nghiệp. Đó là cơ
sở quan trọng để doanh nghiệp ra các quyết định kinh doanh và phòng ngừa rủi ro.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
   1.2.1. Mục tiêu chung
       Trong thời gian ngắn ngủi tiếp xúc với thực tế tại Công ty Cổ phần Tư Vấn
Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang, em đi sâu tìm hiểu và phân tích hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các kết quả kinh doanh
mà công ty đã đạt được để tìm hiểu một cách chính xác về tình hình kinh doanh, tình
hình sử dụng vốn, khả năng thanh toán của công ty, nhất là tìm ra những hạn chế tồn
tại trong công ty và nguyên nhân của nó. Từ đó đề xuất biện pháp khắc phục, định
hướng kinh doanh cho kỳ tới, giúp cải thiện những hạn chế còn tồn đọng và phát
huy các tiềm lực của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh .
   1.2.2. Mục tiêu cụ thể
   -   Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm từ năm 2004
đến năm 2006. Sau đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
   -   Tìm ra các tồn tại hiện có của công ty và đề ra giải pháp khắc phục cho
những năm sau.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
   1.3.1. Không gian
       Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Và
Xây Dựng Kiên Giang, địa chỉ số 34, đường Trần Phú, Thành phố Rạch Giá, Tỉnh
Kiên Giang.



                                        12
1.3.2. Thời gian
   -     Trực tiếp thâm nhập thực tế tại Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Và Xây
Dựng Kiên Giang trong khoản thời gian ngắn, bắt đầu từ ngày 06/03/2007 và kết
thúc vào ngày 11/06/2007.
   -     Thu thập số liệu trong khoản thời gian 3 năm: 2004, 2005, 2006.
   1.3.3. Đối tượng
         Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm các nội dung sau:
   -     Phân tích kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi
nhuận.
   -     Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lợi của vốn
   -     Phân tích khái quát tình hình tài chính




                                            13
CHƯƠNG 2
      PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
   2.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
        2.1.1.1. Khái niệm
        Phân tích hiêụ quả hoạt động kinh doanh là việc đi sâu nghiên cứu theo yêu
cầu của hoạt động quản lý kinh doanh căn cứ vào tài liệu hạch toán và các thông tin
kinh tế bằng phương pháp phân tích thích hợp, so sánh số liệu và phân giải mối liên
hệ nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được
khai thác, trên cơ sở đó đề ra phương án và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh.
        Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ nhận thức để cải thiện
các hoạt động trong kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện
cụ thể và yêu cầu của các qui luật khách quan, đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.
        2.1.1.2. Tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh
        - Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng và hạn chế trong hoạt
động kinh doanh.
        Trong hoạt động kinh doanh, dù ở bất kỳ doanh nghiệp nào, hình thức hoạt
động nào cũng không thể sử dụng hết những tiềm năng sẵn có trong doanh nghiệp
mình, đó là những khả năng tiềm ẩn chưa phát hiện được. Chỉ có phân tích hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp mới giúp các nhà quản lý phát hiện và khai thác
những khả năng tiềm tàng này nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua
đó, các nhà quản lý còn tìm ra nguyên nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh
và từ đó có những giải pháp, chiến lược kinh doanh thích hợp giúp nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp.




                                        14
- Là cơ sở đề ra các quyết định kinh doanh
         Thông qua các chỉ tiêu trong tài liệu phân tích mà cho phép các nhà quản trị
doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về khả năng và mặt mạnh, hạn chế của doanh
nghiệp mình. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp ra những quyết định đúng đắn cùng với
các mục tiêu chiến lược kinh doanh. Vì vậy, người ta xem phân tích hoạt động kinh
doanh như là một hoạt động thực tiễn vì phân tích luôn đi trước quyết định kinh
doanh.
         - Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
         Kinh doanh, dù trong bất cứ vĩnh vực nào, môi trường kinh tế nào thì đều có
rủi ro. Để kinh doanh đạt hiệu quả như mong muốn thì mỗi doanh nghiệp phải
thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích, dựa trên những
tài liệu đã thu thập được thì doanh nghiệp có thể dự đoán các điều kiện kinh doanh
trong thời gian tới để đề ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
         Phân tích hoạt động kinh doanh là phân tích các điều kiện bên trong doanh
nghiệp như phân tích về: tài chính, lao động, vật tư, trang thiết bị, …. có trong
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải phân tích các điều kiện tác động từ
bên ngoài như khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, … Trên cơ sở phân tích
các yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể dự đoán được
rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra và đề ra phương án phòng ngừa.
   2.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
         Nền kinh tế nước ta đang mở cửa hội nhập, do đó đã tạo ra những thời cơ và
thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để tồn tại và phát triển, các doanh
nghiệp phải biết tận dụng thời cơ, vượt qua những khó khăn thách thức trước mắt,
từng bước xác định vị thế của mình trên thương trường. Và điều quan trọng đối với
mỗi doanh nghiệp là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì:
         - Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp cũng như toàn xã hội.
         Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải hoạt động có hiệu quả
mà hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực,
tiền vốn, …) để đạt được mục tiêu xác định của doanh nghiệp. Mục tiêu sau cùng

                                          15
của hầu hết các doanh nghiệp là lợi nhuận. Khi kinh doanh có lợi nhuận, doanh
nghiệp có thể đảm bảo cho quá trình tái đầu tư mở rộng sản xuất và cũng đảm bảo
cho sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của xã
hội, vì vậy khi doanh nghiệp phát triển cũng góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Do
đó nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp cũng như toàn xã hội.
   - Nâng cao hiệu quả kinh doanh để tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và mở rộng thị
trường
   Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và
phát triển, điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự tạo cho mình ưu thế để cạnh
tranh. Ưu thế đó có thể là chất lượng sản phẩm, giá bán, cơ cấu hoặc mẫu mã sản
phẩm, …. Trong giới hạn về khả năng các nguồn lực, doanh nghiệp chỉ có thể thực
hiện điều này bằng cách tăng khả năng khai thác các nguồn lực trong quá trình sản
xuất kinh doanh.
   Ví dụ: Doanh nghiệp có thể cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ sử
dụng máy móc thiết bị để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phù hợp nhằm
thu hút khách hàng.
   Từ đó doanh nghiệp có thể chủ động trong cạnh tranh và tạo điều kiện thuận lợi
cho việc mở rộng thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy,
nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường,
ngược lại, mở rộng thị trường góp phần tăng khả năng tiêu thụ và khả năng sử dụng
các nguồn lực sản xuất, tức là nâng cao hiệu quả kinh doanh.
   - Nâng cao hiệu quả kinh doanh để đảm bảo đời sống cho người lao động trong
doanh nghiệp.
   Đối với mỗi người lao động, tiền lương là phần thu nhập chủ yếu nhằm duy trì
cuộc sống của họ. Do đó, phấn đấu để tăng thêm thu nhập của người lao động trong
doanh nghiệp luôn là mục tiêu quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp
có thể sử dụng tiền lương như một công cụ để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thu
nhập ngày càng cao, càng ổn định cùng với các khoản tiền thưởng sẽ tạo nên sự tin
tưởng và tinh thần hăng say lao động trong toàn doanh nghiệp, đồng thời việc áp

                                        16
dụng các biện pháp xử lý vi phạm lao động bằng cách trừ vào lương sẽ góp phần
nâng cao tinh thần trách nhiệm cho mọi người. Từ đó nâng cao năng suất lao động
trong doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
   Ngày nay, mục tiêu quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi
nhuận. Các doanh nghiệp hoạt động phải có lợi nhuận và đạt lợi nhuận càng cao
càng tốt, đồng nghĩa với việc đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Đây là vấn đề trọng tâm của mỗi doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống
còn để mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thương trường.
   2.1.3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
        Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, phản ánh
trình độ sử dụng nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề phức
tạp và có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao
động, . v.v…
        Bởi vậy khi phân tích phải kết hợp nhiều chỉ tiêu như: kết quả sản xuất kinh
doanh, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lợi của vốn, ….
       2.1.3.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
          a. Chỉ tiêu doanh thu
          - Khái niệm: Doanh thu là phần giá trị mà doanh nghiệp thu được trong kỳ
kinh doanh từ việc bán sản phẩm, cung ứng hàng hóa - dịch vụ, từ hoạt động tài
chính, hoạt động bất thường … Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng
phản ánh kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, thông qua nó chúng ta có thể
đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
          - Cơ cấu doanh thu: Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận
sau:
          · Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính
          · Doanh thu từ hoạt động tài chính
          · Doanh thu từ hoạt động bất thường




                                        17
b. Chỉ tiêu chi phí
          Chi phí là một phạm trù kinh tế gắn liền với quá trình sản xuất và lưu
thông hàng hóa, nó là những hao phí được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt
động kinh doanh với mong muốn tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc một kết quả kinh
doanh nhất định. Phân tích chi phí là một phần quan trọng trong phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh vì chi phí là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của
doanh nghiệp.
          c. Chỉ tiêu lợi nhuận
          - Khái niệm: Lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là khoản tiền dôi ra
giữa tổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp và là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất
lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm
đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá
hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
          - Cơ cấu lợi nhuận
          Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận
cấu thành sau đây:
          Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
          Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính
          Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác.
          - Tỷ suất lợi nhuận
          · Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
          Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính trên
cơ sở so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc tổng lợi nhuận
sau thuế thu nhập doanh nghiệp) với tổng doanh thu thuần cộng thu nhập hoạt động
tài chính và thu nhập bất thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.




                                         18
· Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
          Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn của doanh nghiệp tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc
tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp) với tổng tài sản của doanh nghiệp
tại thời điểm báo cáo.
          · Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
          Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp với tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
       2.1.3.2. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
       Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp và được xác định bằng công thức:
                                        Kết quả đầu ra
       HIệu quả kinh doanh =
                                        Chi phí đầu vào

       Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 1 đồng chi phí đầu vào trong kỳ phân tích thì thu
được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra, chỉ tiêu này càng cao - chứng tỏ hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp càng lớn.
       Kết quả đầu ra, có thể được tính bằng chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng, doanh
thu, lợi nhuận, … Chi phí đầu vào có thể được tính bằng các chỉ tiêu: giá thành sản
xuất, giá vốn hàng bán, giá thành toàn bộ, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn
cố định, …
       2.1.3.3. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.
       Trong quản lý quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển
của các đơn vị kinh doanh. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất – kinh
doanh của doanh nghiệp sẽ đánh giá được chất lượng quản lý sản xuất – kinh doanh,
vạch ra các khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh và
sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất.


                                          19
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản
ánh kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn. Đó chính là sự tối thiểu
hóa số vốn cần sử dụng và tối đa hóa kết quả hay khối lượng nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh trong một giới hạn về nguồn nhân tài vật lực, phù hợp với hiệu quả kinh tế
nói chung. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
                      Hv = G / V

       Trong đó: Hv l à hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ phân
tích của doanh nghiệp.
       G là sản lượng hàng hóa tiêu thụ hoặc doanh thu thuần bán hàng và cung cấp
dịch vụ
       V là vốn sản xuất bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.
       Theo công thức trên, HV càng lớn - chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Muốn tăng hiệu quả sử dụng vốn cần phải
tăng giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ hoặc doanh thu bán hàng. Mặt khác phải sử
dụng tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh.
       Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần
tập trung các biện pháp sau :
       - Giảm tuyệt đối những bộ phận vốn thừa, không cần dùng
       - Đầu tư hợp lý về tài sản cố định
       - Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động
       - Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu
       - Nâng cao năng suất lao động
       - Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá bán, tăng khối lượng sản phẩm
hàng hóa tiêu thụ để tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
       2.1.3.4. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn sản xuất.
       Các chỉ tiêu về lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp là một hình thức đo lường, đánh giá thành tích của doanh nghiệp sau
một thời gian hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, tổng số tiền lãi tính bằng số tuyệt đối
chưa thể đánh giá được đúng đắn chất lượng tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh


                                            20
của doanh nghiệp. Bởi vì, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ thu được tổng
số tiền lãi lớn hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn.
       Vì vậy, cần tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của
vốn sản xuất, nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
          Mức doanh lợi theo vốn sản xuất được xác định bằng công thức:

                                                           Lợi nhuận sau thuế
       Mức doanh lợi theo vốn sản xuất =
                                                     Tổng số vốn sản xuất bình quân

       Chỉ tiêu này phản ánh, cứ một đồng vốn sản xuất bình quân dùng vào sản
xuất kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng về tiền lãi. Chỉ tiêu này càng
lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất càng cao.


                                                     Lợi nhuận sau thuế
       Mức doanh lợi theo vốn lưu động =
                                                     Vốn lưu động bình quân

       2.1.3.5. Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động
       Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không
ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau, như tiền, nguyên vật
liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở về hình thái
tiền tệ. Cùng với quá trình lưu thông vật chất của sản xuất kinh doanh, vốn lưu động
cũng biến đổi liên tục, theo chu kỳ qua các giai đoạn: dự trữ - sản xuất – tiêu thụ.
       Một chu kỳ vận động của vốn lưu động được xác định kể từ lúc bắt đầu bỏ
tiền ra mua nguyên vật liệu và yếu tố sản xuất khác cho đến khi toàn bộ số vốn đó
được thu hồi lại bằng tiền do bán sản phẩm hàng hóa. Do vậy, khi phân tích tốc độ
chu chuyển vốn lưu động là phân tích các chỉ tiêu sau:
       - Số vòng quay vốn lưu động
       - Số ngày của một vòng quay vốn lưu động




                                          21
a. Phân tích chỉ tiêu hệ số luân chuyển vốn lưu động
      Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
                H = G / Vlđ
      Trong đó: H là số lần luân chuyển vốn lưu động
      G là doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
      Vlđ là vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.
      Chỉ tiêu này phản ánh, cứ một đồng vốn lưu động dùng vào sản xuất kinh
doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ.
      b. Độ dài bình quân của một lần luân chuyển vốn lưu động
      Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
           N = T/H
      Trong đó: N là số ngày của một lần luân chuyển vốn lưu động của doanh
nghiệp.
      T là thời gian theo lịch của kỳ phân tích tính theo ngày. Qui ước: một tháng
có 30 ngày, một quí có 90 ngày, một năm có 360 ngày.
      H là số lần luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ phân tích.
      Chỉ tiêu này phản ánh, mỗi một vòng quay của vốn lưu động trong kỳ phân
tích hết bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng thấp, số ngày của một vòng quay vốn lưu
động càng thấp, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
   2.1.4. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
      2.1.4.1. Phân tích tình hình công nợ
      a. Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả trong ngắn hạn
      Khi tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả
năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn và cũng ít bị chiếm dụng vốn. Điều
đó tạo cho doanh nghiệp chủ động về vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh thuận
lợi. Ngược lại, tình hình tài chính gặp khó khăn sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng
vốn lẫn nhau dây dưa kéo dài, đơn vị mất đi tính chủ động trong kinh doanh và khi
không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn sẽ dẫn đến tình trạng phá sản.


