SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 29
Downloaden Sie, um offline zu lesen
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1                   TỔNG QUAN ............................................................................ 2
    1.1         Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 2
    1.2         Lịch sử vấn đề......................................................................................................... 3
    1.3         Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
    1.4         Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
    1.5         Kết cấu .................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2   CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG
CÁC CƠ QUAN CÔNG SỞ, CÁC KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
VÀ CÁC HỘ GIA ĐÌNH...................................................................................... 4
    2.1      Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các cơ quan, công sở:.............. 4
       2.1.1       Giải pháp kỹ thuật:........................................................................................... 4
       2.1.2       Giải pháp hành chính, quản lý: ........................................................................ 6
    2.2      Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các khu vực hành chính sự
    nghiệp: ................................................................................................................................. 7
       2.2.1       Việc sử dụng máy điều hoà nhiệt độ (ĐHNĐ): ............................................... 8
       2.2.2       Hạn chế hoặc cấm các sử dụng điện ngoài mục đích công tác: ....................... 8
       2.2.3       Quy định ngắt điện ổ cắm sau giờ làm việc:.................................................... 9
       2.2.4       Bố trí độ chiếu sáng hợp lý ở các phòng làm việc: ........................................ 10
       2.2.5       Tiết kiệm điện thông qua biện pháp chế tài: .................................................. 10
    2.3      Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình:................................. 10
       2.3.1       Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện: .................................................................... 11
       2.3.2       Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa học: .................................................................. 13
       2.3.3       Điều chính thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình:................................... 15
    2.4      Tổng kết ................................................................................................................ 22
CHƯƠNG 3                   HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA............................................. 23
    3.1         Cấu trúc ................................................................................................................ 23
    3.2         Nhiệm vụ, chức năng ........................................................................................... 24
CHƯƠNG 4                   TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM – EVN ....................... 25
    4.1      Nhiệm vụ, chức năng ........................................................................................... 25
    4.2      Cấu trúc Tập đoàn Điện lực Việt Nam .............................................................. 26
    4.3      Triết lý kinh doanh:............................................................................................. 26
       4.3.1      Mọi hành động của EVN đều hướng tới con người, vì con người. ............... 26
       4.3.2      EVN luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tận tâm với công việc, tận
       tụy với khách hàng......................................................................................................... 27
       4.3.3      EVN cam kết tôn trọng luật pháp, hành động khách quan, trung thực, công
       tâm và minh bạch ........................................................................................................... 27
       4.3.4      Sức mạnh trong mọi hành động của EVN là sự đồng thuận và trí tuệ tập thể.
                  27
       4.3.5      EVN phấn đấu để xứng đáng với niềm tin của đất nước và nhân dân........... 27




                                                                                                                                             1
CHƯƠNG 1              TỔNG QUAN
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
      Năm 2011, nền kinh tế đã dần hồi phục sau khi bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhu
cầu điện dùng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ngày càng tăng, dự báo phụ tải tăng cao.
Trong khi đó, các hồ thuỷ điện lớn có lượng nước tích trong hồ thấp hơn mực nước dâng bình
thường so với trung bình nhiều năm, không đủ nước để phát ñiện (công suất các nhà máy thuỷ
ñiện chiếm khoảng 40% tổng công suất đặt của hệ thống điện); các nhà máy điện trong tổng số
sơ đồ VI vào chậm (đến cuối năm 2010, chỉ đưa vào vận hành trên 65% tương đương với trên
8.400MW so với dự kiến 14.600MW, trong đó Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đạt được
khoảng 6.280MW); một số nhà máy nhiệt điện mới đưa vào vận hành không ổn định, một số
nhà máy khác do phải huy động trong thời gian dài phải đưa ra để sửa chữa, bảo dưỡng định
kỳ; mặt khác, giá điện duy trì ở mức thấp và chậm thay đổi nên không thu hút đầu tư vào
nguồn điện. Mặc dù EVN đã nổ lực huy động các nguồn điện, mua điện từ các nhà máy phát
điện ngoài EVN và từ Trung Quốc với giá cao, song năm 2011 và những năm đến được dự báo
tình hình nguồn điện có thể sẽ còn gặp khó khăn trong việc bảo đảm cung cấp điện trong các
tháng mùa khô, nhất là khi gặp hạn hán kéo dài, không đủ nước cho các nhà máy thủy điện
phát điện.
      Mặc dù vậy, trước thực trạng đó việc sử dụng điện năng cho tiêu dung của khách hàng lại
chưa thật sự tiết kiệm và thiếu tính hiệu quả nghiêm trọng (5 năm qua 2006 ÷ 2010, điện
thương phẩm của EVN tăng hơn 13,7% trong khi GDP tăng 6,91%, như vậy cứ tăng 1 lần GDP
thì cần phải tăng 2 lần điện năng, hệ số đàn hồi này là khá cao với các nước trong khu vực là
1,5 lần; với Trung Quốc chỉ hơn 1 lần …)
      Do vậy, vấn đề sử dụng điện như thế nào, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả ngay trong lúc này
là một hành động thiết thực và cần thiết để trước hết đem lại lợi ích cho bản thân người tiêu
dùng và cho toàn xã hội. Trước thực thế đó, với vốn kiến thức đã học cũng như tìm tòi tại liệu
chúng em đã lựa chọn đề tài “GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG CÁC CƠ
QUAN CÔNG SỞ, CÁC KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP VÀ GIA ĐÌNH ” làm bài báo cáo
của mình.


Sinh viên thực hiện
   •   Hoàng Anh Dũng - KTCN K55
   •   Đào Thị Duyên – KTCN K55
   •   Dương Hải Vũ – KTCN K55
   • Hoàng Thị Liên - TCNH 2 K55
Giáo viên hướng dẫn: Lê Việt Tiến – Bộ môn: Hệ thống điện




                                                                                            2
1.2 Lịch sử vấn đề
      Tiết kiệm điện năng là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của đất
nước. Vấn đề này đã được nhiều người nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau như KSC
Trương Quốc Thành với đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng mô hình tiết kiệm năng luợng trong hệ
thống chiếu sáng công cộng tại thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An”, Đỗ Bình Yên với đề tài
“Đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng và xây dựng mô hình tiết kiệm năng lượng điển hình
cho nghành luyện kim địa phương ” , Nguyễn Thành Phương - sinh viên Đại học Bách Khoa
TP.HCM với đề tài “hệ thống quản lý tiết kiệm thông minh”… Nhìn chung các đề tài đều đưa
ra được các mô hình tiết kiệm điện năng theo nhiều hướng khác nhau. Nhưng giải pháp đơn
giản sử dụng tiết kiệm điện năng trong các cơ quan công sở, các khu hành chính sự nghiệp và
các hộ gia đình là một vấn đề mới. Do đó thông qua bài báo cáo này, nhóm chúng em mong
muốn xây dựng thêm những giải pháp tiết kiệm điện năng đơn giản, giảm thiểu được chi phí
trong việc sử dụng điện.

1.3 Phạm vi nghiên cứu
       Do thời gian và năng lực còn hạn chế nên nhóm chúng em chỉ tập trung nghiên cứu các
giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các cơ quan, công sở, các khu hành chính sự nghiệp và
các hộ gia đình.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
       Bài báo cáo sử dụng các phương pháp:
   •    Phương pháp phân tích, tổng hợp
   •    Phương pháp thống kê

1.5 Kết cấu
   •    Mục lục
   •    Chương 1: Tổng quan
   • Chương 2: Các giải pháp sử dụng tiết kiệm điện trong các cơ quan, công sở, các khu
   vực hành chính sự nghiệp và các hộ gia đình
   •    Chương 3: Hệ thống điện quốc gia
   •    Chương 4: Tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN
   •    Kết luận
   •    Tài liệu tham khảo




                                                                                          3
CHƯƠNG 2 CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN
  TRONG CÁC CƠ QUAN CÔNG SỞ, CÁC KHU VỰC HÀNH
  CHÍNH SỰ NGHIỆP VÀ CÁC HỘ GIA ĐÌNH
2.1 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các cơ quan, công sở:
      Tiết kiệm nói chung và tiết kiệm điện nói riêng là vấn đề Quốc sách, phải thực hiện lâu
dài trong suốt quá tình tiêu thụ điện, chứ không phải chỉ thực hiện vào lúc thiếu điện. Tại các
cơ quan, công sở hành chính sự nghiệp đều thấy những dòng chữ được dán ngoài cửa hay trong
phòng làm việc như: “Tắt điện khi ra khỏi phòng”, “Tận dụng ánh sáng tự nhiên, giảm đèn
chiếu sáng không cần thiết”, “Không sử dụng điều hòa khi thời tiết không quá nóng”,“Hạn chế
50% đèn chiếu sân, hành lang, hàng rào, biển hiệu”, “Không dùng điện cho các khu vui chơi
thể thao vào các giờ cao điểm chiều” v.v.. Ở đâu cũng rộn ràng việc tuyên truyền ý thức gương
mẫu tiết kiệm điện trong cán bộ, công nhân viên tại nơi làm việc và gia đình. Mặc dù vậy, tại
nhiều cơ quan, công sở hiện nay, vẫn còn tình trạng cán bộ, nhân viên mặc sức xài điện. Ngoài
việc dùng “thả cửa” thiết bị điện trong phòng làm việc, không ít các cơ quan cấp tỉnh, cấp
huyện, vào mùa hè, sau giờ làm việc, cán bộ, nhân viên tụ tập đánh cầu lông đến khuya với
những bóng đèn công suất 500W. Điện "phục vụ" ngoài giờ được lấy từ tiền Nhà nước. Trách
nhiệm về việc tiết kiệm điện trong các cơ quan hành chính sự nghiệp gần đây đã được triển
khai rộng khắp. Song, một số nơi chưa nghiêm túc thực thi, thể hiện qua việc vẫn đun nấu bằng
thiết bị điện trong khu vực cơ quan, ra khỏi phòng làm việc hay “quên” tắt quạt, tắt điều hòa
nhiệt độ..
      Thực tế, biện pháp khống chế khối hành chính sự nghiệp về thực hiện tiết kiệm điện vẫn
chưa đủ sức nặng, vì vậy việc sử dụng điện lãng phí diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở các công
sở. Đã đến lúc các cấp, các ngành liên quan cần có biện pháp để chấn chỉnh, đẩy mạnh việc
tuyên truyền về ý thức thực hành tiết kiệm điện, tăng cường biện pháp hành chính, thậm chí xử
phạt đối với cán bộ, nhân viên lãng phí điện. Để cho việc thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ
quan, công sở có hiệu quả lâu dài và ổn định, ta cần tiến hành có bài bản trên 2 giải pháp: giải
pháp kỹ thuật và giải pháp hành chính.

2.1.1    Giải pháp kỹ thuật:
        Ta biết rằng điện sử dụng trong các cơ quan, công sở không phải là điện tiện phí trong
sinh hoạt gia đình mà là điện phục vụ cho sự làm việc, công tác của CBCNV trong cơ quan. Vì
vậy, giải pháp kỹ thuật về tiết kiệm điện phải vừa đảm bảo tiết kiệm điện có hiệu quả, lại vừa
đảm bảo môi trường làm việc có hiệu quả của CBCNV trong cơ quan, công sở. Các bước tiến
hành như sau:




                                                                                              4
2.1.1.1 Khi tiến hành tiết kiệm điện việc đầu tiên là phải tổ chức kiểm tra nắm tình hình sử
         dụng điện trong toàn cơ quan hiện nay:
    • Tình hình bố trí các trang thiết bị điện: đèn, quạt, vi tính, điều hoà nhiệt độ. .. (hợp lý,
       lãng phi theo các tiêu chuẩn của đơn vị công tác).
   •   Tình hình tận dụng ánh sáng tự nhiên và không khí mát tự nhiên.
   •   Tình hình sử dụng các trang thiết bị điện (đèn, quạt,điều hoà nhiệt độ, máy photocopy,
       máy in, máy vi tính v.v...) của cán bộ trong cơ quan.
   •   Tình hình mạng lưới điện trong toàn cơ quan: đoạn dây nào quá tải, đoạn dây nào cũ
       nát dò điện, các mối nối, tiếp xúc cầu dao, cầu dao xấu phát nóng gây tổn thất điện, để
       thay, để sửa.

2.1.1.2 Đánh giá tình hình sử dụng điện qua kiểm tra và đề ra giải pháp kỹ thuật tiết kiệm
        điện.
    • Mở rộng hoặc mở thêm các cửa sổ và lắp kính kể cả trần (nếu có thể) để tận dụng tối đa
       ánh sáng tự nhiên.
   •   Thay tất cả các bóng đèn tròn sợi đốt (nếu có) bằng đèn compact hoặc đèn ống huỳnh
       quang để tiết kiệm điện.
   •   Thay bóng đèn ống neon thế hệ cũ 40W, 20W bằng bóng đèn ống neon thế hệ mới
       36W, 18W và thay chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử để tiết kiệm điện (khi thay một
       chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử của đèn 40W, ta tiết kiệm được mỗi giờ 4Wh và
       cho lười điện 12,9Wh do không phải chuyên chở điện phản kháng).
   •   Lắp máng, chảo chụp ở các đèn còn thiếu để tăng độ phản chiếu ánh sáng và điều chỉnh
       lắp đèn ở độ cao thích hợp để có độ phản chiếu ánh sáng cao. Thực hiện mỗi đèn một
       công tắc đóng, mở.
   •   Thực hiện hai chế độ ánh sáng trong phòng: ánh sáng đi lại sinh hoạt và ánh sáng làm
       việc. Dùng đèn ống neon treo trên tường đủ ánh sáng đi lại cho sinh hoạt và đèn bàn
       compact cho mỗi bàn làm việc của cán bộ (chỉ bật khi làm việc) Bố trí chiếu sáng này
       sẽ tiết kiệm được nhiều điện năng.
   •   Ở các phòng có đặt máy điều hoà nhiệt độ cần:
                Củng cố lại độ kín của các cửa sổ
                Lắp bộ tự động đóng lại cho cửa ra vào
                Bố trí lại máy điều hoà nhiệt độ (nếu cần) để lợi dụng tối đa luồng không khí
                mát bên ngoài
                Máy điều hoà nhiệt độ chỉ được đặt ở 25 – 27 oC. Ở những phòng có lắp
                nhiều máy điều hoà nhiệt độ thì bật điện từng máy đặt ở nhiệt độ 25 – 27 o C,
                nếu sau 1/2 tiếng không khí trong phòng đạt được 25 – 27 oC thì thôi. Các
                máy dư thừa được tháo đi.
   •   Giảm 50% độ sáng của các hành lang, nhà vệ sinh và thay vào đó các đèn compact 9W.

                                                                                                5
•    Mạng lưới điện trong cơ quan
                Thay các đoạn dây bị quá tải (nếu có) bằng dây có tiết diện lớn hơn.
                Thay các đoạn dây cũ, nát, rò điện bằng dây mới cùng tiết diện.
                Sửa chữa các mối nối, các chỗ tiếp xúc ở cầu dao, cầu trì, phích cắm bị phát
                 nóng quá mức.
   • Treo công tơ phụ cho từng phòng, ban trước khi tiến hành các biện pháp tiết kiệm đến
   để biết được mức tiêu thụ đến của từng phòng ban trước và sau khi tiến hành các biện pháp
   tiết kiệm điện và sau này để giao chỉ tiêu điện năng tiêu thụ hàng tháng chơ từng phòng
   ban.

2.1.2  Giải pháp hành chính, quản lý:
     Giải pháp hành chính là xây dựng một nội quy sử dụng đến trong cơ quan, công sở, nhằm
buộc CBCNV trong cơ quan phải có ý thức, nhiệm vụ và trách nhiệm tiết kiệm đến, đảm bảo
cho việc tiết kiệm điện vào nề nếp, ổn định và lâu dài. Nội dung của nội quy bao gồm:

2.1.2.1 Quy định các chế độ và thời gian sử dựng các trang thiệt bị trong cơ quan :
    • Các trang thiết bị điện trong các phòng ban khi không có người làm việc ở trong phòng
    đều phải cắt hết điện.
   •   Các đèn bàn trên các bàn làm việc chỉ được bật khi đang làm việc (đọc công văn giấy
   tờ, đánh máy vi tính ...)
   •    Đèn hành lang, bảo vệ chỉ được:
                 về mùa hè: bật vào 19h tắt vào 5h sáng.
                 về mùa đông: bật vào 18h tắt 6 giờ sáng.
   • Điều hoà nhiệt độ chỉ được sử dụng vào mùa hè và đặt ở chế độ nhiệt độ 25 oC-27 oC
   và phải cắt điện khi không còn người làm việc trong phòng hoặc hết giờ làm việc và giao
   phòng HLQT quản lý nhiệt độ đặt ( 25 – 27 oC) này.
   • Máy vi tính chỉ được sử dụng cho công việc cơ quan, xong công việc phải cắt điện,
   không được dùng việc khác cá nhân (chơi cờ, theo dõi cổ phiếu, chứng khoán vv...).
   • Máy photocopy, máy in chỉ được sử dụng cho công việc của cơ quan, không được dùng
   cho việc riêng cá nhân. Song hết một công việc phải cắt điện, không được để ngâm điện.
   •    Máy tăng giảm điện áp hạ áp (survolteur ) dùng cho các thiết bị điện có điện áp ổn định
   như máy tính (nếu có) phải cắt điện ra khỏi mạng điện áp lưới điện đã đủ và ổn định.
   •    Cấm đun nấu bằng điện trong cơ quan.
   •    Cấm dùng tủ lạnh trong cơ quan.
   • Giao chỉ tiêu định mức điện năng tiêu thụ điện năng hàng tháng. Mùa đông và mùa hè
   cho từng phòng ban và toàn cơ quan trên cơ sở tiết kiệm 10% so với trước và trên cơ sở đã
   thực hiện các giải pháp kỹ thuật về tiết kiệm điện.


                                                                                             6
• Các trưởng phòng ban có trách nhiệm quản lý chỉ tiêu điện năng tiêu thụ hàng tháng
   của phòng ban mình theo công tơ phụ điện treo ở phòng ban mình và phải chịu trách nhiệm
   về chi tiêu này.
   • Trưởng phòng (chánh VP) có trách nhiệm quản lý chỉ tiêu định mức điện năng hàng
   tháng ở công tơ toàn cơ quan và chịu trách nhiệm về chỉ tiêu này.

2.1.2.2 Chế độ kiểm tra theo dõi:

   • Phòng Hành chính quản trị có trách nhiệm thường xuyên hàng ngày kiểm tra theo dõi
   việc sử dụng các trang thiết bị theo các chế định thời gian quy định trong nội quy của cơ
   quan và thông báo trên bảng đen của cơ quan:
                  Hàng tuần: về vi phạm chế độ và thời gian sử dụng các trang thiết bị điện
                  của các phòng ban.
                  Hàng tháng: về vi phạm chi tiêu định mức điện năng được giao của các
                  phòng ban.
   •   Bất thường hoặc định kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng) tổ chức kiểm tra tập thể (bao gồm
       phòng HLQT + Công đoàn + Đảng uỷ) toàn cơ quan để đánh giá, uốn nắn, phê bình và
       tổng kết cho việc thưởng phạt thi đua về tiết kiệm điện. Việc kiểm tra tập thể này phải
       lập thành văn bản, báo cáo lãnh đạo và thông báo cho toàn cơ quan biết.

