SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
Download to read offline
Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam

Vai trò của nhà nước không được làm rõ, chính sách bị thao túng bởi các nhóm lợi ích... là căn
nguyên của sự bất ổn vĩ mô. Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chính sách công của Chương
trình kinh tế Fullbright đã có cuộc trao đổi với Thanh Niên xung quanh những vấn đề phải được
làm rõ, được giải quyết trước, để có thể thực hiện tái cơ cấu kinh tế hiệu quả.

>> Cần “gói kích thích” hơn “bơm tiền” ồ ạt vào thị trường

Ngân hàng yếu kém thì sáp nhập, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đầu tư kém hiệu quả thì cắt vốn;
đầu tư công dàn trải thì "siết" lại, cách tái cơ cấu kinh tế của ta vẫn nặng về "sai đâu, sửa đó" mà chưa
chỉ rõ nguyên nhân sâu xa của các vấn đề này. Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn tới các bất ổn kinh
tế hiện nay?

Tôi cho rằng đó là sự thiếu rõ ràng vai trò của Nhà nước trong cả 3 mảng điều hành, can thiệp và tham
gia làm kinh tế thị trường. Chúng ta vẫn hay nói một cách chung chung "nhà nước đóng vai trò chủ
đạo" nhưng vai trò của nhà nước trong cả ba mảng này đều rất mông lung. Chính vì sự mông lung đó
nên mạnh ai nấy làm, không cần biết chức năng của cơ quan ấy là gì, có phù hợp hay không và không
có sự phối hợp giữa các cơ quan. Từ đó gây ra lãng phí, thiếu hiệu quả và thất thoát vốn ngân sách.

"Vừa đá bóng, vừa thổi còi"

Ông có thể phân tích cụ thể hơn về sự "thiếu rõ ràng" này?

Chúng ta đều biết, vai trò của nhà nước là điều tiết nhưng ở rất nhiều trường hợp, thay vì điều tiết nhà
nước lại đứng ra tự làm. Mà nếu đã làm, thì không thể điều tiết được. Ví dụ như vụ Vinalines, Bộ
GTVT vừa là người điều tiết, vừa là chủ sở hữu thì làm sao có thể điều tiết được? Hay chuyện giá
điện, EVN là cơ quan đề xuất giá điện thì Cục Điều tiết điện lực phải là cơ quan độc lập. Nhưng cả hai
cơ quan này đều thuộc Bộ Công thương... Nếu "vừa đá bóng, vừa thổi còi", ngay cả khi anh làm đúng,
xã hội cũng không tin.

Cũng vì không xác định rõ ràng vai trò của mình nên trong rất nhiều chuyện, nhà nước thậm chí đứng
ra cạnh tranh với tư nhân. Ví dụ ở cảng Thị Vải - Cái Mép, chúng ta đã thành công khi thu hút được
vốn đầu tư cảng rất hiện đại để đón tàu có trọng tải lớn. Tất cả là vốn nước ngoài và liên doanh.
Nhưng ngay sau đó, nhà nước lại đầu tư 2 dự án xây dựng cảng ở đây. Vấn đề đặt ra là, nếu các nhà
đầu tư nước ngoài, các công ty liên doanh đã nhìn thấy được tiềm năng của việc xây cảng và bỏ vốn
vào đây thì không việc gì nhà nước (PMU 85 thuộc Bộ GTVT) lại phải bỏ vốn vào làm 2 cảng để cạnh
tranh. Lẽ ra tiền đó phải dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, đường lên cảng...

Ngược lại trong lĩnh vực y tế - giáo dục, chúng ta lại muốn xã hội hóa hoàn toàn. Nếu xã hội hóa hoàn
toàn, ta sẽ khiến một bộ phận dân chúng không tiếp cận được với dịch vụ giáo dục và y tế. Lĩnh vực
này là nhiệm vụ của nhà nước phải làm, các nước đều làm thế thì ta lại chuyển gánh nặng sang cho
khu vực tư nhân...

Nghĩa là cái cần phải "tái cấu trúc" trước tiên chính là vai trò quản lý, điều hành của nhà nước?

Đúng vậy, phải xác định rõ vai trò thực sự của nhà nước. "Tái" vai trò này về đúng chức năng, nhiệm
vụ của mình chứ không "lấn sân" hay "đá lộn sân" như lâu nay. Ví dụ như giá điện, khi có độc quyền,
gây tổn hại cho xã hội thì nhà nước phải đứng ra điều tiết cho dù độc quyền đó là của nhà nước hay tư
nhân. Những vấn đề thị trường không làm được, không muốn làm hay làm sai lệch thì nhà nước phải
làm hoặc phải can thiệp...

Dùng thể chế kinh tế bên ngoài để kiểm soát DNNN

Nhưng thực tế vẫn có các nhóm lợi ích chi phối những quyết định quan trọng trong nền kinh tế. Nghĩa
là ngay cả khi nhà nước đứng vào đúng vị trí của mình, nếu không loại bỏ được các nhóm lợi ích này
thì tình trạng đầu tư dàn trải, phá vỡ quy hoạch, lãng phí vốn ngân sách sẽ vẫn còn tiếp diễn, thưa
ông?

Tình trạng nhiều tổ chức, cá nhân đều hoạt động theo lợi ích cục bộ là một thực tế không thể phủ
nhận. Điều này thể hiện rõ nhất ở mối quan hệ "tam giác" trong đầu tư công. Ví dụ, chính quyền địa
phương muốn xin làm một dự án sân bay, người thực hiện là DNNN và cơ quan trung ương là người
phê duyệt. Mặc dù biết rõ là sân bay này không cần thiết vì tỉnh bên, chỉ cách chưa đầy 100 km đã có
một sân bay, trong quy hoạch cũng không có... nhưng sân bay vẫn được duyệt vì cơ quan trung ương
không quan tâm đến lợi ích chung của cả vùng đó. Ừ thì địa phương bên cạnh có sân bay nhưng là
chuyện của tỉnh đó. Tỉnh đó có hậu thuẫn chính trị riêng của tỉnh đó. Còn tỉnh này sẽ có hậu thuẫn cho
mình nên đồng ý đưa vào quy hoạch. Nếu không có tiền, địa phương làm thì bố trí vốn trái phiếu,
doanh nghiệp làm thì chỉ đạo cho vay... Điều này dẫn tới tình trạng tỉnh nào cũng có sân bay, cảng, khu
kinh tế... bất chấp nhu cầu thị trường không có, quy hoạch không có.

Theo phân tích của ông và dựa trên thực trạng đầu tư dàn trải, lãng phí... thì nhóm “lợi ích cục bộ” xuất
hiện ngày càng nhiều. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Đây là hậu quả của sự chia cắt, phân mảng trong thể chế kinh tế. Nỗ lực của ta là xây dựng thể chế
kinh tế mới, luật pháp mới, bộ máy mới... nhưng tất cả cái mới đó đều bị phân mảng, chia cắt. Sự chia
cắt đó khiến bản thân thể chế kinh tế mới lại tạo thành các nhóm lợi ích riêng. Đáng lẽ anh tạo ra thể
chế kinh tế mới để điều tiết, chi phối và điều chỉnh lại hành vi của các nhóm lợi ích. Để nhóm lợi ích
phải đi theo mục tiêu của xã hội nhưng cuối cùng ta lại để sự chia cắt hình thành nên các nhóm lợi ích
mới.

Vậy để tái cơ cấu kinh tế hiệu quả, phải xác định vai trò của nhà nước hay khắc phục tình trạng chia
cắt của các thể chế kinh tế, thưa ông?

Phải sửa cả hai, phải xác định vai trò của nhà nước và hoàn thiện thể chế kinh tế mới không bị phân
mảng như hiện nay. Bởi khi nhà nước thực hiện đúng vai trò của mình sẽ phải dùng thể chế kinh tế để
điều tiết lại. Vì luôn luôn có tình trạng các nhóm lợi ích tạo áp lực để vô hiệu hóa chuyện kiểm soát.
Tình trạng các dự án không hiệu quả nhưng vẫn được phê duyệt như nói trên là một minh chứng điển
hình. Với một thể chế kinh tế tốt, nếu vì áp lực chính trị anh phải phê duyệt thì sau đó, anh sẽ sử dụng
thể chế tài chính để kiểm soát lại. Nói nôm na là, tôi thất bại trong việc kiểm soát cấp phép thì giờ
không cấp tiền. Các ngân hàng tự đánh giá kiểm định, nếu thấy sân bay, cảng hay khu kinh tế này hiệu
quả... thì họ sẽ tài trợ. Khi họ đồng ý tài trợ mà không có áp lực chính trị, thậm chí lúc đó, có thể nhà
nước sẽ bỏ tiền ngân sách bổ sung thêm. Khi có tín hiệu thị trường, có nhu cầu cơ sở, thì nhà nước
sẽ làm.

Trong quản lý các DNNN, Trung Quốc cũng sử dụng các thể chế kinh tế bên ngoài để kiểm soát. Họ
bắt các tập đoàn phải niêm yết ở Hồng Kông, Singapore... Như vậy, "tôi" không kiểm soát anh nhưng
các nguyên tắc kinh tế của thế giới sẽ kiểm soát anh. Các thể chế bên ngoài ấy sẽ phát hiện anh nếu
anh có vấn đề và cơ quan nhà nước kiểm soát thông qua các thể chế này.

Kỳ 2: Thay đổi mô hình tăng trưởng
03/07/2012 3:37
Lạm phát vừa qua lại lo đối phó với suy giảm kinh tế; mục tiêu xuất khẩu nhưng sau 20 năm,
vẫn nhập siêu; chiến lược công nghiệp hóa nhưng vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên vật
liệu bên ngoài... TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM cho rằng, nguyên nhân sâu
xa là chúng ta "đắm chìm" quá lâu trong giai đoạn gia công.

Trong đề án tái cấu trúc kinh tế có nêu ra khá nhiều ngành mũi nhọn. Điểm lại trong suốt nhiều năm
qua có thể thấy, rất nhiều ngành được chọn là kinh tế mũi nhọn đến thời điểm này, chúng ta vẫn chưa
thực sự có một "mũi nhọn" nào để cạnh tranh với thế giới, ông lý giải thế nào về nghịch lý này?

Đây không phải là vấn đề mới. Khái niệm ngành mũi nhọn trong chiến lược kinh tế của cả nước, của
địa phương... đều được nêu ra. Nói nôm na, ngành nào có lợi thế, cạnh tranh được thì chúng ta coi là
mũi nhọn. Đến mức, nhiều người "đàm tiếu" rằng, ngành mũi nhọn của ta như trái mít. Nghĩa là chi chít
các mũi nhọn. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của ta khi xác định ngành mũi nhọn là mới chỉ nói ý chí,
muốn làm cái gì mà quên mất một điều quan trọng là làm bằng cách nào, nguồn lực nào, ai làm. Từ kế
hoạch 5 năm, 10 năm, tới đề án tái cấu trúc kinh tế hiện nay đều chưa làm rõ chúng ta sẽ phát triển
ngành mũi nhọn bằng cách nào, với chính sách gì. Đó là nguyên nhân chúng ta chưa có "mũi nhọn"
nào cả.

Việc xác định ngành mũi nhọn có ý nghĩa rất lớn trong việc đầu tư vốn, tạo cơ chế, chính sách để tạo
đột phá cho ngành này. Theo ông, chúng ta có nên "chọn" lại một hay một vài ngành mũi nhọn để tập
trung phát triển?

Đó là tư duy của nền kinh tế kế hoạch kiểu cũ. Chúng ta thường nghĩ đưa ra sản phẩm nọ, sản phẩm
kia, ngành nọ, ngành kia rồi nhà nước làm. Nhưng trong một nền kinh tế thị trường, chủ thể thực thi là
doanh nghiệp (DN). Họ chỉ làm những cái thị trường cần, những cái tạo lợi nhuận cho họ chứ không
phải cái nhà nước muốn. Nhà nước cũng không thể bảo DN làm cái nọ cái kia. Chúng ta đang trả giá
về nông nghiệp. Chúng ta thường quy hoạch trồng cây này, nuôi con kia và đưa người nông dân tới
chỗ nghe theo làm, làm xong không có thị trường, cuối cùng họ lại chặt cây nọ, trồng cây kia, tạo sự
bất ổn. Trong kinh tế thị trường, ý đồ chiến lược của nhà nước phải thể hiện qua chính sách và định
chế. Để các chính sách này tác động lên thị trường, thị trường tự vận động và DN tìm thấy cơ hội của
họ ở đó.

Nhưng thực tế cũng có nhiều ngành được hỗ trợ, ưu đãi về cơ chế, chính sách nhưng vẫn không thể
đột phá, thưa ông?

Đó là do chúng ta đã duy trì quá lâu nền công nghiệp gia công, dựa trên giá trị gia tăng và nội địa hóa
thấp nên càng xuất khẩu thì càng nhập siêu do phải nhập nguyên liệu. Hậu quả là sau 20 năm xây
dựng, một loạt các ngành mũi nhọn đều tiêu điều. Đơn cử như chúng ta tập trung phát triển công
nghiệp điện tử thì điện tử chết dở sống dở, chỉ gia công để sống; công nghiệp ô tô không thành công
khi kêu gọi đầu tư nước ngoài; ngành cơ khí què quặt, không đủ sức trang bị cho nền kinh tế; thiếu tư
duy phát triển công nghiệp hỗ trợ, không có chính sách khuyến khích xây dựng thương hiệu, sáng tạo
ứng dụng công nghệ mới. Nói nôm na, trong quá trình công nghiệp hóa chia 4 giai đoạn nhưng chúng
ta "đắm chìm" quá lâu trong giai đoạn đầu. Giai đoạn dựa vào nguyên liệu, vật liệu, công nghệ, thị
trường bên ngoài để phát triển bên trong. Hay nói cách khác, nền kinh tế vẫn ở trong thời kỳ gia công
chứ chưa chuyển sang giai đoạn sản xuất, giai đoạn tạo ra được linh kiện, phụ kiện để tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu.

Với mô hình tăng trưởng này, theo ông, liệu chúng ta có thể thực hiện tái cơ cấu kinh tế?
Tôi khẳng định, muốn thực hiện mục tiêu tái cấu trúc kinh tế, phải đạt cho được, thay đổi cho được mô
hình tăng trưởng hiện nay. Chúng ta không thể dựa vào khai thác tài nguyên thô, lao động rẻ, gia
công, đẩy vốn ra để tăng trưởng mà phải làm ngược lại. Chúng ta phải chuyển cho được nền kinh tế
từ gia công sang sản xuất. Nghĩa là giai đoạn sáng tạo một phần về công nghệ; phải sản xuất được
nguyên liệu vật liệu với tỷ lệ nội địa hóa cao; những thương hiệu mang tên VN.

Cụ thể chúng ta phải làm gì để "chuyển" sang sản xuất như ông nói?

Phải phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Muốn làm được điều này, phải gắn liền với phát triển DN
vừa và nhỏ chứ không phải các tập đoàn, kể cả tư nhân hay nhà nước. Phải có những chính sách thật
mạnh để hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ, tạo thành các cụm công nghiệp liên kết.

Chúng ta phải hình thành được hệ thống quan điểm rõ ràng, thể hiện bằng chính sách, đạo luật, định
chế và phải "phân vai", nhà nước làm gì và tư nhân làm gì. Cái nhà nước làm hướng tới mục tiêu tạo
điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển theo đúng mục tiêu nhà nước muốn. Ví dụ, ta có bờ biển dài,
vậy VN có làm công nghiệp đóng tàu hay không? Theo tôi là nên làm dù thế giới chê và thừa nhưng
không có nghĩa là VN không nên làm. Ít nhất là vận tải dọc ven biển và dọc sông ĐBSCL. Nhưng trong
ngành đóng tàu thì nhà nước phải đầu tư cho nghiên cứu, công nghiệp hỗ trợ, hóa chất, điện tử... phải
hình thành các cụm như vậy. Hay chiến lược của chúng ta là công nghiệp hóa thì phải phát triển ngành
công nghiệp cơ khí. Không có cơ khí, không thể công nghiệp hóa. Sau xác định ngành, sản phẩm thì
đầu tư "phân vai", nhà nước làm gì và tư nhân làm gì, rồi chính sách phải đồng bộ để hỗ trợ cho
ngành phát triển...

Với độ mở lớn, trong 4 năm vừa rồi, kinh tế VN chịu nhiều tác động tiêu cực từ kinh tế toàn cầu. Cộng
với mô hình kinh tế bất cập dẫn tới những hệ quả nặng nề. Để xử lý, Chính phủ thường áp dụng biện
pháp tình thế nên bao giờ cũng có tác động tích cực và tiêu cực. Gói kích cầu năm 1999 - 2000 phục
hồi tăng trưởng thì gây lạm phát năm sau. Gói giải pháp giảm tổng cầu, ngăn chặn lạm phát năm 2011
thì gây suy giảm, trì trệ năm 2012...



Kỳ 3: Gấp rút khơi thông tín dụng

04/07/2012 3:23
Những đợt hạ lãi suất (LS) dồn dập của Ngân hàng Nhà nước VN (NHNN) dường như không
mang lại nhiều tác dụng khi các doanh nghiệp (DN) vẫn không thể hấp thụ, tiêu hóa được vốn.

Những “núi” hàng tồn kho với giá thành cao vẫn đang chất chồng, nợ xấu của ngân hàng (NH) ngày
một gia tăng, nếu không được giải quyết thì chắc chắn dòng tín dụng còn bị ứ đọng và hy vọng phục
hồi nền kinh tế càng trở nên mong manh.

Trao đổi với Thanh Niên, TS Cao Sĩ Kiêm (ảnh) - nguyên Thống đốc NHNN - bày tỏ lo lắng khi trong
khoảng một thời gian quá dài chính sách tiền tệ thắt chặt, đã bóp nghẹt dòng chảy tín dụng, nền kinh
tế bị “đói” vốn, DN phá sản hàng loạt. Đến khi mọi sự chịu đựng đã vượt quá giới hạn, LS liên tiếp bị
“ép” xuống, nhưng sức khỏe của DN đã quá yếu không thể hấp thụ vốn.

Bằng chứng rõ nét nhất là tín dụng sau 6 tháng tăng không đáng kể, chỉ số giá tiêu dùng sau 38 tháng
đã “âm”. Giải pháp căn cơ cấp bách nhất hiện nay phải khơi dòng tín dụng, xử lý hàng tồn kho.
Nền kinh tế của chúng ta vốn phụ thuộc chủ yếu vào vốn tín dụng từ hệ thống NH, mặt
khác, trong giai đoạn vừa qua khả năng thanh khoản của người dân, cũng như các DN
đã cạn kiệt từ lâu, vì vậy số vốn nhỏ nhoi đến với DN không đủ kích thích kinh tế


Tiền “bơm” chảy đi đâu ?

NHNN cho biết đã “bơm” một lượng tiền lên tới hàng trăm nghìn tỉ đồng từ đầu năm đến nay vào nền
kinh tế, nhưng theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tín dụng đến 12.6 mới chỉ tăng 0,17% so với
mục tiêu 15-17% trong 2012. Vậy nguồn tiền này đã “chảy” đi đâu, thưa ông?