                                       22
b. Vòng luân chuyển các khoản phải thu
      Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản
phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, và được xác định bằng công thức:


                                              Doanh thu thuần
      Vòng quay các khoản phải thu =
                                              Số dư bình quân các khoản phải thu

      c. Kỳ thu tiền bình quân.
      Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để
thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao lâu.


                                     Thời gian của kỳ phân tích
      Kỳ thu tiền bình quân =
                                     Số vòng quay các khoản phải thu

      2.1.4.2. Phân tích khả năng thanh toán.
      a. Tỷ lệ thanh toán hiện hành
                                           Tài sản lưu động
      Tỷ lệ thanh toán hiện hành =
                                           Nợ ngắn hạn

      Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (là các khoản
nợ phải thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh bình
thường). Hệ số này xấp xỉ 1 thì doanh nghiệp có thể đủ khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp được đánh giá là tốt. Tuy
nhiên tỷ lệ này còn tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và chu kỳ hoạt động của từng
doanh nghiệp.
      b. Tỷ lệ thanh toán nhanh
      Tỷ lệ thanh toán nhanh thể hiện giá trị của các khoản vốn bằng tiền, khoản
đầu tư ngắn hạn và khoản phải thu khách hàng có thể thanh toán được bao nhiêu
phần trăm các khoản nợ ngắn hạn.

      Tỷ lệ thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho ) / Nợ ngắn hạn

                                         23
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
   2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.
     Thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính, cụ thể là bảng Cân đối kế toán, bảng
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính,
…do phòng Kế toán công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang
cung cấp và một số tài liệu khác do phòng kinh doanh tổng hợp, phòng tổ chức hành
chính của công ty cung cấp.
     Ngoài ra, đề tài còn được thực hiện dựa trên việc tổng hợp những kiến thức đã
học ở trường, trên sách báo, tạp chí có liên quan. Đồng thời kết hợp với việc tiếp
xúc, tham khảo ý kiến của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán, phòng kinh
doanh tổng hợp và phòng tổ chức hành chính của công ty về các vấn đề nghiên cứu.
   2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.
     Áp dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích như: phương pháp so sánh, phân
tích chi tiết, phân tích tỷ lệ, ….Trong đó, phương pháp được sử dụng chủ yếu trong
chuyên đề này là phương pháp so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các con số.
     Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động
kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và
không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh
được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ
báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối
hoặc số bình quân; nội dung thực hiện phân tích so sánh:
     - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy được xu
hướng phát triển, đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
      - So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể,
so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng
tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
       Ngoài ra còn tham khảo sách báo, lên mạng internet, … để thu thập một số
thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu.



                                          24
CHƯƠNG 3
       PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
                CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ
                        VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG


3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ
VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG
   3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu
Tư và Xây Dựng Kiên Giang
       Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang trước năm 2006
là doanh nghiệp nhà nước, được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang thành lập vào
ngày 29/10/1992, trên cơ sở hợp nhất 03 đơn vị, đó là Xí nghiệp Khảo sát thiết kế
dân dụng, Xí nghiệp thiết kế thủy lợi và Đội khảo sát thiết kế giao thông với tên gọi
là Công ty Khảo sát thiết kế với các ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu sau:
       - Khảo sát địa hình, địa chất
       - Lập các dự án thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông
thủy lợi
       - Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu kỹ thuật, kiểm định chất lượng công trình
xây dựng.
       Công ty đi vào hoạt động với số vốn ban đầu là 53 triệu đồng, do nhà nước
cấp và 48 lao động được chuyển từ biên chế sang hợp đồng lao động dài hạn. Có
một chi bộ Đảng gồm 06 đảng viên, một tổ chức Công đoàn cơ sở và một chi đoàn
thanh niên. Trụ sở làm việc tại số nhà 45 đường 30/4 nay là 34 đường Trần Phú, với
diện tích sử dụng là 118 m2. Cơ sở vật chất bao gồm 06 bàn vẽ, cán bộ khoa học kỹ
thuật gồm 02 kiến trúc sư, 01 kỹ sư giao thông 01 kỹ sư xây dựng, 02 kỹ sư thủy lợi,
01 kỹ sư kinh tế và 04 cán bộ trung cấp, số còn lại là công nhân kỹ thuật và nhân
viên phục vụ.
       Trong quá trình hoạt động, công ty đã không ngừng mở rộng quy mô và
ngành nghề sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, đến ngày 8/4/1995 được
UBND tỉnh Kiên Giang đổi tên thành Công ty Tư Vấn Xây Dựng và được bổ sung
                                         25
thêm các ngành nghề như: Kinh doanh địa ốc; thi công xây dựng các công trình nhà
ở dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, cơ sở hạ tầng khu dân cư, khu thương
mại, khu du lịch; tư vấn, đấu thầu thiết kế và xây lắp các công trình xây dựng. Kết
quả của sự nổ lực, phấn đấu không ngừng của công ty trong quá trình hoạt động là
những danh hiệu cao quý mà công ty đã đạt được: Huân chương lao động hạng ba
(1998), tặng thưởng Cờ thi đua của chính phủ (1999 và 2003), Huân chương lao
động hạng nhì (2002), 25 bằng khen của thủ tướng chính phủ, 130 bằng khen của Bộ
Xây Dựng, 360 bằng khen của UBND tỉnh Kiên Giang, … được nhà nước phong
tặng danh hiệu Anh hùng lao động năm 2005.
        Đến đầu năm 2006, công ty được cổ phần hóa theo Quyết Định số 28/QĐ –
UB ngày 06/01/2006 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang, tên gọi là Công ty Cổ
Phần Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang.
Trụ sở công ty tọa tại số 34 đường Trần Phú, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
        Điện thoại : 077.866808
        Fax : 077.866451
   3.1.2. Nội dung hoạt động của Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây
Dựng Kiên Giang
   Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tư vấn và thi công xây dựng, với các
ngành nghề như:
   - Khảo sát địa hình, địa chất, thử mẫu bê tông.
   - Phân tích mẫu, thử nghiệm vật liệu, kiểm nghiệm sản phẩm ngành xây dựng.
   - Luận chứng kinh tế kỹ thuật, các dự án nghiên cứu khả thi và tiền khả thi.
   - Thiết kế dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi
   - Giám sát kỹ thuật, điều hành dự án, tổ chức đấu thầu, qui hoạch xây dựng.
   - Thi công ép và thử tải cọc bê tông cốt thép, thi công thực nghiệm.
   - Trang trí nội thất, thẩm định các hồ sơ thiết kế
   - Kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng
   3.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
       Số lao động của công ty hiện nay là 275 người, trong đó:
   -    Trình độ kiến trúc sư và kỹ sư là 220 người

                                          26
-   Trình độ đại học, cử nhân là 75 người
   -   Trình độ trung cấp là 80 người.
   Công ty có một Công Đoàn cơ sở gồm 375 đoàn viên, trong đó: Đảng bộ gồm 72
Đảng viên, Đoàn cơ sở thanh niên Cộng Sản HCM có 190 đoàn viên
   -   Công ty gồm có 7 bộ phận trực tiếp sản xuất, các bộ phận gián tiếp sản xuất
và các đơn vị thành viên.
       Bộ phận gián tiếp sản xuất:
   - Ban Tổng Giám đốc                          - Ban quản lý dự án đầu tư
   - Phòng Tổ chức - Hành chính                 - Phòng Kỹ thuật
   - Phòng Kinh doanh                           - Phòng Kế toán tài vụ
   Bộ phận trực tiếp sản xuất
   - Xưởng thiết kế Dân dụng                    - Xưởng thiết kế Thủy lợi
   - Xưởng thiết kế Giao thông                  - Xưởng Khảo sát
   - Chi nhánh Phú Quốc                         - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
       Các đơn vị thành viên:
   - Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Nam Việt
   - Công ty CP Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dựng
   - Công ty CP Tư Vấn Nhật Tảo
   - Công ty CP Xây Dựng Kiên Giang
   - Công ty CP Trang Trí Nội Ngoại Thất
   - Công ty CP Đầu Tư Thương Mại Trần Nguyễn.
   Ngoài ra công ty còn liên kết, liên doanh với nhiều tổ chức kinh tế khác nhằm đa
dạng hóa loại hình kinh doanh như:
   - Liên doanh với công ty TNHH Địa Ốc Hoàng Quân.
   - Liên doanh với tổng công ty Địa Ốc Sài Gòn.
   - Doanh nghiệp tư nhân Gia Thiên
   - Công ty 756 Bộ Quốc Phòng.




                                         27
Hội Đồng Quản Trị



                                                      Ban Tổng Giám Đốc



                                                                                               Bộ phận trực tiếp sản xuất
                Văn phòng công ty
                                                   Các đơn vị thành viên




                                                                              X.       X.          X.       X.       CN     CN
P. Tổ       P.       P.      P. Kỹ     BQL                                    TK       TK          TK       Khảo     Phú    Tp
chức        Kinh     Kế      thuật     Dự án                                  Dân      Giao       Thủy      sát      Quốc   Hồ
Hành        doanh    toán              đầu                                    dụng     thông       lợi                      Chí
chính                tài               tư                                                                                   Minh
                     vụ




               CT CP           CT CP           CT CP             CT CP           CT CP              CT CP Đầu
               Tư Vấn          Kinh            Tư Vấn            Xây             Trang Trí          Tư Thương
               Đầu Tư          Doanh           Nhật Tảo          Dựng            Nội Ngoại          Mại Trần
               XD Nam          VLXD                              Kiên            Thất               Nguyễn
               Việt                                              Giang


        Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang vào thời điểm 21/12/2006

                                                                  28
Bảng 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2004 - 2006
                                                                                                                          Đơn vị tính: 1000 đồng


                    Chỉ tiêu                   2004            2005           2006             2005 / 2004               2006 / 2005
                                                                                             Số tiền         %         Số tiền         %
     Doanh thu thuần bán hàng & cung         64.501.493     75.436.447     145.176.416     10.934.954     16,95        69.739.969   92,45
     cấp dịch vụ
     Lợi nhuận thuần từ hoạt động             3.465.296      6.448.580      22.146.360      2.983.284     86,09        15.697.780 243,43
     kinh doanh
     Lợi nhuận trước thuế                     3.361.027      6.430.825      22.953.857      3.069.798     91,34        16.523.032 256,93
     Thuế thu nhập doanh nghiệp                 925.742      1.998.947       3.668.140      1.073.205 115,93            1.669.193   83,50
     Lợi nhuận sau thuế                       2.439764       4.431.878      19.285.717      1.992.114     81,65        14.853.839 335,16

               ( Nguồn: Báo cáo tài chính 2004, 2005, 2006 của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Kiên Giang )


Chú thích: Bảng tính thuế thu nhập doanh nghiệp                                                                          ĐVT: 1000 đồng

  Năm      LN trước thuế        Điều chỉnh tăng     Điều chỉnh giảm        Thu nhập chịu thuế          Thuế suất         Thuế thu nhập DN
  2004             3.361.027                    0             - 54.806                 3.306.221                 28%                   925.742
  2005             6.430.825          + 832.171             - 123.900                  7.139.096                 28%                1.998.947
  2006        22.953.857                        0         - 9.853.357                 13.100.500                 28%                3.668.140
                     ( Nguồn: Báo cáo tài chính 2004, 2005, 2006 của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Kiên Giang )


                                                                      29
3.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
   TY QUA 3 NĂM 2004 - 2006.
     Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang trước 02/2006 là
một doanh nghiệp nhà nước hoạt động rất hiệu quả. Trong những năm qua, công ty
đã đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại và là doanh nghiệp đầu tiên trong tỉnh đầu
tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty. Để hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của
công ty, ta quan sát bảng số liệu sau (bảng số 01):
     Qua bảng số liệu ta thấy:
     - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm đều tăng.
Doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 10.935.954 ngàn đồng, tương ứng
16,95%. Nhưng sang năm 2006 thì doanh thu tăng khá cao, đạt 145.176.416 ngàn
đồng, tăng 69.739.969 ngàn đồng, tương ứng 92,45% so với năm 2005. Điều này
cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang tiến triển rất tốt, đặc biệt
là sau khi công ty tiến hành cổ phần hóa vào đầu năm 2006. Đạt được kết quả như
vậy là nhờ vào sự cố gắng nổ lực không ngừng của toàn thể nhân viên trong công ty,
nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty đã đưa công ty vượt qua
những khó khăn trước mắt khi chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà
nước sang hình thức công ty cổ phần. Mặc dù không còn nhận được nhiều ưu đãi
như đối với doanh nghiệp nhà nước nhưng công ty cũng được kế thừa những thành
quả, thương hiệu của doanh nghiệp nhà nước hoạt động rất hiệu quả trước đó. Công
ty còn kế thừa thị phần tư vấn chiếm đến 80% trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, là chủ
đầu tư (nhà đầu tư) của nhiều dự án lớn tiềm năng trong và ngoài tỉnh, đồng thời sở
hữu được lượng lao động trẻ, có tri thức, năng động, sáng tạo.
     Ngoài ra, công ty luôn chủ động tìm hiểu, nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu
của khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để nâng cao
vị thế cạnh tranh và thu hút thêm nhiều khách hàng.
     - Một dấu hiệu nữa cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển
khá nhanh là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng cao qua các năm. Lợi
nhuận thuần năm 2005 là 6.448.580 ngàn đồng, tăng 2.983.284 ngàn đồng so với

                                          30
năm 2004, tương ứng tăng khoản 86,09 %. Đến năm 2006, lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh tăng đến 22.146.360 ngàn đồng, tăng 15.697.780 ngàn đồng so với
năm 2005, tương ứng 243,43%.
     - Lợi nhuận trước thuế của công ty cũng đạt mức tăng trưởng khá cao. Năm
2005, lợi nhuận trước thuế là 6.430.825 ngàn đồng, tăng 3.069.798 ngàn đồng so với
năm 2004 (tăng 91,34%). Sang năm 2006, lợi nhuận trước thuế đạt 22.953.875 ngàn
đồng, tăng 16.523.032 ngàn đồng so với năm 2005, tương ứng tăng 256,93 %.
     - Cùng với sự phát triển của công ty là sự gia tăng mức đóng góp của công ty
vào nguồn thu ngân sách của tỉnh nhà, thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty liên
tục tăng qua 3 năm. Năm 2005, thuế thu nhập doanh nghiệp là 1.998.947 ngàn đồng
tăng 115,93% so với năm 2004. Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2006 là 3.668.140
ngàn đồng, tăng 83,5% so với năm 2005. Năm 2006 là năm đầu tiên cổ phần hóa
nên công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng vẫn phải đóng thuế thu
nhập trên phần doanh thu chuyển quyền sử dụng đất là 28%. Do trong năm 2006
doanh thu quyền sử dụng đất phát sinh khá lớn đến 13.100.500 ngàn đồng nên thuế
thu nhập công ty phải đóng trong năm cao.
     - Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng nhanh qua các năm. Năm 2005 là
4.431.878 ngàn đồng, tăng 1.992.114 ngàn đồng so với năm 2004 (tăng 81,65%),
năm 2006 lợi nhuận sau thuế tăng 14.853.839 ngàn đồng so với năm 2005 (tăng
335,16%).
     Qua khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2004,
2005, 2006, ta nhận thấy công ty không ngừng cố gắng phấn đấu trong sản xuất kinh
doanh, hướng mạnh ra thị trường nhằm nâng cao lợi nhuận. Biểu hiện của việc kinh
doanh ngày càng tiến triển thuận lợi là sự tăng nhanh về doanh thu và lợi nhuận của
công ty. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động công ty cũng gặp phải những khó
khăn, trở ngại làm giảm tốc độ phát triển của công ty. Do đó, công ty phải tận dụng
và phát huy tối đa những thế mạnh của mình, từng bước khắc phục khó khăn để
nâng cao vị thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh.