2.1.2.3 Chế độ thưởng phạt và động viên thi đua:

   • Thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt trong việc tiết kiệm điện.
   • Những sáng kiến về tiết kiệm điện có hiệu quả trong cơ quan, đều phải khen thưởng kịp
   thời và áp dụng ngay.
   • Việc thưởng phạt về tiết kiệm điện phải dựa vào việc chấp hành các chế độ sử dụng,
   các trang thiết bị điện trong nội quy, quy định và chỉ trên định mức tiêu thụ điện năng được
   giao.

2.2 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các khu vực hành chính
    sự nghiệp:
      Có rất nhiều biện pháp tiết kiệm điện trong khu vực hành chính sự nghiệp. Cơ thể kế ra
hàng loạt như: không được đun nấu trong khu vực cơ quan, ra khỏi phòng làm việc phải tắt
quạt, tắt điều hoà nhiệt độ v.v.... Những biện pháp này đã được nói nhiều trên các phương tiện
truyền thông đại chúng những hiệu quả chưa được cao vì các quy định đề ra không có sự giám
sát thường xuyên và các giải pháp kỹ thuật thì lại đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Nếu tính
cả vốn đầu tư thì hiệu quả tiết kiệm không được như báo chí đã công bố (vì trên sách vở, báo
chí, người ta chỉ đơn thuần tính hiệu quả tiết kiệm điện mà không xét đến số tiền bỏ ra ban
đầu). Mục tiêu tiết kiệm và sử dụng điện hiệu quả trong thời gian tới phải trở thành nếp sống
văn minh, ổn định lâu dài trong công sở, là điều mỗi cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp phải
                                                                                             7
quyết tâm thực hiện. Đáp ứng được yêu cầu này, sẽ hạn chế đáng kể điện năng tiêu tốn một
cách lãng phí, không cần thiết.
Sau đây là một vài giải pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng lại có hiệu quả trong việc tiết kiệm điện
trong khu vực hành chính sự nghiệp:

2.2.1   Việc sử dụng máy điều hoà nhiệt độ (ĐHNĐ):
      Vào mùa hè, điện năng dùng cho ĐHNĐ là phụ tải chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng phụ tải
của khu vực hành chính sự nghiệp (ước khoảng 70 - 80%). Cán bộ văn phòng của chúng ta vẫn
có thói quen khi bật ĐHNĐ thì tắt quạt. Đây là một sự lãng phí khá lớn về điện năng. Như đã
biết, hiện tượng tản nhiệt bề mặt phần lớn quyết định bởi hệ số tản thiệt. Nếu không khí đứng
yên, hệ số này rất nhỏ, nhưng nếu không khí chuyển động (quạt chạy), hệ số này sẽ khá lớn. Vì
hệ số tản thiệt lớn nên dù đặt nhiệt độ của máy điều hoà cao hơn ít nhiều, mọi người vẫn cảm
thấy mát. Nếu chúng ta quy định về mùa hè tất cả các cơ quan hành chính sự nghiệp đều phải
chạy ĐHNĐ kèm theo quạt (tốc độ thấp) thì riêng khoản điện năng làm mát có thể tiết kiệm
được từ 10 - 15%. Đây là một khoản tiền khá lớn tiết kiệm cho ngân sách, đó là chưa kể số
điện năng nói trên còn có thể dùng vào những việc cần thiết khác.
     Để hỗ trợ cho biện pháp vừa nêu, Nhà Nước nên ban hành các quy định về trang phục
cho công chức vào mùa hè. Nước ta là một nước nhiệt đới, khí hậu nóng bức nhưng những
quan chức cao cấp và cán bộ quản lý thường có thói quen mặc com lê, thắt cà vạt cho thêm
phần ''nghiêm chỉnh". Thói quen này góp phần làm tăng thêm lượng điện năng sử dụng. Nếu
vào mùa hè tất cả cán bộ công nhân viên đều thống nhất mặc áo sơ mi trong công sở (đến
phòng cởi áo khoác ra) thì lượng điện tiêu thụ còn giảm hơn nữa. Nhật Bản là một cường quốc
châu á, lại có khí hậu khá lạnh nhưng họ đã sớm có ý thức trong việc này. Chính Thủ tướng
Nhật ở nhiệm kỳ trước, ông Koizumi, đã gương mẫu thực hiện trước tiên. Vậy tại sao chúng ta
không học tập họ? Đâu phải tại nước Nhật thiếu điện năng mà chỉ vì họ có ý thức tiết kiện điện
hơn chúng ta.
     Máy ĐHNĐ hai chiều cũng phải được sử dụng hợp lý. Năng lượng dùng để sưởi ấm của
máy này cũng khá lớn, không kém gì năng lượng làm mát. Về mùa đông ở nước ta nhiệt độ
trung bình ban ngày vào khoảng 15 oC, đây là một nhiệt độ không quá thấp đến mức phải dùng
máy sưởi trong mùa đông. Đúng ra trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam và trong
tình hình thiếu điện hiện nay, tốt nhất nên cấm chạy sưởi ấm vào mùa đông. Nếu tất cả cán bộ
công nhân viên đều ''vui lòng'' thực hiện việc này thì sẽ tiết kiệm thêm được một số điện năng
nữa cho lưới điện vốn còn bất cập của quốc gia.

2.2.2  Hạn chế hoặc cấm các sử dụng điện ngoài mục đích công tác:
     Ở các nước công nghiệp tiên tiến kỷ luật sản xuất là kỷ luật sắt. Trong giờ làm việc cán
bộ công nhân không được làm bất cứ việc gì khác ngoài chức năng chính của mình. Ở Việt
Nam ta thì không như vậy. Trong giờ làm việc vẫn có hiện tượng ngồi tán gẫu, uống nước chè,
chơi game trên máy vi tính hoặc mở mạng để theo dõi thị trường chứng khoán v.v... Trong giờ
                                                                                            8
nghỉ trưa có người còn tranh thủ cắm bếp điện tự nấu lấy ăn cho hợp khẩu vị. Tất cả các điều
nói trên đều là những thói quen mà chúng ta cần chấm dứt. Điều này lại càng cần thiết khi Việt
Nam đã chính thức gia nhập WTO, một "sân chơi'' cần tác phong làm việc nghiêm túc và khoa
học mới mong tồn tại được trong thời buổi cạnh tranh toàn cầu. Những hiện tượng nói trên lâu
nay đã gây ra lãng phí điện năng khá lớn. Nên chăng cần có những quy định chặt chẽ và cụ thể
hơn, có sự giám sát hẳn hoi, trárth tình trạng kêu gọi "tiết kiệm điện'' một cách chung chung.

2.2.3  Quy định ngắt điện ổ cắm sau giờ làm việc:
     Có hai cách ngắt điện vào thiết bị. Cách thứ nhất là nhấn công tắc, cách thứ hai là rút dây
nguồn ra khỏi ổ cắm. Cách thứ nhất không phải là ngắt điện tuyệt đối vì vẫn còn dòng điện rò
chạy qua công tắc. Chỉ có cách thứ hai mới là ngắt điện tuyệt đối mà thôi. Trong các cơ quan
hành chính sự nghiệp của một đất nước có hàng chục vạn đồ điện dân dụng kiểu như vậy, đó
là: máy vi tính, thiết bị truyền tin, máy photocopy, quạt điện, đèn bàn... Nếu tất cả chúng đều
được rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm sau giờ làm việc thì sẽ tiết kiệm được một số điện năng đáng
kể. Hơn nữa Việt Nam là một nước có khí hậu ẩm ướt, lượng điện năng hao phí do dòng điện
rò còn lớn hơn gấp nhiều lên so với các nước có khí hậu khô ráo.
      Một điểm nữa cần bàn là đối với máy vi tính. Trong thời kỳ tin học hoá phổ cập như hiện
nay, trung bình mỗi cơ quan hành chính phải có ít nhất là vài chục chiếc máy vi tính. Nếu tính
trong phạm vi toàn quốc, số lượng này có thể lên đến con số đáng kể. Thông thường khi làm
việc trên máy vi tính xong, ta thường tắt máy bằng cách ''Shut Down'', tắt màn hình, rồi cứ để
vậy mà đi về. Người thao tác yên tâm rằng máy đã được tắt toàn bộ. Thực tế không phải như
vậy! Tuy đèn tín hiệu của CPU đã tắt, màn hình đã hết sáng, nhưng vẫn còn một dòng điện nhỏ
chạy qua máy. Đây không phải dòng điện rò mà là một dòng điện thường trực. Tuy cường độ
của nó không lớn nhưng tổng cộng lại đó là một giá trị đáng kể, gây nên lãng phí điện một
cách vô ích. Đối với các thiết bị điện tử khác có điều khiền từ xa như ti vi, đèn, quạt cũng
không nên để chế độ đèn chờ (đèn đỏ). Mỗi mạch đèn chờ tiêu thụ 8W, tương đương với một
bóng đèn compact 7W.
     Tổng năng lượng do đèn chờ tiêu thụ trong cả nước cũng là một con số khá lớn. Vừa qua
có nước ở châu Âu đã tiến hành thí điểm về việc này. Họ ra lệnh tại khu vực hành chính sự
nghiệp và bộ phận văn phòng của các doanh nghiệp, cán bộ sau khi rời phòng làm việc phải rút
hết dây nguồn ra khỏi ổ cắm. Kết quả là lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng giảm được đến
10%.Nếu nước ta áp đụng, có thể làm theo cách khác khoa học hơn. Nên tách nguồn điện cung
cấp cho các ổ cắm trong cơ quan thành một mạch riêng, có cầu dao tổng. Sau giờ làm việc,
người trực điện của cơ quan có nhiệm vụ cúp cầu dao tổng, đến giờ làm việc lại đóng lại. Đây
là cách làm triệt để nhất đồng thời cũng tránh được các hiện tượng lãng phí điện trong giờ nghỉ
trưa mà chúng ta đã bàn đến ở mục 2.




                                                                                              9
2.2.4    Bố trí độ chiếu sáng hợp lý ở các phòng làm việc:
      Ở các nước tiên tiến, độ chiếu sáng của các phòng làm việc phải tuân thủ đúng quy định
của Nhà nước. Có những phòng cần độ chiếu sáng cao, cũng có những phòng chỉ cần chiếu
sáng vừa đủ. Phòng cần độ chiếu sáng cao như phòng kỹ thuật, phòng đồ họa, hội trường...
Phòng có độ chiếu sáng vừa đủ như phông lưu trữ, phòng tiếp khách, phòng chờ, phòng tạp vụ
toa lét... Độ chiếu sáng này được đo hẳn hơi bằng lux kế chứ không phải được ước lượng bằng
mắt như ở nước ta. Nếu bố trí chiếu sáng hợp lý, lượng điện năng tiêu thụ của khu vực hành
chính sự nghiệp sẽ giảm đi được từ 1 - 2%.

2.2.5   Tiết kiệm điện thông qua biện pháp chế tài:
     Vấn đề cuối cùng là việc tiết kiệm điện cũng có thể được thực hiện tốt thông qua các biện
pháp chế tài. Muốn vậy ta nên xây dựng một định mức về tiêu thụ đến cho các cơ quan hành
chính và sự nghiệp trong toàn quốc. Khi đã có định mức hợp lý và được mọi người thừa nhận,
Nhà nước không nhất thiết phải có sự kiểm tra hàng ngày mà chỉ cần dùng biện pháp chế tài là
đủ. Lúc đó mỗi đơn vị hành hính sự nghiệp có một mức khoán tiền điện nhất định. Những đơn
vị biên chế lớn có thể chia hành nhiều khối chức năng để tiến hành việc này. Nếu cuối tháng
đơn vị vẫn hoàn thành tốt khối lượng công việc mà lại dùng điện ít hơn thì sẽ được khen
thưởng thích đáng. Nếu dùng nhiều hơn thì phải bị trừ vào quỹ tiền lương. Chỉ cần có quy định
như trên thì dù không hô hào, kêu gọi, mọi người vẫn tự giác tiết kiệm và nhắc thở nhau tiết
kiệm điện.
      Trên đây là một số ý kiến đề xuất nhằm tiết kiệm điện trong thời buổi năng lượng khan
hiếm hiện nay. Đặc điểm của nó là vẫn đạt được hiệu quả tiết kiệm điện như những biện pháp
khác mà không tốn (hoặc tốn rất ít) vốn đầu tư ban đầu. Đây là một điều rất phù hợp với tình
hình ngân sách eo hẹp của nước ta. Tất nhiên việc chấn chỉnh phương thức tác nghiệp, đấu
tranh với những thói quen lỗi thời là việc làm khó và tốn nhiều thời gian, nhưng nếu các cán bộ
quản lý các cấp và toàn dân ta nhất trí và quyết tâm thực hiện thì trong thời gian sắp tới sẽ tiết
kiệm được một số năng lượng khá lớn cho nền kinh tế quốc dân.

2.3     Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình:
      Việc tiết kiệm điện của từng hộ gia đình có vai trò quan trọng với vấn đề tiết kiệm điện
chung của toàn xã hội. Khi ở nơi làm việc thì dù sao mọi người cũng bị chi phối phần nào bởi
các quy tắc tiết kiệm của các công ty, các doanh nghiệp nếu có sự quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên
khi về đến nhà của mình, họ có quyền nghỉ ngơi, có quyền tự thưởng cho mình những phút
giây thoải mái đó chính là không gian riêng của họ, sử dụng thế nào là quyền cá nhân của họ
không ai có thể can thiệp. Với suy nghĩ, họ dùng điện bao nhiêu họ trả tiền bấy nhiêu, họ có
quyền và thực sự là có quyền sử dụng điện thoải mái. Không ít gia đình hiện nay có suy nghĩ
này, họ không nhận ra rằng họ không chỉ đang lãng phí tiền của của chính họ mà còn đang
lãng phí tiền của xã hội. Một vài thực trạng hiện nay cần phải cảnh báo :



                                                                                               10
Mỗi lần nghe mọi người kêu ca về chuyện có thể sắp tăng giá điện, chị Ngọc (Thanh
         Xuân, Hà Nội) lại than: "Nhà tớ chả hiểu sao cả nhà đi vắng suốt ngày mà tháng
         cũng nào thanh toán 700-800 nghìn đồng tiền điện". Thế nhưng, đồng nghiệp tới nhà
         chơi, nhìn cách sử dụng điện của gia đình chị, mới vỡ lẽ số tiền ấy cũng không
         oan."Ngoài trời đang nắng, nhưng cửa sổ nhà chị ấy kéo rèm che kín rồi trong nhà
         mở đèn sáng choang. Quần áo thì chỉ có 4-5 cái mỏng cũng quẳng vào bấm máy giặt.
         Thời tiết mới hơn hai mươi độ mà trong nhà đã bật máy lạnh vì thấy 'oi oi, khó chịu',
         trong khi chẳng chịu mở cửa sổ cho thoáng khí", bạn chị Ngọc kể.[3]

       Trên đây chỉ là một ví dụ về thực trạng tiêu dùng điện năng của các hộ gia đình hiện nay.
Mỗi gia đình chỉ cần lãng phí vài trăm nghìn tiền điện thôi là cả nước đã tốn không biết bao
nhiêu tiền của, thế giới hàng tỷ người đã lãng phí bao nhiêu tài nguyên. Nhằm đề cao việc tiết
kiệm điện năng và vì vậy làm giảm lượng khí thải điôxít cacbon, một khí gây ra hiệu ứng nhà
kính và nhằm đánh động sự chú ý của mọi người với ý thức bảo vệ môi trường chiến dịch Giờ
Trái Đất (tiếng Anh: Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ
Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và
các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến
9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm (năm 2009 là 28
tháng 3). Hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất 2012, ngày 31/3, Hà Nội cùng nhiều tỉnh thành
trong cả nước kêu gọi người dân tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30 tới
21h30. Trong chiến dịch này năm ngoái, theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một tiếng
tắt đèn giúp giảm công suất của hệ thống điện trên cả nước là 400 MW, tương đương với số
tiền tiết kiệm được là 500 triệu đồng. Tuy nhiên, theo một chuyên gia của Trung tâm Tiết kiệm
năng lượng TP.HCM, nếu mỗi người trong gia đình thực hành tiết kiệm điện ở mọi lúc, mọi
nơi, thì số điện tiết kiệm được còn tăng gấp nhiều lần. "Riêng ở TP HCM, nếu mỗi gia đình
đều ý thức tiết kiệm điện thì một năm thành phố bớt lãng phí được hàng nghìn tỷ đồng", ông
nói.Ông cho rằng, các hoạt động Giờ Trái đất đã tạo ra sự thay đổi nhận thức về tiết kiệm năng
lượng ở nhiều người nhưng thực tế vẫn còn nặng tính phong trào. Theo ông, phải làm sao để
tiết kiệm điện trở thành một thói quen hằng ngày, hàng giờ của mỗi người, không chỉ vì túi tiền
của mình, mà vì môi trường, cộng đồng. Và để làm được điều đó, cần mọi người dân cần nâng
cao cả kiến thức và cả ý thức sử dụng điện.

Để tiết kiệm điện năng sử dụng trong gia đình, các bạn nên làm theo các cách sau:

2.3.1   Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện:
      Các thiết bị điện, thế hệ càng mới khả năng tiết kiệm điện càng cao. Khi chọn lựa thiết bị
điện quay (bơm nước, quạt điện, máy giặt...), bạn nên chọn động cơ có nhiều nấc tốc độ hoặc
có biến tần đi kèm để tiết kiệm điện. Với bóng đèn, bạn nên sử dụng đèn tuýp gầy và compact
thay cho bóng đèn tròn vì bóng đèn tròn tiêu thụ điện gấp 3-4 lần.