Theo như tuyên bố của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, khoản tiền đồng mà NHNN đã bơm ra thị
trường là vô cùng lớn. Trong đó, đã mua vào 9 tỉ USD để bơm ra 180.000 tỉ đồng. Ngoài ra, trong
tháng 2.2012, cơ quan này cũng đã bơm ra 60.000 tỉ đồng để phục vụ các chương trình nông nghiệp
và nông thôn.

Trước đó, cuối năm 2011 đưa ra 30.000 tỉ đồng để cứu trợ các NH mất khả năng thanh khoản. Số tiền
trên đã góp phần cứu các NH trước nguy cơ vỡ nợ và cải thiện thanh khoản cho toàn hệ thống.

Sở dĩ nguồn tiền trên chảy vào tín dụng không đáng kể, vì ngay sau khi tung tiền đồng ra mua USD dự
trữ với con số 180.000 tỉ đồng, ngay lập tức NHNN đã phát hành trái phiếu để thu tiền về với con số là
90.000 tỉ đồng. Cơ quan điều hành lo ngại việc dùng tiền đồng mua USD - thực chất là hoán đổi tiền -
sẽ dễ tác động gây tăng lạm phát.

Vì vậy, việc thu hồi tiền về là cần thiết. Ngoài ra, tiền còn được luân chuyển dưới hình thức cho vay
qua thị trường liên NH. Thêm vào đó là các NH thanh toán vay mượn lẫn với nhau... Số tiền còn lại dù
có đến được với các DN thì cũng không đáng kể.

Trong khi đó, như đã biết nền kinh tế của chúng ta vốn phụ thuộc chủ yếu vào vốn tín dụng từ hệ
thống NH, mặt khác, trong giai đoạn vừa qua khả năng thanh khoản của người dân, cũng như các DN
đã cạn kiệt từ lâu, vì vậy số vốn nhỏ nhoi đến với DN không đủ kích thích kinh tế.


Vấn đề mấu chốt hiện nay về chính sách tiền tệ là cần phải nhanh chóng xử lý nợ xấu.
Các ngân hàng cũng nên xem doanh nghiệp là bạn đồng hành, cơ cấu lại những khoản nợ
nằm trong khả năng và giới hạn an toàn nhất định

                                                      TS Cao Sĩ Kiêm - nguyên Thống đốc NHNN

Giải quyết nợ xấu và hàng tồn kho

NHNN dồn dập hạ LS, nhưng DN khó tiếp cận được, theo ông vấn đề ở đây là gì?

LS cao hiện nay không còn là trở ngại chính dẫn đến ứ đọng tín dụng. Nó chỉ là một nguyên nhân
nhưng không phải nút thắt.

Trước hết, chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan, rõ ràng NHNN đã giảm LS rất mạnh, chỉ
trong vòng 5 tháng giảm trần huy động LS tiền gửi (ngắn và trung hạn) từ 14%/năm xuống còn
9%/năm để kéo lãi vay từ mức 18-20%/năm xuống còn khoảng 13-14%/năm. Tất nhiên đó là biên độ
mà nhà điều hành đưa ra, còn thực tế mỗi một chính sách đưa ra đều có độ trễ của nó.
Với tiền tệ, theo tôi độ trễ của nó khoảng vài tháng, bởi đó là thời gian cần để các NH có thể giảm chi
phí bình quân huy động vốn rất cao từ thời gian trước. Mà theo tôi biết chi phí này hiện nay tại nhiều
NH vẫn còn lên tới cả 12-14%/năm thì làm sao các NH có thể hạ ngay lãi vay trên diện rộng cho nhiều
DN, có chăng chỉ là các khách hàng VIP và khách hàng lớn.

Vậy theo ông, để cứu DN, cứu nền kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái, chúng ta phải làm ngay những
gì để khơi dòng tín dụng?

 Việc điều hành chính sách tiền tệ kiểu giật cục trong thời gian qua (lãi suất lúc tăng cao,
lúc giảm nhanh trong thời gian ngắn) khiến các doanh nhân mất niềm tin, ở vào thế thủ
nên không dám đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh
PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, thành viên Hội
đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia

Vấn đề mấu chốt hiện nay về chính sách tiền tệ là cần phải nhanh chóng xử lý nợ xấu.

Các NH cũng nên xem DN là bạn đồng hành, cơ cấu lại những khoản nợ nằm trong khả năng và giới
hạn an toàn nhất định.

Mô hình công ty mua bán nợ của NHNN dự định thành lập cũng là một giải pháp, nhưng cần phải đảm
bảo được sự minh bạch, công khai, tránh cứu vớt những DN làm ăn không đàng hoàng, không còn
khả năng hồi sinh và tránh để lợi ích nhóm cục bộ chi phối.

Đối với hàng tồn kho thì sao, thưa ông?

Khó khăn lớn nhất của DN hiện nay là hàng tồn kho. Nguyên nhân tồn kho vì sức mua giảm, DN không
có đầu ra. Các DN cũng không thể hạ giá thành, vì trước đó phải vay vốn với LS quá cao, nên để tháo
gỡ nhà nước phải vào cuộc thật đồng bộ.

DN thuộc lĩnh vực nào thì bộ, ngành đó phải tham gia, như nông lâm thủy sản thì Bộ Nông nghiệp -
Phát triển nông thôn phải vào cuộc, xem cần có giải pháp gì để hỗ trợ sức mua, giúp DN có thể giảm
giá thành.

Các hiệp hội ngành nghề cũng phải vào cuộc, xem DN hội viên của mình khó ở đâu, làm cầu kết nối
cho họ... Giải pháp nào cũng cần phải có sự phối hợp, không thể mạnh ai người ấy làm, người ấy đi
xin hỗ trợ. Giải phóng được hàng tồn kho, có đầu ra, DN quay vòng được vốn, NH xử lý được nợ xấu
mới dám tiếp tục cho vay.

PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, thành viên Hội đồng
tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia: Thôi ngay cách điều hành chính sách kiểu giật
cục !

Từ năm 2007 trở về trước, LS huy động của các NH dưới 10%/năm nhưng những năm sau đó liên
tục tăng trên mức này, năm 2008, 2011 lên 18%/năm. Việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) kiểu
giật cục trong thời gian qua (LS lúc tăng cao, lúc giảm nhanh trong thời gian ngắn) khiến các doanh
nhân mất niềm tin, ở vào thế thủ nên không dám đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Cũng trong
thời gian qua chính sách tài khoản, CSTT mở rộng làm cung tiền nở khá nhanh, từ mức 40% GDP
của năm 2000 tăng lên 120% GDP vào năm 2010; dư nợ tín dụng bình quân của 10 năm trở lại đây
tăng 30%, trong khi các nước khác khoảng 10%...
Từ các vấn đề trên cho thấy CSTT hiện nay cần hướng đến 3 mục tiêu quan trọng đó là kiềm chế
lạm phát, hỗ trợ kinh tế tăng trưởng hợp lý và hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu kinh tế. Trong đó chính
sách LS phải được điều hành theo lạm phát lõi, lạm phát cơ bản để có được LS cho vay ở mức 10 -
12%/năm nhằm hỗ trợ khu vực sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn NH trong thời gian tới cần được ưu
tiên cho lĩnh vực nông nghiệp. Chừng nào NHNN tái cơ cấu xong hệ thống ngân hàng, lúc đó trần
LS mới có thể được tháo dỡ. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện nay như một khối u kéo lì nền
kinh tế, vì vậy trong giai đoạn này, các giải pháp chấp nhận không nên đặt nhiều vào tăng trưởng
kinh tế mà nên tập trung làm lành mạnh “cơ thể” tài chính.

                                                                                         T.Xuân (ghi)

TS Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: Quan trọng là
quản lý nợ xấu

Lãi suất giảm nhưng tín dụng tăng trưởng chậm. Để có thể khơi thông tín dụng cho DN, vấn đề quan
trọng nhất hiện nay đối với hệ thống NH đó là việc xử lý nợ xấu.

Đề án thành lập Công ty mua bán nợ xấu NH đang được soạn thảo để trình Chính phủ trong thời
gian tới.

Tuy nhiên để các khoản nợ xấu không quay trở lại vào 10 năm tới, hệ thống NH cần công khai minh
bạch tình hình tài chính, áp dụng các chuẩn mực về kế toán quốc tế, quản lý rủi ro theo các tiêu
chuẩn hiện đại của thế giới.

                                                                                   Thanh Xuân (ghi)

Ông Trần Thanh Vân - Phó giám đốc Công ty cổ phần Gentraco (Cần Thơ): Hàng không bán
được, vay tiền cũng không biết làm gì

Từ tháng 1 đến tháng 4.2012, các DN trong đó có Gentraco phải vay với LS khoảng 18-19%/năm,
cùng với thị trường đầu ra bị thu hẹp nên DN hầu như làm ăn không có lãi. Trong khoảng 1 tháng trở
lại đây, chúng tôi đã tiếp xúc với nhiều NH để vay vốn nhưng cũng không phải dễ. Duy chỉ có
Agribank, NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chấp nhận cho vay mới với LS 13-14%/năm, nên
chúng tôi dám đầu tư mở rộng thêm kho gạo với sức chứa 80.000 tấn.

Dù vậy theo tôi, trong hoàn cảnh hiện tại, LS cho vay khoảng 12%/năm thì DN biết cách xoay xở khả
dĩ mới dám vay. Hiện chúng tôi và nhiều DN đang còn hàng tồn kho nhiều, nếu không giải quyết
được, không có hỗ trợ về giá, về sức mua thì DN có vay vốn cũng chẳng biết làm gì.

                                                                                        Anh Vũ (ghi)

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: Lãi suất dưới 10% thì các DN mới hoạt động được

Trong ngắn hạn, NHNN phải xác lập một hạn mức tín dụng với LS thấp dưới 10% thì các DN mới
hoạt động được. Tôi nghĩ rằng với quyền hạn của mình, NHNN hoàn toàn có thể làm được điều này
bằng các công cụ tài chính.

Về dài hạn, điều tiết lưu lượng tiền ra nền kinh tế thế nào cho phù hợp, tránh việc cung tiền quá
nhiều có thể gây lạm phát hoặc quá ít sẽ gây thiểu phát cũng là vai trò của NHNN.

Điều này sẽ liên quan đến khả năng dự báo để việc bơm tiền ra và hút tiền vào đạt được hiệu quả
theo đúng mục tiêu. Trong công tác điều hành, NHNN phải đẩy mạnh công tác xử lý, giám sát không
để xảy ra hiện tượng kiểu như xé rào LS. Điều đó mới đảm bảo được CSTT với mức LS hợp lý đến
được với DN nói riêng và nền kinh tế nói chung.

                                                                                  Mai Phương (ghi)



Sử dụng mạnh “chiếc gậy” tài khóa

Chính sách tài khóa giai đoạn này cần phát huy vai trò nhiều hơn nữa, mạnh hơn nữa đối với tăng
trưởng. Chính phủ đã có Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10.5.2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó
khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường (NQ 13). Tuy nhiên, các giải pháp trong NQ số 13
như vậy là chưa đủ liều lượng và chưa toàn diện. Chính sách tài khóa như một “chiếc gậy” vừa bẩy
vừa đập; một mặt, duy trì và thậm chí tăng thêm nguồn vốn cho những khu vực hoạt động có hiệu
quả, tạo nhiều công ăn việc làm; mặt khác hạn chế chi tiêu của ngân sách vào những khu vực không
hiệu quả, lãng phí vốn, đầu tư công tràn lan. Phải nhận thấy rõ chính sách tài khóa đúng đắn mới có
được vai trò, tác dụng chính trong việc tạo ra và duy trì tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Tài khóa thắt chặt chẳng những có tác dụng kiềm chế lạm phát mà còn góp phần giảm bội chi ngân
sách nhà nước, Chính phủ không phải chịu áp lực phát hành trái phiếu để bù đắp bội chi, mặt bằng
lãi suất nhờ vậy cũng bớt “nóng”. Khi đó, việc giảm LS tháo gỡ khó khăn cho DN, ổn định thị trường
mới có hiệu quả. Không có cách nào để một Ngân hàng trung ương có thể thực hiện tốt việc ổn định
được giá cả, lãi suất, tỷ giá... đồng thời với hỗ trợ tăng trưởng sản xuất nếu thiếu sự phối hợp đồng
bộ, hiệu quả của chính sách tài khóa.

                                          TS Nguyễn Thị Thanh Hương (TBT Tạp chí Ngân hàng)

                                                                                               Anh Vũ

Kỳ 4: Cắt "sở hữu chéo" trị nợ xấu

05/07/2012 4:05
"Chặn" vốn vào sản xuất, rủi ro hệ thống do tỷ lệ vượt quá giới hạn an toàn... Sức ép giải quyết
nợ xấu là có thật. Tuy nhiên, nếu không phân loại nợ xấu và "cắt" tình trạng "sở hữu chéo" ở
các ngân hàng (NH), xử lý nợ xấu sẽ rơi vào tình trạng "quýt làm cam chịu" và không "trị" tận
gốc căn bệnh này trong hệ thống NH của chúng ta.

Sở hữu chằng chịt

Theo NHNN, nợ xấu chiếm khoảng 10% trong toàn hệ thống, tương đương với 258.000 tỉ đồng
(khoảng 12 tỉ USD). Đây là một tỷ lệ rất cao và rủi ro. Nếu không giải quyết món nợ này, các NH vẫn
tiếp tục huy động, nhưng để nuôi nợ xấu chứ không thể cấp vốn cho sản xuất. Nói vậy để thấy, sức ép
giải quyết nợ xấu là hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, chúng ta đều biết, bản chất của các NH cổ phần tại
VN là sở hữu chéo chằng chịt. Chuyện một cổ đông lớn, một nhóm đầu tư sở hữu cổ phần ở nhiều
NH; NH này sở hữu NH kia; các tập đoàn, doanh nghiệp sở hữu NH, thành lập các mô hình công ty cổ
phần đầu tư tài chính để làm "sân sau" cho NH... rất phổ biến, gây ra một loạt các hệ lụy.
TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia: Minh bạch, công
khai các khoản nợ xấu

Chúng ta có thể thành lập công ty mua bán nợ xấu thuộc NHNN nhưng để tránh tiêu cực, lợi ích
nhóm, hoạt động của nó phải được công khai, minh bạch thông qua việc lập thêm hội đồng liên ngành
về xử lý nợ. Vì đáng ngại nhất khi xóa nợ là không thể xóa được tiêu cực. Phải đưa ra tiêu chí, căn cứ
cụ thể để mua, xóa nợ. Ví như, DN nợ, thua lỗ do nguyên nhân khách quan (thiên tai, hỏa hoạn, bão
lũ, dịch bệnh) thì được khoanh, xóa nợ hoặc với các DN khác, nợ nần do kinh doanh yếu kém, chủ
quan, cùng lắm chỉ khoanh lại, không cho vay mới và từ từ đòi nợ. DN nào thấy hỗ trợ cũng không thể
phát triển được thì phải chấp nhận cho phá sản, coi như cái giá phải trả cho chương trình tái cơ cấu.

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng: Xử lý nợ tránh làm thất thoát vốn nhà nước

Nếu NHNN tính đến phương án mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng yếu kém cần cân nhắc 3 vấn
đề: nguồn lực tài chính; hoàn thiện môi trường pháp lý về việc mua bán nợ; và phải tính toán cụ thể
mức giá mua và dự kiến sau này thoái vốn như thế nào để đảm bảo không quá thiệt thòi cho vốn ngân
sách nhà nước. Phải xây dựng được thị trường mua bán nợ để xử lý khoản nợ được mua lại, vì khi
mua chẳng ai muốn ôm cục nợ đó. Bên cạnh đó, NHNN cũng cân nhắc việc cử người tham gia giám
sát, điều hành ở các NH thương mại và các công ty này phải có chuyên gia giỏi về xử lý nợ. Công ty
mua bán nợ này nên được hoạt động độc lập nhưng phải có sự giám sát của một cơ quan nào đó,
như Quốc hội chẳng hạn.

                                                                                          Anh Vũ (ghi)



Đơn cử, theo quy định, NH không được cho chính người sở hữu vay vốn nhưng nhờ "sở hữu chéo"
như nói trên, hầu hết các NH cổ phần đều cho chính chủ của mình vay vốn thông qua việc cho công ty
con, công ty trực thuộc, công ty liên đới, công ty bạn, công ty của những công ty con... vay. Vào thời
điểm kinh tế tăng trưởng thuận lợi, ai cũng có tiền để quay vòng thì mọi chuyện đều ổn.

Nhưng vào lúc kinh tế gặp khó khăn như mấy năm gần đây, nhiều khoản vay này trở thành nợ xấu khi
"sân sau" gặp khó khăn không thể trả; thậm chí nhiều khoản nợ xấu, NH cũng không ráo riết thu hồi vì
"người nhà vay". Uớc tính của chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, người thành lập NH First
Vietnamese-American Bank, NH người Việt đầu tiên tại Mỹ, khoản nợ xấu từ các "sân sau" này chiếm
không dưới 25% trong tổng nợ xấu của toàn hệ thống NH, tương đương giá trị 65.000 tỉ đồng.

Với bản chất "sở hữu chéo" này, nếu xử lý nợ xấu theo cách mà chúng ta đang đưa ra hiện nay (giãn
nợ, gia hạn nợ, mua nợ xấu cho toàn hệ thống NH) sẽ dẫn đến tình trạng tiền thuế của dân được sử
dụng để "cứu" các ông chủ NH, các nhóm lợi ích.

Không chỉ vậy, "sở hữu chéo" còn đẩy hệ thống NH của ta đến tình trạng cực kỳ rủi ro. Đơn cử theo
quy định hiện nay, vốn pháp định tối thiểu của NH phải là 3.000 tỉ đồng. Nhưng với sở hữu chéo, các
NH hoàn toàn có thể "lách" thông qua việc vay vốn từ NH này, góp cho NH kia và ngược lại. Cả 2 NH
này đều báo cáo tăng vốn, các ông chủ NH cũng tăng sở hữu nhưng thực chất chỉ là tăng ảo. Như
vậy, quy định an toàn vốn bị vô hiệu hóa. Cũng có nghĩa là, nếu loại bỏ yếu tố “sở hữu chéo”, vốn thực
chất của các NH bị rút xuống thấp hơn nhiều so với con số công bố hiện nay. “Sở hữu chéo” cũng giúp
các NH "phù phép" nợ xấu khi cần thiết. Họ có thể chuyển khoản nợ này từ NH này sang NH kia. Thay
vì nói là dư nợ cho vay thì gọi là tài sản khác, ủy thác đầu tư... Bằng cách này, không chỉ các quy định
nợ xấu bị vô hiệu hóa, NH còn không phải trích dự phòng rủi ro.

Tác hại của chuyện "sở hữu chéo" là đổ vỡ. Đó là lý do Mỹ và hầu hết các nước trên thế giới tuyệt đối
cấm “sở hữu chéo” trong ngành NH.

Không mua nợ "sân sau"

Giải quyết nợ xấu là cần thiết nhưng vì sở hữu chằng chịt như phân tích trên, nợ xấu của hệ thống NH
nhất thiết phải được phân loại cụ thể trước khi xử lý. Nợ xấu nào nhà nước có thể đứng ra "dọn dẹp"
nhằm khơi vốn vào sản xuất; loại nợ xấu nào NH tự chịu trách nhiệm phải tách bạch, rõ ràng để không
lấy vốn ngân sách phục vụ nhóm lợi ích.