                                        31
3.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
        Thuận lợi:
   -   Công ty có được đội ngũ nhân viên đông đảo, thống nhất cao trong hệ thống
chính trị tại công ty , mọi người đều an tâm, phấn khởi, đoàn kết, hăng say làm việc
và làm việc có trách nhiệm cao vì mục tiêu chất lượng và phục vụ khách hàng một
cách tốt nhất.
   -   Cơ sở vật chất hạ tầng vững chắc, khang trang, an toàn theo kịp với sự phát
triển của công ty và tạo điều kiện thuận lợi, thoãi mái cho người lao động khi làm
việc, góp phần nâng cao hiệu quả lao động.
   -   Hệ thống sản xuất theo mô hình công ty mẹ - con, công ty thành viên, liên
kết, liên doanh đã dần thành một hệ thống, khép kín trong tổ chức sản xuất, tạo nên
một sức mạnh tổng hợp hỗ trợ cho nhau để thúc đẩy công ty mẹ và các công ty
thành viên cùng phát triển.
   -   Các dự án đã và đang triển khai của đơn vị đều thu hút được các đối tượng
khách hàng, đem lại hiệu quả cho đơn vị. Dự kiến trong năm 2007 các dự án này sẽ
làm tăng doanh thu địa ốc và lợi nhuận cho đơn vị.
   -   Được UBND tỉnh, các cơ quan ban ngành tin tưởng giao nhiệm vụ tư vấn quy
hoạch, thiết kế các công trình lớn, trọng điểm; cũng như thực hiện các dự án khu
dân cư, khu tái định cư trên địa bàn toàn tỉnh.
        Khó khăn:
   -   Doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh gay gắt. Do năm đầu
công ty tiến hành cổ phần hoá, nên ít nhhiều đã tạo lên luồng tư tưởng thiếu ổn định
của một số công nhân, người lao động, lòng tin với khách hàng đối tác. Nguồn vốn
đầu tư cho các dự án có nhu cầu lớn nhưng còn gặp nhiều khó khăn, bị động trong
các kênh huy động vì vậy dẫn đến sự hạn chế, ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh
doanh cũng như các hoạt động khác của doanh nghiệp.
   -   Bên cạnh đó các công ty thành viên mới thành lập cán bộ lãnh đạo, cán bộ
quản lý không chỉ thiếu mà còn yếu về năng lực quản lý, về kinh nghiệm trong tổ
chức sản xuất và điều hành. Việc đầu tư về con người, vật chất của công ty mẹ vào



                                          32
công ty con là rất cần thiết và quan trọng trong giai đoạn ban đầu. Từ đó cũng một
phần tạo nên áp lực và khó khăn cho công ty mẹ.
   - Các cơ chế chính sách, đơn giá, giá cả vật liệu xây dựng thường xuyên thay
đổi, biến động làm ảnh hưởng đến công tác thiết kế, thẩm tra, thẩm định theo đúng
tiến độ.
   - Thị trường bất động sản không còn thu hút nhiều nhà đầu tư do có nhiều sự rủi
ro và biến động. Tuy nhiên, nhu cầu về nhà ở của người dân vẫn còn rất cao đòi hỏi
doanh nghiệp phải lựa chọn đầu tư theo hướng sát với nhu cầu và khả năng của từng
đối tượng khách hàng về chất lượng, giá trị, vị trí và thời hạn thanh toán …
   - Vốn luôn là nhân tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tuy
nhiên các ngân hàng thương mại hiện nay đang có xu hướng hạn chế cho vay, đầu tư
vào lĩnh vực bất động sản, nhất là các khoản vay có nguồn gốc trả nợ từ kinh doanh
bất động sản vì thị trường nhà đất không ổn định, giao dịch trầm lắng trong khi tài
sản bảo đảm chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền tiềm ẩn nhiều
rủi ro, khó nắm bắt được xu hướng thay đổi của thị trường.
3.4. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2007
        Năm 2007 được đánh giá là năm hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam chính
thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Vì vậy đã tạo ra nhiều cơ hội phát
triển cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
       Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, dựa trên những thuận lợi và khó
khăn hiện nay của công ty, công ty dự kiến xây dựng phương hướng sản xuất kinh
doanh năm 2007 như sau:
   - Doanh thu tư vấn sẽ phấn đấu tăng 8% so với năm 2006, đạt mức 18,5 tỷ đồng.
   -    Doanh thu thi công 35 tỷ đồng, tăng 53% so với năm 2006, do sẽ đưa vào
doanh thu phần hạ tầng cơ sở dự án Nguyễn Bỉnh Khiêm và một phần dự án Khu
dân cư thu nhập thấp.
   -    Doanh thu địa ốc 105 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước, do trong năm
2007 sẽ đưa doanh thu khoảng 100 căn của dự án 16ha và 20 căn dự án Nguyễn
Bỉnh Khiêm, khoảng 30 căn dự án Khu dân cư thu nhập thấp.
   - Lợi nhuận trước thuế đạt 25 tỷ

                                         33
- Lợi nhuận sau thuế đạt 20,6 tỷ
   - Tổng vốn chủ sở hữu 40 tỷ
   - Chia lãi cổ đông 24% – 30% / năm
     Sản phẩm phải đảm bảo chất lượng cao, mỹ quan hợp thị hiếu, mẫu mã đa
dạng, thời gian giao nộp sản phẩm đúng theo hợp đồng, đảm bảo uy tín và thu hút
khách hàng ngày một nhiều, sản phẩm làm ra được xã hội chấp nhận và khách hàng
yêu thích.
     Nâng cấp, sửa chữa và khai thác tốt mọi thiết bị hiện có, đảm bảo hiệu quả cao,
hết công suất sử dụng và tăng năng suất lao động. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn và kỹ thuật cho người lao động.
     Thường xuyên củng cố và ổn định tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty
con và công ty thành viên, liên kết, liên doanh.
     Thành lập ban quản lý dự án để quản lý nguồn vốn của các dự án do công ty
đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh.
     Củng cố hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất trực tiếp theo đơn vị tự quản,
khoán thu, khoán chi hoặc tự chủ từng phần, hoạt động bán độc lập và độc lập.
     Làm tốt vệ sinh môi trường, không ồn, không bụi và không nóng, tuyệt đối an
toàn về tính mạng và sức khỏe người lao động.
     Mở rộng thị trường, địa bàn, phạm vi hoạt động ra ngoài tỉnh, tranh thủ ký kết
hợp đồng hoặc tham gia đấu thầu các công trình thuộc nguồn vốn trung ương và
khai thác triệt thị trường trong Tỉnh đặc biệt là Phú Quốc, Kiên Lương, Hà Tiên và
Thành phố Rạch Giá.




                                          34
CHƯƠNG 4
  PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
    TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG.


4.1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
   QUA 3 NĂM TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2006
   4.1.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 2004 – 2006
      Doanh thu là kết quả đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh. Nhìn vào
bảng số liệu bên dưới ta thấy: (bảng số 02 trang 26)
      Tổng doanh thu năm 2004 đạt 65.228.398 ngàn đồng và tăng lên 77.591.035
ngàn đồng vào năm 2005, tăng 18,89% so với năm 2004. Đến năm 2006 thì tổng
doanh thu tăng khá cao, tăng 71.481.634 ngàn đồng (tăng khoảng 92,13%) so với
năm 2005. Tổng doanh thu năm 2006 đạt 149.072.669 ngàn đồng.
      Tổng doanh thu của công ty bao gồm :
   - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,
   - Doanh thu hoạt động tài chính,
   - Thu nhập khác (thu nhập bất thường).
      Trong đó:
           Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
      Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu chính của công ty.
Năm 2004, doanh thu này đạt 64.501.493 ngàn đồng và tăng lên 75.436.447 ngàn
đồng vào năm 2005, tăng 16,95 % so với năm 2004. Nhưng đến năm 2006 thì doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng lên 145.176.416 ngàn đồng, đạt mức tăng
trưởng khá cao, tăng 69.739.969 ngàn đồng so với năm 2005, tương ứng tăng khoản
92,45 %.
      Đạt được mức tăng trưởng này không phải đơn giản, đó là cả một quá trình
phấn đấu, cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên và ban lãnh đạo công
ty. Nếu xem xét chi tiết hơn nữa, chúng ta sẽ thấy doanh thu chủ yếu của công ty là
doanh thu từ các hoạt động tư vấn thiết kế, thi công và địa ốc. Đây là 3 nguồn thu
chính và có sức ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu của công ty.

                                         35
Bảng 02: TÌNH HÌNH DOANH THU QUA 3 NĂM 2004 - 2006
                                                                                                           Đơn vị tính: 1000 đồng


              Chỉ tiêu                   2004         2005           2006             2005 / 2004              2006 / 2005
                                                                                    Số tiền         %        Số tiền         %
I. DT thuần bán hàng & cung cấp 64.501.493          75.436.447     145.176.416     10.934.954     16,95      69.739.969    92,45
dịch vụ
1. Doanh thu tư vấn thiết kế          17.825.632    21.099.959      17.526.528      3.274.327     18,37     - 3.573.431 - 16,94
2.Doanh thu thi công                  35.399.012    16.191.101      22.782.742   - 19.207.911 - 54,26         6.591.641    40,71
3. Doanh thu địa ốc                    2.715.522    25.336.256     104.867.146     22.620.734 833,02         79.530.890    313,9
4. Doanh thu khác                      8.561.327    12.809.131         -            4.247.804     49,62         -            -
II. Doanh thu hoạt động tài chính        568.204       697.196       2.600.819        128.992       22,7      1.903.623 273,04
1. Lãi tiền gửi, lãi cho vay             497.404       573.296       1.263.178         75.892     15,26         689.882 119,71
2. Cổ tức, lợi nhuận được chia            70.800       123.900       1.337.641         53.100       75,0      1.213.741 979,61
III. Thu nhập khác                       158.701     1.457.392       1.295.434      1.298.691 818,33          - 161.958 - 11,11
Tổng doanh thu                        65.228.398    77.591.035     149.072.669     12.362.637     18,95      71.481.634    92,13


             ( Nguồn: Báo cáo tài chính 2004, 2005, 2006 của Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang )




                                                              36
Qua bảng số liệu ta thấy:
   -   Doanh thu tư vấn, thiết kế năm 2005 đạt 21.099.959 ngàn đồng, tăng 18,37%
so với năm 2004.Vì nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ
tầng của các tổ chức kinh tế - xã hội cũng tăng theo, thêm vào đó mức sống của
người dân tăng lên dẫn theo nhu cầu xây dựng nhà ở cũng tăng nên công ty nhận
được ngày càng nhiều hợp đồng tư vấn, thiết kế. Phần lớn các hợp đồng của công ty
là các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, các hợp đồng xây dựng
dân dụng chiếm tỷ trọng không nhiều nhưng đang có xu hướng tăng lên trong những
năm gần đây. Trong số các công trình do công ty thực hiện, đáng kể nhất là công
trình khu lấn biển 420 ha để mở rộng thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang, đây là
một công trình lấn biển có quy mô lớn nhất nước, ngoài ra công ty cũng được giao
thực hiện các đồ án quy hoạch quan trọng khác như: quy hoạch vùng phát triển đảo
Phú Quốc, quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, quy hoạch chi tiết khu
kinh tế thị trấn Dương Đông – Phú Quốc, …góp phần nâng cao danh tiếng và lợi
nhuận cho công ty. Do đại đa số các công trình công ty thực hiện thuộc nguồn vốn
ngân sách nên khối lượng công việc hoàn thành thường không được quyết toán hết
mà chỉ được quyết toán một phần tùy theo nguồn vốn xây dựng cơ bản của tỉnh phân
bổ trong từng năm.Chính vì vậy mà mặc dù khối lượng công việc tư vấn thiết kế
hoàn thành trong năm 2006 rất lớn nhưng doanh thu tư vấn thiết kế năm 2006 lại
giảm, chỉ đạt 17.526.528 ngàn đồng, thấp hơn 3.573.431 ngàn đồng so với năm
2005, tức giảm khoảng 16,94 %.
       Nguyên nhân chủ yếu là do công ty thực hiện các công tác tư vấn, thiết kế
hơn 90 % là các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách, mà nguồn vốn xây dựng cơ
bản của tỉnh năm 2006 chỉ tập trung bố trí thanh toán cho khối lượng hoàn thành
những năm trước. Thêm vào đó, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn ngày
càng tăng do thành lập mới hoặc do các công ty từ tỉnh khác đến hoạt động ,… làm
tăng tính cạnh tranh, chia xẻ thị trường tư vấn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Lĩnh
vực tư vấn, thiết kế là lĩnh vực hoạt động truyền thống của công ty, qua một thời
gian dài hoạt động công ty cũng đã dựng được uy tín đối với khách hàng trong và
ngoài tỉnh. Do đó, công ty nên phát huy thế mạnh này kết hợp với việc nâng cao