                                                                                             11
2.3.1.1 Đèn compact tiết kiệm điện:
       Đèn compact, tuyp “gầy” (T8) là công nghệ bóng đèn tiêu thụ lượng điện ít hơn 80% so
với bóng đèn sợi đốt mà tuổi thọ lại cao gấp từ 3-5 lần. Hiện nay, các sản phẩm này được coi là
tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và đặc biệt giảm phát thải.
       Giá của các loại đèn tiết kiệm năng lượng hiện nay cao hơn các loại đèn thường từ 15%-
20%. Nhưng nếu sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng hợp lý, lượng điện tiết kiệm được trong
một năm đủ sức bù đắp chi phí chênh lệch và đến năm thứ 2, người tiêu dùng có thể bắt đầu
hưởng lợi từ việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Đèn compact:
   •   Đèn compact là đèn huỳnh quang thông dụng nhưng vẫn sử dụng đui đèn thông dụng
       (đui xoáy và đui gài) có tích hợp chấn lưu điện tử. Bóng đèn compact có đường kính
       ống đèn cực nhỏ, được uốn cong hoặc ghép nhiều ống đèn thành một bộ. Có các loại
       bóng với kiểu dáng thông dụng như 1U, 2U, 3U và hình xoắn. Nếu bóng đèn có công
       suất lớn hơn sẽ có chiều dài lớn hơn so với loại công suất nhỏ.
   •   Bóng đèn compact chủ yếu được dùng để thay thế cho bóng đèn sợi đốt.
   •   Thích hợp cho việc chiếu sáng cục bộ trong các căn phòng có diện tích nhỏ (nhà tắm,
       nhà kho, chân cầu thang,…).
   •   Với khu vực có diện tích lớn, có thể sử dụng đèn âm trần là đèn compact.
Ưu điểm:
   •   So với đèn sợi đốt cùng quang thông, công suất của đèn compact chỉ bằng 1/5.
   •   Công suất của đèn compact từ 5-55W, tuổi thọ trung bình từ 6.000-10.000 giờ. Hiệu
       quả ánh sáng đạt trên 50 lm/W, có ánh sáng trắng như đèn huỳnh quang ống và ánh
       sáng vàng như đèn sợi đốt.
   •   Tiết kiệm điện, sáng hơn, hiệu suất sử dụng cao hơn so với bóng đèn sợi đốt. So với
       đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn compact gọn hơn, việc lắp đặt cũng đơn giản hơn.
       Ngoài ra, còn giảm thiểu sự nhấp nháy ánh sáng (flicker) so với đèn huỳnh quang ống
       thẳng.
   •   Bóng đèn compact khi thay cho bóng đèn sợi đốt sử dụng lại đui đèn cũ nên lắp đặt đơn
       giản, không đòi hỏi thay đổi đáng kể nào về kỹ thuật.

2.3.1.2 Bình nước nóng năng lượng mặt trời:
    • Sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời thường có tuổi thọ từ 10 tới 20 năm, sẽ
       tiết kiệm chi phí do không có chi phí điện gas hoặc các loại nhiên liệu khác,mà vẫn có
       nước nóng phục vụ hằng ngày.
   •   Sử dụng năng lượng mặt trời giúp giảm ô nhiễm môi trường do áp lực đầu tư nguồn
       điện.



                                                                                            12
•      Bình nước nóng năng lượng mặt trời có thể làm sôi nước đến 100 độ C, thậm chí đến
          220 độ C. Với một bình nước nóng năng lượng mặt trời dùng cho gia đình, trong điều
          kiện thời tiết nắng tốt chỉ cần khoảng 3 - 4 giờ bồn nước đã đạt 50 - 60 độ C.

2.3.1.3 Đèn LED tiết kiệm điện
   •      Đèn LED tiết kiệm 90% so với bóng đèn sợi đốt và 70% so với đèn compact. Hệ thống
          tản nhiệt độc đáo của đèn LED còn giúp giảm công suất của điều hòa nhiệt độ.
   •      Với nhiệt độ màu từ 3000K - 5300K, ánh sáng LED có thể sử dụng cho mọi không
          gian. LED không bị nháy, chống chói, không chứa các chất độc hại (thủy ngân, chì,
          cadmium) và tia bức xạ nên rất an toàn cho người dùng

2.3.2     Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa học:
      Biện pháp này cũng góp phần tiết kiệm điện rất lớn. Ví dụ: Máy bơm đặt ở vị trí thích
hợp sẽ giúp bể nước của bạn nhanh đầy hơn. Trong nhà nên quét vôi hoặc lăn tường bằng màu
sáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm một phần ánh sáng điện.

2.3.2.1    Ti vi
   •      Xem tivi cùng nhau, thay vì bất đồng loạt tivi ở các phòng, vừa tiết kiệm điện, vừa giúp
          thắt chắt thêm tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
   •      Khi xem tivi, nên tắt bớt đèn điện không cần thiết trong phòng để tiết kiệm điện, mang
          lại hiệu quả hình ảnh cao hơn.

2.3.2.2 Tủ lạnh
   •      Đặt tủ nơi thoáng mát, cách vật chắn các phía ít nhất 10 cm, tránh ánh nắng mắt trời
          trực tiếp chiếu vào hoặc đặt gần các nguồn nhiệt

2.3.2.3 Máy giặt:
   •      Nên đặt máy ở nơi thông thoáng
   •      Chân hoặc bệ đỡ nên đặt trên đệm hoặc thảm cao su dầy để giảm tiếng ồn và bảo vệ sàn
          nhà
   •      Không nên kê máy giặt cao quá để hạn chế rung lắc mỗi khi máy hoạt động (kê máy
          cách sàn nhà khoảng 10cm đến 15cm là vừa.
   •      Không đặt ở nơi ẩm uớt hoặc gần nơi đun nấu vì dầu mỡ, hơi mặn, hơi than,…bám vào
          sẽ làm gỉ vỏ máy và hỏng các vỉ mạch điện điều khiển.
   •      Không để chân máy giặt bị ngâm trong nước.




                                                                                               13
2.3.2.4 Bình nước nóng
   •      Không nên đặt bình cao quá 2m so với vòi nước để giảm sự thất thoát nhiệt theo đường
          ống

2.3.2.5 Quạt điện hơi nước:
   •      Đặt ở vị trí thích hợp: Khoảng sân thoáng, hay khu vực thường tập trung đông người
   •      Không đặt các vật năng lên quạt.
   •      Không để các vật cản trước quạt.
   •      Di chuyển, va chạm mạnh vào quạt khi đang sử dụng vì có thể gây chạm điện.
   •      Hạn chế để trong phòng kín: Dễ làm tăng độ ẩm trong phòng, tạo điều kiện cho nấm
          mốc, các loại vi khuẩn có hại cho sức khoẻ phát triển nhanh. Ngoài ra, có thể gây hư
          hỏng các đồ đạc cần tránh ẩm như giấy tờ, đồ nội thất bằng gỗ, giấy ép, đồ da,…

2.3.2.6     Máy bơm nước
   •      Nên lắp hệ thống phao và tiếp điểm điện để tự động bơm nước.

2.3.2.7     Điều hoà nhiệt độ
   •      Dàn nóng đặt nơi thoáng gió, không bị nắng chiếu trực tiếp.
   •      Không để thất thoát độ lạnh (làm kín các khe cửa sổ, cửa ra vào); hạn chế số lần mở
          cửa ra vào (nên lắp bộ lò xo đóng cửa tự động).
   •      Không để các nguồn nhiệt trong phòng, hay sử dụng các thiết bị điện có nhiệt độ cao
          như bàn là, lò vi sóng, lò nướng, bình đun nước,…trong phòng đang bật điều hoà

2.3.2.8 Máy hút bụi:
   •      Không để vật nặng đè lên các phụ kiện hoặc máy, tránh làm hư hòng vỏ ngoài.

2.3.2.9 Laptop:
   •      Tránh kê laptop lên gối, chăn, hoặc các bề mặt mềm kín gió gây nóng pin.
   •      Khi làm việc lâu nên đặt laptop cách bàn khoảng 5mm đến 10mm.
   •      Hạn chế dùng laptop ngoài trời nắng, hoặc gần các nguồn phát nhiệt như…lò nướng.

2.3.2.10 Ổ cắm, phích cắm điện
   •      Vị trí đặt ổ cắm, công tắc điện nên đặt ở nơi cách nguồn nước, dễ quan sát và thuận tiện
          thao tác.
   •      Nếu lắp chung trên bảng điện, nên lắp kèm theo cầu chì.
   •      Bảng điện và ổ cắm nên được cố định chắc chắn vào tường, bảng điện và ổ cắm phải
          được cách điện tốt.
   •      Không để ổ cắm điện gần nơi có nước hoặc tường ẩm
                                                                                               14
2.3.2.11 Máy phát điện:
   •      Đặt máy ở chỗ phẳng, khô ráo, có mái che và thoáng khí.
   •      Khung, vỏ máy khi vận hành phải được tiếp đất (nối từ điện cực tiếp đất ở phía sau hộp
          điện đến cọc tiếp đất bằng dây dẫn điệm 11mm2).
   •      Nên nối các thiết bị sử dụng với nguồn điện của máy phát điện qua Áptômat tổng.
   •      Nên lắp thêm cầu dao đảo nguồn để thuận tiện cho thao tác chuyển nguồn khi có điện
          lưới.
   •      Nắp xăng phải đậy kín, cần trang bị phòng chống cháy nổ.
   •      Không được để xăng dự phòng gần nơi có người qua lại và gần nơi có nguy cơ cháy nổ.
   •      Tuyệt đối tránh để máy trong nhà xe, tầng hầm, gầm sàn, công trình khép kín hoặc khép
          kín một phần (kể cả có hệ thống thông gió), vì máy phát điện thảy ra carbon monoxide
          (CO – khí độc có thể gây chết người).
   •      Không sử dụng máy phát điện vượt quá công suất định mức. Chế độ sử dụng tốt nhất là
          80% công suất định mức.
   •      Không tự ý điều chỉnh tay ga vì có thể làm thay đồi tầng số và điện thế phát ra

2.3.3     Điều chính thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình:

2.3.3.1     Máy vi tính:
    •     Giảm độ sáng màn hình. Nếu độ sáng màn hình càng lớn, năng lượng tiêu thụ càng
          tăng theo.
    •     Tắt nguồn điện toàn bộ hệ thống máy tính khi kết thúc quá trình làm việc, hoặc khi tạm
          ngừng làm việc từ 30 phút trở lên, thay vì để máy ở chế độ “ngủ” (Hibernate hoặc
          stand by).
    •     Nên kích hoạt tất cả tính năng tiết kiệm năng lượng có trên hệ thống máy tính, màn
          hình, các thiết bị kết nối (ví dụ máy in, máy scan).
    •     Nếu đang sử dụng màn hình CRT (màn hình điện tử), nên chuyển sang màn hình LCD
          (màn hình tinh thể lỏng). Màn hình LCD chỉ sử dụng 1/3 năng lượng so với màn hình
          CRT cùng kích cỡ.

2.3.3.2 Ti vi:
    •     Khi không xem, nên tắt bằng nút power ở tivi và rút phích cắm ra khỏi ổ cắm.
    •     Tắt lựa chọn khởi động nhanh Quick Start (đối với dùng tivi HD đời mới) vì nó sẽ tốn
          một lượng điện năng cao hơn gấp nhiều lần (thường là từ 25 đến 50 lần) trong chế độ
          Stand by).
    •     Chỉnh độ sáng của màn hình phù hợp như độ tương phản (contrast), độ sáng màn hình
          (brightness) không quá cao và phù hợp.
                                                                                             15
2.3.3.3     Tủ lạnh: .
   •      Thường xuyên kiểm tra gioăng cánh tủ, nếu gioăng bị hở thì độ lạnh của tủ sẽ kém và
          máy làm lạnh của tủ phải làm việc nhiều lên, gây tốn điện.
   •      Đặt nhiệt độ các ngăn vừa đủ độ lạnh (đặt ở nấc 3 hoặc 4 là vừa). nhiệt độ trong ngăn
          lạnh nên để ở chế độ từ 30C đến 60C, còn đối với ngăn đá thì để ở mức từ -150C đến -
          180C. Cứ lạnh hơn 100C là thêm 25% điện năng tiêu hao.
   •      Giảm thiểu số lần mở cánh tủ và thời gian mở tủ để tránh mất độ lạnh của tủ.
   •      Khi lau chùi tủ hoặc di chuyển tủ, phải tắt nguồn điện vào tủ lạnh.
   •      Tiếp xúc điện tủ lạnh phải tốt, không đóng cắt điện lặp lại để sặc ga.
   •      Không cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh.
   •      Không ể lớp tuyết bám vào dàn lạnh (tủ đông tuyết) dày quá 5 mm.
   •      Không xếp thức ăn quá đầy trong tủ.
   •      Không dùng vật cứng, sắc, nhọn để cạy băng đóng trong tủ.
   •      Không nên để thức ăn tươi sống quá lâu trong tủ.
   •      Các thức ăn có mùi cần phải đặt trong hộp bảo quản.

2.3.3.4 Nồi cơm điện:
   •      Thường xuyên lau sạch đáy nồi và làm vệ sinh mâm nhiệt để bảo đảm tiếp xúc nhiệt
          tốt.
   •      Cần giữ thông thoáng lỗ thông hơi trên nắp nồi.
   •      Khi cho gạo đã vo sạch vào nồi, nên dàn đều mặt gạo để cơm chín đều.
   •      Muốn cơm chín đều khi nồi cơm điện đã chuyển sang chế độ hâm nóng, hãy mở nắp
          nồi và nhanh tay đảo tơi cơm, sau đó đậy lại.
   •      Nấu cơm quá sớm, chỉ nên nấu cơm trước khi ăn khoảng 30 đến 45 phút để hạn chế
          thời gian hâm nóng.
   •      Không nên kéo dài thời gian hâm nóng sẽ gây tốn điện (thời gian hâm nóng không quá
          30 phút).
   •      Không xào thức ăn bằng nồi cơm điện vì dễ làm hỏng lớp men chống dính của nồi.
   •      Không dùng thìa xúc cơm bằng inox hoặc nhôm, nên dùng thìa nhựa hoặc gỗ để bảo vệ
          lớp men chống dính của nồi.
   •      Không dùng chung ổ cắm với những đồ điện tiêu thu công suất cao chống phát nhiệt
          trên dây dẫn và trên ổ cắm điện.

2.3.3.5     Quạt điện:
   •      Nên điều chỉnh tốc độ quạt phù hợp với nhu cầu cần thiết vì khi tốc độ quạt ở số mạnh
          nhất sẽ tốn hao điện nhiều nhất. Thí dụ: nếu dùng một chiếc quạt 40W trong 5h/ngày

                                                                                            16
với tốc độ mạnh nhất, sẽ tốn hơn khoảng 2kWh/tháng so với khi quạt chạy ở mức độ
       thấp nhất.
   •   Vệ sinh định kỳ và tra dầu vào ổ quạt sau mỗi mùa sử dụng.

2.3.3.6 Máy giặt:
   •   Khối lượng đồ giặt đưa vào máy phải phù hợp với công suất máy.
   •   Chỉ nên cho máy giặt hoạt động khi đã đủ khối lượng đồ giặt để tiết kiệm điện – nước.
   •   Cần lau chùi vệ sinh máy sau mỗi lần giặt.
   •   Mỗi năm nên duy tu bảo dưỡng máy giặt một lần.
   •   Cần kiểm tra và sớm loại bỏ các chất thải (bùn đất, sợi bông,…) ra khỏi túi lọc sau một
       vài lần giặt, nếu túi lọc bị thủng phải kịp thời khâu lại hoặc thay mới.
   •   Khi máy giặt đã khởi động hãy chú ý theo dõi tình trạng hoạt động của máy.
   •   Chân hoặc bệ đỡ máy giặt nên làm bằng vật liệu không gỉ, không mục như đế bệ đỡ
       bằng nhựa chuyên dùng, giá đỡ bằng sắt sơn có sơn lót chống gỉ hoặc giá đỡ i-nox
   •   Khi giặt những đồ mỏng nhẹ nên cài đặt hành trình giặt nhanh.
   •   Khi giặt đồ dầy, bẩn hãy cài đặt hành trình đảo, ngâm.
   •   Nên cài đặt mức nước vào máy giặt theo lượng đồ giặt thực tế.
   •   Không chọn chế độ giặt bằng nước nóng khi không cần thiết
   •   Hạn chế sử dụng máy giặt vào những giờ cao điểm (từ 9h30 – 11h30 và từ 17h – 20h)

2.3.3.7 Bàn là (bàn ủi):
   •   Nên dùng bàn là vào những giờ thấp điểm.
   •   Tập trung nhiều đồ ủi một lần để tiết kiệm điện.
   •   Nên thực hiện theo thứ tự: Là đồ mỏng trước, đồ dày sau để trách sun vải, sau đó rút
       phích cắm và tận dụng sức nóng còn lại để là đồ mỏng.
   •   Cài đặt nhiệt độ của bàn là thích hợp với loại vải cần là.
   •   Làm sạch bề mặt kim loại của bàn là sẽ giúp máy hoạt động có hiệu quả hơn.
   •   Không dùng bàn là trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt.
   •   Không dùng dây bàn là có vỏ cách điện bị sờn, trày xước và có mối nối để đảm bảo an
       toàn.

2.3.3.8 Bình nước nóng:
   •   Nên dự tính trước thời gian dùng nước nóng cho phù hợp với nhu cầu và ngắt điện vào
       bình nước nóng trước khi sử dụng.
   •   Nên mở vòi nước lạnh trước sau đó hãy điều chỉnh dần độ nóng để đảm bảo an toàn
       cho người. .

                                                                                           17
•   Không nên dùng ống kẽm làm ống dẫn nước nóng để chống thất thoát nhiệt.
   •   Không cài đặt mức nhiệt độ nước quá nóng.
   •   Không đóng điện vào bình liên tục.
   •   Không bật, tắt điện nhiều lần, nên tận dụng nhiệt độ còn trong bình để giảm thời gian
       đóng điện.
   •   Không dùng bình nước nóng vào giờ cao điểm (từ 9h30 -11h30 và từ 17h – 20h).

2.3.3.9 Lò vi sóng:
   •   Hãy làm theo các tài liệu hướng dẫn sử dụng.
   •   Chỉ sử dụng một số đồ chứa thức ăn chuyên dùng riêng trong lò vi sóng như thuỷ tinh,
       đồ sứ, đồ gốm.
   •   Khối lượng thức ăn đưa vào lò vi sóng chỉ nên bằng 2/3 dung tích bên trong lò.
   •   Luôn có nước hoặc thực phẩm ướt khi dùng lò, để ống magnetron (là đèn điện tử hai
       điện cực trong đó dòng điện tử đến dương cực được kiểm soát bằng từ trường và điện
       từ trực giao nhau để tạo công suất điện cao tần) không bị hư hại.
   •   Khi có hiện tượng bất thường như có mùi khác cháy do thực phẩm hoặc do cháy điện
       phải nhanh chóng ngắt điện.
   •   Không bật lò vi sóng trong phòng đang dùng điều hoà nhiệt độ.
   •   Không đưa vào lò những vật dụng làm bằng kim loại hoặc lẫn kim loại để ngăn ngừa sự
       nổ cháy.
   •   Không được sử dụng hộp đựng thực phẩm làm bằng chất dẻo, bao xốp, bao giấy mầu,
       giấy báo, giấy báo ảnh vì khi bị gia nhiệt trong lò vi sóng hơi độc nhiễm chì hoặc hoá
       chất độc hại sẽ xâm nhập vào thức ăn.
   •   Không đưa vào lò các đồ đựng thực phẩm dễ bị cháy khi gặp nhiệt độ cao (như gỗ,
       nylon, nhựa,…).
   •   Không được đưa vào lò các hộp hoặc túi đựng thức ăn đang đậy buộc kín để ngăn ngừa
       sự nổ vỡ.