Tiến sĩ Lê Trọng Nhi, chuyên gia tài chính NH, cho rằng không khó để nhận dạng các loại nợ xấu này,
vấn đề là NHNN muốn làm hay không. Sử dụng khái niệm "nợ xấu giả" cho loại nợ xấu từ "sân sau"
của các NH cổ phần; nợ từ việc cho vay quá số vốn cần thiết ở các dự án công... ông Nhi cho rằng
nếu làm đúng, đủ, các loại nợ xấu này đã "ăn cụt" vốn của không ít NH.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cũng khẳng định khi vấn đề nợ xấu được giải quyết trên tầm mức quốc gia,
nên tách bạch loại nợ xấu. Những món nợ đúng quy định, với một giới hạn tối đa dựa trên vốn chủ sở
hữu của NH cho vay (15% cho một khách hàng có liên quan, và 25% cho nhóm khách hàng có liên
quan). Những loại tín dụng đã giúp doanh nghiệp có vốn làm ăn và đóng góp nhiều cho nền kinh tế;
Nợ trong trường hợp người đi vay gặp khó khăn thật sự, cần được hỗ trợ hoặc xử lý công bằng và
nghiêm túc. Còn những món nợ xấu cho vay trong mối quan hệ chồng chéo, quan hệ "sân sau" thì các
NH phải chịu trách nhiệm. "Với loại nợ xấu mà người đi vay là những bên liên quan, đã vay được
những món tiền hậu hĩnh với những điều kiện ưu đãi. Nay những người này lại mất khả năng thanh
toán lại được nhà nước cứu thì hóa ra cả nền kinh tế đang “vỗ béo” cho các đại gia, các nhóm lợi ích
và các NH được sử dụng như là một sân sau của các thế lực tài chính", ông Hiếu nói.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chính sách công của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright,
phân tích doanh nghiệp đầu tư sai thì bị siết nợ, NH cho vay sai thì cũng phải chấp nhận phá sản, sáp
nhập. Không thể có chuyện, NH kinh doanh có lãi thì hưởng, nhưng nợ xấu cao lại được nhà nước
đứng ra dọn dẹp hộ rồi NH đó, các ông chủ NH đó, vẫn tiếp tục tồn tại, tiếp tục là ông chủ.

Xử lý nợ xấu từ “sở hữu chéo” là động chạm đến các nhóm lợi ích. Nhưng vấn đề này không chỉ dừng
ở nghịch lý việc lấy tiền thuế của dân phục vụ "sân sau" của các NH. Với vị trí độc quyền cung cấp vốn
cho nền kinh tế, "sức khỏe" của hệ thống NH có tác động trực tiếp tới sức khỏe nền kinh tế. Nếu vẫn
để tình trạng này tiếp diễn, rủi ro hệ thống là rất lớn. Xử lý nợ xấu NH một cách minh bạch, sòng
phẳng, công khai để thực hiện quyết tâm tái cơ cấu NH của Chính phủ, người dân đang chờ đợi câu
trả lời từ NHNN.

TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính: Nguyên tắc là mua nợ xấu giá rẻ
 Để tiến trình xử lý nợ xấu được nhanh hơn thì có thể thành lập công ty mua bán nợ của quốc gia.
Nguyên tắc là mua lại nợ giá rẻ vì DN và NH tạo ra nợ xấu phải chịu thiệt hại do kinh doanh yếu kém.
Ngoài ra, chỉ tập trung mua những khoản nợ quan trọng có tác động thúc đẩy kinh tế, tạo sức lan tỏa.
Nếu NHNN cho rằng hiện nay nợ xấu khá lớn, là “cục máu đông” gây nguy hiểm cho nền kinh tế, thì
không thể để các NH thương mại yếu kém tiếp tục tái cấu trúc theo hướng tự nguyện mà phải can
thiệp mạnh, trong đó có sử dụng công cụ công ty mua - bán nợ quốc gia.

                                                                                   Mai Phương (ghi)
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (Vafi): Cần
thiết thì cho phá sản
 Việc xử lý nợ xấu trong hệ thống NH đòi hỏi nhanh chóng, cấp bách để dòng vốn trong hệ thống NH
được lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên phương án thành lập công ty mua bán nợ xấu NH sẽ ngốn
vài năm. Có nhiều giải pháp khác có thể triển khai nhanh được đó là việc tăng tỷ lệ sở hữu của các
nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là cổ đông chiến lược vào các NH yếu kém. Một biện pháp khác là
quốc hữu hóa các NH yếu kém. NHNN có thể giao NH yếu kém cho các NH khỏe hơn thông qua việc
cho vay tái cấp vốn ưu đãi để tái cơ cấu lại hệ thống NH yếu kém. Còn cho các NH yếu kém sáp nhập
lại với nhau hoặc xóa nợ cũng sẽ không giải quyết được vấn đề nội tại của chính họ. Sau khủng
hoảng tài chính châu Á, các NH nhỏ, yếu kém gần như biến mất (qua hình thức giải thể, phá sản,
thôn tính). Châu Âu cũng vậy, họ chỉ cứu NH lớn, còn NH nhỏ tự để phá sản. Việt Nam cũng nên vậy,
những NH nhỏ cần cho phá sản thì phá sản chứ không nên nuông chiều như thời gian qua khi viện
dẫn lý do ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi của người dân.

Nhà nước không cần bỏ tiền xử lý các khoản nợ xấu NH mà nên có những giải pháp như không đánh
thuế thu hút khối tư nhân tham gia vào lĩnh vực mua bán nợ.

                                                                                  Thanh Xuân (ghi)

Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn: Mua nợ xấu bằng trái phiếu

 Quá trình tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn theo việc tăng trưởng nợ là điều tất yếu. Việc mua lại nợ xấu
thực chất là mua lại các tài sản nên có thể trả bằng trái phiếu có sự bảo lãnh của NHNN hoặc Chính
phủ, lãi suất thấp chỉ 1-2%/năm. Chúng ta không chi trả nợ xấu bằng tiền tươi thóc thật nên sẽ không
gây áp lực gia tăng lạm phát. Giải quyết được nợ xấu là giúp cho những DN có khả năng tiếp cận
được vốn vay mới để hoàn tất các dự án dang dở, góp phần phục hồi kinh tế. Điều quan trọng nhất là
phải có cơ chế mua bán nợ công bằng, đảm bảo khách quan và cần thiết phải có sự giám sát của
Quốc hội.
                                                                                   Mai Phương (ghi)

Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
(LienVietPostBank): Vì lợi ích chung

Nên lập công ty có thể 100% vốn nhà nước, hoặc cổ phần nhà nước chi phối thông qua NHNN. Các
NH có nợ xấu phải đóng góp một phần tiền của mình dưới dạng ký quỹ có hưởng lãi suất, để tạo
nguồn vốn hoạt động cho công ty này. Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp, nhưng phải hoạt
động dựa trên sự giám sát, thanh tra, kiểm toán thường xuyên. Tất cả tài sản tồn đọng đều sẽ được
mua, có cái mua giá cao, cái mua giá thấp. Tất cả mọi thành phần đều phải chịu thiệt, NH, DN và xã
hội đều phải chịu thiệt một chút vì cái chung của cả nền kinh tế, để lợi ích tất cả cùng hưởng.

                                                                                       Anh Vũ (ghi)

                                                                                      Nguyên Hằng

Kỳ 5: Quyết liệt tạo kênh dẫn vốn dài hạn

06/07/2012 3:46
Tại VN, ước tính vốn ngân hàng (NH) trong các doanh nghiệp (DN) vẫn chiếm hơn 70% trong
khi ở Malaysia, con số này chỉ là 4%, Philippines là 27%, Thái Lan 40%, Indonesia 35%... Sự phụ
thuộc vào nguồn vốn NH của DN chỉ có thể cải thiện một khi các kênh dẫn vốn dài hạn phát
triển.

Thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp


DN khi phát hành trái phiếu sẽ chủ động kiểm soát được rủi ro lãi suất chứ không bị
động như sử dụng vốn vay từ NH. Nếu vốn vay từ NH chủ yếu là vốn ngắn hạn, chỉ
dùng để bổ sung vốn lưu động thì với trái phiếu, DN có nguồn lực để từ đó có thể
hoạch định kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn

Nguồn vốn huy động từ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là dòng vốn ổn định nhất, với thời hạn có thể
lên tới 15 - 20 năm. DN khi phát hành trái phiếu sẽ chủ động kiểm soát được rủi ro lãi suất (LS) chứ
không bị động như sử dụng vốn vay từ NH. Nếu vốn vay từ NH chủ yếu là vốn ngắn hạn, chỉ dùng để
bổ sung vốn lưu động thì với trái phiếu, DN có nguồn lực để từ đó có thể hoạch định kế hoạch đầu tư
phát triển dài hạn.

Dù quan trọng như vậy nhưng cho tới nay, thị trường TPDN của VN hầu như chưa định hình. Thời
gian qua chỉ có vài DN lớn, một số tổng công ty, tập đoàn nhà nước phát hành thành công TPDN
nhưng hầu hết cũng chỉ là TPDN ngắn hạn từ 1 - 3 năm.

Nhận xét về nguyên nhân của tình trạng trên, TS Nguyễn Văn Thuận - Trưởng khoa Tài chính - NH
(Trường ĐH Mở TP.HCM) - cho rằng do hành lang pháp lý cho thị trường này còn quá sơ sài. Việc
thiếu khung pháp lý, đặc biệt là vấn đề vai trò giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, xử phạt các
hành vi vi phạm trong phát hành... đã khiến các nhà đầu tư (NĐT) không yên tâm rằng mình đã được
bảo vệ tốt, từ đó họ có tâm lý e ngại, hạn chế tham gia các đợt phát hành trái phiếu của DN. Đây là
những điểm quan trọng cần phải khắc phục ngay.

Đồng tình với nhận xét này, TS Lê Đạt Chí (ĐH Kinh tế TP.HCM) cũng cho rằng nhà nước phải xây
dựng ngay các chính sách bảo vệ NĐT, tạo niềm tin cho họ. Cụ thể là xây dựng điều kiện đối với DN
phát hành trái phiếu về quy mô, tính minh bạch thông tin; những quy định về tài sản đảm bảo hay cam
kết về dự án đầu tư khi huy động vốn bằng trái phiếu... Song song đó, NHNN cần có những chính
sách khuyến khích hệ thống NH thương mại tham gia đầu tư vào TPDN hơn là chủ yếu mang vốn huy
động gửi lại ở những NH khác. Nhà nước cũng cần chú trọng phát huy vai trò giám sát tình hình sử
dụng vốn huy động từ trái phiếu ở DN một cách thường xuyên.

Nâng cấp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Hầu hết các chuyên gia tài chính đều cho rằng cần thiết phải nâng cấp UBCKNN, tách cơ quan này
thành một cơ quan độc lập ngang tầm cấp Bộ. Khi đó UBCKNN mới có thể chủ động và linh hoạt
hơn trong việc xây dựng các chính sách thúc đẩy TTCK phát triển, có thể phối hợp cùng với Bộ Tài
chính và NHNN đưa ra những giải pháp phát triển thị trường vốn trong tương lai.

Tại Mỹ, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) độc lập và ngang hàng với NH Trung ương và Bộ Tài chính.
Tại Anh, Bộ Tài chính, NH Trung ương và Cơ quan Dịch vụ tài chính - đơn vị quản lý các công ty
chứng khoán, NH đầu tư... cũng là 3 đơn vị tồn tại độc lập. Đó là mô hình VN có thể nghiên cứu áp
dụng.


Từ góc độ cá nhân, ông Trịnh Hoài Giang - Phó chủ tịch Hiệp hội Trái phiếu VN - đề xuất, cần tổ chức
hoặc khuyến khích thành lập cơ quan định mức tín nhiệm. Bản thân các DN cũng phải tự nâng cấp về
quy mô và uy tín để thu hút được sự tham gia của NĐT mua trái phiếu. Theo ông Giang, 3 yếu tố quan
trọng để hình thành và thúc đẩy được thị trường TPDN gồm thông tin minh bạch, sự hấp dẫn của trái
phiếu (ví dụ TPDN có LS cao hơn LS của trái phiếu Chính phủ) và tính thanh khoản cao của TPDN.

Tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán

Tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán (TTCK) thông qua phát hành cổ phiếu (CP), đấu
giá cổ phần hóa và đấu thầu trái phiếu Chính phủ 6 tháng đầu năm nay đạt 84.000 tỉ đồng (tăng gấp
đôi so với cùng kỳ năm 2011). Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) thừa nhận vốn
huy động qua phát hành CP đã giảm mạnh khoảng 50% so với cùng kỳ. Theo giấy chứng nhận chào
bán CP được cấp thì các DN chỉ huy động được hơn 5.468 tỉ đồng, một con số quá khiêm tốn so với
tổng số vốn huy động được 100.000 tỉ đồng trong năm 2010.

Huy động vốn của DN từ năm 2001 đến nay đã sụt giảm mạnh do giá CP trên sàn giảm mạnh, NĐT
không muốn tiếp tục bỏ vốn vào TTCK. Không huy động vốn được từ TTCK, DN quay lại vay NH. Và
do LS NH liên tục cao, DN càng suy kiệt. Tăng tính thanh khoản cho thị trường là việc làm cấp thiết để
giúp TTCK khởi sắc, từ đó tạo điều kiện để DN huy động được vốn, giảm được thế bị động này.

Theo TS Nguyễn Văn Thuận, muốn vậy, Chính phủ phải ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định LS và giữ lạm
phát ở mức thấp. UBCKNN cần tạo sự linh hoạt hơn cho giao dịch của NĐT song song với việc giám
sát chặt chẽ hơn việc phát hành CP của các DN niêm yết. Điều đó cũng hạn chế tình trạng phát hành
CP bừa bãi, gây ra hiện tượng cung nhiều hơn cầu trong khi hàng hóa không đảm bảo chất lượng,
khiến NĐT thất vọng.

Ông Johan Nyvene - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán TP.HCM - nhấn mạnh sự quan trọng của
việc tăng chất lượng hàng hóa trên TTCK. Theo ông, không phải cứ DN lớn là trở thành một loại hàng
hóa tốt trên TTCK mà phải nhìn vào hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận mà nó tạo ra. Một vài DN có quy
mô lớn, hoạt động có hiệu quả thì khối NĐT ngoại đã sở hữu ở mức đụng “trần” (NĐT nước ngoài chỉ
được phép nắm giữ 49% số lượng CP của DN). Điều này khiến dòng vốn mới khó có cơ hội gia tăng.
Điều quan trọng nữa là dù đã có nhiều quy định về minh bạch công bố thông tin nhưng NĐT vẫn chưa
thấy yên tâm.

Tại nhiều nước như Mỹ, Singapore, thủ tục, quy định cho DN niêm yết trên sàn cực kỳ khắt khe nên
DN nào đáp ứng được các chuẩn đó sẽ khiến NĐT yên tâm. Trong khi tại VN, quy định niêm yết vẫn
còn khá thấp và chưa phân loại rõ đâu là DN mạnh, DN yếu.

TS Lê Đạt Chí nhấn mạnh, cũng giống như các quy định về việc phát hành trái phiếu, cơ quan quản lý
nhà nước cần phải nâng điều kiện niêm yết trên sàn đối với các DN. Ví dụ quy định về qui mô DN phải
dựa trên vốn chủ sở hữu chứ không phải nhìn theo vốn điều lệ. Quan trọng nhất là phải căn cứ trên
doanh số hằng năm của DN.

Theo ông Trịnh Hoài Giang, VN cần nhanh chóng xây dựng hệ thống thanh toán, giao dịch và lưu ký
hiện đại để có thể tiến tới phát triển các sản phẩm phái sinh trên TTCK. Đồng thời các quy định về
giám sát hoạt động của DN, của TTCK cần phải chặt chẽ hơn và tăng cường thực hiện vai trò giám sát
của cơ quan quản lý.

Cần cho phép hình thành Quỹ đầu tư mở

Theo chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển, để phát triển thị trường vốn đầy đủ, cần phải phát triển các
định chế tài chính phi NH huy động vốn trung - dài hạn. Cơ quan quản lý cần xây dựng quy chế và
giám sát chặt chẽ việc hình thành và hoạt động các định chế tài chính này. Hiện tại VN chỉ mới có các
quy định về hoạt động của Quỹ đầu tư đóng (không được phép huy động thêm vốn) nên hạn chế việc
huy động vốn và tham gia đầu tư của các quỹ vào DN. Cụ thể cần cho phép hình thành Quỹ đầu tư
mở (được huy động thêm vốn trong bất kỳ thời điểm nào) để có cơ chế huy động và tạo thanh khoản
mạnh hơn hiện nay. Tiếp theo sẽ hình thành nên các quỹ hưu trí tự nguyện, bảo hiểm y tế tự nguyện,
tín thác bất động sản...

Các quỹ này có thể gom vốn trong dân đang ở dưới dạng dự trữ bằng vàng, bằng ngoại tệ, hay gửi
tiết kiệm nhỏ lẻ thành nguồn vốn quy mô lớn dài hạn tập trung để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ,
TPDN, CP, tham gia đầu tư phát triển hạ tầng...



TS Hoàng Công Gia Khánh - Trưởng khoa Tài chính NH (Trường ĐH Kinh tế - Luật): DN phải tự cải
thiện mình

Về dài hạn, để DN có thể tham gia hiệu quả trên thị trường trái phiếu, ngoài các giải pháp vĩ mô mà
nhà nước phải thực hiện, bản thân các DN phải tự cải thiện mình. Đầu tiên, phải đảm bảo được sự
minh bạch về tài chính và đảm bảo độ trung thực, tin cậy đúng nghĩa của báo cáo tài chính. Sau đó,
phải thay đổi tư duy khi lập phương án sử dụng vốn, NĐT phải được cung cấp đủ thông tin chính xác
để đánh giá, thẩm định dự án đầu tư chứ không thể thực hiện theo kiểu làm “mờ mắt” NĐT như lâu
nay.

Bên cạnh đó, cơ chế hoạt động của đơn vị thụ ủy trái phiếu (đơn vị được các trái chủ ủy quyền) cũng
cần phải quy định rõ ràng. Điều đó khiến cho đơn vị thụ ủy thực hiện đúng và đầy đủ chức năng
người đại diện cho các trái chủ nhằm giám sát chặt chẽ các cam kết của DN phát hành trái phiếu.

TS Alan Phan - Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa (Hồng Kông): Tạo công cụ giao dịch nhanh chóng

Nhiều NĐT nước ngoài đồng ý rằng VN nói chung và TTCK nói riêng có tiềm năng phát triển trong
tương lai nhưng ở thời điểm hiện tại thì chưa thể hiện được điều đó. Tại nhiều TTCK khác, NĐT có
thể mua bán trong vòng 1 - 2 phút nên việc kiếm lời hay hạn chế lỗ đều dễ dàng thực hiện. Trong khi
đó tại VN, sau khi mua phải chờ đến ngày thứ 4 mới có CP để bán. Điều này khiến NĐT e ngại khi
giao dịch. Đó là chưa kể thanh khoản của thị trường quá kém khiến lúc muốn bán ra cũng khó. Một
điểm nữa là việc khó chuyển từ tiền VN đồng sang ngoại tệ cũng là rào cản khá lớn để thu hút dòng
tiền đầu tư trên thế giới vào TTCK VN.