                                       37
chất lượng của hoạt động tư vấn, thiết kế để tăng khả năng cạnh tranh và thu hút
thêm nhiều khách hàng góp phần tăng doanh thu trong tương lai và mở rộng địa bàn
hoạt động sang các tỉnh khác.
   -   Doanh thu thi công của công ty đang có xu hướng giảm, doanh thu 2 năm sau
thấp hơn khá nhiều so với năm 2004. Cụ thể, doanh thu thi công năm 2004 đạt
35.399.012 ngàn đồng nhưng sang năm 2005 chỉ đạt 16. 191.101 ngàn đồng, giảm
19.207.911 ngàn đồng thấp hơn 50 % so với năm 2004, khoảng 54,26 %. Năm 2006
doanh thu thi công có chiều hướng tăng trở lại, tăng 6.591.641 ngàn đồng (tăng
40,71 %) so với năm 2005 nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với năm 2004, giảm
khoảng 35,64 % so với năm 2004.
       Nguyên nhân chủ yếu là do đặc thù của ngành xây dựng khi công trình hoàn
thành phải được nghiệm thu thanh lý và quyết toán công trình xong mới được ghi
nhận doanh thu. Vì vậy mà mặc dù khối lượng hoàn thành của năm 2005 và năm
2006 rất cao nhưng phần lớn đến năm 2007 mới được quyết toán để ghi nhận doanh
thu nên làm cho doanh thu thi công năm 2005 và 2006 giảm mạnh so với năm 2004.
       Bên cạnh đó vì các đội thi công chỉ tập trung vào các dự án do công ty làm
chủ đầu tư, chưa chủ động tìm kiếm các hợp đồng từ bên ngoài trong khi nhu cầu
của thị trường đang có xu hướng tăng. Nhưng sang năm 2006, khi chuyển đổi hình
thức sở hữu sang công ty cổ phần nên áp lực cạnh tranh cũng tăng cao hơn trước,
đòi hỏi công ty phải chủ động hơn trong kinh doanh, phải phát huy tối đa các thế
mạnh trong lĩnh vực hoạt động truyền thống là tư vấn thiết kế và thi công, các đội
thi công cũng đã chủ động hơn trong việc tìm hiểu thị trường và tìm kiếm hợp đồng
từ các nguồn vốn khác nhau như từ người dân, các tổ chức kinh tế - xã hội,… , vì
vậy doanh thu thi công đã bắt đầu tăng trở lại, mặc dù vẫn không bằng năm 2004
nhưng doanh thu năm 2006 cũng tăng khá cao so với năm 2005. Doanh thu thi công
năm 2006 đạt 22.782.742 ngàn đồng, tăng 40,71 % so với năm 2005. Đây là dấu
hiệu đáng mừng của công ty nhưng công ty cần phấn đấu hơn nữa, chủ động hơn
nữa trong kinh doanh để đạt và vượt mức kế hoạch đề ra là 35.000.000 ngàn đồng –
doanh thu thi công kế hoạch năm 2007.



                                        38
-   Lĩnh vực kinh doanh địa ốc là lĩnh vực kinh doanh có khả năng sinh lời cao
nhưng cũng đầy rủi ro. Đây là lĩnh vực kinh doanh mới được công ty chú trọng đầu
tư vào năm 2004 và có tốc độ phát triển rất cao.
       Doanh thu địa ốc năm 2004 đạt 2.715.522 ngàn đồng, chiếm một tỷ trọng rất
nhỏ trong tổng doanh thu khoảng 4,16 %, doanh thu địa ốc năm 2005 đạt mức tăng
trưởng khá cao và đã trở thành doanh thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh
thu năm 2005 khoảng 32,65 %. Doanh thu địa ốc năm 2005 đạt 25.336.256 ngàn
đồng, tăng 22.620.734 ngàn đồng (tăng 833,02 %) so với năm 2004.
       Do công ty chỉ mới chú trọng đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này vào năm
2004 nên doanh thu và chi phí phát sinh không nhiều, nhưng sang năm 2005 thì các
dự án của công ty bắt đầu thu hút được nhiều khách hàng và đem lại hiệu quả cao
như dự án Khu dân cư 16 ha Hoa Biển và dự án 90 Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thành phố
Rạch Giá tỉnh Kiên Giang, doanh thu từ đó cũng tăng cao và tiếp tục tăng vào những
năm sau. Năm 2006 doanh thu địa ốc đạt 104.867.146 ngàn đồng, tăng 79.530.890
ngàn đồng so với năm 2005, tăng 313,9 %.
       Bên cạnh đó, các dự án mới triển khai trong năm 2006 của công ty như dự án
Khu dân cư thu nhập thấp, khu dân cư trường Cao Đẳng Sư Phạm Kiên Giang, …
bước đầu đã thu hút được sự chú ý của người dân trên địa bàn trong và ngoài tỉnh
Kiên Giang, hứa hẹn một nguồn thu lớn trong tương lai cho công ty. Doanh thu địa
ốc ngày càng chiếm vị trí quan trọng và có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến tổng
doanh thu của công ty với tỷ trọng khoảng 70,35 % trong tổng doanh thu năm 2006.
Đây là nguồn thu quan trọng của công ty.
       Sỡ dĩ doanh thu hoạt động kinh doanh địa ốc của công ty tăng nhanh như vậy
là do các sản phẩm của công ty – các kiểu nhà do công ty thiết kế và xây dựng- vừa
có mẫu mã đẹp vừa đạt chất lượng cao nên thu hút được nhiều khách hàng, một điều
đáng chú ý nữa là công ty đã khai thác và đáp ứng được nhu cầu của từng nhóm
khách hàng từ khách hàng có thu nhập cao đến khách hàng có thu nhập thấp nên
doanh thu địa ốc tăng nhanh qua các năm.




                                         39
- Ngoài 3 nguồn thu chính là doanh thu tư vấn thiết kế, doanh thu thi công
và doanh thu địa ốc, công ty còn có nguồn thu từ doanh thu quyền sử dụng đất,
doanh thu bán vật liệu xây dựng, doanh thu ép cọc, … Đây là những khoản thu nhập
phát sinh không thường xuyên của công ty. Riêng doanh thu bán vật liệu xây dựng,
đến năm 2006 thì không có, do trong năm 2006 công ty đã tách hoạt động kinh
doanh vật liệu xây dựng ra chuyển sang cho công ty thành viên hạch toán. Tuy các
khoản thu nhập này phát sinh bất thường và chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng
doanh thu nhưng cũng góp phần làm tăng doanh thu của công ty, vì vậy công ty
cũng nên quan tâm và có biện pháp để tăng các khoản thu nhập khác, góp phần đa
dạng hóa ngành nghề kinh doanh của công ty.
      Qua phân tích cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty
đạt mức tăng trưởng khá cao và góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng này là
doanh thu từ hoạt động kinh doanh địa ốc. Bên cạnh đó vẫn còn một số hoạt động
kinh doanh doanh thu bị giảm làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của
doanh thu toàn công ty như hoạt động tư vấn, thiết kế và thi công. Đây là vấn đề
công ty cần xem xét và có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa doanh thu
cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
         Doanh thu hoạt động tài chính:
      Bên cạnh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì doanh thu hoạt động tài
chính cũng là một phần trong tổng doanh thu của công ty. Mặc dù chiếm một tỷ
trọng rất khiêm tốn chỉ khoảng 0,87 % trong tổng doanh thu nhưng thông qua sự
tăng trưởng khá cao của mình, doanh thu hoạt động tài chính cũng đã góp phần vào
sự tăng trưởng của tổng doanh thu. Cụ thể, doanh thu tài chính năm 2005 đạt
696.196 ngàn đồng, tăng 22,7 % so với năm 2004 và tăng cao vào năm 2006. Doanh
thu hoạt động tài chính năm 2006 đạt 2.600.819 ngàn đồng, tăng 1.903.623 ngàn
đồng (tăng 273,04 %) so với năm 2005.
      Doanh thu hoạt động tài chính của công ty bao gồm :
    Lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay. Trong quá trình hoạt động, các đội thi công
   bị thiếu vốn nên công ty cho vay và tính lãi theo lãi suất thị trường. Các đội thi
   công hoạt động theo hình thức tự quản, được công ty khoán thu, khoán chi

                                          40
nhưng không hạch toán độc lập. Vì vậy trong quá trình hoạt động bị thiếu vốn
   nên các đội thi công phải vay thêm vốn của công ty và phần lớn số vốn đó là do
   công ty vay của ngân hàng nên công ty phải tính lãi theo lãi suất thị trường.
       Cổ tức, lợi nhuận được chia do đầu tư tài chính vào các công ty thành viên và
công ty khác.
   -    Tổng lãi tiền gửi ngân hàng và lãi cho vay năm 2004 là 497.404 ngàn đồng,
trong đó chủ yếu là tiền lãi thu được từ việc cho các đội thi công vay, trong quá trình
hoạt động các đội thi công bị thiếu vốn nên công ty đã cho các đội vay và tính lãi
theo lãi suất thị trường. Năm 2005 tổng lãi tiền gửi và cho vay tăng lên 573.296
ngàn đồng, tăng 15,26 % so với năm 2004 và tiếp tục tăng nhanh vào năm 2006.
Tổng tiền lãi năm 2006 là 1.263.178 ngàn đồng, tăng 119,711 % so với năm 2005.
Nguyên nhân chủ yếu là do số tiền công ty cho các đội thi công ty vay tạm thời tăng
khá cao, năm 2004 là 4.181.937 ngàn đồng và đã tăng lên 17.110.896 ngàn đồng vào
năm 2005, tăng gấp 409,16 % năm 2004 nên số tiền lãi thu được cũng tăng theo.
   -    Cổ tức và lợi nhuận được chia năm 2004 thấp chỉ có 70.800 ngàn đồng, vì
năm 2004 công ty chỉ mới chú trọng đẩy mạnh đầu tư tài chính vào công ty khác,
tổng số tiền đầu tư chỉ khoảng 4.279.621 ngàn đồng nên cổ tức và lợi nhuận thu
được cũng không cao. Sang năm 2005 công ty đã đẩy mạnh đầu tư tài chính vào các
công ty khác hơn với tổng số tiền đầu tư là 10.054.621 ngàn đồng, tăng 134,94 % so
với năm 2004 nên cổ tức và lợi nhuận nhận được cũng tăng lên khá cao, đạt 123.900
ngàn đồng, tương ứng tăng 75 % so với năm 2004.
        Tình hình kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, công ty đang xây
dựng mô hình công ty mẹ - con (công ty góp vốn thành lập các công ty con là công
ty cổ phần với số cổ phần nắm giữ lớn hơn 51% tổng số cổ phần của công ty con,
ngoài ra công ty còn góp vốn vào các công ty thành viên với số vốn góp nhỏ hơn
51% tổng số cổ phần của công ty thành viên, công ty còn liên kết liên doanh với một
số công ty khác đang hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến xây dựng để cung
cấp các dịch vụ lẫn nhau). Đến năm 2006, công ty cơ bản đã phát triển được mô
hình hoạt động công ty mẹ - con theo hướng chuyên môn hóa trong lĩnh vực xây
dựng như: tư vấn thiết kế, thi công xây dựng, cung ứng vật liệu xây dựng, trang trí

                                          41
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuNguyễn Công Huy
 
Đề tài Hoạt động marekting của công ty cổ phần thương mại vận tải đức tiến th...
Đề tài Hoạt động marekting của công ty cổ phần thương mại vận tải đức tiến th...Đề tài Hoạt động marekting của công ty cổ phần thương mại vận tải đức tiến th...
Đề tài Hoạt động marekting của công ty cổ phần thương mại vận tải đức tiến th...Thư viện Tài liệu mẫu
 
[Khóa luận tốt nghiệp] - Tìm hiểu và triển khai Snort/SnortSam
[Khóa luận tốt nghiệp] - Tìm hiểu và triển khai Snort/SnortSam[Khóa luận tốt nghiệp] - Tìm hiểu và triển khai Snort/SnortSam
[Khóa luận tốt nghiệp] - Tìm hiểu và triển khai Snort/SnortSamTiki.vn
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại Tổng...
Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại Tổng...Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại Tổng...
Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại Tổng...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Xuan Anh.docx
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Xuan Anh.docxBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Xuan Anh.docx
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Xuan Anh.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề thi công chức chuyên ngành ngoại vụ ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành ngoại vụ ( Thi viết )Đề thi công chức chuyên ngành ngoại vụ ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành ngoại vụ ( Thi viết )Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
epurchasing cty TBS.pdf
epurchasing cty TBS.pdfepurchasing cty TBS.pdf
epurchasing cty TBS.pdfXunLm11
 
đồ áN thiết kế hệ thống mạng kết nối sở y tế và bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái
đồ áN thiết kế hệ thống mạng kết nối sở y tế và bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái đồ áN thiết kế hệ thống mạng kết nối sở y tế và bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái
đồ áN thiết kế hệ thống mạng kết nối sở y tế và bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái Hate To Love
 
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAY
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAYLuận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAY
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Was ist angesagt? (20)

Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
 
Đề tài Hoạt động marekting của công ty cổ phần thương mại vận tải đức tiến th...
Đề tài Hoạt động marekting của công ty cổ phần thương mại vận tải đức tiến th...Đề tài Hoạt động marekting của công ty cổ phần thương mại vận tải đức tiến th...
Đề tài Hoạt động marekting của công ty cổ phần thương mại vận tải đức tiến th...
 
Đề tài: Cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư tại Công ty cao su, 9đ
Đề tài: Cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư tại Công ty cao su, 9đĐề tài: Cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư tại Công ty cao su, 9đ
Đề tài: Cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư tại Công ty cao su, 9đ
 
firewall
firewallfirewall
firewall
 
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
 
[Khóa luận tốt nghiệp] - Tìm hiểu và triển khai Snort/SnortSam
[Khóa luận tốt nghiệp] - Tìm hiểu và triển khai Snort/SnortSam[Khóa luận tốt nghiệp] - Tìm hiểu và triển khai Snort/SnortSam
[Khóa luận tốt nghiệp] - Tìm hiểu và triển khai Snort/SnortSam
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...
 
Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại Tổng...
Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại Tổng...Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại Tổng...
Đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại Tổng...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công Ty.
Hoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công Ty.Hoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công Ty.
Hoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công Ty.
 