2.3.3.10 Quạt điện hợi nước: .
   •   Sử dụng quạt phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường thực tế; tắt quạt khi không sử
       dụng,…
   •   Tuân thủ những hướng dẫn riêng của từng loại.
   •   Phải dùng nước sạch không có hoá chất để làm mát.
   •   Với quạt mới mua hoặc lâu không sử dụng, trước khi dùng nên để chạy không có nước
       1-2 giờ (sau đó mới cho nước vào) nhầm tránh mùi ẩm mốc dễ gây bệnh.
   •   Thường xuyên kiểm tra hộc nước xem đã đúng mức quy định hay chưa (không quá đầy
       hoặc quá thiếu).
                                                                                          18
•   Nên lau rửa định kỳ lưới lọc chắn bụi phía sau quạt, màn thấm nước, xả đáy, tránh
       nghẹt các bộ phận bên trong quạt (nhất là đường ống bơm nước) để tránh không để
       nước bị nhiễm khuẩn và tiết kiệm năng lượng điện.
   •   Rút nguồn điện của quạt khi không sử dụng.
   •   Mở nắp bộ tích lạnh: Tránh để dung dịch bên trong bị đổ hoặc hao hụt, gây mất tác
       dụng cung cấp độ lạnh, làm hỏng quạt.

2.3.3.11 Máy bơm nước:
   •   Nên sử dụng bồn chứa nước hoặc bể chứa nước nguồn để giảm tần suất sử dụng của
       máy bơm, tiết kiệm chi phí điện nước, tăng độ bền của máy bơm.
   •   Nên lắp van phao tự động đóng mở nguồn nước.
   •   Thường xuyên kiểm tra các van vòi, chống rò rỉ nước.
   •   Không sử dụng máy bơm nước kiểu van áp lực đóng cắt điện liên tục gây lãng phí điện
       nước.
   •   Không hút trực tiếp nước từ đường ống vì khi không có nước hoặc thiếu nước trong
       đường ống, mà máy bơm chạy lâu sẽ hỏng phớt, dễ cháy máy.

2.3.3.12 Điều hoà nhiệt độ:
   •   Chỉ nên duy trì ở nhiệt độ trung bình 270C.
   •   Cài đặt nhiệt độ lạnh hợp lý: Ban ngày 24-250C, ban đêm (phòng ngủ) 25-270C.
   •   Nên tắt máy lạnh trước khi ra khỏi phòng 5 phút đến 10 phút và chỉ sử dụng máy lạnh
       khi cần thiết.
   •   Làm vệ sinh định kỳ máy (3-6 tháng/lần).
   •   Cần làm vệ sinh màn lọc bụi thường xuyên.
   •   Cần tạo độ ẩm trong phòng khi dùng điều hoà để chống khô da (bằng máy tạo ẩm hoặc
       đặt chậu nước sạch trong phòng).
   •   Không bật điều hoà cùng lúc với các thiết bị điện công suất lớn, nhất là vào giờ cao
       điểm.

2.3.3.13 Máy hút bụi:
   •   Không dùng máy hút bụi có điện áp 110V-AC.
   •   Trước khi sử dụng cần kiểm tra và làm sạch túi đựng bụi, nếu túi đựng bụi đầy quá sẽ
       làm ngạt đường hút giảm lực hút dẫn đến tốn nhiều điện.
   •   Khi túi chứa bụi bị rách phải thay thế ngay, nếu không bụi sẽ chui vào làm kẹt ổ bi, suy
       giảm cách điện làm hỏng động cơ.
   •   Không nên cho máy làm việc liên tục để bảo vệ máy (2 – 5 phút ngắt điện vào máy 1
       lần), nên cho máy dừng 1 phút rồi hãy cho máy hoạt động trở lại.

                                                                                            19
•   Nên kiểm tra bên ngoài dây dẫn điện, ổ cắm, phích cắm trước khi sử dụng máy hút bụi.
   •   Không hút bụi ở những nơi ẩm ướt.
   •   Không dùng túi đựng bụi ẩm ướt.
   •   Không nên hút những vật đang có nhiệt cao, kim loại sắc nhọn.
   •   Không nên dùng ống hút để di chuyển máy hút bụi.
   •   Không nên gây va chạm mạnh hoặc đánh rơi máy.
   •   Không nên sử dụng máy trong giờ cao điểm.

2.3.3.14 Laptop:
   •   Giảm sáng màn hình.
   •   Giảm tối đa phần mềm chạy nền.
   •   Không dùng CD/DVD liên tục.
   •   Tắt ăngten và kết nối wireless (nếu có) khi không dùng.
   •   Tắt bỏ các cổng không dùng như VGA, Internet, PCMCIA, USB và Wifi. Có thể tắt
       chúng qua My computer > Device manager.
   •   Tạo riêng nhiều chế độ tiết kiệm điện: Trên máy bay, trong quán cà phê, tại công ty, tại
       nhà..v..v..bằng cách nhấn chuột phải lên My computer > Prefences hoặc dùng phần
       mềm ngoài như Sparkle XP.
   •   Giảm thời giam chờ tự động tắt màn hình.
   •   Sạc lại pin khi vẫn còn một phần, thay vì dùng đến “kiệt” điện rồi mới sạc. chỉ nên
       dùng cạn kiệt pin sau khoảng 30 lần sạc.
   •   Không để pin nóng quá mức hoặc dùng sai adapter cấp điện sạc. Nhằm tránh pin nóng
       quá nên dùng bàn kê làm mát khi sử dụng máy.

2.3.3.15 Ổ cắm, phích cắm điện:
   •   Phích cắm điện luôn phải khô ráo;
   •   Tắt thiết bị trước khi cắm và rút thiết bị ra khỏi ổ cắm.
   •   Những động tác cắm hoặc rút phích phải dứt khoát, đảm bảo các ổ cắm không bị phát
       sinh tia lửa điện khi cắm và rút phích điện khỏi ổ cắm, giảm nguy cơ cháy nổ.
   •   Trước khi tháo ổ cắm, cần tháo cầu chì hoặc ngắt cầu dao điện, dùng bút thử điện để
       kiểm tra lại. Nếu bút không báo đỏ tức là ổ cắm không có điện, trong trường hợp cả hai
       cực đều đỏ là điện vẫn còn và dây nguội bị đứt.
   •   Khi gắn dây điện vào hai cực của ổ cắm, nên sử dụng dây lõi lắp chặt và xử lý tiếp xúc
       tốt.
   •   Dây điện, ổ cắm và phích cắm nên được kiểm tra thường xuyên để phát hiện hư hỏng
       và thay thế, không nên dùng dây.

                                                                                            20
•   Không để đầu phích cắm lỏng lẻo sẽ dễ sinh tia lửa điện gây chập cháy.
   •   Không dùng các phích cắm hở, nứt vỡ. .
   •   Không dùng nhiều thiết bị có công suất cao chung một lỗ cắm dễ gây ra cháy ổ điện.
   •   Không dùng nước để dập tắt lửa khi thấy ổ cắm bị chập cháy, khi đó cần bình tĩnh ngắt
       cầu dao nguồn điện.
   •   Không nắm dây của phích điện để rút ra khỏi ổ cắm, dễ làm đứt dây điện và hỏng đầu
       phích điện.
   •   Dây điện vào ổ cắm và phích cắm phải được kiểm tra thường xuyên phát hiện hư hỏng
       để thay thế, không nên dùng dây bị đấu nối vào ổ cắm.

2.3.3.16 Dây dẫn điện:
   •   Chú ý khi nối hai dây dẫn điện so le và dùng băng keo điện quấn đúng kỹ thuật.
   •   Dùng ống luồn dây điện chuyên dùng để luồn dây điện khi đi dây điện âm tường hay
       âm sàn.
   •   Khi kiểm tra sự cố về điện, đối với dây điện luôn âm trong tường thì phải cẩn thận nếu
       đục tường.
   •   Gặp sự cố như dây điện bị cháy, chập mạch,…phải tắt cầu dao điện mới được xử lý.
   •   Không dùng dây dẫn điện có mang điện làm dây phơi đồ hoặc mắc vào những vật dụng
       khác.
   •   Không mắc/móc hoặc kẹp dây điện vào một bề mặt khác bằng đinh tán.
   •   Không kéo, giật mạnh dây, gây đứt dây hoặc tổn thương phần vỏ bọc bên ngoài của dây
       dẫn…
   •   Không dùng dụng cụ đục tường như đục kim loại, máy khoan tác động vào phần dây
       điện âm tường.

2.3.3.17 Máy phát điện:
   •   Để tránh bị điện giật, luôn giữ cho máy khô và không sử dụng khi trời mưa hoặc ẩm
       ướt.
   •   Tắt máy và để nguội trước khi tiếp nhiên liệu, vì xăng dầu đổ vào động cơ đang nóng
       có thể bốc cháy.
   •   Chỉ sử dụng loại nguyên liệu được khuyên dùng theo hướng dẫn sử dụng máy phát điện
       hoặc được ghi trên nhãn máy.
   •   Phải sử dụng dây điện có cách điện tốt, chịu được công suất của các thiết bị sử dụng.
   •   Trước khi chuyển nguồn điện bằng cầu dao, hãy cắt điện áptômát tổng.
   •   Nếu lâu không sử dụng, thỉnh thoảng nên khỡi động lại máy.



                                                                                               21
•   Kiểm tra mức dầu máy dùng bôi trơn, kiểm tra nước làm mát sau 50 đến 100 giờ chạy
       máy đầu tiên, kiểm tra sự rò rỉ dầu máy và nguyên liệu, độ căng dây đai quạt gió, thay
       mới dầu máy và vệ sinh bộ lọc dầu máy. Sau 500 giờ chạy máy, kiểm tra và vệ sinh
       sạch hệ thống làm mát, thay mới dầu máy và vệ sinh thay mới bộ lọc dầu máy.
   •   Không sử dụng máy phát điện vượt quá công suất định mức. Chế độ sử dụng tốt nhất là
       80% công suất định mức.
   •   Không tự ý điều chỉnh tay ga vì có thể làm thay đồi tầng số và điện thế phát ra.

2.4 Tổng kết
     Tiết kiệm điện năng không chỉ là trách nhiệm của riêng mỗi một cá nhân, cơ quan đoàn
thể hay tổ chức nào mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Đây không chỉ là vấn đề tiết
kiệm ngân sách cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi nhà nước hay mỗi quốc gia mà nó còn góp
phần bảo đảm cho môi trường sống của con người khi mà các nguồn tài nguyên ngày càng cạn
kiệt, việc tiêu thụ năng lượng bừa bãi làm cho cuộc sống của con người ngày một khó khăn. Có
rất nhiều giải pháp từ hành chính, quản lý đến động viên, cổ động phong trào nhưng mọi thứ
phải thực sự xuất phát từ bản thân mỗi người trong chúng ta. Các phần trên đây chỉ là một phần
nghiên cứu được thu thập như là một hướng dẫn, một gợi ý cho mỗi người trong chúng ta có
thể tự kiểm soát việc dùng điện năng của mình một cách có khoa học và đạt hiệu quả cao nhất




                                                                                           22
CHƯƠNG 3              HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
3.1 Cấu trúc

“ Hệ thống điện quốc gia là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết
bị phụ trợ được liên kết với nhau và được chỉ huy thống nhất trong phạm vi cả nước” [2]

Hệ thống điện Việt Nam gồm có các nhà máy điện, các lưới điện, các hộ tiêu thụ được liên kết
với nhau thành một hệ thống để thực hiện 4 quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ
điện năng trong lãnh thổ Việt Nam
   •   Nhà máy điện: Là nơi sản xuất (chuyển đổi) ra điện năng từ các dạng năng lượng khác

                   Nhà máy nhiệt điện Phả lại, Uông bí Thủy điện (Hòa Bình, Sơn La...) Điện
                   hạt nhân (Ninh thuận vào năm 2012-2017,công suất 2000 MW)

   •   Lưới điện: Làm nhiệm vụ truyền tải và phân phổi điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu
       thụ

       “Lưới điện là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để
       truyền dẫn điện. Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành, được phân biệt
       thành lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối”. [2]

                   Lưới hệ thống: Nối các nhà máy điện với nhau và với các nút phụ tải khu
                   vực. Ở Việt Nam lưới hệ thống do A0 quản lý, vận hành ở mức điện áp 500
                   KV Lưới truyền tải:Phần lưới từ trạm trung gian khu vực đến thanh cái cao
                   áp cung cấp điện cho trạm trung gian địa phương.Thường từ 110-220KV do
                   A1,A2,A3 quản lý

                   Lưới phân phối: Từ các trạm trung gian địa phương đến các trạm phụ tải
                   (trạm phân phối). Lưới phân phối trung áp (6-35kV) do sở điện lực tỉnh
                   quản lý và phân phối hạ áp (380/220V)

   •   Hộ tiêu thụ: Do đặc điểm và yêu cầu từng loại khách hàng sử dụng điện nên phụ tải
       điện được chia ra

                   Hộ loại 1: Hộ tiêu thụ quan trọng nếu ngừng cung cấp điện nguy hiểm đến
                   sức khỏe tính mạng con người, gây thiệt hại lớn về kinh tế, an ninh, quốc
                   phòng

                   Hộ loại 2: Nếu ngừng cung cấp chỉ gây thiệt hại về kinh tế như quá trình sản
                   xuất bị gián đoạn.

                   Hộ loại 3: Là những hộ còn lại những hộ còn lại

                                                                                              23
3.2 Nhiệm vụ, chức năng
  •   Hệ thống điện quốc gia đảm bảo việc sản xuất, truyền tải, phân phối điện năng trên toàn
      quốc.

  •   Hệ thống điện quốc gia đảm bảo việc cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao,
      chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế nhất.

  •   Nhờ có hệ thống điện quốc gia mà các nhà máy có thể hỗ trợ nhau về công suất; giảm
      công suất dự trữ cho từng nhà máy và không bị mất điện cục bộ do thiếu điện hoặc do
      máy phát điện có sự cố (có các nhà máy khác hỗ trợ). Chất lượng điện nhờ đó cũng
      được đảm bảo (điện ổn định).




                                                                                          24
CHƯƠNG 4             TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM – EVN
4.1 Nhiệm vụ, chức năng

     Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày
10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng;
tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của
Chính phủ. Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê
duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-
TTG về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

     Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg về việc
chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.

     Ngày 06/6/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 857/QĐ-TTg phê duyệt
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam với một số nội dung chính như:

   •   Tên gọi:
                  Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
                  Tên giao dịch: Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
                  Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Electricity;
                  Tên gọi tắt: EVN.
   •   Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

      Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, truyền tải,
phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải,
phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu
tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải
tạo, nâng cấp thiết bị điện, công trình điện; thí nghiệm điện.

      Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
bên cạnh lĩnh vực sản xuất điện năng, EVN có 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng
đến khách hàng là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC), Tổng công ty Điện lực miền
Nam (EVN SPC), Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVN CPC), Tổng công ty Điện lực TP.
Hà Nội (EVN HANOI), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC). Phụ trách
lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Truyền tải
điện quốc gia (NPT), được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty truyền tải (Công ty



                                                                                         25
Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban quản lý dự án (Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc,
Trung, Nam).

4.2 Cấu trúc Tập đoàn Điện lực Việt Nam
   • Công ty mẹ - EVN: Gồm cơ quan tập đoàn, trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia,
   các Ban quản lý dự án nguồn điện, công trình dân dụng, trung tâm thông tin điện lực, các
   nhà máy điện lớn.
   •    Các công ty con, công ty liên kết và đơn vị sự nghiệp
                  Các công ty con bao gồm các công ty do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều
                  lệ hoạt động trong các lĩnh có quy mô lớn về sản xuất, truyền tải, kinh
                  doanh điện năng, viễn thông, tài chính vầ các công ty con do EVN nắm giữ
                  trên 50% vốn điều lệ hoạt động trong các lĩnh vực có quy mô vừa về sản
                  xuất kinh doanh điện năng, công nghệ thông tin, cơ khí điện lực, tư vấn và
                  các ngành nghề kinh doanh khác
                  Công ty liên kết là các công ty do tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ
                  trong các lĩnh vực sản xuất điện năng, ngân hàng, bất động sản và các ngành
                  nghề khác
                  Các đơn vị sự nghiệp gồm Viện năng lượng, trường Đại học điện lực và 3
                  trường cao đẳng điện
   •    Cơ cấu tổ chức gồm
                   19 công ty nhiệt điện, thủy điện.
                   11 công ty điện lực
                   15 ban quản lý dự án nguồn điện, lưới điện, xây dựng dân dụng
                   4 công ty cơ khí điện lực
                   4 công ty truyền tải điện
                   4 công ty tư vấn xây dựng điện
                   1 công ty thông tin viễn thông điện lực
                   1 trung tâm thông tin điện lực
                   1 trung tâm công nghệ thông tin
                   Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia
                   1 Viện năng lượng
                   1 trường Đại học điện lực và 3 trường cao đẳng điện

4.3 Triết lý kinh doanh:
4.3.1   Mọi hành động của EVN đều hướng tới con người, vì con người.

     EVN hành động vì niềm vui, hạnh phúc của mọi người. EVN xây dựng mối quan hệ với
khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, nhà đầu tư, xã hội bằng sự thiện chí, tình thân ái, tinh thần

                                                                                              26
nhân văn. Trong các hoạt động của EVN, con người luôn là trung tâm; trong nội bộ EVN,
người lao động được coi là tài sản quý giá nhất giúp EVN đi đến thành công. Mỗi thành viên
EVN sẽ phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân theo nguyên tắc cơ bản này.

4.3.2   EVN luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tận tâm với công việc, tận tụy với
        khách hàng.

      Phương châm hành động chủ đạo của EVN là làm tròn nghĩa vụ với tư cách là một tập
đoàn kinh tế quan trọng của nền kinh tế và của quốc gia. Mọi thành viên EVN cam kết hành
động vì lợi ích quốc gia, vì sự phồn vinh của Tổ quốc. EVN hướng tới xây dựng hình ảnh đẹp
về tinh thần trách nhiệm cao, về sự tận tâm, tận tuỵ trong từng công việc, hành động. Mỗi
thành viên EVN sẽ phấn đấu, hy sinh, không quản ngại khó khăn gian khổ thực hiện phương
châm này.

4.3.3   EVN cam kết tôn trọng luật pháp, hành động khách quan, trung thực, công tâm
        và minh bạch

      Mọi hoạt động của EVN luôn tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành, quy chế
quản lý nội bộ của EVN và đơn vị. Hơn thế, mọi thành viên của EVN sẽ luôn đi tiên phong
trong việc thực thi và góp phần phát triển, hoàn thiện những quy định và quy chế này. EVN tôn
trọng các quy tắc, nghi thức trong giao tiếp; lịch thiệp, trung thực trong quan hệ; khách quan,
minh bạch, công bằng và bình đẳng trong xử lý công việc với những người bên ngoài (khách
hàng, đối tác, cộng đồng) cũng như với những người bên trong (người lao động, chủ sở hữu,
người quản lý).

4.3.4   Sức mạnh trong mọi hành động của EVN là sự đồng thuận và trí tuệ tập thể.

     EVN phục vụ và đóng góp cho xã hội, cho nền kinh tế bằng kinh nghiệm và sự sáng tạo,
bằng trí tuệ con người kết hợp với công nghệ hiện đại. EVN luôn trân trọng những thành quả
đã đạt được cũng như truyền thống vẻ vang của ngành và của dân tộc. EVN coi tinh thần đoàn
kết, hợp tác và lao động sáng tạo là nguồn sức mạnh tổng hợp để đạt được các mục tiêu đề ra.