                                                                                  Mai Phương (ghi)

Ông Võ Hữu Tuấn - Giám đốc Công ty chứng khoán Bảo Việt chi nhánh TP.HCM: Cần có tổ chức
bảo lãnh

Vấn đề khó của TPDN là tính thanh khoản thấp. Việc phát hành TPDN thành công hay không phải
được căn cứ vào một tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm mà hiện nay tổ chức này tại VN chưa có,
nên việc mua TPDN vẫn rủi ro cao. Để phát hành TPDN thành công cần phải một hay nhiều NH đứng
phía sau DN đó để bảo lãnh, trả LS trái phiếu.

                                                                                        T.Xuân (ghi)
TS Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: Gấp rút xếp hạng tín nhiệm

Thị trường trái phiếu là kênh dẫn vốn quan trọng của DN. Thế nhưng thời gian qua phát triển khá èo
uột bởi thành viên tham gia thị trường chỉ có mỗi NH, chưa có sự tham gia của các quỹ đầu tư, công
ty tài chính, công ty bảo hiểm...

Bộ Tài chính và NHNN cần sớm gấp rút bắt tay vào phát triển thị trường này. Cần nhanh chóng đưa
ra được hệ thống xếp hạng tín nhiệm DN để tạo điều kiện cho các DN được phân loại, xếp hạng, từ
đó các tổ chức trong và ngoài nước mới biết được “sức khỏe” từng DN, mới dám đầu tư mua trái
phiếu.

Phải có một hàng hóa “chuẩn” trên thị trường trái phiếu đó là trái phiếu Chính phủ, vì đó là căn cứ để
các DN đưa ra mức LS khi phát hành trái phiếu. NHNN và Bộ Tài chính làm sao phối hợp một cách
đồng bộ, NHNN điều hành bộ công cụ LS chủ chốt theo đường cong ngắn hạn lãi thấp, dài hạn lãi
cao... từ đó mới hình thành được LS chuẩn cho trái phiếu Chính phủ. Thông thường, nếu trái phiếu
Chính phủ 10 năm có LS 10%/năm thì DN phát hành trái phiếu sẽ lấy trái phiếu Chính phủ cộng với
LS 1,5%, DN nào độ rủi ro cao hơn thì 2%, kém hơn nữa thì 2,5%...

Tiến hành phát triển thị trường này bây giờ đã là quá muộn, vì vậy cần phải quyết liệt hơn nữa.

                                                                                            A.Vũ (ghi)

                                                                                         Mai Phương

Kỳ 6: Kích thích tiêu dùng cứu doanh nghiệp

07/07/2012 3:20
Giảm giá hàng tồn kho; đưa hàng hóa về nông thôn, khu công nghiệp; hỗ trợ lãi suất, tăng
cường sức cạnh tranh của hàng Việt, đẩy mạnh xuất khẩu... Đó là những đề xuất của các
chuyên gia để kích thích sức mua trên thị trường, cứu doanh nghiệp (DN).

Gói cứu trợ thuế 29.000 tỉ đồng bao gồm giãn thuế VAT, miễn thuế thu nhập DN, miễn thuế thu nhập
cá nhân bậc 1... để tăng sức mua, hỗ trợ DN, đúng như dự báo chỉ như muối bỏ biển. Các DN hầu
như không cảm nhận được sự tiếp sức này. Bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc
Tập đoàn Việt Á thẳng thắn nói, gói hỗ trợ thuế, hay cứu trợ gì đó, DN có được gì đâu mà hỏi. Họ bảo
giúp DN vừa và nhỏ, tôi cũng có DN vừa và nhỏ nhưng có được hỗ trợ gì đâu. Giãn thuế VAT thì giãn
xong rồi mấy tháng cũng phải nộp. Còn thuế thu nhập, DN làm gì có lãi mà miễn. Cũng theo bà Loan,
ngân hàng (NH) hô hào hạ lãi suất (LS), cơ cấu lại nợ nhưng thực tế DN không vay được: “Nói LS
13%/năm nhưng chúng tôi vẫn vay 17-18%, ngoài lãi còn có phí. DN tự cứu mình thôi”, bà Loan ngao
ngán.

Ông Trần Chí Gia - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP may Meko có trụ sở tại KCN Trà
Nóc (Cần Thơ) cũng thừa nhận, thuế như "một cái gì đó" mãi ở đằng xa, DN không với tới. “Chúng tôi
không trông chờ gì vào gói hỗ trợ vì thực tế có hàng trăm nghìn DN mà chỉ có mấy nghìn tỉ đồng. DN
phải có doanh thu, lợi nhuận thì mới có giá trị, đằng này đang khó khăn như thế thì chẳng thấm vào
đâu cả. Điều chúng tôi mong muốn là giải phóng hàng tồn kho, tìm hợp đồng, thị trường, đơn hàng”,
ông Gia đề xuất.
Vấn đề cấp bách hiện nay là giải phóng hàng tồn kho để cứu các DN. Với một đất nước
85 triệu dân, không thiếu sức mua, vấn đề ở chỗ biện pháp nào để kích thích tiêu dùng
trong nước

                                                                                       TS Lê Đình Ân



TS Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch
- Đầu tư) cho rằng, con số hỗ trợ thuế vừa qua quá ít, quá nhỏ, không tương xứng với khó khăn của
DN. Theo chuyên gia này phải tăng thêm tiền hỗ trợ, giảm thuế thu nhập hiện đang ở mức 25% xuống.
Vì ở các nước, thuế suất chỉ khoảng 15%, mức 25% ở VN là quá cao. Ngoài ra, phải phân bổ thuế cho
từng nhóm ngành, không cào bằng. Như bất động sản thuế suất có thể từ 25-30%, còn nông lâm thủy
sản, lương thực phải giảm xuống.

Việc chỉ định 5 NH cho vay hỗ trợ LS giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông - thủy sản của NHNN
cũng hạn chế việc tiếp cận sự hỗ trợ của DN. Theo các chuyên gia, việc này đã không thực sự tạo sự
công bằng cho các đối tượng được hỗ trợ. Bởi không phải DN nào, hộ sản xuất nào cũng quan hệ tín
dụng với 5 NH này trong khi hệ thống có 37 NH thương mại, 5 quốc doanh. Nghịch lý là, nhóm G14
chiếm tới 90% thị phần mà NHNN không cho tất cả tham gia để mọi đối tượng đều được hỗ trợ một
cách bình đẳng nhất.

Giải phóng hàng tồn

Ông Ân cho rằng, vấn đề cấp bách hiện nay là giải phóng hàng tồn kho để cứu các DN. Với một đất
nước 85 triệu dân, không thiếu sức mua, vấn đề ở chỗ biện pháp nào để kích thích tiêu dùng trong
nước. Trong khi, chính sách vừa qua được làm quá manh mún, hời hợt. “Chúng ta đi tổ chức hội chợ
thương mại hàng chất lượng cao tại các đô thị, TP lớn thì chỉ có số ít ỏi người thu nhập cao mua
được, vì hàng đó là hàng giá cao. Trong khi các khu vực nông thôn, vùng núi, huyện, xã và các KCN
gồm những người dân nghèo, công nhân lao động thì không thấy hội chợ, không thấy bán hàng giá
rẻ”, TS Ân nói.

Để đẩy được hàng tồn, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư khẳng định,
cần phải hỗ trợ mạnh hơn cho xuất khẩu. Ông tỏ ra bức xúc khi mà suốt những năm qua công tác quy
hoạch, kế hoạch lôm côm, DN đi tìm kiếm thị trường được chăng hay chớ khiến hàng hóa chất lượng
thấp, không cạnh tranh được, đơn hàng bập bõm, kinh tế khó khăn là bị mất hết hợp đồng, đối tác.
Nguyên nhân do nhà nước thiếu định hướng, thiếu quy hoạch và dự báo kém khiến hàng hóa làm ra
cầu vượt cung, lúc khó khăn bị chất đống trong kho không xuất khẩu được. Người nông dân sản xuất,
trồng trọt, chăn nuôi cũng chẳng khá hơn gì bởi sự thiếu định hướng này. “Ai khổ hơn người nông dân
sản xuất khi mà họ chỉ biết trồng trọt, chăn nuôi. Thấy dừa lên giá thì trồng dừa, mất giá thì chặt hàng
loạt. Nhà nước phải quy hoạch, phải có kế hoạch giúp đỡ họ trồng gì, nuôi gì thì cung mới đáp ứng đủ
cầu, người nông dân đỡ rơi vào cảnh tắm bằng nước dừa”, ông nói.

Ngoài ra, cần phải hỗ trợ giá, giảm mạnh LS các khoản vay để giảm giá thành hàng hóa. Đặc biệt là
các mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng chủ lực của Việt Nam. “Nhà nước nên giảm mức LS cho vay về
mức thấp nhất 0% hoặc chỉ vài %, hỗ trợ cho các DN có điều kiện giảm được giá bán, giải quyết hàng
tồn”, TS Doanh kiến nghị thêm.
Ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Thép Việt: Quan trọng nhấtlà tạo
cầu

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay phải là tạo cầu bằng nhiều các chính sách khác nhau. Đơn cử như
ngành thép cần thị trường để tiêu thụ hàng tồn kho cho DN, có thể thông qua biện pháp tập trung vốn,
giải ngân các dự án trọng điểm, để tạo nguồn cầu tiêu thụ cho mặt hàng thép.

NHNN đã có động thái hạ LS khá mạnh, nhưng thực tế các DN nhỏ không tiếp cận được. Ngoài ra,
DN trong nước đang phải cạnh tranh rất lớn với hàng nhập, với DN FDI... Để cứu DN lúc này, quan
trọng nhất vẫn là kích cầu, khơi thông đầu ra cho sản phẩm của DN, tiếp theo là LS rẻ và dễ tiếp cận
hơn.

Bà Đặng Phương Dung - Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may VN (VITAS): Tháo gỡ khó khăn đầu vào

Gói 29.000 tỉ đồng tập trung chủ yếu vào gia hạn thuế, chậm nộp thuế cho các DN nhỏ và vừa. Như
năm ngoái 2011, DN có lãi một phần, nên chính sách giãn thuế thu nhập DN được dùng để bù đắp
cho việc tăng lương của công nhân, giải quyết một phần khó khăn cho DN. Nhưng năm nay các DN
đang rất khó khăn rồi, khả năng nộp thuế được rất hiếm, vì đa phần DN lỗ, nên giải pháp này không
giải quyết được vấn đề.

Thứ hai, khó khăn lớn với nhiều DN sản xuất hiện nay, trong đó có ngành may mặc là chi phí đầu vào
như lương công nhân, điện, nước đều tăng, làm tăng giá thành, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.
Ngay như thuế bảo vệ môi trường đánh vào túi ni lông (chiếm 5% giá thành sản phẩm dệt may) dù
bất cập, nhưng cũng chưa có hướng giải quyết hỗ trợ cho các DN. Tháo gỡ khó khăn cho DN phải là
gỡ ngay từ đầu vào, trước mắt hạn chế việc tăng giá mọi chi phí đầu vào không cần thiết.

                                                                                        Mai Hà (ghi)

Ông Nguyễn Hữu Quang -Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội:
Giải ngân nhanh vốn đầu tư 6 tháng cuối năm

Việc quan trọng nhất của DN hiện nay là vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tức đầu ra cho
sản phẩm. Các chính sách vĩ mô lâu nay có phần tạo ra những nhu cầu giả tạo, thí dụ nhu cầu về bất
động sản, về chứng khoán...

Cung dựa trên cầu giả tạo thì đến một lúc nào đó sẽ dẫn đến khủng hoảng. Nên cần có cơ chế, chính
sách phù hợp để tạo ra cầu tiêu dùng một cách thực sự. 6 tháng đầu năm nay, việc giải ngân trong
tổng số 225.000 tỉ đồng đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ cho năm 2012
cũng mới chỉ đạt gần 80.000 tỉ đồng (chỉ hơn 1/3 vốn dự kiến) do quy trình, thủ tục giải ngân chậm,
tiền bơm vào lưu thông ít có dẫn tới hàng tồn kho tăng lên.

Việc giải quyết, tháo gỡ các nguyên nhân gây chậm trễ giải ngân, thúc đẩy giải ngân nhanh nguồn
vốn cho đầu tư phát triển này trong 6 tháng cuối năm sẽ góp phần khơi thông nguồn vốn, làm cho bức
tranh kinh tế sẽ sáng sủa hơn.

                                                                                     Bảo Cầm (ghi)

Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM: Hỗ trợ trực tiếp DN vay vốn
Hiện nay chúng tôi đang triển khai hình thức hỗ trợ trực tiếp đến DN vay vốn. Các DN gửi yêu cầu về
vốn cho Hội DN trẻ, UBND quận, NHNN...

Yêu cầu này sẽ ngay lập tức được chuyển đến cho khoảng 5 NH thương mại trên địa bàn như
Vietinbank chi nhánh TP.HCM, BIDV TP.HCM, Đông Á, Sacombank, Phương Đông, Vietcombank
TP.HCM. Hoặc các DN gửi trực tiếp về các NH này. Mô hình này đang được thực hiện trên địa bàn
Q.Tân Bình và đầu tuần tới 11 DN ký hợp đồng tín dụng với NH để vay 60 tỉ đồng.

Tuy nhiên việc nguồn vốn của DN chỉ là một vấn đề, các vấn đề còn lại là đầu ra của DN. Do đó cần
có chính sách kích cầu tiêu dùng, các chính sách hỗ trợ phá băng trên thị trường bất động sản để từ
đó nguồn vốn chảy ra lưu thông.

                                                                                           T.Xuân (ghi)

Ông Diệp Thành Kiệt - Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày VN Đàm phán các hiệp định thương mại
cho xuất khẩu

Trong ngắn hạn làm sao để khôi phục sức mua là điều quan trọng nhất. Nhưng dài hạn, đối với các
DN xuất khẩu, ai có lợi thế thì người đó sẽ cạnh tranh được, nhất là trong thời điểm khó khăn chung
hiện nay.

Ví dụ nếu chúng ta có những hiệp định thương mại với các nước thì hàng hóa xuất khẩu đi sẽ được
thuận lợi hơn, không bị nhiều rào cản kỹ thuật. Thế nhưng hiện nay VN chưa có nhiều hiệp định
thương mại song phương này, ngay cả đối với những thị trường chính trong xuất khẩu của VN như
Mỹ, châu Âu. Do đó hàng hóa của chúng ta rất dễ đối diện với việc bị kiện chống bán phá giá, bị áp
thuế cao...

Chúng ta phải xây nhà cho thoáng để DN đủ sức cạnh tranh chứ không bị chèn ép trong một cái nhà
bé tí tẹo và không đủ dưỡng khí.

                                                                                     Mai Phương (ghi)




Cần có NH xuất nhập khẩu đúng nghĩa

Theo TS Lê Đình Ân, đã đến lúc Chính phủ cần phải có cách ứng xử “nhiệt tình” hơn với xuất khẩu,
phải thành lập một NH xuất nhập khẩu mang đúng nghĩa của nó.

Tại nhiều nước, nhờ có NH này hỗ trợ nên hàng hóa của DN có chi phí rẻ hơn, giá thành thấp hơn VN
như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. NH này thể hiện vai trò hỗ trợ về vốn, LS theo định hướng của Chính phủ;
làm cầu nối, xúc tiến các thị trường xuất khẩu, phát triển thị trường cũ cho các DN; thực thi chính sách
vĩ mô của Chính phủ, định hướng xuất khẩu theo kế hoạch.
“Không thể như hiện nay, hàng chục NH ai cũng làm xuất nhập khẩu, mà chỉ có nghiệp vụ tài trợ, chứ
không hỗ trợ gì đáng kể. Các DN phải vay với LS thị trường rất cao, tự bơi tìm kiếm thị trường mới.
Trong khi Trung Quốc hỗ trợ cho DN xuất khẩu LS 0%, hàng hóa hết sức rẻ, cạnh tranh được. NH
xuất nhập khẩu này sẽ hỗ trợ DN mạnh dạn đổi mới công nghệ sản xuất hiện đại, thì hàng hóa mới
chất lượng, giảm giá thành, giảm chi phí, bớt nhân công, bớt lao động, bớt làm thủ công để tăng sức
cạnh tranh”, TS Ân kiến nghị.



                                                                                            Anh Vũ

More Related Content

What's hot

11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh
11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh
11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh
Hiển Quang
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Cat Love
 
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữuNguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu
Son Lã
 
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
LiVnYn
 
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vcoi Vit
 
Bài 4: Lý thuyết chung về doanh nghiệp
Bài 4:  Lý thuyết chung về doanh nghiệpBài 4:  Lý thuyết chung về doanh nghiệp
Bài 4: Lý thuyết chung về doanh nghiệp
Quyen Le
 

What's hot (19)

11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh
11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh
11.5 phan tich_bao_cao_tai_chinh
 
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
 
Luận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOTLuận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOT
 
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_6567124212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữuNguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
 
Cau 1+2+3
Cau 1+2+3Cau 1+2+3
Cau 1+2+3
 
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAYLuận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
 
Hạch toán và các khoản trích theo lương tại Công ty xây dựng, 9đ
Hạch toán và các khoản trích theo lương tại Công ty xây dựng, 9đHạch toán và các khoản trích theo lương tại Công ty xây dựng, 9đ
Hạch toán và các khoản trích theo lương tại Công ty xây dựng, 9đ
 
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
 
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
 
Quản lý vốn tại các doanh nghiệp nhà nước
Quản lý vốn tại các doanh nghiệp nhà nướcQuản lý vốn tại các doanh nghiệp nhà nước
Quản lý vốn tại các doanh nghiệp nhà nước
 
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
Tai chinh danh cho nhung nha quan ly khong chuyen
Tai chinh danh cho nhung nha quan ly khong chuyenTai chinh danh cho nhung nha quan ly khong chuyen
Tai chinh danh cho nhung nha quan ly khong chuyen
 
Bài 4: Lý thuyết chung về doanh nghiệp
Bài 4:  Lý thuyết chung về doanh nghiệpBài 4:  Lý thuyết chung về doanh nghiệp
Bài 4: Lý thuyết chung về doanh nghiệp
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
 
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải phápQuản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
 
Slide bài giảng tài chính_Chương 1
Slide bài giảng tài chính_Chương 1Slide bài giảng tài chính_Chương 1
Slide bài giảng tài chính_Chương 1
 

Viewers also liked (10)

Bảo vệ thương hiệu với tên miền VN
Bảo vệ thương hiệu với tên miền VNBảo vệ thương hiệu với tên miền VN
Bảo vệ thương hiệu với tên miền VN
 
Huong dan email_marketing_net_nam
Huong dan email_marketing_net_namHuong dan email_marketing_net_nam
Huong dan email_marketing_net_nam
 
Netnam Data Center
Netnam Data CenterNetnam Data Center
Netnam Data Center
 
System IBM x ivy bridge refresh
System IBM x ivy bridge refresh System IBM x ivy bridge refresh
System IBM x ivy bridge refresh
 
WhitePaper 2011
WhitePaper 2011WhitePaper 2011
WhitePaper 2011
 
Lettre aux amis de Calcutta avril 2013
Lettre aux amis de Calcutta  avril 2013Lettre aux amis de Calcutta  avril 2013
Lettre aux amis de Calcutta avril 2013
 
Ip Scan services
Ip Scan servicesIp Scan services
Ip Scan services
 
London im September 2000
London im September 2000London im September 2000
London im September 2000
 
Customer accolades
Customer accoladesCustomer accolades
Customer accolades
 
Fredagsmoro – uke 47
Fredagsmoro – uke 47Fredagsmoro – uke 47
Fredagsmoro – uke 47
 

Similar to Giai phap cho kinh te viet nam

Quá trình tái cấu trúc kinh tế việt nam hiện nay
Quá trình tái cấu trúc kinh tế việt nam hiện nayQuá trình tái cấu trúc kinh tế việt nam hiện nay
Quá trình tái cấu trúc kinh tế việt nam hiện nay
Eco Titkosal
 
Câu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lốiCâu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lối
huyentrangnh3
 
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien teChuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
lilyhazel2512
 
Chuong 7 doi moi tu duy va cai cach the che
Chuong 7   doi moi tu duy va cai cach the cheChuong 7   doi moi tu duy va cai cach the che
Chuong 7 doi moi tu duy va cai cach the che
Le Thuy Hanh
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vy Vu Vơ
 

Similar to Giai phap cho kinh te viet nam (20)

Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
 
Quá trình tái cấu trúc kinh tế việt nam hiện nay
Quá trình tái cấu trúc kinh tế việt nam hiện nayQuá trình tái cấu trúc kinh tế việt nam hiện nay
Quá trình tái cấu trúc kinh tế việt nam hiện nay
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
 
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...
 