Đề tài: Biện pháp nâng cao doanh thu tiêu thụ sản phẩm gỗ ván sợi
Đề tài: Biện pháp nâng cao doanh thu tiêu thụ sản phẩm gỗ ván sợiĐề tài: Biện pháp nâng cao doanh thu tiêu thụ sản phẩm gỗ ván sợi
Đề tài: Biện pháp nâng cao doanh thu tiêu thụ sản phẩm gỗ ván sợi
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Xuan Anh.docx
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Xuan Anh.docxBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Xuan Anh.docx
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Xuan Anh.docx
 
Đề thi công chức chuyên ngành ngoại vụ ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành ngoại vụ ( Thi viết )Đề thi công chức chuyên ngành ngoại vụ ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành ngoại vụ ( Thi viết )
 
epurchasing cty TBS.pdf
epurchasing cty TBS.pdfepurchasing cty TBS.pdf
epurchasing cty TBS.pdf
 
Đề tài: Tìm hiểu và xây dựng modul quản trị người dùng, HOT
Đề tài: Tìm hiểu và xây dựng modul quản trị người dùng, HOTĐề tài: Tìm hiểu và xây dựng modul quản trị người dùng, HOT
Đề tài: Tìm hiểu và xây dựng modul quản trị người dùng, HOT
 
đồ áN thiết kế hệ thống mạng kết nối sở y tế và bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái
đồ áN thiết kế hệ thống mạng kết nối sở y tế và bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái đồ áN thiết kế hệ thống mạng kết nối sở y tế và bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái
đồ áN thiết kế hệ thống mạng kết nối sở y tế và bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái
 
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cty XÂY DỰNG, HAY!
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cty XÂY DỰNG, HAY!Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cty XÂY DỰNG, HAY!
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cty XÂY DỰNG, HAY!
 
Mạng Máy tính
Mạng Máy tínhMạng Máy tính
Mạng Máy tính
 
Luận văn tốt nghiệp: Khai phá dữ liệu với R, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Khai phá dữ liệu với R, HAYLuận văn tốt nghiệp: Khai phá dữ liệu với R, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Khai phá dữ liệu với R, HAY
 
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAY
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAYLuận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAY
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAY
 

Ähnlich wie bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf

Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...
Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...
Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...Nguyễn Công Huy
 
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP-ĐH TÂY ĐÔ (1).pdf
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP-ĐH TÂY ĐÔ (1).pdfTIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP-ĐH TÂY ĐÔ (1).pdf
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP-ĐH TÂY ĐÔ (1).pdfNgoanNg5
 
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP-ĐH TÂY ĐÔ.pdf
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP-ĐH TÂY ĐÔ.pdfTIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP-ĐH TÂY ĐÔ.pdf
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP-ĐH TÂY ĐÔ.pdfNgoanNg5
 

Ähnlich wie bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf (20)

Lv (24)
Lv (24)Lv (24)
Lv (24)
 
Lv (28)
Lv (28)Lv (28)
Lv (28)
 
Lv (28)
Lv (28)Lv (28)
Lv (28)
 
Lv (19)
Lv (19)Lv (19)
Lv (19)
 
Lv (21)
Lv (21)  Lv (21)
Lv (21)
 
Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...
Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...
Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
 
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu họcLuận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
 
Luan van nop thay
Luan van nop thayLuan van nop thay
Luan van nop thay
 
Thai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.docThai_Thanh_Tinh.doc
Thai_Thanh_Tinh.doc
 
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu họcLuận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
 
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình SơnĐề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
 
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu họcLuận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
 
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP-ĐH TÂY ĐÔ (1).pdf
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP-ĐH TÂY ĐÔ (1).pdfTIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP-ĐH TÂY ĐÔ (1).pdf
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP-ĐH TÂY ĐÔ (1).pdf
 
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP-ĐH TÂY ĐÔ.pdf
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP-ĐH TÂY ĐÔ.pdfTIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP-ĐH TÂY ĐÔ.pdf
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP-ĐH TÂY ĐÔ.pdf
 