4.3.5   EVN phấn đấu để xứng đáng với niềm tin của đất nước và nhân dân.

      EVN coi trọng cam kết với khách hàng, đối tác, trung thành với tinh thần của các giá trị
cốt lõi, thực hiện cam kết bằng những hành động thiết thực. EVN tin tưởng sẽ xứng đáng với
niềm tin mà Đảng, Chính phủ, đất nước và nhân dân đã giao phó, sẽ giành được sự tín nhiệm
của những người mà EVN phụng sự, sẽ xây dựng thành công hình ảnh tốt đẹp mà EVN mong
muốn.




                                                                                             27
KẾT LUẬN

      Trong giai đoạn hiện nay, năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng đóng một
vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế . Nhất là trong
thời kỳ nước ta đang ngày càng phát triển trên con dường công nghiệp hóa- hiện đại hóa, hòa
nhập chung với xu thế của thế giới ,nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng lớn nhưng lại bị
hạn chế về mặt năng lượng, đặc biệt là điện năng. Đứng trước tình hình tài nguyên năng lượng
ngày càng khan hiếm, việc sử dụng sao cho tiết kiệm và hiệu quả là một trong những ưu tiên
quan trọng hàng đầu trong chính sách năng lượng quốc gia.
      Xuất phát từ thực trạng trên, qua bài báo cáo: “giải pháp tiết kiệm điện trong các cơ quan
công sở, các khu hành chính sự sự nghiệp và các hộ gia đình”. Chúng em muốn đưa ra các giải
pháp tiết kiệm năng lượng trong các cơ quan ,công sở, các khu hành chính sự nghiệp và trong
các hộ gia đình nhằm góp phần giảm thiểu nhu cầu điện năng, từ đó giảm thiểu được chi phí
cho việc sử dụng điện, tiết kiệm được năng lượng, mang lại những lợi ích thiết thực cho đất
nước, cải thiện môi trường. Qua kết quả nghiên cứu, bài báo cáo có thể là một cơ sở được nhân
rộng cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình , từ đó nâng cao ý thức, cũng như sự hiểu biết
cho mọi người về các giải pháp tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên để đảm bảo được vấn đề an
ninh năng lượng quốc gia góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước cần có sự quan tâm hơn nữa
của chính phủ, ý thức và sự chung tay góp của cả cộng đồng.




                                                                                             28
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Cẩm nang tiết kiệm điện, Trung tâm thông tin điện lực – EVN EIC ( thuộc tập đoàn
   điện lực Việt Nam)

2. Luật điện lực 2004

3. Báo điện tử VnExpress, www.vnexpress.net

4. Trang Tiết kiệm năng lượng của EVN www.tietkiemnangluong.vn

5. Trang chủ của EVN www.evn.com.vn

6. Trang tin ngành điện EVN news www.icon.evn.com.vn




                                                                                      29

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba phaĐồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba phanataliej4
 
(Led nháy theo nhạc) báo cáo đồ án điện tử viễn thông 1
(Led nháy theo nhạc) báo cáo đồ án điện tử   viễn thông 1(Led nháy theo nhạc) báo cáo đồ án điện tử   viễn thông 1
(Led nháy theo nhạc) báo cáo đồ án điện tử viễn thông 1Huy Tuong
 
Bảng công thức tích phân + mũ lôga
Bảng công thức tích phân + mũ lôgaBảng công thức tích phân + mũ lôga
Bảng công thức tích phân + mũ lôgaPhương Thảo Nguyễn
 
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểmBáo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểmLuanvantot.com 0934.573.149
 
chỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
chỉnh lưu hình tia 3 pha.docchỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
chỉnh lưu hình tia 3 pha.doc26ngQuangKhi
 
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngBài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngNguyễn Nam Phóng
 
Tài liệu học tậpmô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiển
Tài liệu học tậpmô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiểnTài liệu học tậpmô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiển
Tài liệu học tậpmô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiểnnataliej4
 
mạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệpmạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệphuong nguyen
 
Mẫu báo cáo bài tập lớn
Mẫu báo cáo bài tập lớnMẫu báo cáo bài tập lớn
Mẫu báo cáo bài tập lớnJohn MacTavish
 
Báo cáo Nhập môn kỹ thuật Điện tử viễn thông
Báo cáo Nhập môn kỹ thuật Điện tử viễn thôngBáo cáo Nhập môn kỹ thuật Điện tử viễn thông
Báo cáo Nhập môn kỹ thuật Điện tử viễn thôngHieu Nguyen Trung
 
Đồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng Arduino
Đồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng ArduinoĐồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng Arduino
Đồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng ArduinoVerdie Carter
 
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docxTính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docxMan_Ebook
 
Đồ Án Điều Khiển Động Cơ Bước Dùng IC Số
Đồ Án Điều Khiển Động Cơ Bước Dùng IC Số Đồ Án Điều Khiển Động Cơ Bước Dùng IC Số
Đồ Án Điều Khiển Động Cơ Bước Dùng IC Số nataliej4
 

Was ist angesagt? (20)

Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba phaĐồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
 
(Led nháy theo nhạc) báo cáo đồ án điện tử viễn thông 1
(Led nháy theo nhạc) báo cáo đồ án điện tử   viễn thông 1(Led nháy theo nhạc) báo cáo đồ án điện tử   viễn thông 1
(Led nháy theo nhạc) báo cáo đồ án điện tử viễn thông 1
 
Bảng công thức tích phân + mũ lôga
Bảng công thức tích phân + mũ lôgaBảng công thức tích phân + mũ lôga
Bảng công thức tích phân + mũ lôga
 
Tổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện, 9 Điểm, Từ Các Trường Đại Học
Tổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện, 9 Điểm, Từ Các Trường Đại HọcTổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện, 9 Điểm, Từ Các Trường Đại Học
Tổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện, 9 Điểm, Từ Các Trường Đại Học
 
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểmBáo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
Báo cáo thực tập chuyên ngành điện công nghiệp, 9 điểm
 
Giáo trình quản lý dự án
Giáo trình quản lý dự ánGiáo trình quản lý dự án
Giáo trình quản lý dự án
 
chỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
chỉnh lưu hình tia 3 pha.docchỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
chỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
 
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngBài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
 
Đề tài: Đồ án mạch cảm biến ánh sáng, HAY
Đề tài: Đồ án mạch cảm biến ánh sáng, HAYĐề tài: Đồ án mạch cảm biến ánh sáng, HAY
Đề tài: Đồ án mạch cảm biến ánh sáng, HAY
 
Tài liệu học tậpmô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiển
Tài liệu học tậpmô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiểnTài liệu học tậpmô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiển
Tài liệu học tậpmô hình hóa và mô phỏng hệ thống điều khiển
 
Xử lý tín hiệu số
Xử lý tín hiệu sốXử lý tín hiệu số
Xử lý tín hiệu số
 
Luận văn: Thiết kế cung cấp điện cho nhà máy dệt, HAY
Luận văn: Thiết kế cung cấp điện cho nhà máy dệt, HAYLuận văn: Thiết kế cung cấp điện cho nhà máy dệt, HAY
Luận văn: Thiết kế cung cấp điện cho nhà máy dệt, HAY
 
mạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệpmạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệp
 
Mẫu báo cáo bài tập lớn
Mẫu báo cáo bài tập lớnMẫu báo cáo bài tập lớn
Mẫu báo cáo bài tập lớn
 
Bai tap c2
Bai tap c2Bai tap c2
Bai tap c2
 
Báo cáo Nhập môn kỹ thuật Điện tử viễn thông
Báo cáo Nhập môn kỹ thuật Điện tử viễn thôngBáo cáo Nhập môn kỹ thuật Điện tử viễn thông
Báo cáo Nhập môn kỹ thuật Điện tử viễn thông
 
Đồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng Arduino
Đồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng ArduinoĐồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng Arduino
Đồ án Thiết kế hệ thống tưới cây tự động sử dụng Arduino
 
Đề tài: Thiết bị cảnh báo khí gas & phòng chống cháy nổ, HAY
Đề tài: Thiết bị cảnh báo khí gas & phòng chống cháy nổ, HAYĐề tài: Thiết bị cảnh báo khí gas & phòng chống cháy nổ, HAY
Đề tài: Thiết bị cảnh báo khí gas & phòng chống cháy nổ, HAY
 
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docxTính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
 
Đồ Án Điều Khiển Động Cơ Bước Dùng IC Số
Đồ Án Điều Khiển Động Cơ Bước Dùng IC Số Đồ Án Điều Khiển Động Cơ Bước Dùng IC Số
Đồ Án Điều Khiển Động Cơ Bước Dùng IC Số
 

Ähnlich wie Báo cáo nhập môn kỹ thuật ngành điện copy

Khóa luận điện công nghiệp.
Khóa luận điện công nghiệp.Khóa luận điện công nghiệp.
Khóa luận điện công nghiệp.ssuser499fca
 
Dcbg su dung_nang_luong_hieu_qua
Dcbg su dung_nang_luong_hieu_quaDcbg su dung_nang_luong_hieu_qua
Dcbg su dung_nang_luong_hieu_quaHồ Châu
 
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bàoNghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bàoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdf
Nghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdfNghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdf
Nghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdfMan_Ebook
 
Điện tử công suất - ts lê văn hiền
Điện tử công suất - ts lê văn hiềnĐiện tử công suất - ts lê văn hiền
Điện tử công suất - ts lê văn hiềnebookbkmt
 
Tìm hiểu sử dụng năng lượng mặt trời sản xuất nước cất Bằng công nghệ MED
Tìm hiểu sử dụng năng lượng mặt trời sản xuất nước cất Bằng công nghệ MEDTìm hiểu sử dụng năng lượng mặt trời sản xuất nước cất Bằng công nghệ MED
Tìm hiểu sử dụng năng lượng mặt trời sản xuất nước cất Bằng công nghệ MEDDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điệnĐề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điệnDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...nataliej4
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Nghiên Cứu Một Số Giải Pháp Tiết Kiệm Diện Năng.doc
Luận Văn Nghiên Cứu Một Số Giải Pháp Tiết Kiệm Diện Năng.docLuận Văn Nghiên Cứu Một Số Giải Pháp Tiết Kiệm Diện Năng.doc
Luận Văn Nghiên Cứu Một Số Giải Pháp Tiết Kiệm Diện Năng.docsividocz
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận
Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang ThuậnDự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận
Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang ThuậnQuang Thuan Nguyen
 

Ähnlich wie Báo cáo nhập môn kỹ thuật ngành điện copy (20)

Khóa luận điện công nghiệp.
Khóa luận điện công nghiệp.Khóa luận điện công nghiệp.
Khóa luận điện công nghiệp.
 
Dcbg su dung_nang_luong_hieu_qua
Dcbg su dung_nang_luong_hieu_quaDcbg su dung_nang_luong_hieu_qua
Dcbg su dung_nang_luong_hieu_qua
 
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bàoNghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
 
Nghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdf
Nghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdfNghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdf
Nghiên cứu thiết kế và thi công tủ ATS dùng LOGO SIEMENS.pdf
 
Điện tử công suất - ts lê văn hiền
Điện tử công suất - ts lê văn hiềnĐiện tử công suất - ts lê văn hiền
Điện tử công suất - ts lê văn hiền
 
Tìm hiểu sử dụng năng lượng mặt trời sản xuất nước cất Bằng công nghệ MED
Tìm hiểu sử dụng năng lượng mặt trời sản xuất nước cất Bằng công nghệ MEDTìm hiểu sử dụng năng lượng mặt trời sản xuất nước cất Bằng công nghệ MED
Tìm hiểu sử dụng năng lượng mặt trời sản xuất nước cất Bằng công nghệ MED
 
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điệnĐề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
 
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế đường dây và trạm biến áp.doc
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế đường dây và trạm biến áp.docĐồ án tốt nghiệp Thiết kế đường dây và trạm biến áp.doc
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế đường dây và trạm biến áp.doc
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG CH...
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂMLuận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực thi chính sách tiết kiệm điện, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Thiết kế và chế tạo mạch nghịch lưu một pha, HAY
Đề tài: Thiết kế và chế tạo mạch nghịch lưu một pha, HAYĐề tài: Thiết kế và chế tạo mạch nghịch lưu một pha, HAY
Đề tài: Thiết kế và chế tạo mạch nghịch lưu một pha, HAY
 
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Một Số Giải Pháp Tiết Kiệm Diện Năng.doc
Luận Văn Nghiên Cứu Một Số Giải Pháp Tiết Kiệm Diện Năng.docLuận Văn Nghiên Cứu Một Số Giải Pháp Tiết Kiệm Diện Năng.doc
Luận Văn Nghiên Cứu Một Số Giải Pháp Tiết Kiệm Diện Năng.doc
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bám cho module pin năng lượng mặt trời
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bám cho module pin năng lượng mặt trờiĐề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bám cho module pin năng lượng mặt trời
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bám cho module pin năng lượng mặt trời
 
Báo cáo nhập môn điện
Báo cáo nhập môn điệnBáo cáo nhập môn điện
Báo cáo nhập môn điện
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...
 
Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận
Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang ThuậnDự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận
Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận
 
Đề tài: Thiết kế điện nước cho trụ sở làm việc 16 tầng, HAY
Đề tài: Thiết kế điện nước cho trụ sở làm việc 16 tầng, HAYĐề tài: Thiết kế điện nước cho trụ sở làm việc 16 tầng, HAY
Đề tài: Thiết kế điện nước cho trụ sở làm việc 16 tầng, HAY
 
Đề tài: Giải pháp giảm tổn thất điện năng tại công ty Điện Lực Thanh Xuân
Đề tài: Giải pháp giảm tổn thất điện năng tại công ty Điện Lực Thanh XuânĐề tài: Giải pháp giảm tổn thất điện năng tại công ty Điện Lực Thanh Xuân
Đề tài: Giải pháp giảm tổn thất điện năng tại công ty Điện Lực Thanh Xuân
 