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp - Gửi miễn phí qu...
 
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
 
Câu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lốiCâu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lối
 
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien teChuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
 
BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...
BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...
BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...
 
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
 
BP cải thiện THNSNN-Tch
BP cải thiện THNSNN-TchBP cải thiện THNSNN-Tch
BP cải thiện THNSNN-Tch
 
Luận Văn Một Vài Kiến Nghị Xung Quanh Vấn Đề Đảm Bảo Cho Kinh Tế Nhà Nước Giữ...
Luận Văn Một Vài Kiến Nghị Xung Quanh Vấn Đề Đảm Bảo Cho Kinh Tế Nhà Nước Giữ...Luận Văn Một Vài Kiến Nghị Xung Quanh Vấn Đề Đảm Bảo Cho Kinh Tế Nhà Nước Giữ...
Luận Văn Một Vài Kiến Nghị Xung Quanh Vấn Đề Đảm Bảo Cho Kinh Tế Nhà Nước Giữ...
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAYBài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
 
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
 
Chuong 7 doi moi tu duy va cai cach the che
Chuong 7   doi moi tu duy va cai cach the cheChuong 7   doi moi tu duy va cai cach the che
Chuong 7 doi moi tu duy va cai cach the che
 
Chuong 7 doi moi tu duy va cai cach the che
Chuong 7   doi moi tu duy va cai cach the cheChuong 7   doi moi tu duy va cai cach the che
Chuong 7 doi moi tu duy va cai cach the che
 
Bản word
Bản wordBản word
Bản word
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
 

More from Anh Tuan (9)

ServerHub Profile 2020
ServerHub Profile 2020ServerHub Profile 2020
ServerHub Profile 2020
 
Bao gia dell ntm 052016
Bao gia dell ntm 052016Bao gia dell ntm 052016
Bao gia dell ntm 052016
 
Bao gia dell ntm 052016
Bao gia dell ntm 052016Bao gia dell ntm 052016
Bao gia dell ntm 052016
 
Nhat Thien Minh JSC
Nhat Thien Minh JSCNhat Thien Minh JSC
Nhat Thien Minh JSC
 
NTM quotaion dell server oct, 2014
NTM quotaion dell server oct, 2014NTM quotaion dell server oct, 2014
NTM quotaion dell server oct, 2014
 
Dell PowerEdge Porfolio 2013
Dell PowerEdge Porfolio 2013Dell PowerEdge Porfolio 2013
Dell PowerEdge Porfolio 2013
 
Bao cao tai nguyen internet viet nam 2012
Bao cao tai nguyen internet viet nam 2012Bao cao tai nguyen internet viet nam 2012
Bao cao tai nguyen internet viet nam 2012
 
Ung dung foss tai NetNam
Ung dung foss tai NetNamUng dung foss tai NetNam
Ung dung foss tai NetNam
 
NetNam services
NetNam services NetNam services
NetNam services
 

Recently uploaded

bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
LeHoaiDuyen
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
ngtrungkien12
 

Recently uploaded (6)

bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 

Giai phap cho kinh te viet nam

  • 1. Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam Vai trò của nhà nước không được làm rõ, chính sách bị thao túng bởi các nhóm lợi ích... là căn nguyên của sự bất ổn vĩ mô. Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chính sách công của Chương trình kinh tế Fullbright đã có cuộc trao đổi với Thanh Niên xung quanh những vấn đề phải được làm rõ, được giải quyết trước, để có thể thực hiện tái cơ cấu kinh tế hiệu quả. >> Cần “gói kích thích” hơn “bơm tiền” ồ ạt vào thị trường Ngân hàng yếu kém thì sáp nhập, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đầu tư kém hiệu quả thì cắt vốn; đầu tư công dàn trải thì "siết" lại, cách tái cơ cấu kinh tế của ta vẫn nặng về "sai đâu, sửa đó" mà chưa chỉ rõ nguyên nhân sâu xa của các vấn đề này. Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn tới các bất ổn kinh tế hiện nay? Tôi cho rằng đó là sự thiếu rõ ràng vai trò của Nhà nước trong cả 3 mảng điều hành, can thiệp và tham gia làm kinh tế thị trường. Chúng ta vẫn hay nói một cách chung chung "nhà nước đóng vai trò chủ đạo" nhưng vai trò của nhà nước trong cả ba mảng này đều rất mông lung. Chính vì sự mông lung đó nên mạnh ai nấy làm, không cần biết chức năng của cơ quan ấy là gì, có phù hợp hay không và không có sự phối hợp giữa các cơ quan. Từ đó gây ra lãng phí, thiếu hiệu quả và thất thoát vốn ngân sách. "Vừa đá bóng, vừa thổi còi" Ông có thể phân tích cụ thể hơn về sự "thiếu rõ ràng" này? Chúng ta đều biết, vai trò của nhà nước là điều tiết nhưng ở rất nhiều trường hợp, thay vì điều tiết nhà nước lại đứng ra tự làm. Mà nếu đã làm, thì không thể điều tiết được. Ví dụ như vụ Vinalines, Bộ GTVT vừa là người điều tiết, vừa là chủ sở hữu thì làm sao có thể điều tiết được? Hay chuyện giá điện, EVN là cơ quan đề xuất giá điện thì Cục Điều tiết điện lực phải là cơ quan độc lập. Nhưng cả hai cơ quan này đều thuộc Bộ Công thương... Nếu "vừa đá bóng, vừa thổi còi", ngay cả khi anh làm đúng, xã hội cũng không tin. Cũng vì không xác định rõ ràng vai trò của mình nên trong rất nhiều chuyện, nhà nước thậm chí đứng ra cạnh tranh với tư nhân. Ví dụ ở cảng Thị Vải - Cái Mép, chúng ta đã thành công khi thu hút được vốn đầu tư cảng rất hiện đại để đón tàu có trọng tải lớn. Tất cả là vốn nước ngoài và liên doanh. Nhưng ngay sau đó, nhà nước lại đầu tư 2 dự án xây dựng cảng ở đây. Vấn đề đặt ra là, nếu các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty liên doanh đã nhìn thấy được tiềm năng của việc xây cảng và bỏ vốn vào đây thì không việc gì nhà nước (PMU 85 thuộc Bộ GTVT) lại phải bỏ vốn vào làm 2 cảng để cạnh tranh. Lẽ ra tiền đó phải dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, đường lên cảng... Ngược lại trong lĩnh vực y tế - giáo dục, chúng ta lại muốn xã hội hóa hoàn toàn. Nếu xã hội hóa hoàn toàn, ta sẽ khiến một bộ phận dân chúng không tiếp cận được với dịch vụ giáo dục và y tế. Lĩnh vực này là nhiệm vụ của nhà nước phải làm, các nước đều làm thế thì ta lại chuyển gánh nặng sang cho khu vực tư nhân... Nghĩa là cái cần phải "tái cấu trúc" trước tiên chính là vai trò quản lý, điều hành của nhà nước? Đúng vậy, phải xác định rõ vai trò thực sự của nhà nước. "Tái" vai trò này về đúng chức năng, nhiệm vụ của mình chứ không "lấn sân" hay "đá lộn sân" như lâu nay. Ví dụ như giá điện, khi có độc quyền, gây tổn hại cho xã hội thì nhà nước phải đứng ra điều tiết cho dù độc quyền đó là của nhà nước hay tư nhân. Những vấn đề thị trường không làm được, không muốn làm hay làm sai lệch thì nhà nước phải
  • 2. làm hoặc phải can thiệp... Dùng thể chế kinh tế bên ngoài để kiểm soát DNNN Nhưng thực tế vẫn có các nhóm lợi ích chi phối những quyết định quan trọng trong nền kinh tế. Nghĩa là ngay cả khi nhà nước đứng vào đúng vị trí của mình, nếu không loại bỏ được các nhóm lợi ích này thì tình trạng đầu tư dàn trải, phá vỡ quy hoạch, lãng phí vốn ngân sách sẽ vẫn còn tiếp diễn, thưa ông? Tình trạng nhiều tổ chức, cá nhân đều hoạt động theo lợi ích cục bộ là một thực tế không thể phủ nhận. Điều này thể hiện rõ nhất ở mối quan hệ "tam giác" trong đầu tư công. Ví dụ, chính quyền địa phương muốn xin làm một dự án sân bay, người thực hiện là DNNN và cơ quan trung ương là người phê duyệt. Mặc dù biết rõ là sân bay này không cần thiết vì tỉnh bên, chỉ cách chưa đầy 100 km đã có một sân bay, trong quy hoạch cũng không có... nhưng sân bay vẫn được duyệt vì cơ quan trung ương không quan tâm đến lợi ích chung của cả vùng đó. Ừ thì địa phương bên cạnh có sân bay nhưng là chuyện của tỉnh đó. Tỉnh đó có hậu thuẫn chính trị riêng của tỉnh đó. Còn tỉnh này sẽ có hậu thuẫn cho mình nên đồng ý đưa vào quy hoạch. Nếu không có tiền, địa phương làm thì bố trí vốn trái phiếu, doanh nghiệp làm thì chỉ đạo cho vay... Điều này dẫn tới tình trạng tỉnh nào cũng có sân bay, cảng, khu kinh tế... bất chấp nhu cầu thị trường không có, quy hoạch không có. Theo phân tích của ông và dựa trên thực trạng đầu tư dàn trải, lãng phí... thì nhóm “lợi ích cục bộ” xuất hiện ngày càng nhiều. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Đây là hậu quả của sự chia cắt, phân mảng trong thể chế kinh tế. Nỗ lực của ta là xây dựng thể chế kinh tế mới, luật pháp mới, bộ máy mới... nhưng tất cả cái mới đó đều bị phân mảng, chia cắt. Sự chia cắt đó khiến bản thân thể chế kinh tế mới lại tạo thành các nhóm lợi ích riêng. Đáng lẽ anh tạo ra thể chế kinh tế mới để điều tiết, chi phối và điều chỉnh lại hành vi của các nhóm lợi ích. Để nhóm lợi ích phải đi theo mục tiêu của xã hội nhưng cuối cùng ta lại để sự chia cắt hình thành nên các nhóm lợi ích mới. Vậy để tái cơ cấu kinh tế hiệu quả, phải xác định vai trò của nhà nước hay khắc phục tình trạng chia cắt của các thể chế kinh tế, thưa ông? Phải sửa cả hai, phải xác định vai trò của nhà nước và hoàn thiện thể chế kinh tế mới không bị phân mảng như hiện nay. Bởi khi nhà nước thực hiện đúng vai trò của mình sẽ phải dùng thể chế kinh tế để điều tiết lại. Vì luôn luôn có tình trạng các nhóm lợi ích tạo áp lực để vô hiệu hóa chuyện kiểm soát. Tình trạng các dự án không hiệu quả nhưng vẫn được phê duyệt như nói trên là một minh chứng điển hình. Với một thể chế kinh tế tốt, nếu vì áp lực chính trị anh phải phê duyệt thì sau đó, anh sẽ sử dụng thể chế tài chính để kiểm soát lại. Nói nôm na là, tôi thất bại trong việc kiểm soát cấp phép thì giờ không cấp tiền. Các ngân hàng tự đánh giá kiểm định, nếu thấy sân bay, cảng hay khu kinh tế này hiệu quả... thì họ sẽ tài trợ. Khi họ đồng ý tài trợ mà không có áp lực chính trị, thậm chí lúc đó, có thể nhà nước sẽ bỏ tiền ngân sách bổ sung thêm. Khi có tín hiệu thị trường, có nhu cầu cơ sở, thì nhà nước sẽ làm. Trong quản lý các DNNN, Trung Quốc cũng sử dụng các thể chế kinh tế bên ngoài để kiểm soát. Họ bắt các tập đoàn phải niêm yết ở Hồng Kông, Singapore... Như vậy, "tôi" không kiểm soát anh nhưng các nguyên tắc kinh tế của thế giới sẽ kiểm soát anh. Các thể chế bên ngoài ấy sẽ phát hiện anh nếu anh có vấn đề và cơ quan nhà nước kiểm soát thông qua các thể chế này. Kỳ 2: Thay đổi mô hình tăng trưởng
  • 3. 03/07/2012 3:37 Lạm phát vừa qua lại lo đối phó với suy giảm kinh tế; mục tiêu xuất khẩu nhưng sau 20 năm, vẫn nhập siêu; chiến lược công nghiệp hóa nhưng vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên vật liệu bên ngoài... TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM cho rằng, nguyên nhân sâu xa là chúng ta "đắm chìm" quá lâu trong giai đoạn gia công. Trong đề án tái cấu trúc kinh tế có nêu ra khá nhiều ngành mũi nhọn. Điểm lại trong suốt nhiều năm qua có thể thấy, rất nhiều ngành được chọn là kinh tế mũi nhọn đến thời điểm này, chúng ta vẫn chưa thực sự có một "mũi nhọn" nào để cạnh tranh với thế giới, ông lý giải thế nào về nghịch lý này? Đây không phải là vấn đề mới. Khái niệm ngành mũi nhọn trong chiến lược kinh tế của cả nước, của địa phương... đều được nêu ra. Nói nôm na, ngành nào có lợi thế, cạnh tranh được thì chúng ta coi là mũi nhọn. Đến mức, nhiều người "đàm tiếu" rằng, ngành mũi nhọn của ta như trái mít. Nghĩa là chi chít các mũi nhọn. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của ta khi xác định ngành mũi nhọn là mới chỉ nói ý chí, muốn làm cái gì mà quên mất một điều quan trọng là làm bằng cách nào, nguồn lực nào, ai làm. Từ kế hoạch 5 năm, 10 năm, tới đề án tái cấu trúc kinh tế hiện nay đều chưa làm rõ chúng ta sẽ phát triển ngành mũi nhọn bằng cách nào, với chính sách gì. Đó là nguyên nhân chúng ta chưa có "mũi nhọn" nào cả. Việc xác định ngành mũi nhọn có ý nghĩa rất lớn trong việc đầu tư vốn, tạo cơ chế, chính sách để tạo đột phá cho ngành này. Theo ông, chúng ta có nên "chọn" lại một hay một vài ngành mũi nhọn để tập trung phát triển? Đó là tư duy của nền kinh tế kế hoạch kiểu cũ. Chúng ta thường nghĩ đưa ra sản phẩm nọ, sản phẩm kia, ngành nọ, ngành kia rồi nhà nước làm. Nhưng trong một nền kinh tế thị trường, chủ thể thực thi là doanh nghiệp (DN). Họ chỉ làm những cái thị trường cần, những cái tạo lợi nhuận cho họ chứ không phải cái nhà nước muốn. Nhà nước cũng không thể bảo DN làm cái nọ cái kia. Chúng ta đang trả giá về nông nghiệp. Chúng ta thường quy hoạch trồng cây này, nuôi con kia và đưa người nông dân tới chỗ nghe theo làm, làm xong không có thị trường, cuối cùng họ lại chặt cây nọ, trồng cây kia, tạo sự bất ổn. Trong kinh tế thị trường, ý đồ chiến lược của nhà nước phải thể hiện qua chính sách và định chế. Để các chính sách này tác động lên thị trường, thị trường tự vận động và DN tìm thấy cơ hội của họ ở đó. Nhưng thực tế cũng có nhiều ngành được hỗ trợ, ưu đãi về cơ chế, chính sách nhưng vẫn không thể đột phá, thưa ông? Đó là do chúng ta đã duy trì quá lâu nền công nghiệp gia công, dựa trên giá trị gia tăng và nội địa hóa thấp nên càng xuất khẩu thì càng nhập siêu do phải nhập nguyên liệu. Hậu quả là sau 20 năm xây dựng, một loạt các ngành mũi nhọn đều tiêu điều. Đơn cử như chúng ta tập trung phát triển công nghiệp điện tử thì điện tử chết dở sống dở, chỉ gia công để sống; công nghiệp ô tô không thành công khi kêu gọi đầu tư nước ngoài; ngành cơ khí què quặt, không đủ sức trang bị cho nền kinh tế; thiếu tư duy phát triển công nghiệp hỗ trợ, không có chính sách khuyến khích xây dựng thương hiệu, sáng tạo ứng dụng công nghệ mới. Nói nôm na, trong quá trình công nghiệp hóa chia 4 giai đoạn nhưng chúng ta "đắm chìm" quá lâu trong giai đoạn đầu. Giai đoạn dựa vào nguyên liệu, vật liệu, công nghệ, thị trường bên ngoài để phát triển bên trong. Hay nói cách khác, nền kinh tế vẫn ở trong thời kỳ gia công chứ chưa chuyển sang giai đoạn sản xuất, giai đoạn tạo ra được linh kiện, phụ kiện để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Với mô hình tăng trưởng này, theo ông, liệu chúng ta có thể thực hiện tái cơ cấu kinh tế?
  • 4. Tôi khẳng định, muốn thực hiện mục tiêu tái cấu trúc kinh tế, phải đạt cho được, thay đổi cho được mô hình tăng trưởng hiện nay. Chúng ta không thể dựa vào khai thác tài nguyên thô, lao động rẻ, gia công, đẩy vốn ra để tăng trưởng mà phải làm ngược lại. Chúng ta phải chuyển cho được nền kinh tế từ gia công sang sản xuất. Nghĩa là giai đoạn sáng tạo một phần về công nghệ; phải sản xuất được nguyên liệu vật liệu với tỷ lệ nội địa hóa cao; những thương hiệu mang tên VN. Cụ thể chúng ta phải làm gì để "chuyển" sang sản xuất như ông nói? Phải phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Muốn làm được điều này, phải gắn liền với phát triển DN vừa và nhỏ chứ không phải các tập đoàn, kể cả tư nhân hay nhà nước. Phải có những chính sách thật mạnh để hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ, tạo thành các cụm công nghiệp liên kết. Chúng ta phải hình thành được hệ thống quan điểm rõ ràng, thể hiện bằng chính sách, đạo luật, định chế và phải "phân vai", nhà nước làm gì và tư nhân làm gì. Cái nhà nước làm hướng tới mục tiêu tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển theo đúng mục tiêu nhà nước muốn. Ví dụ, ta có bờ biển dài, vậy VN có làm công nghiệp đóng tàu hay không? Theo tôi là nên làm dù thế giới chê và thừa nhưng không có nghĩa là VN không nên làm. Ít nhất là vận tải dọc ven biển và dọc sông ĐBSCL. Nhưng trong ngành đóng tàu thì nhà nước phải đầu tư cho nghiên cứu, công nghiệp hỗ trợ, hóa chất, điện tử... phải hình thành các cụm như vậy. Hay chiến lược của chúng ta là công nghiệp hóa thì phải phát triển ngành công nghiệp cơ khí. Không có cơ khí, không thể công nghiệp hóa. Sau xác định ngành, sản phẩm thì đầu tư "phân vai", nhà nước làm gì và tư nhân làm gì, rồi chính sách phải đồng bộ để hỗ trợ cho ngành phát triển... Với độ mở lớn, trong 4 năm vừa rồi, kinh tế VN chịu nhiều tác động tiêu cực từ kinh tế toàn cầu. Cộng với mô hình kinh tế bất cập dẫn tới những hệ quả nặng nề. Để xử lý, Chính phủ thường áp dụng biện pháp tình thế nên bao giờ cũng có tác động tích cực và tiêu cực. Gói kích cầu năm 1999 - 2000 phục hồi tăng trưởng thì gây lạm phát năm sau. Gói giải pháp giảm tổng cầu, ngăn chặn lạm phát năm 2011 thì gây suy giảm, trì trệ năm 2012... Kỳ 3: Gấp rút khơi thông tín dụng 04/07/2012 3:23 Những đợt hạ lãi suất (LS) dồn dập của Ngân hàng Nhà nước VN (NHNN) dường như không mang lại nhiều tác dụng khi các doanh nghiệp (DN) vẫn không thể hấp thụ, tiêu hóa được vốn. Những “núi” hàng tồn kho với giá thành cao vẫn đang chất chồng, nợ xấu của ngân hàng (NH) ngày một gia tăng, nếu không được giải quyết thì chắc chắn dòng tín dụng còn bị ứ đọng và hy vọng phục hồi nền kinh tế càng trở nên mong manh. Trao đổi với Thanh Niên, TS Cao Sĩ Kiêm (ảnh) - nguyên Thống đốc NHNN - bày tỏ lo lắng khi trong khoảng một thời gian quá dài chính sách tiền tệ thắt chặt, đã bóp nghẹt dòng chảy tín dụng, nền kinh tế bị “đói” vốn, DN phá sản hàng loạt. Đến khi mọi sự chịu đựng đã vượt quá giới hạn, LS liên tiếp bị “ép” xuống, nhưng sức khỏe của DN đã quá yếu không thể hấp thụ vốn. Bằng chứng rõ nét nhất là tín dụng sau 6 tháng tăng không đáng kể, chỉ số giá tiêu dùng sau 38 tháng đã “âm”. Giải pháp căn cơ cấp bách nhất hiện nay phải khơi dòng tín dụng, xử lý hàng tồn kho.
  • 5. Nền kinh tế của chúng ta vốn phụ thuộc chủ yếu vào vốn tín dụng từ hệ thống NH, mặt khác, trong giai đoạn vừa qua khả năng thanh khoản của người dân, cũng như các DN đã cạn kiệt từ lâu, vì vậy số vốn nhỏ nhoi đến với DN không đủ kích thích kinh tế Tiền “bơm” chảy đi đâu ? NHNN cho biết đã “bơm” một lượng tiền lên tới hàng trăm nghìn tỉ đồng từ đầu năm đến nay vào nền kinh tế, nhưng theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tín dụng đến 12.6 mới chỉ tăng 0,17% so với mục tiêu 15-17% trong 2012. Vậy nguồn tiền này đã “chảy” đi đâu, thưa ông? Theo như tuyên bố của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, khoản tiền đồng mà NHNN đã bơm ra thị trường là vô cùng lớn. Trong đó, đã mua vào 9 tỉ USD để bơm ra 180.000 tỉ đồng. Ngoài ra, trong tháng 2.2012, cơ quan này cũng đã bơm ra 60.000 tỉ đồng để phục vụ các chương trình nông nghiệp và nông thôn. Trước đó, cuối năm 2011 đưa ra 30.000 tỉ đồng để cứu trợ các NH mất khả năng thanh khoản. Số tiền trên đã góp phần cứu các NH trước nguy cơ vỡ nợ và cải thiện thanh khoản cho toàn hệ thống. Sở dĩ nguồn tiền trên chảy vào tín dụng không đáng kể, vì ngay sau khi tung tiền đồng ra mua USD dự trữ với con số 180.000 tỉ đồng, ngay lập tức NHNN đã phát hành trái phiếu để thu tiền về với con số là 90.000 tỉ đồng. Cơ quan điều hành lo ngại việc dùng tiền đồng mua USD - thực chất là hoán đổi tiền - sẽ dễ tác động gây tăng lạm phát. Vì vậy, việc thu hồi tiền về là cần thiết. Ngoài ra, tiền còn được luân chuyển dưới hình thức cho vay qua thị trường liên NH. Thêm vào đó là các NH thanh toán vay mượn lẫn với nhau... Số tiền còn lại dù có đến được với các DN thì cũng không đáng kể. Trong khi đó, như đã biết nền kinh tế của chúng ta vốn phụ thuộc chủ yếu vào vốn tín dụng từ hệ thống NH, mặt khác, trong giai đoạn vừa qua khả năng thanh khoản của người dân, cũng như các DN đã cạn kiệt từ lâu, vì vậy số vốn nhỏ nhoi đến với DN không đủ kích thích kinh tế. Vấn đề mấu chốt hiện nay về chính sách tiền tệ là cần phải nhanh chóng xử lý nợ xấu. Các ngân hàng cũng nên xem doanh nghiệp là bạn đồng hành, cơ cấu lại những khoản nợ nằm trong khả năng và giới hạn an toàn nhất định TS Cao Sĩ Kiêm - nguyên Thống đốc NHNN Giải quyết nợ xấu và hàng tồn kho NHNN dồn dập hạ LS, nhưng DN khó tiếp cận được, theo ông vấn đề ở đây là gì? LS cao hiện nay không còn là trở ngại chính dẫn đến ứ đọng tín dụng. Nó chỉ là một nguyên nhân nhưng không phải nút thắt. Trước hết, chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan, rõ ràng NHNN đã giảm LS rất mạnh, chỉ trong vòng 5 tháng giảm trần huy động LS tiền gửi (ngắn và trung hạn) từ 14%/năm xuống còn 9%/năm để kéo lãi vay từ mức 18-20%/năm xuống còn khoảng 13-14%/năm. Tất nhiên đó là biên độ mà nhà điều hành đưa ra, còn thực tế mỗi một chính sách đưa ra đều có độ trễ của nó.
  • 6. Với tiền tệ, theo tôi độ trễ của nó khoảng vài tháng, bởi đó là thời gian cần để các NH có thể giảm chi phí bình quân huy động vốn rất cao từ thời gian trước. Mà theo tôi biết chi phí này hiện nay tại nhiều NH vẫn còn lên tới cả 12-14%/năm thì làm sao các NH có thể hạ ngay lãi vay trên diện rộng cho nhiều DN, có chăng chỉ là các khách hàng VIP và khách hàng lớn. Vậy theo ông, để cứu DN, cứu nền kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái, chúng ta phải làm ngay những gì để khơi dòng tín dụng? Việc điều hành chính sách tiền tệ kiểu giật cục trong thời gian qua (lãi suất lúc tăng cao, lúc giảm nhanh trong thời gian ngắn) khiến các doanh nhân mất niềm tin, ở vào thế thủ nên không dám đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia Vấn đề mấu chốt hiện nay về chính sách tiền tệ là cần phải nhanh chóng xử lý nợ xấu. Các NH cũng nên xem DN là bạn đồng hành, cơ cấu lại những khoản nợ nằm trong khả năng và giới hạn an toàn nhất định. Mô hình công ty mua bán nợ của NHNN dự định thành lập cũng là một giải pháp, nhưng cần phải đảm bảo được sự minh bạch, công khai, tránh cứu vớt những DN làm ăn không đàng hoàng, không còn khả năng hồi sinh và tránh để lợi ích nhóm cục bộ chi phối. Đối với hàng tồn kho thì sao, thưa ông? Khó khăn lớn nhất của DN hiện nay là hàng tồn kho. Nguyên nhân tồn kho vì sức mua giảm, DN không có đầu ra. Các DN cũng không thể hạ giá thành, vì trước đó phải vay vốn với LS quá cao, nên để tháo gỡ nhà nước phải vào cuộc thật đồng bộ. DN thuộc lĩnh vực nào thì bộ, ngành đó phải tham gia, như nông lâm thủy sản thì Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn phải vào cuộc, xem cần có giải pháp gì để hỗ trợ sức mua, giúp DN có thể giảm giá thành. Các hiệp hội ngành nghề cũng phải vào cuộc, xem DN hội viên của mình khó ở đâu, làm cầu kết nối cho họ... Giải pháp nào cũng cần phải có sự phối hợp, không thể mạnh ai người ấy làm, người ấy đi xin hỗ trợ. Giải phóng được hàng tồn kho, có đầu ra, DN quay vòng được vốn, NH xử lý được nợ xấu mới dám tiếp tục cho vay. PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia: Thôi ngay cách điều hành chính sách kiểu giật cục ! Từ năm 2007 trở về trước, LS huy động của các NH dưới 10%/năm nhưng những năm sau đó liên tục tăng trên mức này, năm 2008, 2011 lên 18%/năm. Việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) kiểu giật cục trong thời gian qua (LS lúc tăng cao, lúc giảm nhanh trong thời gian ngắn) khiến các doanh nhân mất niềm tin, ở vào thế thủ nên không dám đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Cũng trong thời gian qua chính sách tài khoản, CSTT mở rộng làm cung tiền nở khá nhanh, từ mức 40% GDP của năm 2000 tăng lên 120% GDP vào năm 2010; dư nợ tín dụng bình quân của 10 năm trở lại đây tăng 30%, trong khi các nước khác khoảng 10%...