Mehr von Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánNguyễn Công Huy
 

Mehr von Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
 

bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S NGUYỄN VĂN DUYỆT Trương Thị Bích Hào MSSV: 4031054 Lớp: Kế Toán 1 khóa 29 Cần Thơ - 2007 1
  • 2. LỜI CẢM TẠ Qua 4 năm học tập tích lũy kiến thức trên ghế giảng đường và trải qua 3 tháng tiếp xúc thực tế tại Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang, nay em đã có được kết quả mong đợi là hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp thể hiện vốn kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh cũng như quí thầy cô trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm học qua. Đây là niềm tin, là cơ sở vững chắc để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trân trọng cám ơn Thầy Nguyễn Văn Duyệt đã hướng dẫn tận tình và bổ sung cho em những kiến thức còn thiếu để em hoàn thành luận văn trong thời gian nhanh nhất, hiệu quả nhất. Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang, các cô chú, anh chị ở các phòng ban trong công ty. Đặc biệt là các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán tài vụ, phòng Kinh doanh tổng hợp và phòng Tổ chức hành chính đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp những tài liệu cần thiết để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình đúng thời hạn, đúng yêu cầu Sau cùng, em xin chúc sức khỏe Ban giám hiệu, quí thầy cô trường Đại học Cần Thơ, Ban giám đốc cùng toàn thể các cô chú, anh chị đang công tác tại Công Ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang, chúc công ty luôn thành công trên mọi lĩnh vực kinh doanh. Kiên Giang, ngày 6 tháng 5 năm 2007 Sinh viên thực hiện Trương Thị Bích Hào 2
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …… tháng …… năm 2007 Sinh viên thực hiện Trương Thị Bích Hào 3
  • 4. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Ngày …… tháng …. năm 2007 Thủ trưởng đơn vị 4
  • 5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Ngày …… tháng …. năm 2007 Giáo viên hướng dẫn 5
  • 6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Ngày ….. tháng ….. năm 2007 Giáo viên phản biện 6
  • 7. MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ................................................................. 1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ......................................................... 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2 1.3.1. Không gian .................................................................................... 2 1.3.2. Thời gian ........................................................................................ 3 1.3.3. Đối tượng ....................................................................................... 3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 4 2.1. Phương pháp luận ................................................................................. 4 2.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ............................................................................ 4 2.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ............ 5 2.1.3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ....................................... 7 2.1.4. Phân tích khái quát tình hình tài chính công ty ............................... 12 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 14 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 14 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................... 14 Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG ............................................................................................... 15 3.1. Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang .................................................................................................... 15 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................... 15 7
  • 8. 3.1.2. Nội dung hoạt động của công ty .................................................... 16 3.1.3. Cơ cấu tổ chức, nhân sự ................................................................. 16 3.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2004 - 2006 ............................................................................................... 20 3.3. Thuận lợi và khó khăn ......................................................................... 22 3.4. Phương hướng hoạt động năm 2007 .................................................... 23 Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG ............................................................................................... 25 4.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2004 – 2006 ............................................................................................ 25 4.1.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 2004 - 2006 25 4.1.2. Phân tích tình hình chi phí của công ty qua 3 năm 2004 - 2006 ..... 32 4.1.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2004 - 2006 . 37 4.1.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ............................ 43 4.1.5. Phân tích khả năng sinh lợi của công ty qua 3 năm 2004 - 2006 .... 48 4.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ..................... 51 4.2.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp ........................................ 51 4.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ..................................................... 52 4.2.3. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn sản xuất ............................... 53 4.2.4. Phân tích khả năng sinh lợi và tốc độ chu chuyển của vốn lưu động .......................................................................................... 53 4.3. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty ........................... 54 4.3.1. Phân tích tình hình công nợ ............................................................ 54 4.3.2. Phân tích khả năng thanh toán ....................................................... 56 4.4. Đánh giá chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ........... 58 4.4.1. Thuận lợi ........................................................................................ 58 4.4.2. Hạn chế ........................................................................................... 60 8
  • 9. Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG ............................................... 61 5.1. Nâng cao chất lượng một số công trình xây dựng .................................. 61 5.2. Tập trung duy trì và phát triển mạnh lĩnh vực hoạt động truyền thống ... 61 5.3. Nâng cao tinh thần tự chủ, năng động, sáng tạo của nhân viên công ty .. 62 5.4. Đẩy nhanh tiến độ các dự án kinh doanh ................................................ 62 5.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing ................................................ 62 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 64 6.1. Kết luận .................................................................................................. 64 6.2. Kiến nghị ................................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 67 PHỤ LỤC .............................................................................................. 68 9
  • 10. DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2004 – 2006 của công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang ..................................... 19 Bảng 02: Tình hình doanh thu của công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang qua 3 năm 2004 – 2006 26 Bảng 03: Tình hình chi phí của công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang qua 3 năm 2004 – 2006 34 Bảng 04: Tình hình lợi nhuận của công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang qua 3 năm 2004 – 2006 ...................................................... 38 Bảng 05: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ................................... 44 Bảng 06: Phân tích khả năng sinh lời .................................................................. 49 Bảng 07: Kết quả phân tích hiệu quả kinh doanh ................................................ 51 Bảng 08: Phân tích tình hình công nợ .................................................................. 55 Bảng 09: Phân tích khả năng thanh toán của công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang ...................................................................... 57 Hình 01: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty CP Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang ............................................................................................. 18 10
  • 11. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Hiện nay, nước ta đang mở cửa giao lưu hội nhập về kinh tế, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa các doanh nghiệp Việt Nam vào một môi trường kinh doanh mới đầy tính cạnh tranh và thử thách. Và đó cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển trên trường quốc tế Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường mở cửa, cạnh tranh gay gắt các doanh nghiệp phải tạo được một chỗ đứng trên thương trường. Và một trong những yếu tố để xác định được vị thế đó là hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn đạt được hiệu quả kinh doanh cao, các doanh nghiệp phải xác định được phương hướng, mục tiêu, phương pháp sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp và cần phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng cũng như xu hướng tác động của từng nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là rất quan trọng và cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của mình, xác định được nguyên nhân, nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, phát hiện và khai thác các nguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp để khắc phục những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Từ đó có thể đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho kỳ sau giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy, việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Vì thế, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về phân tích hoạt động kinh doanh, em đã chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 11
  • 12. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Đề tài được thực hiện dựa trên những kiến thức tổng hợp từ các môn học như: Phân tích hoạt động kinh tế, quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính, kế toán quản trị, … để hoàn thành luận văn. Đề tài chỉ tập trung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm 2004 – 2006. Từ việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá kết quả kinh doanh, phát hiện những khả năng tiềm tàng cũng như nhìn nhận đúng sức mạnh, hạn chế của doanh nghiệp. Đó là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp ra các quyết định kinh doanh và phòng ngừa rủi ro. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trong thời gian ngắn ngủi tiếp xúc với thực tế tại Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang, em đi sâu tìm hiểu và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các kết quả kinh doanh mà công ty đã đạt được để tìm hiểu một cách chính xác về tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng vốn, khả năng thanh toán của công ty, nhất là tìm ra những hạn chế tồn tại trong công ty và nguyên nhân của nó. Từ đó đề xuất biện pháp khắc phục, định hướng kinh doanh cho kỳ tới, giúp cải thiện những hạn chế còn tồn đọng và phát huy các tiềm lực của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh . 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm từ năm 2004 đến năm 2006. Sau đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Tìm ra các tồn tại hiện có của công ty và đề ra giải pháp khắc phục cho những năm sau. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang, địa chỉ số 34, đường Trần Phú, Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang. 12
  • 13. 1.3.2. Thời gian - Trực tiếp thâm nhập thực tế tại Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang trong khoản thời gian ngắn, bắt đầu từ ngày 06/03/2007 và kết thúc vào ngày 11/06/2007. - Thu thập số liệu trong khoản thời gian 3 năm: 2004, 2005, 2006. 1.3.3. Đối tượng Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm các nội dung sau: - Phân tích kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận. - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lợi của vốn - Phân tích khái quát tình hình tài chính 13
  • 14. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2.1.1.1. Khái niệm Phân tích hiêụ quả hoạt động kinh doanh là việc đi sâu nghiên cứu theo yêu cầu của hoạt động quản lý kinh doanh căn cứ vào tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế bằng phương pháp phân tích thích hợp, so sánh số liệu và phân giải mối liên hệ nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra phương án và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ nhận thức để cải thiện các hoạt động trong kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu của các qui luật khách quan, đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. 2.1.1.2. Tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh - Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng và hạn chế trong hoạt động kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh, dù ở bất kỳ doanh nghiệp nào, hình thức hoạt động nào cũng không thể sử dụng hết những tiềm năng sẵn có trong doanh nghiệp mình, đó là những khả năng tiềm ẩn chưa phát hiện được. Chỉ có phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới giúp các nhà quản lý phát hiện và khai thác những khả năng tiềm tàng này nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua đó, các nhà quản lý còn tìm ra nguyên nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và từ đó có những giải pháp, chiến lược kinh doanh thích hợp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 14
  • 15. - Là cơ sở đề ra các quyết định kinh doanh Thông qua các chỉ tiêu trong tài liệu phân tích mà cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về khả năng và mặt mạnh, hạn chế của doanh nghiệp mình. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp ra những quyết định đúng đắn cùng với các mục tiêu chiến lược kinh doanh. Vì vậy, người ta xem phân tích hoạt động kinh doanh như là một hoạt động thực tiễn vì phân tích luôn đi trước quyết định kinh doanh. - Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Kinh doanh, dù trong bất cứ vĩnh vực nào, môi trường kinh tế nào thì đều có rủi ro. Để kinh doanh đạt hiệu quả như mong muốn thì mỗi doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích, dựa trên những tài liệu đã thu thập được thì doanh nghiệp có thể dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để đề ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Phân tích hoạt động kinh doanh là phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp như phân tích về: tài chính, lao động, vật tư, trang thiết bị, …. có trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải phân tích các điều kiện tác động từ bên ngoài như khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, … Trên cơ sở phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể dự đoán được rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra và đề ra phương án phòng ngừa. 2.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Nền kinh tế nước ta đang mở cửa hội nhập, do đó đã tạo ra những thời cơ và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải biết tận dụng thời cơ, vượt qua những khó khăn thách thức trước mắt, từng bước xác định vị thế của mình trên thương trường. Và điều quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì: - Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như toàn xã hội. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải hoạt động có hiệu quả mà hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tiền vốn, …) để đạt được mục tiêu xác định của doanh nghiệp. Mục tiêu sau cùng 15
  • 16. của hầu hết các doanh nghiệp là lợi nhuận. Khi kinh doanh có lợi nhuận, doanh nghiệp có thể đảm bảo cho quá trình tái đầu tư mở rộng sản xuất và cũng đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của xã hội, vì vậy khi doanh nghiệp phát triển cũng góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như toàn xã hội. - Nâng cao hiệu quả kinh doanh để tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và mở rộng thị trường Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển, điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự tạo cho mình ưu thế để cạnh tranh. Ưu thế đó có thể là chất lượng sản phẩm, giá bán, cơ cấu hoặc mẫu mã sản phẩm, …. Trong giới hạn về khả năng các nguồn lực, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện điều này bằng cách tăng khả năng khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ví dụ: Doanh nghiệp có thể cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ sử dụng máy móc thiết bị để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phù hợp nhằm thu hút khách hàng. Từ đó doanh nghiệp có thể chủ động trong cạnh tranh và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, ngược lại, mở rộng thị trường góp phần tăng khả năng tiêu thụ và khả năng sử dụng các nguồn lực sản xuất, tức là nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Nâng cao hiệu quả kinh doanh để đảm bảo đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp. Đối với mỗi người lao động, tiền lương là phần thu nhập chủ yếu nhằm duy trì cuộc sống của họ. Do đó, phấn đấu để tăng thêm thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp luôn là mục tiêu quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp có thể sử dụng tiền lương như một công cụ để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thu nhập ngày càng cao, càng ổn định cùng với các khoản tiền thưởng sẽ tạo nên sự tin tưởng và tinh thần hăng say lao động trong toàn doanh nghiệp, đồng thời việc áp 16
  • 17. dụng các biện pháp xử lý vi phạm lao động bằng cách trừ vào lương sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm cho mọi người. Từ đó nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngày nay, mục tiêu quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Các doanh nghiệp hoạt động phải có lợi nhuận và đạt lợi nhuận càng cao càng tốt, đồng nghĩa với việc đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đây là vấn đề trọng tâm của mỗi doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thương trường. 2.1.3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề phức tạp và có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, . v.v… Bởi vậy khi phân tích phải kết hợp nhiều chỉ tiêu như: kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lợi của vốn, …. 2.1.3.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh a. Chỉ tiêu doanh thu - Khái niệm: Doanh thu là phần giá trị mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kinh doanh từ việc bán sản phẩm, cung ứng hàng hóa - dịch vụ, từ hoạt động tài chính, hoạt động bất thường … Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, thông qua nó chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Cơ cấu doanh thu: Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau: · Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính · Doanh thu từ hoạt động tài chính · Doanh thu từ hoạt động bất thường 17