Báo cáo nhập môn kỹ thuật ngành điện copy

  • 1. MỤC LỤC CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ............................................................................ 2 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 2 1.2 Lịch sử vấn đề......................................................................................................... 3 1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.5 Kết cấu .................................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2 CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG CÁC CƠ QUAN CÔNG SỞ, CÁC KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP VÀ CÁC HỘ GIA ĐÌNH...................................................................................... 4 2.1 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các cơ quan, công sở:.............. 4 2.1.1 Giải pháp kỹ thuật:........................................................................................... 4 2.1.2 Giải pháp hành chính, quản lý: ........................................................................ 6 2.2 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các khu vực hành chính sự nghiệp: ................................................................................................................................. 7 2.2.1 Việc sử dụng máy điều hoà nhiệt độ (ĐHNĐ): ............................................... 8 2.2.2 Hạn chế hoặc cấm các sử dụng điện ngoài mục đích công tác: ....................... 8 2.2.3 Quy định ngắt điện ổ cắm sau giờ làm việc:.................................................... 9 2.2.4 Bố trí độ chiếu sáng hợp lý ở các phòng làm việc: ........................................ 10 2.2.5 Tiết kiệm điện thông qua biện pháp chế tài: .................................................. 10 2.3 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình:................................. 10 2.3.1 Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện: .................................................................... 11 2.3.2 Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa học: .................................................................. 13 2.3.3 Điều chính thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình:................................... 15 2.4 Tổng kết ................................................................................................................ 22 CHƯƠNG 3 HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA............................................. 23 3.1 Cấu trúc ................................................................................................................ 23 3.2 Nhiệm vụ, chức năng ........................................................................................... 24 CHƯƠNG 4 TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM – EVN ....................... 25 4.1 Nhiệm vụ, chức năng ........................................................................................... 25 4.2 Cấu trúc Tập đoàn Điện lực Việt Nam .............................................................. 26 4.3 Triết lý kinh doanh:............................................................................................. 26 4.3.1 Mọi hành động của EVN đều hướng tới con người, vì con người. ............... 26 4.3.2 EVN luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tận tâm với công việc, tận tụy với khách hàng......................................................................................................... 27 4.3.3 EVN cam kết tôn trọng luật pháp, hành động khách quan, trung thực, công tâm và minh bạch ........................................................................................................... 27 4.3.4 Sức mạnh trong mọi hành động của EVN là sự đồng thuận và trí tuệ tập thể. 27 4.3.5 EVN phấn đấu để xứng đáng với niềm tin của đất nước và nhân dân........... 27 1
  • 2. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Năm 2011, nền kinh tế đã dần hồi phục sau khi bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhu cầu điện dùng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ngày càng tăng, dự báo phụ tải tăng cao. Trong khi đó, các hồ thuỷ điện lớn có lượng nước tích trong hồ thấp hơn mực nước dâng bình thường so với trung bình nhiều năm, không đủ nước để phát ñiện (công suất các nhà máy thuỷ ñiện chiếm khoảng 40% tổng công suất đặt của hệ thống điện); các nhà máy điện trong tổng số sơ đồ VI vào chậm (đến cuối năm 2010, chỉ đưa vào vận hành trên 65% tương đương với trên 8.400MW so với dự kiến 14.600MW, trong đó Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đạt được khoảng 6.280MW); một số nhà máy nhiệt điện mới đưa vào vận hành không ổn định, một số nhà máy khác do phải huy động trong thời gian dài phải đưa ra để sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ; mặt khác, giá điện duy trì ở mức thấp và chậm thay đổi nên không thu hút đầu tư vào nguồn điện. Mặc dù EVN đã nổ lực huy động các nguồn điện, mua điện từ các nhà máy phát điện ngoài EVN và từ Trung Quốc với giá cao, song năm 2011 và những năm đến được dự báo tình hình nguồn điện có thể sẽ còn gặp khó khăn trong việc bảo đảm cung cấp điện trong các tháng mùa khô, nhất là khi gặp hạn hán kéo dài, không đủ nước cho các nhà máy thủy điện phát điện. Mặc dù vậy, trước thực trạng đó việc sử dụng điện năng cho tiêu dung của khách hàng lại chưa thật sự tiết kiệm và thiếu tính hiệu quả nghiêm trọng (5 năm qua 2006 ÷ 2010, điện thương phẩm của EVN tăng hơn 13,7% trong khi GDP tăng 6,91%, như vậy cứ tăng 1 lần GDP thì cần phải tăng 2 lần điện năng, hệ số đàn hồi này là khá cao với các nước trong khu vực là 1,5 lần; với Trung Quốc chỉ hơn 1 lần …) Do vậy, vấn đề sử dụng điện như thế nào, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả ngay trong lúc này là một hành động thiết thực và cần thiết để trước hết đem lại lợi ích cho bản thân người tiêu dùng và cho toàn xã hội. Trước thực thế đó, với vốn kiến thức đã học cũng như tìm tòi tại liệu chúng em đã lựa chọn đề tài “GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG CÁC CƠ QUAN CÔNG SỞ, CÁC KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP VÀ GIA ĐÌNH ” làm bài báo cáo của mình. Sinh viên thực hiện • Hoàng Anh Dũng - KTCN K55 • Đào Thị Duyên – KTCN K55 • Dương Hải Vũ – KTCN K55 • Hoàng Thị Liên - TCNH 2 K55 Giáo viên hướng dẫn: Lê Việt Tiến – Bộ môn: Hệ thống điện 2
  • 3. 1.2 Lịch sử vấn đề Tiết kiệm điện năng là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của đất nước. Vấn đề này đã được nhiều người nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau như KSC Trương Quốc Thành với đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng mô hình tiết kiệm năng luợng trong hệ thống chiếu sáng công cộng tại thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An”, Đỗ Bình Yên với đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng và xây dựng mô hình tiết kiệm năng lượng điển hình cho nghành luyện kim địa phương ” , Nguyễn Thành Phương - sinh viên Đại học Bách Khoa TP.HCM với đề tài “hệ thống quản lý tiết kiệm thông minh”… Nhìn chung các đề tài đều đưa ra được các mô hình tiết kiệm điện năng theo nhiều hướng khác nhau. Nhưng giải pháp đơn giản sử dụng tiết kiệm điện năng trong các cơ quan công sở, các khu hành chính sự nghiệp và các hộ gia đình là một vấn đề mới. Do đó thông qua bài báo cáo này, nhóm chúng em mong muốn xây dựng thêm những giải pháp tiết kiệm điện năng đơn giản, giảm thiểu được chi phí trong việc sử dụng điện. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Do thời gian và năng lực còn hạn chế nên nhóm chúng em chỉ tập trung nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các cơ quan, công sở, các khu hành chính sự nghiệp và các hộ gia đình. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Bài báo cáo sử dụng các phương pháp: • Phương pháp phân tích, tổng hợp • Phương pháp thống kê 1.5 Kết cấu • Mục lục • Chương 1: Tổng quan • Chương 2: Các giải pháp sử dụng tiết kiệm điện trong các cơ quan, công sở, các khu vực hành chính sự nghiệp và các hộ gia đình • Chương 3: Hệ thống điện quốc gia • Chương 4: Tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN • Kết luận • Tài liệu tham khảo 3
  • 4. CHƯƠNG 2 CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG CÁC CƠ QUAN CÔNG SỞ, CÁC KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP VÀ CÁC HỘ GIA ĐÌNH 2.1 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các cơ quan, công sở: Tiết kiệm nói chung và tiết kiệm điện nói riêng là vấn đề Quốc sách, phải thực hiện lâu dài trong suốt quá tình tiêu thụ điện, chứ không phải chỉ thực hiện vào lúc thiếu điện. Tại các cơ quan, công sở hành chính sự nghiệp đều thấy những dòng chữ được dán ngoài cửa hay trong phòng làm việc như: “Tắt điện khi ra khỏi phòng”, “Tận dụng ánh sáng tự nhiên, giảm đèn chiếu sáng không cần thiết”, “Không sử dụng điều hòa khi thời tiết không quá nóng”,“Hạn chế 50% đèn chiếu sân, hành lang, hàng rào, biển hiệu”, “Không dùng điện cho các khu vui chơi thể thao vào các giờ cao điểm chiều” v.v.. Ở đâu cũng rộn ràng việc tuyên truyền ý thức gương mẫu tiết kiệm điện trong cán bộ, công nhân viên tại nơi làm việc và gia đình. Mặc dù vậy, tại nhiều cơ quan, công sở hiện nay, vẫn còn tình trạng cán bộ, nhân viên mặc sức xài điện. Ngoài việc dùng “thả cửa” thiết bị điện trong phòng làm việc, không ít các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, vào mùa hè, sau giờ làm việc, cán bộ, nhân viên tụ tập đánh cầu lông đến khuya với những bóng đèn công suất 500W. Điện "phục vụ" ngoài giờ được lấy từ tiền Nhà nước. Trách nhiệm về việc tiết kiệm điện trong các cơ quan hành chính sự nghiệp gần đây đã được triển khai rộng khắp. Song, một số nơi chưa nghiêm túc thực thi, thể hiện qua việc vẫn đun nấu bằng thiết bị điện trong khu vực cơ quan, ra khỏi phòng làm việc hay “quên” tắt quạt, tắt điều hòa nhiệt độ.. Thực tế, biện pháp khống chế khối hành chính sự nghiệp về thực hiện tiết kiệm điện vẫn chưa đủ sức nặng, vì vậy việc sử dụng điện lãng phí diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở các công sở. Đã đến lúc các cấp, các ngành liên quan cần có biện pháp để chấn chỉnh, đẩy mạnh việc tuyên truyền về ý thức thực hành tiết kiệm điện, tăng cường biện pháp hành chính, thậm chí xử phạt đối với cán bộ, nhân viên lãng phí điện. Để cho việc thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan, công sở có hiệu quả lâu dài và ổn định, ta cần tiến hành có bài bản trên 2 giải pháp: giải pháp kỹ thuật và giải pháp hành chính. 2.1.1 Giải pháp kỹ thuật: Ta biết rằng điện sử dụng trong các cơ quan, công sở không phải là điện tiện phí trong sinh hoạt gia đình mà là điện phục vụ cho sự làm việc, công tác của CBCNV trong cơ quan. Vì vậy, giải pháp kỹ thuật về tiết kiệm điện phải vừa đảm bảo tiết kiệm điện có hiệu quả, lại vừa đảm bảo môi trường làm việc có hiệu quả của CBCNV trong cơ quan, công sở. Các bước tiến hành như sau: 4
  • 5. 2.1.1.1 Khi tiến hành tiết kiệm điện việc đầu tiên là phải tổ chức kiểm tra nắm tình hình sử dụng điện trong toàn cơ quan hiện nay: • Tình hình bố trí các trang thiết bị điện: đèn, quạt, vi tính, điều hoà nhiệt độ. .. (hợp lý, lãng phi theo các tiêu chuẩn của đơn vị công tác). • Tình hình tận dụng ánh sáng tự nhiên và không khí mát tự nhiên. • Tình hình sử dụng các trang thiết bị điện (đèn, quạt,điều hoà nhiệt độ, máy photocopy, máy in, máy vi tính v.v...) của cán bộ trong cơ quan. • Tình hình mạng lưới điện trong toàn cơ quan: đoạn dây nào quá tải, đoạn dây nào cũ nát dò điện, các mối nối, tiếp xúc cầu dao, cầu dao xấu phát nóng gây tổn thất điện, để thay, để sửa. 2.1.1.2 Đánh giá tình hình sử dụng điện qua kiểm tra và đề ra giải pháp kỹ thuật tiết kiệm điện. • Mở rộng hoặc mở thêm các cửa sổ và lắp kính kể cả trần (nếu có thể) để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. • Thay tất cả các bóng đèn tròn sợi đốt (nếu có) bằng đèn compact hoặc đèn ống huỳnh quang để tiết kiệm điện. • Thay bóng đèn ống neon thế hệ cũ 40W, 20W bằng bóng đèn ống neon thế hệ mới 36W, 18W và thay chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử để tiết kiệm điện (khi thay một chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử của đèn 40W, ta tiết kiệm được mỗi giờ 4Wh và cho lười điện 12,9Wh do không phải chuyên chở điện phản kháng). • Lắp máng, chảo chụp ở các đèn còn thiếu để tăng độ phản chiếu ánh sáng và điều chỉnh lắp đèn ở độ cao thích hợp để có độ phản chiếu ánh sáng cao. Thực hiện mỗi đèn một công tắc đóng, mở. • Thực hiện hai chế độ ánh sáng trong phòng: ánh sáng đi lại sinh hoạt và ánh sáng làm việc. Dùng đèn ống neon treo trên tường đủ ánh sáng đi lại cho sinh hoạt và đèn bàn compact cho mỗi bàn làm việc của cán bộ (chỉ bật khi làm việc) Bố trí chiếu sáng này sẽ tiết kiệm được nhiều điện năng. • Ở các phòng có đặt máy điều hoà nhiệt độ cần: Củng cố lại độ kín của các cửa sổ Lắp bộ tự động đóng lại cho cửa ra vào Bố trí lại máy điều hoà nhiệt độ (nếu cần) để lợi dụng tối đa luồng không khí mát bên ngoài Máy điều hoà nhiệt độ chỉ được đặt ở 25 – 27 oC. Ở những phòng có lắp nhiều máy điều hoà nhiệt độ thì bật điện từng máy đặt ở nhiệt độ 25 – 27 o C, nếu sau 1/2 tiếng không khí trong phòng đạt được 25 – 27 oC thì thôi. Các máy dư thừa được tháo đi. • Giảm 50% độ sáng của các hành lang, nhà vệ sinh và thay vào đó các đèn compact 9W. 5
  • 6. Mạng lưới điện trong cơ quan Thay các đoạn dây bị quá tải (nếu có) bằng dây có tiết diện lớn hơn. Thay các đoạn dây cũ, nát, rò điện bằng dây mới cùng tiết diện. Sửa chữa các mối nối, các chỗ tiếp xúc ở cầu dao, cầu trì, phích cắm bị phát nóng quá mức. • Treo công tơ phụ cho từng phòng, ban trước khi tiến hành các biện pháp tiết kiệm đến để biết được mức tiêu thụ đến của từng phòng ban trước và sau khi tiến hành các biện pháp tiết kiệm điện và sau này để giao chỉ tiêu điện năng tiêu thụ hàng tháng chơ từng phòng ban. 2.1.2 Giải pháp hành chính, quản lý: Giải pháp hành chính là xây dựng một nội quy sử dụng đến trong cơ quan, công sở, nhằm buộc CBCNV trong cơ quan phải có ý thức, nhiệm vụ và trách nhiệm tiết kiệm đến, đảm bảo cho việc tiết kiệm điện vào nề nếp, ổn định và lâu dài. Nội dung của nội quy bao gồm: 2.1.2.1 Quy định các chế độ và thời gian sử dựng các trang thiệt bị trong cơ quan : • Các trang thiết bị điện trong các phòng ban khi không có người làm việc ở trong phòng đều phải cắt hết điện. • Các đèn bàn trên các bàn làm việc chỉ được bật khi đang làm việc (đọc công văn giấy tờ, đánh máy vi tính ...) • Đèn hành lang, bảo vệ chỉ được: về mùa hè: bật vào 19h tắt vào 5h sáng. về mùa đông: bật vào 18h tắt 6 giờ sáng. • Điều hoà nhiệt độ chỉ được sử dụng vào mùa hè và đặt ở chế độ nhiệt độ 25 oC-27 oC và phải cắt điện khi không còn người làm việc trong phòng hoặc hết giờ làm việc và giao phòng HLQT quản lý nhiệt độ đặt ( 25 – 27 oC) này. • Máy vi tính chỉ được sử dụng cho công việc cơ quan, xong công việc phải cắt điện, không được dùng việc khác cá nhân (chơi cờ, theo dõi cổ phiếu, chứng khoán vv...). • Máy photocopy, máy in chỉ được sử dụng cho công việc của cơ quan, không được dùng cho việc riêng cá nhân. Song hết một công việc phải cắt điện, không được để ngâm điện. • Máy tăng giảm điện áp hạ áp (survolteur ) dùng cho các thiết bị điện có điện áp ổn định như máy tính (nếu có) phải cắt điện ra khỏi mạng điện áp lưới điện đã đủ và ổn định. • Cấm đun nấu bằng điện trong cơ quan. • Cấm dùng tủ lạnh trong cơ quan. • Giao chỉ tiêu định mức điện năng tiêu thụ điện năng hàng tháng. Mùa đông và mùa hè cho từng phòng ban và toàn cơ quan trên cơ sở tiết kiệm 10% so với trước và trên cơ sở đã thực hiện các giải pháp kỹ thuật về tiết kiệm điện. 6