  • 7. Từ các vấn đề trên cho thấy CSTT hiện nay cần hướng đến 3 mục tiêu quan trọng đó là kiềm chế lạm phát, hỗ trợ kinh tế tăng trưởng hợp lý và hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu kinh tế. Trong đó chính sách LS phải được điều hành theo lạm phát lõi, lạm phát cơ bản để có được LS cho vay ở mức 10 - 12%/năm nhằm hỗ trợ khu vực sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn NH trong thời gian tới cần được ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp. Chừng nào NHNN tái cơ cấu xong hệ thống ngân hàng, lúc đó trần LS mới có thể được tháo dỡ. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện nay như một khối u kéo lì nền kinh tế, vì vậy trong giai đoạn này, các giải pháp chấp nhận không nên đặt nhiều vào tăng trưởng kinh tế mà nên tập trung làm lành mạnh “cơ thể” tài chính. T.Xuân (ghi) TS Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: Quan trọng là quản lý nợ xấu Lãi suất giảm nhưng tín dụng tăng trưởng chậm. Để có thể khơi thông tín dụng cho DN, vấn đề quan trọng nhất hiện nay đối với hệ thống NH đó là việc xử lý nợ xấu. Đề án thành lập Công ty mua bán nợ xấu NH đang được soạn thảo để trình Chính phủ trong thời gian tới. Tuy nhiên để các khoản nợ xấu không quay trở lại vào 10 năm tới, hệ thống NH cần công khai minh bạch tình hình tài chính, áp dụng các chuẩn mực về kế toán quốc tế, quản lý rủi ro theo các tiêu chuẩn hiện đại của thế giới. Thanh Xuân (ghi) Ông Trần Thanh Vân - Phó giám đốc Công ty cổ phần Gentraco (Cần Thơ): Hàng không bán được, vay tiền cũng không biết làm gì Từ tháng 1 đến tháng 4.2012, các DN trong đó có Gentraco phải vay với LS khoảng 18-19%/năm, cùng với thị trường đầu ra bị thu hẹp nên DN hầu như làm ăn không có lãi. Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, chúng tôi đã tiếp xúc với nhiều NH để vay vốn nhưng cũng không phải dễ. Duy chỉ có Agribank, NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chấp nhận cho vay mới với LS 13-14%/năm, nên chúng tôi dám đầu tư mở rộng thêm kho gạo với sức chứa 80.000 tấn. Dù vậy theo tôi, trong hoàn cảnh hiện tại, LS cho vay khoảng 12%/năm thì DN biết cách xoay xở khả dĩ mới dám vay. Hiện chúng tôi và nhiều DN đang còn hàng tồn kho nhiều, nếu không giải quyết được, không có hỗ trợ về giá, về sức mua thì DN có vay vốn cũng chẳng biết làm gì. Anh Vũ (ghi) Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: Lãi suất dưới 10% thì các DN mới hoạt động được Trong ngắn hạn, NHNN phải xác lập một hạn mức tín dụng với LS thấp dưới 10% thì các DN mới hoạt động được. Tôi nghĩ rằng với quyền hạn của mình, NHNN hoàn toàn có thể làm được điều này bằng các công cụ tài chính. Về dài hạn, điều tiết lưu lượng tiền ra nền kinh tế thế nào cho phù hợp, tránh việc cung tiền quá nhiều có thể gây lạm phát hoặc quá ít sẽ gây thiểu phát cũng là vai trò của NHNN. Điều này sẽ liên quan đến khả năng dự báo để việc bơm tiền ra và hút tiền vào đạt được hiệu quả
  • 8. theo đúng mục tiêu. Trong công tác điều hành, NHNN phải đẩy mạnh công tác xử lý, giám sát không để xảy ra hiện tượng kiểu như xé rào LS. Điều đó mới đảm bảo được CSTT với mức LS hợp lý đến được với DN nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mai Phương (ghi) Sử dụng mạnh “chiếc gậy” tài khóa Chính sách tài khóa giai đoạn này cần phát huy vai trò nhiều hơn nữa, mạnh hơn nữa đối với tăng trưởng. Chính phủ đã có Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10.5.2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường (NQ 13). Tuy nhiên, các giải pháp trong NQ số 13 như vậy là chưa đủ liều lượng và chưa toàn diện. Chính sách tài khóa như một “chiếc gậy” vừa bẩy vừa đập; một mặt, duy trì và thậm chí tăng thêm nguồn vốn cho những khu vực hoạt động có hiệu quả, tạo nhiều công ăn việc làm; mặt khác hạn chế chi tiêu của ngân sách vào những khu vực không hiệu quả, lãng phí vốn, đầu tư công tràn lan. Phải nhận thấy rõ chính sách tài khóa đúng đắn mới có được vai trò, tác dụng chính trong việc tạo ra và duy trì tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Tài khóa thắt chặt chẳng những có tác dụng kiềm chế lạm phát mà còn góp phần giảm bội chi ngân sách nhà nước, Chính phủ không phải chịu áp lực phát hành trái phiếu để bù đắp bội chi, mặt bằng lãi suất nhờ vậy cũng bớt “nóng”. Khi đó, việc giảm LS tháo gỡ khó khăn cho DN, ổn định thị trường mới có hiệu quả. Không có cách nào để một Ngân hàng trung ương có thể thực hiện tốt việc ổn định được giá cả, lãi suất, tỷ giá... đồng thời với hỗ trợ tăng trưởng sản xuất nếu thiếu sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của chính sách tài khóa. TS Nguyễn Thị Thanh Hương (TBT Tạp chí Ngân hàng) Anh Vũ Kỳ 4: Cắt "sở hữu chéo" trị nợ xấu 05/07/2012 4:05 "Chặn" vốn vào sản xuất, rủi ro hệ thống do tỷ lệ vượt quá giới hạn an toàn... Sức ép giải quyết nợ xấu là có thật. Tuy nhiên, nếu không phân loại nợ xấu và "cắt" tình trạng "sở hữu chéo" ở các ngân hàng (NH), xử lý nợ xấu sẽ rơi vào tình trạng "quýt làm cam chịu" và không "trị" tận gốc căn bệnh này trong hệ thống NH của chúng ta. Sở hữu chằng chịt Theo NHNN, nợ xấu chiếm khoảng 10% trong toàn hệ thống, tương đương với 258.000 tỉ đồng (khoảng 12 tỉ USD). Đây là một tỷ lệ rất cao và rủi ro. Nếu không giải quyết món nợ này, các NH vẫn tiếp tục huy động, nhưng để nuôi nợ xấu chứ không thể cấp vốn cho sản xuất. Nói vậy để thấy, sức ép giải quyết nợ xấu là hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, chúng ta đều biết, bản chất của các NH cổ phần tại VN là sở hữu chéo chằng chịt. Chuyện một cổ đông lớn, một nhóm đầu tư sở hữu cổ phần ở nhiều NH; NH này sở hữu NH kia; các tập đoàn, doanh nghiệp sở hữu NH, thành lập các mô hình công ty cổ phần đầu tư tài chính để làm "sân sau" cho NH... rất phổ biến, gây ra một loạt các hệ lụy.
  • 9. TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia: Minh bạch, công khai các khoản nợ xấu Chúng ta có thể thành lập công ty mua bán nợ xấu thuộc NHNN nhưng để tránh tiêu cực, lợi ích nhóm, hoạt động của nó phải được công khai, minh bạch thông qua việc lập thêm hội đồng liên ngành về xử lý nợ. Vì đáng ngại nhất khi xóa nợ là không thể xóa được tiêu cực. Phải đưa ra tiêu chí, căn cứ cụ thể để mua, xóa nợ. Ví như, DN nợ, thua lỗ do nguyên nhân khách quan (thiên tai, hỏa hoạn, bão lũ, dịch bệnh) thì được khoanh, xóa nợ hoặc với các DN khác, nợ nần do kinh doanh yếu kém, chủ quan, cùng lắm chỉ khoanh lại, không cho vay mới và từ từ đòi nợ. DN nào thấy hỗ trợ cũng không thể phát triển được thì phải chấp nhận cho phá sản, coi như cái giá phải trả cho chương trình tái cơ cấu. TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng: Xử lý nợ tránh làm thất thoát vốn nhà nước Nếu NHNN tính đến phương án mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng yếu kém cần cân nhắc 3 vấn đề: nguồn lực tài chính; hoàn thiện môi trường pháp lý về việc mua bán nợ; và phải tính toán cụ thể mức giá mua và dự kiến sau này thoái vốn như thế nào để đảm bảo không quá thiệt thòi cho vốn ngân sách nhà nước. Phải xây dựng được thị trường mua bán nợ để xử lý khoản nợ được mua lại, vì khi mua chẳng ai muốn ôm cục nợ đó. Bên cạnh đó, NHNN cũng cân nhắc việc cử người tham gia giám sát, điều hành ở các NH thương mại và các công ty này phải có chuyên gia giỏi về xử lý nợ. Công ty mua bán nợ này nên được hoạt động độc lập nhưng phải có sự giám sát của một cơ quan nào đó, như Quốc hội chẳng hạn. Anh Vũ (ghi) Đơn cử, theo quy định, NH không được cho chính người sở hữu vay vốn nhưng nhờ "sở hữu chéo" như nói trên, hầu hết các NH cổ phần đều cho chính chủ của mình vay vốn thông qua việc cho công ty con, công ty trực thuộc, công ty liên đới, công ty bạn, công ty của những công ty con... vay. Vào thời điểm kinh tế tăng trưởng thuận lợi, ai cũng có tiền để quay vòng thì mọi chuyện đều ổn. Nhưng vào lúc kinh tế gặp khó khăn như mấy năm gần đây, nhiều khoản vay này trở thành nợ xấu khi "sân sau" gặp khó khăn không thể trả; thậm chí nhiều khoản nợ xấu, NH cũng không ráo riết thu hồi vì "người nhà vay". Uớc tính của chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, người thành lập NH First Vietnamese-American Bank, NH người Việt đầu tiên tại Mỹ, khoản nợ xấu từ các "sân sau" này chiếm không dưới 25% trong tổng nợ xấu của toàn hệ thống NH, tương đương giá trị 65.000 tỉ đồng. Với bản chất "sở hữu chéo" này, nếu xử lý nợ xấu theo cách mà chúng ta đang đưa ra hiện nay (giãn nợ, gia hạn nợ, mua nợ xấu cho toàn hệ thống NH) sẽ dẫn đến tình trạng tiền thuế của dân được sử dụng để "cứu" các ông chủ NH, các nhóm lợi ích. Không chỉ vậy, "sở hữu chéo" còn đẩy hệ thống NH của ta đến tình trạng cực kỳ rủi ro. Đơn cử theo quy định hiện nay, vốn pháp định tối thiểu của NH phải là 3.000 tỉ đồng. Nhưng với sở hữu chéo, các NH hoàn toàn có thể "lách" thông qua việc vay vốn từ NH này, góp cho NH kia và ngược lại. Cả 2 NH này đều báo cáo tăng vốn, các ông chủ NH cũng tăng sở hữu nhưng thực chất chỉ là tăng ảo. Như vậy, quy định an toàn vốn bị vô hiệu hóa. Cũng có nghĩa là, nếu loại bỏ yếu tố “sở hữu chéo”, vốn thực chất của các NH bị rút xuống thấp hơn nhiều so với con số công bố hiện nay. “Sở hữu chéo” cũng giúp các NH "phù phép" nợ xấu khi cần thiết. Họ có thể chuyển khoản nợ này từ NH này sang NH kia. Thay vì nói là dư nợ cho vay thì gọi là tài sản khác, ủy thác đầu tư... Bằng cách này, không chỉ các quy định
  • 10. nợ xấu bị vô hiệu hóa, NH còn không phải trích dự phòng rủi ro. Tác hại của chuyện "sở hữu chéo" là đổ vỡ. Đó là lý do Mỹ và hầu hết các nước trên thế giới tuyệt đối cấm “sở hữu chéo” trong ngành NH. Không mua nợ "sân sau" Giải quyết nợ xấu là cần thiết nhưng vì sở hữu chằng chịt như phân tích trên, nợ xấu của hệ thống NH nhất thiết phải được phân loại cụ thể trước khi xử lý. Nợ xấu nào nhà nước có thể đứng ra "dọn dẹp" nhằm khơi vốn vào sản xuất; loại nợ xấu nào NH tự chịu trách nhiệm phải tách bạch, rõ ràng để không lấy vốn ngân sách phục vụ nhóm lợi ích. Tiến sĩ Lê Trọng Nhi, chuyên gia tài chính NH, cho rằng không khó để nhận dạng các loại nợ xấu này, vấn đề là NHNN muốn làm hay không. Sử dụng khái niệm "nợ xấu giả" cho loại nợ xấu từ "sân sau" của các NH cổ phần; nợ từ việc cho vay quá số vốn cần thiết ở các dự án công... ông Nhi cho rằng nếu làm đúng, đủ, các loại nợ xấu này đã "ăn cụt" vốn của không ít NH. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cũng khẳng định khi vấn đề nợ xấu được giải quyết trên tầm mức quốc gia, nên tách bạch loại nợ xấu. Những món nợ đúng quy định, với một giới hạn tối đa dựa trên vốn chủ sở hữu của NH cho vay (15% cho một khách hàng có liên quan, và 25% cho nhóm khách hàng có liên quan). Những loại tín dụng đã giúp doanh nghiệp có vốn làm ăn và đóng góp nhiều cho nền kinh tế; Nợ trong trường hợp người đi vay gặp khó khăn thật sự, cần được hỗ trợ hoặc xử lý công bằng và nghiêm túc. Còn những món nợ xấu cho vay trong mối quan hệ chồng chéo, quan hệ "sân sau" thì các NH phải chịu trách nhiệm. "Với loại nợ xấu mà người đi vay là những bên liên quan, đã vay được những món tiền hậu hĩnh với những điều kiện ưu đãi. Nay những người này lại mất khả năng thanh toán lại được nhà nước cứu thì hóa ra cả nền kinh tế đang “vỗ béo” cho các đại gia, các nhóm lợi ích và các NH được sử dụng như là một sân sau của các thế lực tài chính", ông Hiếu nói. Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chính sách công của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, phân tích doanh nghiệp đầu tư sai thì bị siết nợ, NH cho vay sai thì cũng phải chấp nhận phá sản, sáp nhập. Không thể có chuyện, NH kinh doanh có lãi thì hưởng, nhưng nợ xấu cao lại được nhà nước đứng ra dọn dẹp hộ rồi NH đó, các ông chủ NH đó, vẫn tiếp tục tồn tại, tiếp tục là ông chủ. Xử lý nợ xấu từ “sở hữu chéo” là động chạm đến các nhóm lợi ích. Nhưng vấn đề này không chỉ dừng ở nghịch lý việc lấy tiền thuế của dân phục vụ "sân sau" của các NH. Với vị trí độc quyền cung cấp vốn cho nền kinh tế, "sức khỏe" của hệ thống NH có tác động trực tiếp tới sức khỏe nền kinh tế. Nếu vẫn để tình trạng này tiếp diễn, rủi ro hệ thống là rất lớn. Xử lý nợ xấu NH một cách minh bạch, sòng phẳng, công khai để thực hiện quyết tâm tái cơ cấu NH của Chính phủ, người dân đang chờ đợi câu trả lời từ NHNN. TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính: Nguyên tắc là mua nợ xấu giá rẻ Để tiến trình xử lý nợ xấu được nhanh hơn thì có thể thành lập công ty mua bán nợ của quốc gia. Nguyên tắc là mua lại nợ giá rẻ vì DN và NH tạo ra nợ xấu phải chịu thiệt hại do kinh doanh yếu kém. Ngoài ra, chỉ tập trung mua những khoản nợ quan trọng có tác động thúc đẩy kinh tế, tạo sức lan tỏa. Nếu NHNN cho rằng hiện nay nợ xấu khá lớn, là “cục máu đông” gây nguy hiểm cho nền kinh tế, thì không thể để các NH thương mại yếu kém tiếp tục tái cấu trúc theo hướng tự nguyện mà phải can thiệp mạnh, trong đó có sử dụng công cụ công ty mua - bán nợ quốc gia. Mai Phương (ghi)
  • 11. Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (Vafi): Cần thiết thì cho phá sản Việc xử lý nợ xấu trong hệ thống NH đòi hỏi nhanh chóng, cấp bách để dòng vốn trong hệ thống NH được lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên phương án thành lập công ty mua bán nợ xấu NH sẽ ngốn vài năm. Có nhiều giải pháp khác có thể triển khai nhanh được đó là việc tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là cổ đông chiến lược vào các NH yếu kém. Một biện pháp khác là quốc hữu hóa các NH yếu kém. NHNN có thể giao NH yếu kém cho các NH khỏe hơn thông qua việc cho vay tái cấp vốn ưu đãi để tái cơ cấu lại hệ thống NH yếu kém. Còn cho các NH yếu kém sáp nhập lại với nhau hoặc xóa nợ cũng sẽ không giải quyết được vấn đề nội tại của chính họ. Sau khủng hoảng tài chính châu Á, các NH nhỏ, yếu kém gần như biến mất (qua hình thức giải thể, phá sản, thôn tính). Châu Âu cũng vậy, họ chỉ cứu NH lớn, còn NH nhỏ tự để phá sản. Việt Nam cũng nên vậy, những NH nhỏ cần cho phá sản thì phá sản chứ không nên nuông chiều như thời gian qua khi viện dẫn lý do ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi của người dân. Nhà nước không cần bỏ tiền xử lý các khoản nợ xấu NH mà nên có những giải pháp như không đánh thuế thu hút khối tư nhân tham gia vào lĩnh vực mua bán nợ. Thanh Xuân (ghi) Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn: Mua nợ xấu bằng trái phiếu Quá trình tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn theo việc tăng trưởng nợ là điều tất yếu. Việc mua lại nợ xấu thực chất là mua lại các tài sản nên có thể trả bằng trái phiếu có sự bảo lãnh của NHNN hoặc Chính phủ, lãi suất thấp chỉ 1-2%/năm. Chúng ta không chi trả nợ xấu bằng tiền tươi thóc thật nên sẽ không gây áp lực gia tăng lạm phát. Giải quyết được nợ xấu là giúp cho những DN có khả năng tiếp cận được vốn vay mới để hoàn tất các dự án dang dở, góp phần phục hồi kinh tế. Điều quan trọng nhất là phải có cơ chế mua bán nợ công bằng, đảm bảo khách quan và cần thiết phải có sự giám sát của Quốc hội. Mai Phương (ghi) Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank): Vì lợi ích chung Nên lập công ty có thể 100% vốn nhà nước, hoặc cổ phần nhà nước chi phối thông qua NHNN. Các NH có nợ xấu phải đóng góp một phần tiền của mình dưới dạng ký quỹ có hưởng lãi suất, để tạo nguồn vốn hoạt động cho công ty này. Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp, nhưng phải hoạt động dựa trên sự giám sát, thanh tra, kiểm toán thường xuyên. Tất cả tài sản tồn đọng đều sẽ được mua, có cái mua giá cao, cái mua giá thấp. Tất cả mọi thành phần đều phải chịu thiệt, NH, DN và xã hội đều phải chịu thiệt một chút vì cái chung của cả nền kinh tế, để lợi ích tất cả cùng hưởng. Anh Vũ (ghi) Nguyên Hằng Kỳ 5: Quyết liệt tạo kênh dẫn vốn dài hạn 06/07/2012 3:46 Tại VN, ước tính vốn ngân hàng (NH) trong các doanh nghiệp (DN) vẫn chiếm hơn 70% trong khi ở Malaysia, con số này chỉ là 4%, Philippines là 27%, Thái Lan 40%, Indonesia 35%... Sự phụ thuộc vào nguồn vốn NH của DN chỉ có thể cải thiện một khi các kênh dẫn vốn dài hạn phát
  • 12. triển. Thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp DN khi phát hành trái phiếu sẽ chủ động kiểm soát được rủi ro lãi suất chứ không bị động như sử dụng vốn vay từ NH. Nếu vốn vay từ NH chủ yếu là vốn ngắn hạn, chỉ dùng để bổ sung vốn lưu động thì với trái phiếu, DN có nguồn lực để từ đó có thể hoạch định kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn Nguồn vốn huy động từ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là dòng vốn ổn định nhất, với thời hạn có thể lên tới 15 - 20 năm. DN khi phát hành trái phiếu sẽ chủ động kiểm soát được rủi ro lãi suất (LS) chứ không bị động như sử dụng vốn vay từ NH. Nếu vốn vay từ NH chủ yếu là vốn ngắn hạn, chỉ dùng để bổ sung vốn lưu động thì với trái phiếu, DN có nguồn lực để từ đó có thể hoạch định kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn. Dù quan trọng như vậy nhưng cho tới nay, thị trường TPDN của VN hầu như chưa định hình. Thời gian qua chỉ có vài DN lớn, một số tổng công ty, tập đoàn nhà nước phát hành thành công TPDN nhưng hầu hết cũng chỉ là TPDN ngắn hạn từ 1 - 3 năm. Nhận xét về nguyên nhân của tình trạng trên, TS Nguyễn Văn Thuận - Trưởng khoa Tài chính - NH (Trường ĐH Mở TP.HCM) - cho rằng do hành lang pháp lý cho thị trường này còn quá sơ sài. Việc thiếu khung pháp lý, đặc biệt là vấn đề vai trò giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, xử phạt các hành vi vi phạm trong phát hành... đã khiến các nhà đầu tư (NĐT) không yên tâm rằng mình đã được bảo vệ tốt, từ đó họ có tâm lý e ngại, hạn chế tham gia các đợt phát hành trái phiếu của DN. Đây là những điểm quan trọng cần phải khắc phục ngay. Đồng tình với nhận xét này, TS Lê Đạt Chí (ĐH Kinh tế TP.HCM) cũng cho rằng nhà nước phải xây dựng ngay các chính sách bảo vệ NĐT, tạo niềm tin cho họ. Cụ thể là xây dựng điều kiện đối với DN phát hành trái phiếu về quy mô, tính minh bạch thông tin; những quy định về tài sản đảm bảo hay cam kết về dự án đầu tư khi huy động vốn bằng trái phiếu... Song song đó, NHNN cần có những chính sách khuyến khích hệ thống NH thương mại tham gia đầu tư vào TPDN hơn là chủ yếu mang vốn huy động gửi lại ở những NH khác. Nhà nước cũng cần chú trọng phát huy vai trò giám sát tình hình sử dụng vốn huy động từ trái phiếu ở DN một cách thường xuyên. Nâng cấp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Hầu hết các chuyên gia tài chính đều cho rằng cần thiết phải nâng cấp UBCKNN, tách cơ quan này thành một cơ quan độc lập ngang tầm cấp Bộ. Khi đó UBCKNN mới có thể chủ động và linh hoạt hơn trong việc xây dựng các chính sách thúc đẩy TTCK phát triển, có thể phối hợp cùng với Bộ Tài chính và NHNN đưa ra những giải pháp phát triển thị trường vốn trong tương lai. Tại Mỹ, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) độc lập và ngang hàng với NH Trung ương và Bộ Tài chính. Tại Anh, Bộ Tài chính, NH Trung ương và Cơ quan Dịch vụ tài chính - đơn vị quản lý các công ty chứng khoán, NH đầu tư... cũng là 3 đơn vị tồn tại độc lập. Đó là mô hình VN có thể nghiên cứu áp dụng. Từ góc độ cá nhân, ông Trịnh Hoài Giang - Phó chủ tịch Hiệp hội Trái phiếu VN - đề xuất, cần tổ chức hoặc khuyến khích thành lập cơ quan định mức tín nhiệm. Bản thân các DN cũng phải tự nâng cấp về