  • 18. b. Chỉ tiêu chi phí Chi phí là một phạm trù kinh tế gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, nó là những hao phí được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh với mong muốn tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Phân tích chi phí là một phần quan trọng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vì chi phí là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. c. Chỉ tiêu lợi nhuận - Khái niệm: Lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là khoản tiền dôi ra giữa tổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Cơ cấu lợi nhuận Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận cấu thành sau đây: Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác. - Tỷ suất lợi nhuận · Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp) với tổng doanh thu thuần cộng thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập bất thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. 18
  • 19. · Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp) với tổng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. · Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp với tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. 2.1.3.2. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức: Kết quả đầu ra HIệu quả kinh doanh = Chi phí đầu vào Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 1 đồng chi phí đầu vào trong kỳ phân tích thì thu được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra, chỉ tiêu này càng cao - chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn. Kết quả đầu ra, có thể được tính bằng chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, … Chi phí đầu vào có thể được tính bằng các chỉ tiêu: giá thành sản xuất, giá vốn hàng bán, giá thành toàn bộ, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn cố định, … 2.1.3.3. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Trong quản lý quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các đơn vị kinh doanh. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đánh giá được chất lượng quản lý sản xuất – kinh doanh, vạch ra các khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất. 19
  • 20. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn. Đó chính là sự tối thiểu hóa số vốn cần sử dụng và tối đa hóa kết quả hay khối lượng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong một giới hạn về nguồn nhân tài vật lực, phù hợp với hiệu quả kinh tế nói chung. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Hv = G / V Trong đó: Hv l à hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ phân tích của doanh nghiệp. G là sản lượng hàng hóa tiêu thụ hoặc doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ V là vốn sản xuất bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. Theo công thức trên, HV càng lớn - chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Muốn tăng hiệu quả sử dụng vốn cần phải tăng giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ hoặc doanh thu bán hàng. Mặt khác phải sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần tập trung các biện pháp sau : - Giảm tuyệt đối những bộ phận vốn thừa, không cần dùng - Đầu tư hợp lý về tài sản cố định - Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động - Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu - Nâng cao năng suất lao động - Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá bán, tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ để tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 2.1.3.4. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn sản xuất. Các chỉ tiêu về lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một hình thức đo lường, đánh giá thành tích của doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, tổng số tiền lãi tính bằng số tuyệt đối chưa thể đánh giá được đúng đắn chất lượng tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh 20
  • 21. của doanh nghiệp. Bởi vì, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ thu được tổng số tiền lãi lớn hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn. Vì vậy, cần tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn sản xuất, nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mức doanh lợi theo vốn sản xuất được xác định bằng công thức: Lợi nhuận sau thuế Mức doanh lợi theo vốn sản xuất = Tổng số vốn sản xuất bình quân Chỉ tiêu này phản ánh, cứ một đồng vốn sản xuất bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng về tiền lãi. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất càng cao. Lợi nhuận sau thuế Mức doanh lợi theo vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân 2.1.3.5. Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau, như tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở về hình thái tiền tệ. Cùng với quá trình lưu thông vật chất của sản xuất kinh doanh, vốn lưu động cũng biến đổi liên tục, theo chu kỳ qua các giai đoạn: dự trữ - sản xuất – tiêu thụ. Một chu kỳ vận động của vốn lưu động được xác định kể từ lúc bắt đầu bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu và yếu tố sản xuất khác cho đến khi toàn bộ số vốn đó được thu hồi lại bằng tiền do bán sản phẩm hàng hóa. Do vậy, khi phân tích tốc độ chu chuyển vốn lưu động là phân tích các chỉ tiêu sau: - Số vòng quay vốn lưu động - Số ngày của một vòng quay vốn lưu động 21
  • 22. a. Phân tích chỉ tiêu hệ số luân chuyển vốn lưu động Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: H = G / Vlđ Trong đó: H là số lần luân chuyển vốn lưu động G là doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ Vlđ là vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh, cứ một đồng vốn lưu động dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. b. Độ dài bình quân của một lần luân chuyển vốn lưu động Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: N = T/H Trong đó: N là số ngày của một lần luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp. T là thời gian theo lịch của kỳ phân tích tính theo ngày. Qui ước: một tháng có 30 ngày, một quí có 90 ngày, một năm có 360 ngày. H là số lần luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ phân tích. Chỉ tiêu này phản ánh, mỗi một vòng quay của vốn lưu động trong kỳ phân tích hết bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng thấp, số ngày của một vòng quay vốn lưu động càng thấp, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. 2.1.4. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2.1.4.1. Phân tích tình hình công nợ a. Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả trong ngắn hạn Khi tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn và cũng ít bị chiếm dụng vốn. Điều đó tạo cho doanh nghiệp chủ động về vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh thuận lợi. Ngược lại, tình hình tài chính gặp khó khăn sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau dây dưa kéo dài, đơn vị mất đi tính chủ động trong kinh doanh và khi không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn sẽ dẫn đến tình trạng phá sản. 22
  • 23. b. Vòng luân chuyển các khoản phải thu Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, và được xác định bằng công thức: Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thu c. Kỳ thu tiền bình quân. Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao lâu. Thời gian của kỳ phân tích Kỳ thu tiền bình quân = Số vòng quay các khoản phải thu 2.1.4.2. Phân tích khả năng thanh toán. a. Tỷ lệ thanh toán hiện hành Tài sản lưu động Tỷ lệ thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (là các khoản nợ phải thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường). Hệ số này xấp xỉ 1 thì doanh nghiệp có thể đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp được đánh giá là tốt. Tuy nhiên tỷ lệ này còn tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và chu kỳ hoạt động của từng doanh nghiệp. b. Tỷ lệ thanh toán nhanh Tỷ lệ thanh toán nhanh thể hiện giá trị của các khoản vốn bằng tiền, khoản đầu tư ngắn hạn và khoản phải thu khách hàng có thể thanh toán được bao nhiêu phần trăm các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho ) / Nợ ngắn hạn 23
  • 24. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. Thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính, cụ thể là bảng Cân đối kế toán, bảng Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính, …do phòng Kế toán công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang cung cấp và một số tài liệu khác do phòng kinh doanh tổng hợp, phòng tổ chức hành chính của công ty cung cấp. Ngoài ra, đề tài còn được thực hiện dựa trên việc tổng hợp những kiến thức đã học ở trường, trên sách báo, tạp chí có liên quan. Đồng thời kết hợp với việc tiếp xúc, tham khảo ý kiến của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán, phòng kinh doanh tổng hợp và phòng tổ chức hành chính của công ty về các vấn đề nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu. Áp dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích như: phương pháp so sánh, phân tích chi tiết, phân tích tỷ lệ, ….Trong đó, phương pháp được sử dụng chủ yếu trong chuyên đề này là phương pháp so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các con số. Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân; nội dung thực hiện phân tích so sánh: - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy được xu hướng phát triển, đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. Ngoài ra còn tham khảo sách báo, lên mạng internet, … để thu thập một số thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 24
  • 25. CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG 3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang trước năm 2006 là doanh nghiệp nhà nước, được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang thành lập vào ngày 29/10/1992, trên cơ sở hợp nhất 03 đơn vị, đó là Xí nghiệp Khảo sát thiết kế dân dụng, Xí nghiệp thiết kế thủy lợi và Đội khảo sát thiết kế giao thông với tên gọi là Công ty Khảo sát thiết kế với các ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu sau: - Khảo sát địa hình, địa chất - Lập các dự án thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi - Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu kỹ thuật, kiểm định chất lượng công trình xây dựng. Công ty đi vào hoạt động với số vốn ban đầu là 53 triệu đồng, do nhà nước cấp và 48 lao động được chuyển từ biên chế sang hợp đồng lao động dài hạn. Có một chi bộ Đảng gồm 06 đảng viên, một tổ chức Công đoàn cơ sở và một chi đoàn thanh niên. Trụ sở làm việc tại số nhà 45 đường 30/4 nay là 34 đường Trần Phú, với diện tích sử dụng là 118 m2. Cơ sở vật chất bao gồm 06 bàn vẽ, cán bộ khoa học kỹ thuật gồm 02 kiến trúc sư, 01 kỹ sư giao thông 01 kỹ sư xây dựng, 02 kỹ sư thủy lợi, 01 kỹ sư kinh tế và 04 cán bộ trung cấp, số còn lại là công nhân kỹ thuật và nhân viên phục vụ. Trong quá trình hoạt động, công ty đã không ngừng mở rộng quy mô và ngành nghề sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, đến ngày 8/4/1995 được UBND tỉnh Kiên Giang đổi tên thành Công ty Tư Vấn Xây Dựng và được bổ sung 25
  • 26. thêm các ngành nghề như: Kinh doanh địa ốc; thi công xây dựng các công trình nhà ở dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, cơ sở hạ tầng khu dân cư, khu thương mại, khu du lịch; tư vấn, đấu thầu thiết kế và xây lắp các công trình xây dựng. Kết quả của sự nổ lực, phấn đấu không ngừng của công ty trong quá trình hoạt động là những danh hiệu cao quý mà công ty đã đạt được: Huân chương lao động hạng ba (1998), tặng thưởng Cờ thi đua của chính phủ (1999 và 2003), Huân chương lao động hạng nhì (2002), 25 bằng khen của thủ tướng chính phủ, 130 bằng khen của Bộ Xây Dựng, 360 bằng khen của UBND tỉnh Kiên Giang, … được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động năm 2005. Đến đầu năm 2006, công ty được cổ phần hóa theo Quyết Định số 28/QĐ – UB ngày 06/01/2006 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang, tên gọi là Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang. Trụ sở công ty tọa tại số 34 đường Trần Phú, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Điện thoại : 077.866808 Fax : 077.866451 3.1.2. Nội dung hoạt động của Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tư vấn và thi công xây dựng, với các ngành nghề như: - Khảo sát địa hình, địa chất, thử mẫu bê tông. - Phân tích mẫu, thử nghiệm vật liệu, kiểm nghiệm sản phẩm ngành xây dựng. - Luận chứng kinh tế kỹ thuật, các dự án nghiên cứu khả thi và tiền khả thi. - Thiết kế dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi - Giám sát kỹ thuật, điều hành dự án, tổ chức đấu thầu, qui hoạch xây dựng. - Thi công ép và thử tải cọc bê tông cốt thép, thi công thực nghiệm. - Trang trí nội thất, thẩm định các hồ sơ thiết kế - Kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng 3.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự Số lao động của công ty hiện nay là 275 người, trong đó: - Trình độ kiến trúc sư và kỹ sư là 220 người 26
  • 27. - Trình độ đại học, cử nhân là 75 người - Trình độ trung cấp là 80 người. Công ty có một Công Đoàn cơ sở gồm 375 đoàn viên, trong đó: Đảng bộ gồm 72 Đảng viên, Đoàn cơ sở thanh niên Cộng Sản HCM có 190 đoàn viên - Công ty gồm có 7 bộ phận trực tiếp sản xuất, các bộ phận gián tiếp sản xuất và các đơn vị thành viên. Bộ phận gián tiếp sản xuất: - Ban Tổng Giám đốc - Ban quản lý dự án đầu tư - Phòng Tổ chức - Hành chính - Phòng Kỹ thuật - Phòng Kinh doanh - Phòng Kế toán tài vụ Bộ phận trực tiếp sản xuất - Xưởng thiết kế Dân dụng - Xưởng thiết kế Thủy lợi - Xưởng thiết kế Giao thông - Xưởng Khảo sát - Chi nhánh Phú Quốc - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Các đơn vị thành viên: - Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Nam Việt - Công ty CP Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dựng - Công ty CP Tư Vấn Nhật Tảo - Công ty CP Xây Dựng Kiên Giang - Công ty CP Trang Trí Nội Ngoại Thất - Công ty CP Đầu Tư Thương Mại Trần Nguyễn. Ngoài ra công ty còn liên kết, liên doanh với nhiều tổ chức kinh tế khác nhằm đa dạng hóa loại hình kinh doanh như: - Liên doanh với công ty TNHH Địa Ốc Hoàng Quân. - Liên doanh với tổng công ty Địa Ốc Sài Gòn. - Doanh nghiệp tư nhân Gia Thiên - Công ty 756 Bộ Quốc Phòng. 27
  • 28. Hội Đồng Quản Trị Ban Tổng Giám Đốc Bộ phận trực tiếp sản xuất Văn phòng công ty Các đơn vị thành viên X. X. X. X. CN CN P. Tổ P. P. P. Kỹ BQL TK TK TK Khảo Phú Tp chức Kinh Kế thuật Dự án Dân Giao Thủy sát Quốc Hồ Hành doanh toán đầu dụng thông lợi Chí chính tài tư Minh vụ CT CP CT CP CT CP CT CP CT CP CT CP Đầu Tư Vấn Kinh Tư Vấn Xây Trang Trí Tư Thương Đầu Tư Doanh Nhật Tảo Dựng Nội Ngoại Mại Trần XD Nam VLXD Kiên Thất Nguyễn Việt Giang Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang vào thời điểm 21/12/2006 28
  • 29. Bảng 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2004 - 2006 Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005 / 2004 2006 / 2005 Số tiền % Số tiền % Doanh thu thuần bán hàng & cung 64.501.493 75.436.447 145.176.416 10.934.954 16,95 69.739.969 92,45 cấp dịch vụ Lợi nhuận thuần từ hoạt động 3.465.296 6.448.580 22.146.360 2.983.284 86,09 15.697.780 243,43 kinh doanh Lợi nhuận trước thuế 3.361.027 6.430.825 22.953.857 3.069.798 91,34 16.523.032 256,93 Thuế thu nhập doanh nghiệp 925.742 1.998.947 3.668.140 1.073.205 115,93 1.669.193 83,50 Lợi nhuận sau thuế 2.439764 4.431.878 19.285.717 1.992.114 81,65 14.853.839 335,16 ( Nguồn: Báo cáo tài chính 2004, 2005, 2006 của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Kiên Giang ) Chú thích: Bảng tính thuế thu nhập doanh nghiệp ĐVT: 1000 đồng Năm LN trước thuế Điều chỉnh tăng Điều chỉnh giảm Thu nhập chịu thuế Thuế suất Thuế thu nhập DN 2004 3.361.027 0 - 54.806 3.306.221 28% 925.742 2005 6.430.825 + 832.171 - 123.900 7.139.096 28% 1.998.947 2006 22.953.857 0 - 9.853.357 13.100.500 28% 3.668.140 ( Nguồn: Báo cáo tài chính 2004, 2005, 2006 của công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Kiên Giang ) 29
  • 30. 3.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2004 - 2006. Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang trước 02/2006 là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động rất hiệu quả. Trong những năm qua, công ty đã đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại và là doanh nghiệp đầu tiên trong tỉnh đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Để hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của công ty, ta quan sát bảng số liệu sau (bảng số 01): Qua bảng số liệu ta thấy: - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm đều tăng. Doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 10.935.954 ngàn đồng, tương ứng 16,95%. Nhưng sang năm 2006 thì doanh thu tăng khá cao, đạt 145.176.416 ngàn đồng, tăng 69.739.969 ngàn đồng, tương ứng 92,45% so với năm 2005. Điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang tiến triển rất tốt, đặc biệt là sau khi công ty tiến hành cổ phần hóa vào đầu năm 2006. Đạt được kết quả như vậy là nhờ vào sự cố gắng nổ lực không ngừng của toàn thể nhân viên trong công ty, nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty đã đưa công ty vượt qua những khó khăn trước mắt khi chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang hình thức công ty cổ phần. Mặc dù không còn nhận được nhiều ưu đãi như đối với doanh nghiệp nhà nước nhưng công ty cũng được kế thừa những thành quả, thương hiệu của doanh nghiệp nhà nước hoạt động rất hiệu quả trước đó. Công ty còn kế thừa thị phần tư vấn chiếm đến 80% trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, là chủ đầu tư (nhà đầu tư) của nhiều dự án lớn tiềm năng trong và ngoài tỉnh, đồng thời sở hữu được lượng lao động trẻ, có tri thức, năng động, sáng tạo. Ngoài ra, công ty luôn chủ động tìm hiểu, nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để nâng cao vị thế cạnh tranh và thu hút thêm nhiều khách hàng. - Một dấu hiệu nữa cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển khá nhanh là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng cao qua các năm. Lợi nhuận thuần năm 2005 là 6.448.580 ngàn đồng, tăng 2.983.284 ngàn đồng so với 30
  • 31. năm 2004, tương ứng tăng khoản 86,09 %. Đến năm 2006, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng đến 22.146.360 ngàn đồng, tăng 15.697.780 ngàn đồng so với năm 2005, tương ứng 243,43%. - Lợi nhuận trước thuế của công ty cũng đạt mức tăng trưởng khá cao. Năm 2005, lợi nhuận trước thuế là 6.430.825 ngàn đồng, tăng 3.069.798 ngàn đồng so với năm 2004 (tăng 91,34%). Sang năm 2006, lợi nhuận trước thuế đạt 22.953.875 ngàn đồng, tăng 16.523.032 ngàn đồng so với năm 2005, tương ứng tăng 256,93 %. - Cùng với sự phát triển của công ty là sự gia tăng mức đóng góp của công ty vào nguồn thu ngân sách của tỉnh nhà, thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2005, thuế thu nhập doanh nghiệp là 1.998.947 ngàn đồng tăng 115,93% so với năm 2004. Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2006 là 3.668.140 ngàn đồng, tăng 83,5% so với năm 2005. Năm 2006 là năm đầu tiên cổ phần hóa nên công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng vẫn phải đóng thuế thu nhập trên phần doanh thu chuyển quyền sử dụng đất là 28%. Do trong năm 2006 doanh thu quyền sử dụng đất phát sinh khá lớn đến 13.100.500 ngàn đồng nên thuế thu nhập công ty phải đóng trong năm cao. - Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng nhanh qua các năm. Năm 2005 là 4.431.878 ngàn đồng, tăng 1.992.114 ngàn đồng so với năm 2004 (tăng 81,65%), năm 2006 lợi nhuận sau thuế tăng 14.853.839 ngàn đồng so với năm 2005 (tăng 335,16%). Qua khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2004, 2005, 2006, ta nhận thấy công ty không ngừng cố gắng phấn đấu trong sản xuất kinh doanh, hướng mạnh ra thị trường nhằm nâng cao lợi nhuận. Biểu hiện của việc kinh doanh ngày càng tiến triển thuận lợi là sự tăng nhanh về doanh thu và lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động công ty cũng gặp phải những khó khăn, trở ngại làm giảm tốc độ phát triển của công ty. Do đó, công ty phải tận dụng và phát huy tối đa những thế mạnh của mình, từng bước khắc phục khó khăn để nâng cao vị thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh. 31