  • 7. • Các trưởng phòng ban có trách nhiệm quản lý chỉ tiêu điện năng tiêu thụ hàng tháng của phòng ban mình theo công tơ phụ điện treo ở phòng ban mình và phải chịu trách nhiệm về chi tiêu này. • Trưởng phòng (chánh VP) có trách nhiệm quản lý chỉ tiêu định mức điện năng hàng tháng ở công tơ toàn cơ quan và chịu trách nhiệm về chỉ tiêu này. 2.1.2.2 Chế độ kiểm tra theo dõi: • Phòng Hành chính quản trị có trách nhiệm thường xuyên hàng ngày kiểm tra theo dõi việc sử dụng các trang thiết bị theo các chế định thời gian quy định trong nội quy của cơ quan và thông báo trên bảng đen của cơ quan: Hàng tuần: về vi phạm chế độ và thời gian sử dụng các trang thiết bị điện của các phòng ban. Hàng tháng: về vi phạm chi tiêu định mức điện năng được giao của các phòng ban. • Bất thường hoặc định kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng) tổ chức kiểm tra tập thể (bao gồm phòng HLQT + Công đoàn + Đảng uỷ) toàn cơ quan để đánh giá, uốn nắn, phê bình và tổng kết cho việc thưởng phạt thi đua về tiết kiệm điện. Việc kiểm tra tập thể này phải lập thành văn bản, báo cáo lãnh đạo và thông báo cho toàn cơ quan biết. 2.1.2.3 Chế độ thưởng phạt và động viên thi đua: • Thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt trong việc tiết kiệm điện. • Những sáng kiến về tiết kiệm điện có hiệu quả trong cơ quan, đều phải khen thưởng kịp thời và áp dụng ngay. • Việc thưởng phạt về tiết kiệm điện phải dựa vào việc chấp hành các chế độ sử dụng, các trang thiết bị điện trong nội quy, quy định và chỉ trên định mức tiêu thụ điện năng được giao. 2.2 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các khu vực hành chính sự nghiệp: Có rất nhiều biện pháp tiết kiệm điện trong khu vực hành chính sự nghiệp. Cơ thể kế ra hàng loạt như: không được đun nấu trong khu vực cơ quan, ra khỏi phòng làm việc phải tắt quạt, tắt điều hoà nhiệt độ v.v.... Những biện pháp này đã được nói nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng những hiệu quả chưa được cao vì các quy định đề ra không có sự giám sát thường xuyên và các giải pháp kỹ thuật thì lại đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Nếu tính cả vốn đầu tư thì hiệu quả tiết kiệm không được như báo chí đã công bố (vì trên sách vở, báo chí, người ta chỉ đơn thuần tính hiệu quả tiết kiệm điện mà không xét đến số tiền bỏ ra ban đầu). Mục tiêu tiết kiệm và sử dụng điện hiệu quả trong thời gian tới phải trở thành nếp sống văn minh, ổn định lâu dài trong công sở, là điều mỗi cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp phải 7
  • 8. quyết tâm thực hiện. Đáp ứng được yêu cầu này, sẽ hạn chế đáng kể điện năng tiêu tốn một cách lãng phí, không cần thiết. Sau đây là một vài giải pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng lại có hiệu quả trong việc tiết kiệm điện trong khu vực hành chính sự nghiệp: 2.2.1 Việc sử dụng máy điều hoà nhiệt độ (ĐHNĐ): Vào mùa hè, điện năng dùng cho ĐHNĐ là phụ tải chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng phụ tải của khu vực hành chính sự nghiệp (ước khoảng 70 - 80%). Cán bộ văn phòng của chúng ta vẫn có thói quen khi bật ĐHNĐ thì tắt quạt. Đây là một sự lãng phí khá lớn về điện năng. Như đã biết, hiện tượng tản nhiệt bề mặt phần lớn quyết định bởi hệ số tản thiệt. Nếu không khí đứng yên, hệ số này rất nhỏ, nhưng nếu không khí chuyển động (quạt chạy), hệ số này sẽ khá lớn. Vì hệ số tản thiệt lớn nên dù đặt nhiệt độ của máy điều hoà cao hơn ít nhiều, mọi người vẫn cảm thấy mát. Nếu chúng ta quy định về mùa hè tất cả các cơ quan hành chính sự nghiệp đều phải chạy ĐHNĐ kèm theo quạt (tốc độ thấp) thì riêng khoản điện năng làm mát có thể tiết kiệm được từ 10 - 15%. Đây là một khoản tiền khá lớn tiết kiệm cho ngân sách, đó là chưa kể số điện năng nói trên còn có thể dùng vào những việc cần thiết khác. Để hỗ trợ cho biện pháp vừa nêu, Nhà Nước nên ban hành các quy định về trang phục cho công chức vào mùa hè. Nước ta là một nước nhiệt đới, khí hậu nóng bức nhưng những quan chức cao cấp và cán bộ quản lý thường có thói quen mặc com lê, thắt cà vạt cho thêm phần ''nghiêm chỉnh". Thói quen này góp phần làm tăng thêm lượng điện năng sử dụng. Nếu vào mùa hè tất cả cán bộ công nhân viên đều thống nhất mặc áo sơ mi trong công sở (đến phòng cởi áo khoác ra) thì lượng điện tiêu thụ còn giảm hơn nữa. Nhật Bản là một cường quốc châu á, lại có khí hậu khá lạnh nhưng họ đã sớm có ý thức trong việc này. Chính Thủ tướng Nhật ở nhiệm kỳ trước, ông Koizumi, đã gương mẫu thực hiện trước tiên. Vậy tại sao chúng ta không học tập họ? Đâu phải tại nước Nhật thiếu điện năng mà chỉ vì họ có ý thức tiết kiện điện hơn chúng ta. Máy ĐHNĐ hai chiều cũng phải được sử dụng hợp lý. Năng lượng dùng để sưởi ấm của máy này cũng khá lớn, không kém gì năng lượng làm mát. Về mùa đông ở nước ta nhiệt độ trung bình ban ngày vào khoảng 15 oC, đây là một nhiệt độ không quá thấp đến mức phải dùng máy sưởi trong mùa đông. Đúng ra trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam và trong tình hình thiếu điện hiện nay, tốt nhất nên cấm chạy sưởi ấm vào mùa đông. Nếu tất cả cán bộ công nhân viên đều ''vui lòng'' thực hiện việc này thì sẽ tiết kiệm thêm được một số điện năng nữa cho lưới điện vốn còn bất cập của quốc gia. 2.2.2 Hạn chế hoặc cấm các sử dụng điện ngoài mục đích công tác: Ở các nước công nghiệp tiên tiến kỷ luật sản xuất là kỷ luật sắt. Trong giờ làm việc cán bộ công nhân không được làm bất cứ việc gì khác ngoài chức năng chính của mình. Ở Việt Nam ta thì không như vậy. Trong giờ làm việc vẫn có hiện tượng ngồi tán gẫu, uống nước chè, chơi game trên máy vi tính hoặc mở mạng để theo dõi thị trường chứng khoán v.v... Trong giờ 8
  • 9. nghỉ trưa có người còn tranh thủ cắm bếp điện tự nấu lấy ăn cho hợp khẩu vị. Tất cả các điều nói trên đều là những thói quen mà chúng ta cần chấm dứt. Điều này lại càng cần thiết khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, một "sân chơi'' cần tác phong làm việc nghiêm túc và khoa học mới mong tồn tại được trong thời buổi cạnh tranh toàn cầu. Những hiện tượng nói trên lâu nay đã gây ra lãng phí điện năng khá lớn. Nên chăng cần có những quy định chặt chẽ và cụ thể hơn, có sự giám sát hẳn hoi, trárth tình trạng kêu gọi "tiết kiệm điện'' một cách chung chung. 2.2.3 Quy định ngắt điện ổ cắm sau giờ làm việc: Có hai cách ngắt điện vào thiết bị. Cách thứ nhất là nhấn công tắc, cách thứ hai là rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm. Cách thứ nhất không phải là ngắt điện tuyệt đối vì vẫn còn dòng điện rò chạy qua công tắc. Chỉ có cách thứ hai mới là ngắt điện tuyệt đối mà thôi. Trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của một đất nước có hàng chục vạn đồ điện dân dụng kiểu như vậy, đó là: máy vi tính, thiết bị truyền tin, máy photocopy, quạt điện, đèn bàn... Nếu tất cả chúng đều được rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm sau giờ làm việc thì sẽ tiết kiệm được một số điện năng đáng kể. Hơn nữa Việt Nam là một nước có khí hậu ẩm ướt, lượng điện năng hao phí do dòng điện rò còn lớn hơn gấp nhiều lên so với các nước có khí hậu khô ráo. Một điểm nữa cần bàn là đối với máy vi tính. Trong thời kỳ tin học hoá phổ cập như hiện nay, trung bình mỗi cơ quan hành chính phải có ít nhất là vài chục chiếc máy vi tính. Nếu tính trong phạm vi toàn quốc, số lượng này có thể lên đến con số đáng kể. Thông thường khi làm việc trên máy vi tính xong, ta thường tắt máy bằng cách ''Shut Down'', tắt màn hình, rồi cứ để vậy mà đi về. Người thao tác yên tâm rằng máy đã được tắt toàn bộ. Thực tế không phải như vậy! Tuy đèn tín hiệu của CPU đã tắt, màn hình đã hết sáng, nhưng vẫn còn một dòng điện nhỏ chạy qua máy. Đây không phải dòng điện rò mà là một dòng điện thường trực. Tuy cường độ của nó không lớn nhưng tổng cộng lại đó là một giá trị đáng kể, gây nên lãng phí điện một cách vô ích. Đối với các thiết bị điện tử khác có điều khiền từ xa như ti vi, đèn, quạt cũng không nên để chế độ đèn chờ (đèn đỏ). Mỗi mạch đèn chờ tiêu thụ 8W, tương đương với một bóng đèn compact 7W. Tổng năng lượng do đèn chờ tiêu thụ trong cả nước cũng là một con số khá lớn. Vừa qua có nước ở châu Âu đã tiến hành thí điểm về việc này. Họ ra lệnh tại khu vực hành chính sự nghiệp và bộ phận văn phòng của các doanh nghiệp, cán bộ sau khi rời phòng làm việc phải rút hết dây nguồn ra khỏi ổ cắm. Kết quả là lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng giảm được đến 10%.Nếu nước ta áp đụng, có thể làm theo cách khác khoa học hơn. Nên tách nguồn điện cung cấp cho các ổ cắm trong cơ quan thành một mạch riêng, có cầu dao tổng. Sau giờ làm việc, người trực điện của cơ quan có nhiệm vụ cúp cầu dao tổng, đến giờ làm việc lại đóng lại. Đây là cách làm triệt để nhất đồng thời cũng tránh được các hiện tượng lãng phí điện trong giờ nghỉ trưa mà chúng ta đã bàn đến ở mục 2. 9
  • 10. 2.2.4 Bố trí độ chiếu sáng hợp lý ở các phòng làm việc: Ở các nước tiên tiến, độ chiếu sáng của các phòng làm việc phải tuân thủ đúng quy định của Nhà nước. Có những phòng cần độ chiếu sáng cao, cũng có những phòng chỉ cần chiếu sáng vừa đủ. Phòng cần độ chiếu sáng cao như phòng kỹ thuật, phòng đồ họa, hội trường... Phòng có độ chiếu sáng vừa đủ như phông lưu trữ, phòng tiếp khách, phòng chờ, phòng tạp vụ toa lét... Độ chiếu sáng này được đo hẳn hơi bằng lux kế chứ không phải được ước lượng bằng mắt như ở nước ta. Nếu bố trí chiếu sáng hợp lý, lượng điện năng tiêu thụ của khu vực hành chính sự nghiệp sẽ giảm đi được từ 1 - 2%. 2.2.5 Tiết kiệm điện thông qua biện pháp chế tài: Vấn đề cuối cùng là việc tiết kiệm điện cũng có thể được thực hiện tốt thông qua các biện pháp chế tài. Muốn vậy ta nên xây dựng một định mức về tiêu thụ đến cho các cơ quan hành chính và sự nghiệp trong toàn quốc. Khi đã có định mức hợp lý và được mọi người thừa nhận, Nhà nước không nhất thiết phải có sự kiểm tra hàng ngày mà chỉ cần dùng biện pháp chế tài là đủ. Lúc đó mỗi đơn vị hành hính sự nghiệp có một mức khoán tiền điện nhất định. Những đơn vị biên chế lớn có thể chia hành nhiều khối chức năng để tiến hành việc này. Nếu cuối tháng đơn vị vẫn hoàn thành tốt khối lượng công việc mà lại dùng điện ít hơn thì sẽ được khen thưởng thích đáng. Nếu dùng nhiều hơn thì phải bị trừ vào quỹ tiền lương. Chỉ cần có quy định như trên thì dù không hô hào, kêu gọi, mọi người vẫn tự giác tiết kiệm và nhắc thở nhau tiết kiệm điện. Trên đây là một số ý kiến đề xuất nhằm tiết kiệm điện trong thời buổi năng lượng khan hiếm hiện nay. Đặc điểm của nó là vẫn đạt được hiệu quả tiết kiệm điện như những biện pháp khác mà không tốn (hoặc tốn rất ít) vốn đầu tư ban đầu. Đây là một điều rất phù hợp với tình hình ngân sách eo hẹp của nước ta. Tất nhiên việc chấn chỉnh phương thức tác nghiệp, đấu tranh với những thói quen lỗi thời là việc làm khó và tốn nhiều thời gian, nhưng nếu các cán bộ quản lý các cấp và toàn dân ta nhất trí và quyết tâm thực hiện thì trong thời gian sắp tới sẽ tiết kiệm được một số năng lượng khá lớn cho nền kinh tế quốc dân. 2.3 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình: Việc tiết kiệm điện của từng hộ gia đình có vai trò quan trọng với vấn đề tiết kiệm điện chung của toàn xã hội. Khi ở nơi làm việc thì dù sao mọi người cũng bị chi phối phần nào bởi các quy tắc tiết kiệm của các công ty, các doanh nghiệp nếu có sự quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên khi về đến nhà của mình, họ có quyền nghỉ ngơi, có quyền tự thưởng cho mình những phút giây thoải mái đó chính là không gian riêng của họ, sử dụng thế nào là quyền cá nhân của họ không ai có thể can thiệp. Với suy nghĩ, họ dùng điện bao nhiêu họ trả tiền bấy nhiêu, họ có quyền và thực sự là có quyền sử dụng điện thoải mái. Không ít gia đình hiện nay có suy nghĩ này, họ không nhận ra rằng họ không chỉ đang lãng phí tiền của của chính họ mà còn đang lãng phí tiền của xã hội. Một vài thực trạng hiện nay cần phải cảnh báo : 10
  • 11. Mỗi lần nghe mọi người kêu ca về chuyện có thể sắp tăng giá điện, chị Ngọc (Thanh Xuân, Hà Nội) lại than: "Nhà tớ chả hiểu sao cả nhà đi vắng suốt ngày mà tháng cũng nào thanh toán 700-800 nghìn đồng tiền điện". Thế nhưng, đồng nghiệp tới nhà chơi, nhìn cách sử dụng điện của gia đình chị, mới vỡ lẽ số tiền ấy cũng không oan."Ngoài trời đang nắng, nhưng cửa sổ nhà chị ấy kéo rèm che kín rồi trong nhà mở đèn sáng choang. Quần áo thì chỉ có 4-5 cái mỏng cũng quẳng vào bấm máy giặt. Thời tiết mới hơn hai mươi độ mà trong nhà đã bật máy lạnh vì thấy 'oi oi, khó chịu', trong khi chẳng chịu mở cửa sổ cho thoáng khí", bạn chị Ngọc kể.[3] Trên đây chỉ là một ví dụ về thực trạng tiêu dùng điện năng của các hộ gia đình hiện nay. Mỗi gia đình chỉ cần lãng phí vài trăm nghìn tiền điện thôi là cả nước đã tốn không biết bao nhiêu tiền của, thế giới hàng tỷ người đã lãng phí bao nhiêu tài nguyên. Nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng và vì vậy làm giảm lượng khí thải điôxít cacbon, một khí gây ra hiệu ứng nhà kính và nhằm đánh động sự chú ý của mọi người với ý thức bảo vệ môi trường chiến dịch Giờ Trái Đất (tiếng Anh: Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm (năm 2009 là 28 tháng 3). Hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất 2012, ngày 31/3, Hà Nội cùng nhiều tỉnh thành trong cả nước kêu gọi người dân tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30 tới 21h30. Trong chiến dịch này năm ngoái, theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một tiếng tắt đèn giúp giảm công suất của hệ thống điện trên cả nước là 400 MW, tương đương với số tiền tiết kiệm được là 500 triệu đồng. Tuy nhiên, theo một chuyên gia của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM, nếu mỗi người trong gia đình thực hành tiết kiệm điện ở mọi lúc, mọi nơi, thì số điện tiết kiệm được còn tăng gấp nhiều lần. "Riêng ở TP HCM, nếu mỗi gia đình đều ý thức tiết kiệm điện thì một năm thành phố bớt lãng phí được hàng nghìn tỷ đồng", ông nói.Ông cho rằng, các hoạt động Giờ Trái đất đã tạo ra sự thay đổi nhận thức về tiết kiệm năng lượng ở nhiều người nhưng thực tế vẫn còn nặng tính phong trào. Theo ông, phải làm sao để tiết kiệm điện trở thành một thói quen hằng ngày, hàng giờ của mỗi người, không chỉ vì túi tiền của mình, mà vì môi trường, cộng đồng. Và để làm được điều đó, cần mọi người dân cần nâng cao cả kiến thức và cả ý thức sử dụng điện. Để tiết kiệm điện năng sử dụng trong gia đình, các bạn nên làm theo các cách sau: 2.3.1 Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện: Các thiết bị điện, thế hệ càng mới khả năng tiết kiệm điện càng cao. Khi chọn lựa thiết bị điện quay (bơm nước, quạt điện, máy giặt...), bạn nên chọn động cơ có nhiều nấc tốc độ hoặc có biến tần đi kèm để tiết kiệm điện. Với bóng đèn, bạn nên sử dụng đèn tuýp gầy và compact thay cho bóng đèn tròn vì bóng đèn tròn tiêu thụ điện gấp 3-4 lần. 11
  • 12. 2.3.1.1 Đèn compact tiết kiệm điện: Đèn compact, tuyp “gầy” (T8) là công nghệ bóng đèn tiêu thụ lượng điện ít hơn 80% so với bóng đèn sợi đốt mà tuổi thọ lại cao gấp từ 3-5 lần. Hiện nay, các sản phẩm này được coi là tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và đặc biệt giảm phát thải. Giá của các loại đèn tiết kiệm năng lượng hiện nay cao hơn các loại đèn thường từ 15%- 20%. Nhưng nếu sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng hợp lý, lượng điện tiết kiệm được trong một năm đủ sức bù đắp chi phí chênh lệch và đến năm thứ 2, người tiêu dùng có thể bắt đầu hưởng lợi từ việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Đèn compact: • Đèn compact là đèn huỳnh quang thông dụng nhưng vẫn sử dụng đui đèn thông dụng (đui xoáy và đui gài) có tích hợp chấn lưu điện tử. Bóng đèn compact có đường kính ống đèn cực nhỏ, được uốn cong hoặc ghép nhiều ống đèn thành một bộ. Có các loại bóng với kiểu dáng thông dụng như 1U, 2U, 3U và hình xoắn. Nếu bóng đèn có công suất lớn hơn sẽ có chiều dài lớn hơn so với loại công suất nhỏ. • Bóng đèn compact chủ yếu được dùng để thay thế cho bóng đèn sợi đốt. • Thích hợp cho việc chiếu sáng cục bộ trong các căn phòng có diện tích nhỏ (nhà tắm, nhà kho, chân cầu thang,…). • Với khu vực có diện tích lớn, có thể sử dụng đèn âm trần là đèn compact. Ưu điểm: • So với đèn sợi đốt cùng quang thông, công suất của đèn compact chỉ bằng 1/5. • Công suất của đèn compact từ 5-55W, tuổi thọ trung bình từ 6.000-10.000 giờ. Hiệu quả ánh sáng đạt trên 50 lm/W, có ánh sáng trắng như đèn huỳnh quang ống và ánh sáng vàng như đèn sợi đốt. • Tiết kiệm điện, sáng hơn, hiệu suất sử dụng cao hơn so với bóng đèn sợi đốt. So với đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn compact gọn hơn, việc lắp đặt cũng đơn giản hơn. Ngoài ra, còn giảm thiểu sự nhấp nháy ánh sáng (flicker) so với đèn huỳnh quang ống thẳng. • Bóng đèn compact khi thay cho bóng đèn sợi đốt sử dụng lại đui đèn cũ nên lắp đặt đơn giản, không đòi hỏi thay đổi đáng kể nào về kỹ thuật. 2.3.1.2 Bình nước nóng năng lượng mặt trời: • Sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời thường có tuổi thọ từ 10 tới 20 năm, sẽ tiết kiệm chi phí do không có chi phí điện gas hoặc các loại nhiên liệu khác,mà vẫn có nước nóng phục vụ hằng ngày. • Sử dụng năng lượng mặt trời giúp giảm ô nhiễm môi trường do áp lực đầu tư nguồn điện. 12