  • 13. quy mô và uy tín để thu hút được sự tham gia của NĐT mua trái phiếu. Theo ông Giang, 3 yếu tố quan trọng để hình thành và thúc đẩy được thị trường TPDN gồm thông tin minh bạch, sự hấp dẫn của trái phiếu (ví dụ TPDN có LS cao hơn LS của trái phiếu Chính phủ) và tính thanh khoản cao của TPDN. Tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán Tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán (TTCK) thông qua phát hành cổ phiếu (CP), đấu giá cổ phần hóa và đấu thầu trái phiếu Chính phủ 6 tháng đầu năm nay đạt 84.000 tỉ đồng (tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2011). Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) thừa nhận vốn huy động qua phát hành CP đã giảm mạnh khoảng 50% so với cùng kỳ. Theo giấy chứng nhận chào bán CP được cấp thì các DN chỉ huy động được hơn 5.468 tỉ đồng, một con số quá khiêm tốn so với tổng số vốn huy động được 100.000 tỉ đồng trong năm 2010. Huy động vốn của DN từ năm 2001 đến nay đã sụt giảm mạnh do giá CP trên sàn giảm mạnh, NĐT không muốn tiếp tục bỏ vốn vào TTCK. Không huy động vốn được từ TTCK, DN quay lại vay NH. Và do LS NH liên tục cao, DN càng suy kiệt. Tăng tính thanh khoản cho thị trường là việc làm cấp thiết để giúp TTCK khởi sắc, từ đó tạo điều kiện để DN huy động được vốn, giảm được thế bị động này. Theo TS Nguyễn Văn Thuận, muốn vậy, Chính phủ phải ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định LS và giữ lạm phát ở mức thấp. UBCKNN cần tạo sự linh hoạt hơn cho giao dịch của NĐT song song với việc giám sát chặt chẽ hơn việc phát hành CP của các DN niêm yết. Điều đó cũng hạn chế tình trạng phát hành CP bừa bãi, gây ra hiện tượng cung nhiều hơn cầu trong khi hàng hóa không đảm bảo chất lượng, khiến NĐT thất vọng. Ông Johan Nyvene - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán TP.HCM - nhấn mạnh sự quan trọng của việc tăng chất lượng hàng hóa trên TTCK. Theo ông, không phải cứ DN lớn là trở thành một loại hàng hóa tốt trên TTCK mà phải nhìn vào hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận mà nó tạo ra. Một vài DN có quy mô lớn, hoạt động có hiệu quả thì khối NĐT ngoại đã sở hữu ở mức đụng “trần” (NĐT nước ngoài chỉ được phép nắm giữ 49% số lượng CP của DN). Điều này khiến dòng vốn mới khó có cơ hội gia tăng. Điều quan trọng nữa là dù đã có nhiều quy định về minh bạch công bố thông tin nhưng NĐT vẫn chưa thấy yên tâm. Tại nhiều nước như Mỹ, Singapore, thủ tục, quy định cho DN niêm yết trên sàn cực kỳ khắt khe nên DN nào đáp ứng được các chuẩn đó sẽ khiến NĐT yên tâm. Trong khi tại VN, quy định niêm yết vẫn còn khá thấp và chưa phân loại rõ đâu là DN mạnh, DN yếu. TS Lê Đạt Chí nhấn mạnh, cũng giống như các quy định về việc phát hành trái phiếu, cơ quan quản lý nhà nước cần phải nâng điều kiện niêm yết trên sàn đối với các DN. Ví dụ quy định về qui mô DN phải dựa trên vốn chủ sở hữu chứ không phải nhìn theo vốn điều lệ. Quan trọng nhất là phải căn cứ trên doanh số hằng năm của DN. Theo ông Trịnh Hoài Giang, VN cần nhanh chóng xây dựng hệ thống thanh toán, giao dịch và lưu ký hiện đại để có thể tiến tới phát triển các sản phẩm phái sinh trên TTCK. Đồng thời các quy định về giám sát hoạt động của DN, của TTCK cần phải chặt chẽ hơn và tăng cường thực hiện vai trò giám sát của cơ quan quản lý. Cần cho phép hình thành Quỹ đầu tư mở Theo chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển, để phát triển thị trường vốn đầy đủ, cần phải phát triển các định chế tài chính phi NH huy động vốn trung - dài hạn. Cơ quan quản lý cần xây dựng quy chế và
  • 14. giám sát chặt chẽ việc hình thành và hoạt động các định chế tài chính này. Hiện tại VN chỉ mới có các quy định về hoạt động của Quỹ đầu tư đóng (không được phép huy động thêm vốn) nên hạn chế việc huy động vốn và tham gia đầu tư của các quỹ vào DN. Cụ thể cần cho phép hình thành Quỹ đầu tư mở (được huy động thêm vốn trong bất kỳ thời điểm nào) để có cơ chế huy động và tạo thanh khoản mạnh hơn hiện nay. Tiếp theo sẽ hình thành nên các quỹ hưu trí tự nguyện, bảo hiểm y tế tự nguyện, tín thác bất động sản... Các quỹ này có thể gom vốn trong dân đang ở dưới dạng dự trữ bằng vàng, bằng ngoại tệ, hay gửi tiết kiệm nhỏ lẻ thành nguồn vốn quy mô lớn dài hạn tập trung để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, TPDN, CP, tham gia đầu tư phát triển hạ tầng... TS Hoàng Công Gia Khánh - Trưởng khoa Tài chính NH (Trường ĐH Kinh tế - Luật): DN phải tự cải thiện mình Về dài hạn, để DN có thể tham gia hiệu quả trên thị trường trái phiếu, ngoài các giải pháp vĩ mô mà nhà nước phải thực hiện, bản thân các DN phải tự cải thiện mình. Đầu tiên, phải đảm bảo được sự minh bạch về tài chính và đảm bảo độ trung thực, tin cậy đúng nghĩa của báo cáo tài chính. Sau đó, phải thay đổi tư duy khi lập phương án sử dụng vốn, NĐT phải được cung cấp đủ thông tin chính xác để đánh giá, thẩm định dự án đầu tư chứ không thể thực hiện theo kiểu làm “mờ mắt” NĐT như lâu nay. Bên cạnh đó, cơ chế hoạt động của đơn vị thụ ủy trái phiếu (đơn vị được các trái chủ ủy quyền) cũng cần phải quy định rõ ràng. Điều đó khiến cho đơn vị thụ ủy thực hiện đúng và đầy đủ chức năng người đại diện cho các trái chủ nhằm giám sát chặt chẽ các cam kết của DN phát hành trái phiếu. TS Alan Phan - Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa (Hồng Kông): Tạo công cụ giao dịch nhanh chóng Nhiều NĐT nước ngoài đồng ý rằng VN nói chung và TTCK nói riêng có tiềm năng phát triển trong tương lai nhưng ở thời điểm hiện tại thì chưa thể hiện được điều đó. Tại nhiều TTCK khác, NĐT có thể mua bán trong vòng 1 - 2 phút nên việc kiếm lời hay hạn chế lỗ đều dễ dàng thực hiện. Trong khi đó tại VN, sau khi mua phải chờ đến ngày thứ 4 mới có CP để bán. Điều này khiến NĐT e ngại khi giao dịch. Đó là chưa kể thanh khoản của thị trường quá kém khiến lúc muốn bán ra cũng khó. Một điểm nữa là việc khó chuyển từ tiền VN đồng sang ngoại tệ cũng là rào cản khá lớn để thu hút dòng tiền đầu tư trên thế giới vào TTCK VN. Mai Phương (ghi) Ông Võ Hữu Tuấn - Giám đốc Công ty chứng khoán Bảo Việt chi nhánh TP.HCM: Cần có tổ chức bảo lãnh Vấn đề khó của TPDN là tính thanh khoản thấp. Việc phát hành TPDN thành công hay không phải được căn cứ vào một tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm mà hiện nay tổ chức này tại VN chưa có, nên việc mua TPDN vẫn rủi ro cao. Để phát hành TPDN thành công cần phải một hay nhiều NH đứng phía sau DN đó để bảo lãnh, trả LS trái phiếu. T.Xuân (ghi)
  • 15. TS Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: Gấp rút xếp hạng tín nhiệm Thị trường trái phiếu là kênh dẫn vốn quan trọng của DN. Thế nhưng thời gian qua phát triển khá èo uột bởi thành viên tham gia thị trường chỉ có mỗi NH, chưa có sự tham gia của các quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty bảo hiểm... Bộ Tài chính và NHNN cần sớm gấp rút bắt tay vào phát triển thị trường này. Cần nhanh chóng đưa ra được hệ thống xếp hạng tín nhiệm DN để tạo điều kiện cho các DN được phân loại, xếp hạng, từ đó các tổ chức trong và ngoài nước mới biết được “sức khỏe” từng DN, mới dám đầu tư mua trái phiếu. Phải có một hàng hóa “chuẩn” trên thị trường trái phiếu đó là trái phiếu Chính phủ, vì đó là căn cứ để các DN đưa ra mức LS khi phát hành trái phiếu. NHNN và Bộ Tài chính làm sao phối hợp một cách đồng bộ, NHNN điều hành bộ công cụ LS chủ chốt theo đường cong ngắn hạn lãi thấp, dài hạn lãi cao... từ đó mới hình thành được LS chuẩn cho trái phiếu Chính phủ. Thông thường, nếu trái phiếu Chính phủ 10 năm có LS 10%/năm thì DN phát hành trái phiếu sẽ lấy trái phiếu Chính phủ cộng với LS 1,5%, DN nào độ rủi ro cao hơn thì 2%, kém hơn nữa thì 2,5%... Tiến hành phát triển thị trường này bây giờ đã là quá muộn, vì vậy cần phải quyết liệt hơn nữa. A.Vũ (ghi) Mai Phương Kỳ 6: Kích thích tiêu dùng cứu doanh nghiệp 07/07/2012 3:20 Giảm giá hàng tồn kho; đưa hàng hóa về nông thôn, khu công nghiệp; hỗ trợ lãi suất, tăng cường sức cạnh tranh của hàng Việt, đẩy mạnh xuất khẩu... Đó là những đề xuất của các chuyên gia để kích thích sức mua trên thị trường, cứu doanh nghiệp (DN). Gói cứu trợ thuế 29.000 tỉ đồng bao gồm giãn thuế VAT, miễn thuế thu nhập DN, miễn thuế thu nhập cá nhân bậc 1... để tăng sức mua, hỗ trợ DN, đúng như dự báo chỉ như muối bỏ biển. Các DN hầu như không cảm nhận được sự tiếp sức này. Bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Việt Á thẳng thắn nói, gói hỗ trợ thuế, hay cứu trợ gì đó, DN có được gì đâu mà hỏi. Họ bảo giúp DN vừa và nhỏ, tôi cũng có DN vừa và nhỏ nhưng có được hỗ trợ gì đâu. Giãn thuế VAT thì giãn xong rồi mấy tháng cũng phải nộp. Còn thuế thu nhập, DN làm gì có lãi mà miễn. Cũng theo bà Loan, ngân hàng (NH) hô hào hạ lãi suất (LS), cơ cấu lại nợ nhưng thực tế DN không vay được: “Nói LS 13%/năm nhưng chúng tôi vẫn vay 17-18%, ngoài lãi còn có phí. DN tự cứu mình thôi”, bà Loan ngao ngán. Ông Trần Chí Gia - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP may Meko có trụ sở tại KCN Trà Nóc (Cần Thơ) cũng thừa nhận, thuế như "một cái gì đó" mãi ở đằng xa, DN không với tới. “Chúng tôi không trông chờ gì vào gói hỗ trợ vì thực tế có hàng trăm nghìn DN mà chỉ có mấy nghìn tỉ đồng. DN phải có doanh thu, lợi nhuận thì mới có giá trị, đằng này đang khó khăn như thế thì chẳng thấm vào đâu cả. Điều chúng tôi mong muốn là giải phóng hàng tồn kho, tìm hợp đồng, thị trường, đơn hàng”, ông Gia đề xuất.
  • 16. Vấn đề cấp bách hiện nay là giải phóng hàng tồn kho để cứu các DN. Với một đất nước 85 triệu dân, không thiếu sức mua, vấn đề ở chỗ biện pháp nào để kích thích tiêu dùng trong nước TS Lê Đình Ân TS Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) cho rằng, con số hỗ trợ thuế vừa qua quá ít, quá nhỏ, không tương xứng với khó khăn của DN. Theo chuyên gia này phải tăng thêm tiền hỗ trợ, giảm thuế thu nhập hiện đang ở mức 25% xuống. Vì ở các nước, thuế suất chỉ khoảng 15%, mức 25% ở VN là quá cao. Ngoài ra, phải phân bổ thuế cho từng nhóm ngành, không cào bằng. Như bất động sản thuế suất có thể từ 25-30%, còn nông lâm thủy sản, lương thực phải giảm xuống. Việc chỉ định 5 NH cho vay hỗ trợ LS giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông - thủy sản của NHNN cũng hạn chế việc tiếp cận sự hỗ trợ của DN. Theo các chuyên gia, việc này đã không thực sự tạo sự công bằng cho các đối tượng được hỗ trợ. Bởi không phải DN nào, hộ sản xuất nào cũng quan hệ tín dụng với 5 NH này trong khi hệ thống có 37 NH thương mại, 5 quốc doanh. Nghịch lý là, nhóm G14 chiếm tới 90% thị phần mà NHNN không cho tất cả tham gia để mọi đối tượng đều được hỗ trợ một cách bình đẳng nhất. Giải phóng hàng tồn Ông Ân cho rằng, vấn đề cấp bách hiện nay là giải phóng hàng tồn kho để cứu các DN. Với một đất nước 85 triệu dân, không thiếu sức mua, vấn đề ở chỗ biện pháp nào để kích thích tiêu dùng trong nước. Trong khi, chính sách vừa qua được làm quá manh mún, hời hợt. “Chúng ta đi tổ chức hội chợ thương mại hàng chất lượng cao tại các đô thị, TP lớn thì chỉ có số ít ỏi người thu nhập cao mua được, vì hàng đó là hàng giá cao. Trong khi các khu vực nông thôn, vùng núi, huyện, xã và các KCN gồm những người dân nghèo, công nhân lao động thì không thấy hội chợ, không thấy bán hàng giá rẻ”, TS Ân nói. Để đẩy được hàng tồn, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư khẳng định, cần phải hỗ trợ mạnh hơn cho xuất khẩu. Ông tỏ ra bức xúc khi mà suốt những năm qua công tác quy hoạch, kế hoạch lôm côm, DN đi tìm kiếm thị trường được chăng hay chớ khiến hàng hóa chất lượng thấp, không cạnh tranh được, đơn hàng bập bõm, kinh tế khó khăn là bị mất hết hợp đồng, đối tác. Nguyên nhân do nhà nước thiếu định hướng, thiếu quy hoạch và dự báo kém khiến hàng hóa làm ra cầu vượt cung, lúc khó khăn bị chất đống trong kho không xuất khẩu được. Người nông dân sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi cũng chẳng khá hơn gì bởi sự thiếu định hướng này. “Ai khổ hơn người nông dân sản xuất khi mà họ chỉ biết trồng trọt, chăn nuôi. Thấy dừa lên giá thì trồng dừa, mất giá thì chặt hàng loạt. Nhà nước phải quy hoạch, phải có kế hoạch giúp đỡ họ trồng gì, nuôi gì thì cung mới đáp ứng đủ cầu, người nông dân đỡ rơi vào cảnh tắm bằng nước dừa”, ông nói. Ngoài ra, cần phải hỗ trợ giá, giảm mạnh LS các khoản vay để giảm giá thành hàng hóa. Đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng chủ lực của Việt Nam. “Nhà nước nên giảm mức LS cho vay về mức thấp nhất 0% hoặc chỉ vài %, hỗ trợ cho các DN có điều kiện giảm được giá bán, giải quyết hàng tồn”, TS Doanh kiến nghị thêm.
  • 17. Ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Thép Việt: Quan trọng nhấtlà tạo cầu Vấn đề quan trọng nhất hiện nay phải là tạo cầu bằng nhiều các chính sách khác nhau. Đơn cử như ngành thép cần thị trường để tiêu thụ hàng tồn kho cho DN, có thể thông qua biện pháp tập trung vốn, giải ngân các dự án trọng điểm, để tạo nguồn cầu tiêu thụ cho mặt hàng thép. NHNN đã có động thái hạ LS khá mạnh, nhưng thực tế các DN nhỏ không tiếp cận được. Ngoài ra, DN trong nước đang phải cạnh tranh rất lớn với hàng nhập, với DN FDI... Để cứu DN lúc này, quan trọng nhất vẫn là kích cầu, khơi thông đầu ra cho sản phẩm của DN, tiếp theo là LS rẻ và dễ tiếp cận hơn. Bà Đặng Phương Dung - Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may VN (VITAS): Tháo gỡ khó khăn đầu vào Gói 29.000 tỉ đồng tập trung chủ yếu vào gia hạn thuế, chậm nộp thuế cho các DN nhỏ và vừa. Như năm ngoái 2011, DN có lãi một phần, nên chính sách giãn thuế thu nhập DN được dùng để bù đắp cho việc tăng lương của công nhân, giải quyết một phần khó khăn cho DN. Nhưng năm nay các DN đang rất khó khăn rồi, khả năng nộp thuế được rất hiếm, vì đa phần DN lỗ, nên giải pháp này không giải quyết được vấn đề. Thứ hai, khó khăn lớn với nhiều DN sản xuất hiện nay, trong đó có ngành may mặc là chi phí đầu vào như lương công nhân, điện, nước đều tăng, làm tăng giá thành, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Ngay như thuế bảo vệ môi trường đánh vào túi ni lông (chiếm 5% giá thành sản phẩm dệt may) dù bất cập, nhưng cũng chưa có hướng giải quyết hỗ trợ cho các DN. Tháo gỡ khó khăn cho DN phải là gỡ ngay từ đầu vào, trước mắt hạn chế việc tăng giá mọi chi phí đầu vào không cần thiết. Mai Hà (ghi) Ông Nguyễn Hữu Quang -Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội: Giải ngân nhanh vốn đầu tư 6 tháng cuối năm Việc quan trọng nhất của DN hiện nay là vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tức đầu ra cho sản phẩm. Các chính sách vĩ mô lâu nay có phần tạo ra những nhu cầu giả tạo, thí dụ nhu cầu về bất động sản, về chứng khoán... Cung dựa trên cầu giả tạo thì đến một lúc nào đó sẽ dẫn đến khủng hoảng. Nên cần có cơ chế, chính sách phù hợp để tạo ra cầu tiêu dùng một cách thực sự. 6 tháng đầu năm nay, việc giải ngân trong tổng số 225.000 tỉ đồng đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ cho năm 2012 cũng mới chỉ đạt gần 80.000 tỉ đồng (chỉ hơn 1/3 vốn dự kiến) do quy trình, thủ tục giải ngân chậm, tiền bơm vào lưu thông ít có dẫn tới hàng tồn kho tăng lên. Việc giải quyết, tháo gỡ các nguyên nhân gây chậm trễ giải ngân, thúc đẩy giải ngân nhanh nguồn vốn cho đầu tư phát triển này trong 6 tháng cuối năm sẽ góp phần khơi thông nguồn vốn, làm cho bức tranh kinh tế sẽ sáng sủa hơn. Bảo Cầm (ghi) Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM: Hỗ trợ trực tiếp DN vay vốn
  • 18. Hiện nay chúng tôi đang triển khai hình thức hỗ trợ trực tiếp đến DN vay vốn. Các DN gửi yêu cầu về vốn cho Hội DN trẻ, UBND quận, NHNN... Yêu cầu này sẽ ngay lập tức được chuyển đến cho khoảng 5 NH thương mại trên địa bàn như Vietinbank chi nhánh TP.HCM, BIDV TP.HCM, Đông Á, Sacombank, Phương Đông, Vietcombank TP.HCM. Hoặc các DN gửi trực tiếp về các NH này. Mô hình này đang được thực hiện trên địa bàn Q.Tân Bình và đầu tuần tới 11 DN ký hợp đồng tín dụng với NH để vay 60 tỉ đồng. Tuy nhiên việc nguồn vốn của DN chỉ là một vấn đề, các vấn đề còn lại là đầu ra của DN. Do đó cần có chính sách kích cầu tiêu dùng, các chính sách hỗ trợ phá băng trên thị trường bất động sản để từ đó nguồn vốn chảy ra lưu thông. T.Xuân (ghi) Ông Diệp Thành Kiệt - Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày VN Đàm phán các hiệp định thương mại cho xuất khẩu Trong ngắn hạn làm sao để khôi phục sức mua là điều quan trọng nhất. Nhưng dài hạn, đối với các DN xuất khẩu, ai có lợi thế thì người đó sẽ cạnh tranh được, nhất là trong thời điểm khó khăn chung hiện nay. Ví dụ nếu chúng ta có những hiệp định thương mại với các nước thì hàng hóa xuất khẩu đi sẽ được thuận lợi hơn, không bị nhiều rào cản kỹ thuật. Thế nhưng hiện nay VN chưa có nhiều hiệp định thương mại song phương này, ngay cả đối với những thị trường chính trong xuất khẩu của VN như Mỹ, châu Âu. Do đó hàng hóa của chúng ta rất dễ đối diện với việc bị kiện chống bán phá giá, bị áp thuế cao... Chúng ta phải xây nhà cho thoáng để DN đủ sức cạnh tranh chứ không bị chèn ép trong một cái nhà bé tí tẹo và không đủ dưỡng khí. Mai Phương (ghi) Cần có NH xuất nhập khẩu đúng nghĩa Theo TS Lê Đình Ân, đã đến lúc Chính phủ cần phải có cách ứng xử “nhiệt tình” hơn với xuất khẩu, phải thành lập một NH xuất nhập khẩu mang đúng nghĩa của nó. Tại nhiều nước, nhờ có NH này hỗ trợ nên hàng hóa của DN có chi phí rẻ hơn, giá thành thấp hơn VN như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. NH này thể hiện vai trò hỗ trợ về vốn, LS theo định hướng của Chính phủ; làm cầu nối, xúc tiến các thị trường xuất khẩu, phát triển thị trường cũ cho các DN; thực thi chính sách vĩ mô của Chính phủ, định hướng xuất khẩu theo kế hoạch.
  • 19. “Không thể như hiện nay, hàng chục NH ai cũng làm xuất nhập khẩu, mà chỉ có nghiệp vụ tài trợ, chứ không hỗ trợ gì đáng kể. Các DN phải vay với LS thị trường rất cao, tự bơi tìm kiếm thị trường mới. Trong khi Trung Quốc hỗ trợ cho DN xuất khẩu LS 0%, hàng hóa hết sức rẻ, cạnh tranh được. NH xuất nhập khẩu này sẽ hỗ trợ DN mạnh dạn đổi mới công nghệ sản xuất hiện đại, thì hàng hóa mới chất lượng, giảm giá thành, giảm chi phí, bớt nhân công, bớt lao động, bớt làm thủ công để tăng sức cạnh tranh”, TS Ân kiến nghị. Anh Vũ