  • 32. 3.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN Thuận lợi: - Công ty có được đội ngũ nhân viên đông đảo, thống nhất cao trong hệ thống chính trị tại công ty , mọi người đều an tâm, phấn khởi, đoàn kết, hăng say làm việc và làm việc có trách nhiệm cao vì mục tiêu chất lượng và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. - Cơ sở vật chất hạ tầng vững chắc, khang trang, an toàn theo kịp với sự phát triển của công ty và tạo điều kiện thuận lợi, thoãi mái cho người lao động khi làm việc, góp phần nâng cao hiệu quả lao động. - Hệ thống sản xuất theo mô hình công ty mẹ - con, công ty thành viên, liên kết, liên doanh đã dần thành một hệ thống, khép kín trong tổ chức sản xuất, tạo nên một sức mạnh tổng hợp hỗ trợ cho nhau để thúc đẩy công ty mẹ và các công ty thành viên cùng phát triển. - Các dự án đã và đang triển khai của đơn vị đều thu hút được các đối tượng khách hàng, đem lại hiệu quả cho đơn vị. Dự kiến trong năm 2007 các dự án này sẽ làm tăng doanh thu địa ốc và lợi nhuận cho đơn vị. - Được UBND tỉnh, các cơ quan ban ngành tin tưởng giao nhiệm vụ tư vấn quy hoạch, thiết kế các công trình lớn, trọng điểm; cũng như thực hiện các dự án khu dân cư, khu tái định cư trên địa bàn toàn tỉnh. Khó khăn: - Doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh gay gắt. Do năm đầu công ty tiến hành cổ phần hoá, nên ít nhhiều đã tạo lên luồng tư tưởng thiếu ổn định của một số công nhân, người lao động, lòng tin với khách hàng đối tác. Nguồn vốn đầu tư cho các dự án có nhu cầu lớn nhưng còn gặp nhiều khó khăn, bị động trong các kênh huy động vì vậy dẫn đến sự hạn chế, ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động khác của doanh nghiệp. - Bên cạnh đó các công ty thành viên mới thành lập cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý không chỉ thiếu mà còn yếu về năng lực quản lý, về kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất và điều hành. Việc đầu tư về con người, vật chất của công ty mẹ vào 32
  • 33. công ty con là rất cần thiết và quan trọng trong giai đoạn ban đầu. Từ đó cũng một phần tạo nên áp lực và khó khăn cho công ty mẹ. - Các cơ chế chính sách, đơn giá, giá cả vật liệu xây dựng thường xuyên thay đổi, biến động làm ảnh hưởng đến công tác thiết kế, thẩm tra, thẩm định theo đúng tiến độ. - Thị trường bất động sản không còn thu hút nhiều nhà đầu tư do có nhiều sự rủi ro và biến động. Tuy nhiên, nhu cầu về nhà ở của người dân vẫn còn rất cao đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn đầu tư theo hướng sát với nhu cầu và khả năng của từng đối tượng khách hàng về chất lượng, giá trị, vị trí và thời hạn thanh toán … - Vốn luôn là nhân tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên các ngân hàng thương mại hiện nay đang có xu hướng hạn chế cho vay, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, nhất là các khoản vay có nguồn gốc trả nợ từ kinh doanh bất động sản vì thị trường nhà đất không ổn định, giao dịch trầm lắng trong khi tài sản bảo đảm chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó nắm bắt được xu hướng thay đổi của thị trường. 3.4. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2007 Năm 2007 được đánh giá là năm hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Vì vậy đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, dựa trên những thuận lợi và khó khăn hiện nay của công ty, công ty dự kiến xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh năm 2007 như sau: - Doanh thu tư vấn sẽ phấn đấu tăng 8% so với năm 2006, đạt mức 18,5 tỷ đồng. - Doanh thu thi công 35 tỷ đồng, tăng 53% so với năm 2006, do sẽ đưa vào doanh thu phần hạ tầng cơ sở dự án Nguyễn Bỉnh Khiêm và một phần dự án Khu dân cư thu nhập thấp. - Doanh thu địa ốc 105 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước, do trong năm 2007 sẽ đưa doanh thu khoảng 100 căn của dự án 16ha và 20 căn dự án Nguyễn Bỉnh Khiêm, khoảng 30 căn dự án Khu dân cư thu nhập thấp. - Lợi nhuận trước thuế đạt 25 tỷ 33
  • 34. - Lợi nhuận sau thuế đạt 20,6 tỷ - Tổng vốn chủ sở hữu 40 tỷ - Chia lãi cổ đông 24% – 30% / năm Sản phẩm phải đảm bảo chất lượng cao, mỹ quan hợp thị hiếu, mẫu mã đa dạng, thời gian giao nộp sản phẩm đúng theo hợp đồng, đảm bảo uy tín và thu hút khách hàng ngày một nhiều, sản phẩm làm ra được xã hội chấp nhận và khách hàng yêu thích. Nâng cấp, sửa chữa và khai thác tốt mọi thiết bị hiện có, đảm bảo hiệu quả cao, hết công suất sử dụng và tăng năng suất lao động. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và kỹ thuật cho người lao động. Thường xuyên củng cố và ổn định tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con và công ty thành viên, liên kết, liên doanh. Thành lập ban quản lý dự án để quản lý nguồn vốn của các dự án do công ty đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh. Củng cố hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất trực tiếp theo đơn vị tự quản, khoán thu, khoán chi hoặc tự chủ từng phần, hoạt động bán độc lập và độc lập. Làm tốt vệ sinh môi trường, không ồn, không bụi và không nóng, tuyệt đối an toàn về tính mạng và sức khỏe người lao động. Mở rộng thị trường, địa bàn, phạm vi hoạt động ra ngoài tỉnh, tranh thủ ký kết hợp đồng hoặc tham gia đấu thầu các công trình thuộc nguồn vốn trung ương và khai thác triệt thị trường trong Tỉnh đặc biệt là Phú Quốc, Kiên Lương, Hà Tiên và Thành phố Rạch Giá. 34
  • 35. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG. 4.1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2006 4.1.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 2004 – 2006 Doanh thu là kết quả đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh. Nhìn vào bảng số liệu bên dưới ta thấy: (bảng số 02 trang 26) Tổng doanh thu năm 2004 đạt 65.228.398 ngàn đồng và tăng lên 77.591.035 ngàn đồng vào năm 2005, tăng 18,89% so với năm 2004. Đến năm 2006 thì tổng doanh thu tăng khá cao, tăng 71.481.634 ngàn đồng (tăng khoảng 92,13%) so với năm 2005. Tổng doanh thu năm 2006 đạt 149.072.669 ngàn đồng. Tổng doanh thu của công ty bao gồm : - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, - Doanh thu hoạt động tài chính, - Thu nhập khác (thu nhập bất thường). Trong đó: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu chính của công ty. Năm 2004, doanh thu này đạt 64.501.493 ngàn đồng và tăng lên 75.436.447 ngàn đồng vào năm 2005, tăng 16,95 % so với năm 2004. Nhưng đến năm 2006 thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng lên 145.176.416 ngàn đồng, đạt mức tăng trưởng khá cao, tăng 69.739.969 ngàn đồng so với năm 2005, tương ứng tăng khoản 92,45 %. Đạt được mức tăng trưởng này không phải đơn giản, đó là cả một quá trình phấn đấu, cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên và ban lãnh đạo công ty. Nếu xem xét chi tiết hơn nữa, chúng ta sẽ thấy doanh thu chủ yếu của công ty là doanh thu từ các hoạt động tư vấn thiết kế, thi công và địa ốc. Đây là 3 nguồn thu chính và có sức ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu của công ty. 35
  • 36. Bảng 02: TÌNH HÌNH DOANH THU QUA 3 NĂM 2004 - 2006 Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005 / 2004 2006 / 2005 Số tiền % Số tiền % I. DT thuần bán hàng & cung cấp 64.501.493 75.436.447 145.176.416 10.934.954 16,95 69.739.969 92,45 dịch vụ 1. Doanh thu tư vấn thiết kế 17.825.632 21.099.959 17.526.528 3.274.327 18,37 - 3.573.431 - 16,94 2.Doanh thu thi công 35.399.012 16.191.101 22.782.742 - 19.207.911 - 54,26 6.591.641 40,71 3. Doanh thu địa ốc 2.715.522 25.336.256 104.867.146 22.620.734 833,02 79.530.890 313,9 4. Doanh thu khác 8.561.327 12.809.131 - 4.247.804 49,62 - - II. Doanh thu hoạt động tài chính 568.204 697.196 2.600.819 128.992 22,7 1.903.623 273,04 1. Lãi tiền gửi, lãi cho vay 497.404 573.296 1.263.178 75.892 15,26 689.882 119,71 2. Cổ tức, lợi nhuận được chia 70.800 123.900 1.337.641 53.100 75,0 1.213.741 979,61 III. Thu nhập khác 158.701 1.457.392 1.295.434 1.298.691 818,33 - 161.958 - 11,11 Tổng doanh thu 65.228.398 77.591.035 149.072.669 12.362.637 18,95 71.481.634 92,13 ( Nguồn: Báo cáo tài chính 2004, 2005, 2006 của Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang ) 36
  • 37. Qua bảng số liệu ta thấy: - Doanh thu tư vấn, thiết kế năm 2005 đạt 21.099.959 ngàn đồng, tăng 18,37% so với năm 2004.Vì nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của các tổ chức kinh tế - xã hội cũng tăng theo, thêm vào đó mức sống của người dân tăng lên dẫn theo nhu cầu xây dựng nhà ở cũng tăng nên công ty nhận được ngày càng nhiều hợp đồng tư vấn, thiết kế. Phần lớn các hợp đồng của công ty là các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, các hợp đồng xây dựng dân dụng chiếm tỷ trọng không nhiều nhưng đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Trong số các công trình do công ty thực hiện, đáng kể nhất là công trình khu lấn biển 420 ha để mở rộng thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang, đây là một công trình lấn biển có quy mô lớn nhất nước, ngoài ra công ty cũng được giao thực hiện các đồ án quy hoạch quan trọng khác như: quy hoạch vùng phát triển đảo Phú Quốc, quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, quy hoạch chi tiết khu kinh tế thị trấn Dương Đông – Phú Quốc, …góp phần nâng cao danh tiếng và lợi nhuận cho công ty. Do đại đa số các công trình công ty thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nên khối lượng công việc hoàn thành thường không được quyết toán hết mà chỉ được quyết toán một phần tùy theo nguồn vốn xây dựng cơ bản của tỉnh phân bổ trong từng năm.Chính vì vậy mà mặc dù khối lượng công việc tư vấn thiết kế hoàn thành trong năm 2006 rất lớn nhưng doanh thu tư vấn thiết kế năm 2006 lại giảm, chỉ đạt 17.526.528 ngàn đồng, thấp hơn 3.573.431 ngàn đồng so với năm 2005, tức giảm khoảng 16,94 %. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty thực hiện các công tác tư vấn, thiết kế hơn 90 % là các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách, mà nguồn vốn xây dựng cơ bản của tỉnh năm 2006 chỉ tập trung bố trí thanh toán cho khối lượng hoàn thành những năm trước. Thêm vào đó, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn ngày càng tăng do thành lập mới hoặc do các công ty từ tỉnh khác đến hoạt động ,… làm tăng tính cạnh tranh, chia xẻ thị trường tư vấn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Lĩnh vực tư vấn, thiết kế là lĩnh vực hoạt động truyền thống của công ty, qua một thời gian dài hoạt động công ty cũng đã dựng được uy tín đối với khách hàng trong và ngoài tỉnh. Do đó, công ty nên phát huy thế mạnh này kết hợp với việc nâng cao 37
  • 38. chất lượng của hoạt động tư vấn, thiết kế để tăng khả năng cạnh tranh và thu hút thêm nhiều khách hàng góp phần tăng doanh thu trong tương lai và mở rộng địa bàn hoạt động sang các tỉnh khác. - Doanh thu thi công của công ty đang có xu hướng giảm, doanh thu 2 năm sau thấp hơn khá nhiều so với năm 2004. Cụ thể, doanh thu thi công năm 2004 đạt 35.399.012 ngàn đồng nhưng sang năm 2005 chỉ đạt 16. 191.101 ngàn đồng, giảm 19.207.911 ngàn đồng thấp hơn 50 % so với năm 2004, khoảng 54,26 %. Năm 2006 doanh thu thi công có chiều hướng tăng trở lại, tăng 6.591.641 ngàn đồng (tăng 40,71 %) so với năm 2005 nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với năm 2004, giảm khoảng 35,64 % so với năm 2004. Nguyên nhân chủ yếu là do đặc thù của ngành xây dựng khi công trình hoàn thành phải được nghiệm thu thanh lý và quyết toán công trình xong mới được ghi nhận doanh thu. Vì vậy mà mặc dù khối lượng hoàn thành của năm 2005 và năm 2006 rất cao nhưng phần lớn đến năm 2007 mới được quyết toán để ghi nhận doanh thu nên làm cho doanh thu thi công năm 2005 và 2006 giảm mạnh so với năm 2004. Bên cạnh đó vì các đội thi công chỉ tập trung vào các dự án do công ty làm chủ đầu tư, chưa chủ động tìm kiếm các hợp đồng từ bên ngoài trong khi nhu cầu của thị trường đang có xu hướng tăng. Nhưng sang năm 2006, khi chuyển đổi hình thức sở hữu sang công ty cổ phần nên áp lực cạnh tranh cũng tăng cao hơn trước, đòi hỏi công ty phải chủ động hơn trong kinh doanh, phải phát huy tối đa các thế mạnh trong lĩnh vực hoạt động truyền thống là tư vấn thiết kế và thi công, các đội thi công cũng đã chủ động hơn trong việc tìm hiểu thị trường và tìm kiếm hợp đồng từ các nguồn vốn khác nhau như từ người dân, các tổ chức kinh tế - xã hội,… , vì vậy doanh thu thi công đã bắt đầu tăng trở lại, mặc dù vẫn không bằng năm 2004 nhưng doanh thu năm 2006 cũng tăng khá cao so với năm 2005. Doanh thu thi công năm 2006 đạt 22.782.742 ngàn đồng, tăng 40,71 % so với năm 2005. Đây là dấu hiệu đáng mừng của công ty nhưng công ty cần phấn đấu hơn nữa, chủ động hơn nữa trong kinh doanh để đạt và vượt mức kế hoạch đề ra là 35.000.000 ngàn đồng – doanh thu thi công kế hoạch năm 2007. 38
  • 39. - Lĩnh vực kinh doanh địa ốc là lĩnh vực kinh doanh có khả năng sinh lời cao nhưng cũng đầy rủi ro. Đây là lĩnh vực kinh doanh mới được công ty chú trọng đầu tư vào năm 2004 và có tốc độ phát triển rất cao. Doanh thu địa ốc năm 2004 đạt 2.715.522 ngàn đồng, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu khoảng 4,16 %, doanh thu địa ốc năm 2005 đạt mức tăng trưởng khá cao và đã trở thành doanh thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu năm 2005 khoảng 32,65 %. Doanh thu địa ốc năm 2005 đạt 25.336.256 ngàn đồng, tăng 22.620.734 ngàn đồng (tăng 833,02 %) so với năm 2004. Do công ty chỉ mới chú trọng đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này vào năm 2004 nên doanh thu và chi phí phát sinh không nhiều, nhưng sang năm 2005 thì các dự án của công ty bắt đầu thu hút được nhiều khách hàng và đem lại hiệu quả cao như dự án Khu dân cư 16 ha Hoa Biển và dự án 90 Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang, doanh thu từ đó cũng tăng cao và tiếp tục tăng vào những năm sau. Năm 2006 doanh thu địa ốc đạt 104.867.146 ngàn đồng, tăng 79.530.890 ngàn đồng so với năm 2005, tăng 313,9 %. Bên cạnh đó, các dự án mới triển khai trong năm 2006 của công ty như dự án Khu dân cư thu nhập thấp, khu dân cư trường Cao Đẳng Sư Phạm Kiên Giang, … bước đầu đã thu hút được sự chú ý của người dân trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Kiên Giang, hứa hẹn một nguồn thu lớn trong tương lai cho công ty. Doanh thu địa ốc ngày càng chiếm vị trí quan trọng và có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu của công ty với tỷ trọng khoảng 70,35 % trong tổng doanh thu năm 2006. Đây là nguồn thu quan trọng của công ty. Sỡ dĩ doanh thu hoạt động kinh doanh địa ốc của công ty tăng nhanh như vậy là do các sản phẩm của công ty – các kiểu nhà do công ty thiết kế và xây dựng- vừa có mẫu mã đẹp vừa đạt chất lượng cao nên thu hút được nhiều khách hàng, một điều đáng chú ý nữa là công ty đã khai thác và đáp ứng được nhu cầu của từng nhóm khách hàng từ khách hàng có thu nhập cao đến khách hàng có thu nhập thấp nên doanh thu địa ốc tăng nhanh qua các năm. 39
  • 40. - Ngoài 3 nguồn thu chính là doanh thu tư vấn thiết kế, doanh thu thi công và doanh thu địa ốc, công ty còn có nguồn thu từ doanh thu quyền sử dụng đất, doanh thu bán vật liệu xây dựng, doanh thu ép cọc, … Đây là những khoản thu nhập phát sinh không thường xuyên của công ty. Riêng doanh thu bán vật liệu xây dựng, đến năm 2006 thì không có, do trong năm 2006 công ty đã tách hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng ra chuyển sang cho công ty thành viên hạch toán. Tuy các khoản thu nhập này phát sinh bất thường và chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu nhưng cũng góp phần làm tăng doanh thu của công ty, vì vậy công ty cũng nên quan tâm và có biện pháp để tăng các khoản thu nhập khác, góp phần đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của công ty. Qua phân tích cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt mức tăng trưởng khá cao và góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng này là doanh thu từ hoạt động kinh doanh địa ốc. Bên cạnh đó vẫn còn một số hoạt động kinh doanh doanh thu bị giảm làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của doanh thu toàn công ty như hoạt động tư vấn, thiết kế và thi công. Đây là vấn đề công ty cần xem xét và có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa doanh thu cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Doanh thu hoạt động tài chính: Bên cạnh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì doanh thu hoạt động tài chính cũng là một phần trong tổng doanh thu của công ty. Mặc dù chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn chỉ khoảng 0,87 % trong tổng doanh thu nhưng thông qua sự tăng trưởng khá cao của mình, doanh thu hoạt động tài chính cũng đã góp phần vào sự tăng trưởng của tổng doanh thu. Cụ thể, doanh thu tài chính năm 2005 đạt 696.196 ngàn đồng, tăng 22,7 % so với năm 2004 và tăng cao vào năm 2006. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2006 đạt 2.600.819 ngàn đồng, tăng 1.903.623 ngàn đồng (tăng 273,04 %) so với năm 2005. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty bao gồm : Lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay. Trong quá trình hoạt động, các đội thi công bị thiếu vốn nên công ty cho vay và tính lãi theo lãi suất thị trường. Các đội thi công hoạt động theo hình thức tự quản, được công ty khoán thu, khoán chi 40
  • 41. nhưng không hạch toán độc lập. Vì vậy trong quá trình hoạt động bị thiếu vốn nên các đội thi công phải vay thêm vốn của công ty và phần lớn số vốn đó là do công ty vay của ngân hàng nên công ty phải tính lãi theo lãi suất thị trường. Cổ tức, lợi nhuận được chia do đầu tư tài chính vào các công ty thành viên và công ty khác. - Tổng lãi tiền gửi ngân hàng và lãi cho vay năm 2004 là 497.404 ngàn đồng, trong đó chủ yếu là tiền lãi thu được từ việc cho các đội thi công vay, trong quá trình hoạt động các đội thi công bị thiếu vốn nên công ty đã cho các đội vay và tính lãi theo lãi suất thị trường. Năm 2005 tổng lãi tiền gửi và cho vay tăng lên 573.296 ngàn đồng, tăng 15,26 % so với năm 2004 và tiếp tục tăng nhanh vào năm 2006. Tổng tiền lãi năm 2006 là 1.263.178 ngàn đồng, tăng 119,711 % so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do số tiền công ty cho các đội thi công ty vay tạm thời tăng khá cao, năm 2004 là 4.181.937 ngàn đồng và đã tăng lên 17.110.896 ngàn đồng vào năm 2005, tăng gấp 409,16 % năm 2004 nên số tiền lãi thu được cũng tăng theo. - Cổ tức và lợi nhuận được chia năm 2004 thấp chỉ có 70.800 ngàn đồng, vì năm 2004 công ty chỉ mới chú trọng đẩy mạnh đầu tư tài chính vào công ty khác, tổng số tiền đầu tư chỉ khoảng 4.279.621 ngàn đồng nên cổ tức và lợi nhuận thu được cũng không cao. Sang năm 2005 công ty đã đẩy mạnh đầu tư tài chính vào các công ty khác hơn với tổng số tiền đầu tư là 10.054.621 ngàn đồng, tăng 134,94 % so với năm 2004 nên cổ tức và lợi nhuận nhận được cũng tăng lên khá cao, đạt 123.900 ngàn đồng, tương ứng tăng 75 % so với năm 2004. Tình hình kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, công ty đang xây dựng mô hình công ty mẹ - con (công ty góp vốn thành lập các công ty con là công ty cổ phần với số cổ phần nắm giữ lớn hơn 51% tổng số cổ phần của công ty con, ngoài ra công ty còn góp vốn vào các công ty thành viên với số vốn góp nhỏ hơn 51% tổng số cổ phần của công ty thành viên, công ty còn liên kết liên doanh với một số công ty khác đang hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến xây dựng để cung cấp các dịch vụ lẫn nhau). Đến năm 2006, công ty cơ bản đã phát triển được mô hình hoạt động công ty mẹ - con theo hướng chuyên môn hóa trong lĩnh vực xây dựng như: tư vấn thiết kế, thi công xây dựng, cung ứng vật liệu xây dựng, trang trí 41