  • 13. Bình nước nóng năng lượng mặt trời có thể làm sôi nước đến 100 độ C, thậm chí đến 220 độ C. Với một bình nước nóng năng lượng mặt trời dùng cho gia đình, trong điều kiện thời tiết nắng tốt chỉ cần khoảng 3 - 4 giờ bồn nước đã đạt 50 - 60 độ C. 2.3.1.3 Đèn LED tiết kiệm điện • Đèn LED tiết kiệm 90% so với bóng đèn sợi đốt và 70% so với đèn compact. Hệ thống tản nhiệt độc đáo của đèn LED còn giúp giảm công suất của điều hòa nhiệt độ. • Với nhiệt độ màu từ 3000K - 5300K, ánh sáng LED có thể sử dụng cho mọi không gian. LED không bị nháy, chống chói, không chứa các chất độc hại (thủy ngân, chì, cadmium) và tia bức xạ nên rất an toàn cho người dùng 2.3.2 Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa học: Biện pháp này cũng góp phần tiết kiệm điện rất lớn. Ví dụ: Máy bơm đặt ở vị trí thích hợp sẽ giúp bể nước của bạn nhanh đầy hơn. Trong nhà nên quét vôi hoặc lăn tường bằng màu sáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm một phần ánh sáng điện. 2.3.2.1 Ti vi • Xem tivi cùng nhau, thay vì bất đồng loạt tivi ở các phòng, vừa tiết kiệm điện, vừa giúp thắt chắt thêm tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. • Khi xem tivi, nên tắt bớt đèn điện không cần thiết trong phòng để tiết kiệm điện, mang lại hiệu quả hình ảnh cao hơn. 2.3.2.2 Tủ lạnh • Đặt tủ nơi thoáng mát, cách vật chắn các phía ít nhất 10 cm, tránh ánh nắng mắt trời trực tiếp chiếu vào hoặc đặt gần các nguồn nhiệt 2.3.2.3 Máy giặt: • Nên đặt máy ở nơi thông thoáng • Chân hoặc bệ đỡ nên đặt trên đệm hoặc thảm cao su dầy để giảm tiếng ồn và bảo vệ sàn nhà • Không nên kê máy giặt cao quá để hạn chế rung lắc mỗi khi máy hoạt động (kê máy cách sàn nhà khoảng 10cm đến 15cm là vừa. • Không đặt ở nơi ẩm uớt hoặc gần nơi đun nấu vì dầu mỡ, hơi mặn, hơi than,…bám vào sẽ làm gỉ vỏ máy và hỏng các vỉ mạch điện điều khiển. • Không để chân máy giặt bị ngâm trong nước. 13
  • 14. 2.3.2.4 Bình nước nóng • Không nên đặt bình cao quá 2m so với vòi nước để giảm sự thất thoát nhiệt theo đường ống 2.3.2.5 Quạt điện hơi nước: • Đặt ở vị trí thích hợp: Khoảng sân thoáng, hay khu vực thường tập trung đông người • Không đặt các vật năng lên quạt. • Không để các vật cản trước quạt. • Di chuyển, va chạm mạnh vào quạt khi đang sử dụng vì có thể gây chạm điện. • Hạn chế để trong phòng kín: Dễ làm tăng độ ẩm trong phòng, tạo điều kiện cho nấm mốc, các loại vi khuẩn có hại cho sức khoẻ phát triển nhanh. Ngoài ra, có thể gây hư hỏng các đồ đạc cần tránh ẩm như giấy tờ, đồ nội thất bằng gỗ, giấy ép, đồ da,… 2.3.2.6 Máy bơm nước • Nên lắp hệ thống phao và tiếp điểm điện để tự động bơm nước. 2.3.2.7 Điều hoà nhiệt độ • Dàn nóng đặt nơi thoáng gió, không bị nắng chiếu trực tiếp. • Không để thất thoát độ lạnh (làm kín các khe cửa sổ, cửa ra vào); hạn chế số lần mở cửa ra vào (nên lắp bộ lò xo đóng cửa tự động). • Không để các nguồn nhiệt trong phòng, hay sử dụng các thiết bị điện có nhiệt độ cao như bàn là, lò vi sóng, lò nướng, bình đun nước,…trong phòng đang bật điều hoà 2.3.2.8 Máy hút bụi: • Không để vật nặng đè lên các phụ kiện hoặc máy, tránh làm hư hòng vỏ ngoài. 2.3.2.9 Laptop: • Tránh kê laptop lên gối, chăn, hoặc các bề mặt mềm kín gió gây nóng pin. • Khi làm việc lâu nên đặt laptop cách bàn khoảng 5mm đến 10mm. • Hạn chế dùng laptop ngoài trời nắng, hoặc gần các nguồn phát nhiệt như…lò nướng. 2.3.2.10 Ổ cắm, phích cắm điện • Vị trí đặt ổ cắm, công tắc điện nên đặt ở nơi cách nguồn nước, dễ quan sát và thuận tiện thao tác. • Nếu lắp chung trên bảng điện, nên lắp kèm theo cầu chì. • Bảng điện và ổ cắm nên được cố định chắc chắn vào tường, bảng điện và ổ cắm phải được cách điện tốt. • Không để ổ cắm điện gần nơi có nước hoặc tường ẩm 14
  • 15. 2.3.2.11 Máy phát điện: • Đặt máy ở chỗ phẳng, khô ráo, có mái che và thoáng khí. • Khung, vỏ máy khi vận hành phải được tiếp đất (nối từ điện cực tiếp đất ở phía sau hộp điện đến cọc tiếp đất bằng dây dẫn điệm 11mm2). • Nên nối các thiết bị sử dụng với nguồn điện của máy phát điện qua Áptômat tổng. • Nên lắp thêm cầu dao đảo nguồn để thuận tiện cho thao tác chuyển nguồn khi có điện lưới. • Nắp xăng phải đậy kín, cần trang bị phòng chống cháy nổ. • Không được để xăng dự phòng gần nơi có người qua lại và gần nơi có nguy cơ cháy nổ. • Tuyệt đối tránh để máy trong nhà xe, tầng hầm, gầm sàn, công trình khép kín hoặc khép kín một phần (kể cả có hệ thống thông gió), vì máy phát điện thảy ra carbon monoxide (CO – khí độc có thể gây chết người). • Không sử dụng máy phát điện vượt quá công suất định mức. Chế độ sử dụng tốt nhất là 80% công suất định mức. • Không tự ý điều chỉnh tay ga vì có thể làm thay đồi tầng số và điện thế phát ra 2.3.3 Điều chính thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình: 2.3.3.1 Máy vi tính: • Giảm độ sáng màn hình. Nếu độ sáng màn hình càng lớn, năng lượng tiêu thụ càng tăng theo. • Tắt nguồn điện toàn bộ hệ thống máy tính khi kết thúc quá trình làm việc, hoặc khi tạm ngừng làm việc từ 30 phút trở lên, thay vì để máy ở chế độ “ngủ” (Hibernate hoặc stand by). • Nên kích hoạt tất cả tính năng tiết kiệm năng lượng có trên hệ thống máy tính, màn hình, các thiết bị kết nối (ví dụ máy in, máy scan). • Nếu đang sử dụng màn hình CRT (màn hình điện tử), nên chuyển sang màn hình LCD (màn hình tinh thể lỏng). Màn hình LCD chỉ sử dụng 1/3 năng lượng so với màn hình CRT cùng kích cỡ. 2.3.3.2 Ti vi: • Khi không xem, nên tắt bằng nút power ở tivi và rút phích cắm ra khỏi ổ cắm. • Tắt lựa chọn khởi động nhanh Quick Start (đối với dùng tivi HD đời mới) vì nó sẽ tốn một lượng điện năng cao hơn gấp nhiều lần (thường là từ 25 đến 50 lần) trong chế độ Stand by). • Chỉnh độ sáng của màn hình phù hợp như độ tương phản (contrast), độ sáng màn hình (brightness) không quá cao và phù hợp. 15
  • 16. 2.3.3.3 Tủ lạnh: . • Thường xuyên kiểm tra gioăng cánh tủ, nếu gioăng bị hở thì độ lạnh của tủ sẽ kém và máy làm lạnh của tủ phải làm việc nhiều lên, gây tốn điện. • Đặt nhiệt độ các ngăn vừa đủ độ lạnh (đặt ở nấc 3 hoặc 4 là vừa). nhiệt độ trong ngăn lạnh nên để ở chế độ từ 30C đến 60C, còn đối với ngăn đá thì để ở mức từ -150C đến - 180C. Cứ lạnh hơn 100C là thêm 25% điện năng tiêu hao. • Giảm thiểu số lần mở cánh tủ và thời gian mở tủ để tránh mất độ lạnh của tủ. • Khi lau chùi tủ hoặc di chuyển tủ, phải tắt nguồn điện vào tủ lạnh. • Tiếp xúc điện tủ lạnh phải tốt, không đóng cắt điện lặp lại để sặc ga. • Không cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh. • Không ể lớp tuyết bám vào dàn lạnh (tủ đông tuyết) dày quá 5 mm. • Không xếp thức ăn quá đầy trong tủ. • Không dùng vật cứng, sắc, nhọn để cạy băng đóng trong tủ. • Không nên để thức ăn tươi sống quá lâu trong tủ. • Các thức ăn có mùi cần phải đặt trong hộp bảo quản. 2.3.3.4 Nồi cơm điện: • Thường xuyên lau sạch đáy nồi và làm vệ sinh mâm nhiệt để bảo đảm tiếp xúc nhiệt tốt. • Cần giữ thông thoáng lỗ thông hơi trên nắp nồi. • Khi cho gạo đã vo sạch vào nồi, nên dàn đều mặt gạo để cơm chín đều. • Muốn cơm chín đều khi nồi cơm điện đã chuyển sang chế độ hâm nóng, hãy mở nắp nồi và nhanh tay đảo tơi cơm, sau đó đậy lại. • Nấu cơm quá sớm, chỉ nên nấu cơm trước khi ăn khoảng 30 đến 45 phút để hạn chế thời gian hâm nóng. • Không nên kéo dài thời gian hâm nóng sẽ gây tốn điện (thời gian hâm nóng không quá 30 phút). • Không xào thức ăn bằng nồi cơm điện vì dễ làm hỏng lớp men chống dính của nồi. • Không dùng thìa xúc cơm bằng inox hoặc nhôm, nên dùng thìa nhựa hoặc gỗ để bảo vệ lớp men chống dính của nồi. • Không dùng chung ổ cắm với những đồ điện tiêu thu công suất cao chống phát nhiệt trên dây dẫn và trên ổ cắm điện. 2.3.3.5 Quạt điện: • Nên điều chỉnh tốc độ quạt phù hợp với nhu cầu cần thiết vì khi tốc độ quạt ở số mạnh nhất sẽ tốn hao điện nhiều nhất. Thí dụ: nếu dùng một chiếc quạt 40W trong 5h/ngày 16
  • 17. với tốc độ mạnh nhất, sẽ tốn hơn khoảng 2kWh/tháng so với khi quạt chạy ở mức độ thấp nhất. • Vệ sinh định kỳ và tra dầu vào ổ quạt sau mỗi mùa sử dụng. 2.3.3.6 Máy giặt: • Khối lượng đồ giặt đưa vào máy phải phù hợp với công suất máy. • Chỉ nên cho máy giặt hoạt động khi đã đủ khối lượng đồ giặt để tiết kiệm điện – nước. • Cần lau chùi vệ sinh máy sau mỗi lần giặt. • Mỗi năm nên duy tu bảo dưỡng máy giặt một lần. • Cần kiểm tra và sớm loại bỏ các chất thải (bùn đất, sợi bông,…) ra khỏi túi lọc sau một vài lần giặt, nếu túi lọc bị thủng phải kịp thời khâu lại hoặc thay mới. • Khi máy giặt đã khởi động hãy chú ý theo dõi tình trạng hoạt động của máy. • Chân hoặc bệ đỡ máy giặt nên làm bằng vật liệu không gỉ, không mục như đế bệ đỡ bằng nhựa chuyên dùng, giá đỡ bằng sắt sơn có sơn lót chống gỉ hoặc giá đỡ i-nox • Khi giặt những đồ mỏng nhẹ nên cài đặt hành trình giặt nhanh. • Khi giặt đồ dầy, bẩn hãy cài đặt hành trình đảo, ngâm. • Nên cài đặt mức nước vào máy giặt theo lượng đồ giặt thực tế. • Không chọn chế độ giặt bằng nước nóng khi không cần thiết • Hạn chế sử dụng máy giặt vào những giờ cao điểm (từ 9h30 – 11h30 và từ 17h – 20h) 2.3.3.7 Bàn là (bàn ủi): • Nên dùng bàn là vào những giờ thấp điểm. • Tập trung nhiều đồ ủi một lần để tiết kiệm điện. • Nên thực hiện theo thứ tự: Là đồ mỏng trước, đồ dày sau để trách sun vải, sau đó rút phích cắm và tận dụng sức nóng còn lại để là đồ mỏng. • Cài đặt nhiệt độ của bàn là thích hợp với loại vải cần là. • Làm sạch bề mặt kim loại của bàn là sẽ giúp máy hoạt động có hiệu quả hơn. • Không dùng bàn là trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt. • Không dùng dây bàn là có vỏ cách điện bị sờn, trày xước và có mối nối để đảm bảo an toàn. 2.3.3.8 Bình nước nóng: • Nên dự tính trước thời gian dùng nước nóng cho phù hợp với nhu cầu và ngắt điện vào bình nước nóng trước khi sử dụng. • Nên mở vòi nước lạnh trước sau đó hãy điều chỉnh dần độ nóng để đảm bảo an toàn cho người. . 17
  • 18. Không nên dùng ống kẽm làm ống dẫn nước nóng để chống thất thoát nhiệt. • Không cài đặt mức nhiệt độ nước quá nóng. • Không đóng điện vào bình liên tục. • Không bật, tắt điện nhiều lần, nên tận dụng nhiệt độ còn trong bình để giảm thời gian đóng điện. • Không dùng bình nước nóng vào giờ cao điểm (từ 9h30 -11h30 và từ 17h – 20h). 2.3.3.9 Lò vi sóng: • Hãy làm theo các tài liệu hướng dẫn sử dụng. • Chỉ sử dụng một số đồ chứa thức ăn chuyên dùng riêng trong lò vi sóng như thuỷ tinh, đồ sứ, đồ gốm. • Khối lượng thức ăn đưa vào lò vi sóng chỉ nên bằng 2/3 dung tích bên trong lò. • Luôn có nước hoặc thực phẩm ướt khi dùng lò, để ống magnetron (là đèn điện tử hai điện cực trong đó dòng điện tử đến dương cực được kiểm soát bằng từ trường và điện từ trực giao nhau để tạo công suất điện cao tần) không bị hư hại. • Khi có hiện tượng bất thường như có mùi khác cháy do thực phẩm hoặc do cháy điện phải nhanh chóng ngắt điện. • Không bật lò vi sóng trong phòng đang dùng điều hoà nhiệt độ. • Không đưa vào lò những vật dụng làm bằng kim loại hoặc lẫn kim loại để ngăn ngừa sự nổ cháy. • Không được sử dụng hộp đựng thực phẩm làm bằng chất dẻo, bao xốp, bao giấy mầu, giấy báo, giấy báo ảnh vì khi bị gia nhiệt trong lò vi sóng hơi độc nhiễm chì hoặc hoá chất độc hại sẽ xâm nhập vào thức ăn. • Không đưa vào lò các đồ đựng thực phẩm dễ bị cháy khi gặp nhiệt độ cao (như gỗ, nylon, nhựa,…). • Không được đưa vào lò các hộp hoặc túi đựng thức ăn đang đậy buộc kín để ngăn ngừa sự nổ vỡ. 2.3.3.10 Quạt điện hợi nước: . • Sử dụng quạt phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường thực tế; tắt quạt khi không sử dụng,… • Tuân thủ những hướng dẫn riêng của từng loại. • Phải dùng nước sạch không có hoá chất để làm mát. • Với quạt mới mua hoặc lâu không sử dụng, trước khi dùng nên để chạy không có nước 1-2 giờ (sau đó mới cho nước vào) nhầm tránh mùi ẩm mốc dễ gây bệnh. • Thường xuyên kiểm tra hộc nước xem đã đúng mức quy định hay chưa (không quá đầy hoặc quá thiếu). 18
  • 19. Nên lau rửa định kỳ lưới lọc chắn bụi phía sau quạt, màn thấm nước, xả đáy, tránh nghẹt các bộ phận bên trong quạt (nhất là đường ống bơm nước) để tránh không để nước bị nhiễm khuẩn và tiết kiệm năng lượng điện. • Rút nguồn điện của quạt khi không sử dụng. • Mở nắp bộ tích lạnh: Tránh để dung dịch bên trong bị đổ hoặc hao hụt, gây mất tác dụng cung cấp độ lạnh, làm hỏng quạt. 2.3.3.11 Máy bơm nước: • Nên sử dụng bồn chứa nước hoặc bể chứa nước nguồn để giảm tần suất sử dụng của máy bơm, tiết kiệm chi phí điện nước, tăng độ bền của máy bơm. • Nên lắp van phao tự động đóng mở nguồn nước. • Thường xuyên kiểm tra các van vòi, chống rò rỉ nước. • Không sử dụng máy bơm nước kiểu van áp lực đóng cắt điện liên tục gây lãng phí điện nước. • Không hút trực tiếp nước từ đường ống vì khi không có nước hoặc thiếu nước trong đường ống, mà máy bơm chạy lâu sẽ hỏng phớt, dễ cháy máy. 2.3.3.12 Điều hoà nhiệt độ: • Chỉ nên duy trì ở nhiệt độ trung bình 270C. • Cài đặt nhiệt độ lạnh hợp lý: Ban ngày 24-250C, ban đêm (phòng ngủ) 25-270C. • Nên tắt máy lạnh trước khi ra khỏi phòng 5 phút đến 10 phút và chỉ sử dụng máy lạnh khi cần thiết. • Làm vệ sinh định kỳ máy (3-6 tháng/lần). • Cần làm vệ sinh màn lọc bụi thường xuyên. • Cần tạo độ ẩm trong phòng khi dùng điều hoà để chống khô da (bằng máy tạo ẩm hoặc đặt chậu nước sạch trong phòng). • Không bật điều hoà cùng lúc với các thiết bị điện công suất lớn, nhất là vào giờ cao điểm. 2.3.3.13 Máy hút bụi: • Không dùng máy hút bụi có điện áp 110V-AC. • Trước khi sử dụng cần kiểm tra và làm sạch túi đựng bụi, nếu túi đựng bụi đầy quá sẽ làm ngạt đường hút giảm lực hút dẫn đến tốn nhiều điện. • Khi túi chứa bụi bị rách phải thay thế ngay, nếu không bụi sẽ chui vào làm kẹt ổ bi, suy giảm cách điện làm hỏng động cơ. • Không nên cho máy làm việc liên tục để bảo vệ máy (2 – 5 phút ngắt điện vào máy 1 lần), nên cho máy dừng 1 phút rồi hãy cho máy hoạt động trở lại. 19
  • 20. Nên kiểm tra bên ngoài dây dẫn điện, ổ cắm, phích cắm trước khi sử dụng máy hút bụi. • Không hút bụi ở những nơi ẩm ướt. • Không dùng túi đựng bụi ẩm ướt. • Không nên hút những vật đang có nhiệt cao, kim loại sắc nhọn. • Không nên dùng ống hút để di chuyển máy hút bụi. • Không nên gây va chạm mạnh hoặc đánh rơi máy. • Không nên sử dụng máy trong giờ cao điểm. 2.3.3.14 Laptop: • Giảm sáng màn hình. • Giảm tối đa phần mềm chạy nền. • Không dùng CD/DVD liên tục. • Tắt ăngten và kết nối wireless (nếu có) khi không dùng. • Tắt bỏ các cổng không dùng như VGA, Internet, PCMCIA, USB và Wifi. Có thể tắt chúng qua My computer > Device manager. • Tạo riêng nhiều chế độ tiết kiệm điện: Trên máy bay, trong quán cà phê, tại công ty, tại nhà..v..v..bằng cách nhấn chuột phải lên My computer > Prefences hoặc dùng phần mềm ngoài như Sparkle XP. • Giảm thời giam chờ tự động tắt màn hình. • Sạc lại pin khi vẫn còn một phần, thay vì dùng đến “kiệt” điện rồi mới sạc. chỉ nên dùng cạn kiệt pin sau khoảng 30 lần sạc. • Không để pin nóng quá mức hoặc dùng sai adapter cấp điện sạc. Nhằm tránh pin nóng quá nên dùng bàn kê làm mát khi sử dụng máy. 2.3.3.15 Ổ cắm, phích cắm điện: • Phích cắm điện luôn phải khô ráo; • Tắt thiết bị trước khi cắm và rút thiết bị ra khỏi ổ cắm. • Những động tác cắm hoặc rút phích phải dứt khoát, đảm bảo các ổ cắm không bị phát sinh tia lửa điện khi cắm và rút phích điện khỏi ổ cắm, giảm nguy cơ cháy nổ. • Trước khi tháo ổ cắm, cần tháo cầu chì hoặc ngắt cầu dao điện, dùng bút thử điện để kiểm tra lại. Nếu bút không báo đỏ tức là ổ cắm không có điện, trong trường hợp cả hai cực đều đỏ là điện vẫn còn và dây nguội bị đứt. • Khi gắn dây điện vào hai cực của ổ cắm, nên sử dụng dây lõi lắp chặt và xử lý tiếp xúc tốt. • Dây điện, ổ cắm và phích cắm nên được kiểm tra thường xuyên để phát hiện hư hỏng và thay thế, không nên dùng dây. 20
  • 21. Không để đầu phích cắm lỏng lẻo sẽ dễ sinh tia lửa điện gây chập cháy. • Không dùng các phích cắm hở, nứt vỡ. . • Không dùng nhiều thiết bị có công suất cao chung một lỗ cắm dễ gây ra cháy ổ điện. • Không dùng nước để dập tắt lửa khi thấy ổ cắm bị chập cháy, khi đó cần bình tĩnh ngắt cầu dao nguồn điện. • Không nắm dây của phích điện để rút ra khỏi ổ cắm, dễ làm đứt dây điện và hỏng đầu phích điện. • Dây điện vào ổ cắm và phích cắm phải được kiểm tra thường xuyên phát hiện hư hỏng để thay thế, không nên dùng dây bị đấu nối vào ổ cắm. 2.3.3.16 Dây dẫn điện: • Chú ý khi nối hai dây dẫn điện so le và dùng băng keo điện quấn đúng kỹ thuật. • Dùng ống luồn dây điện chuyên dùng để luồn dây điện khi đi dây điện âm tường hay âm sàn. • Khi kiểm tra sự cố về điện, đối với dây điện luôn âm trong tường thì phải cẩn thận nếu đục tường. • Gặp sự cố như dây điện bị cháy, chập mạch,…phải tắt cầu dao điện mới được xử lý. • Không dùng dây dẫn điện có mang điện làm dây phơi đồ hoặc mắc vào những vật dụng khác. • Không mắc/móc hoặc kẹp dây điện vào một bề mặt khác bằng đinh tán. • Không kéo, giật mạnh dây, gây đứt dây hoặc tổn thương phần vỏ bọc bên ngoài của dây dẫn… • Không dùng dụng cụ đục tường như đục kim loại, máy khoan tác động vào phần dây điện âm tường. 2.3.3.17 Máy phát điện: • Để tránh bị điện giật, luôn giữ cho máy khô và không sử dụng khi trời mưa hoặc ẩm ướt. • Tắt máy và để nguội trước khi tiếp nhiên liệu, vì xăng dầu đổ vào động cơ đang nóng có thể bốc cháy. • Chỉ sử dụng loại nguyên liệu được khuyên dùng theo hướng dẫn sử dụng máy phát điện hoặc được ghi trên nhãn máy. • Phải sử dụng dây điện có cách điện tốt, chịu được công suất của các thiết bị sử dụng. • Trước khi chuyển nguồn điện bằng cầu dao, hãy cắt điện áptômát tổng. • Nếu lâu không sử dụng, thỉnh thoảng nên khỡi động lại máy. 21
  • 22. Kiểm tra mức dầu máy dùng bôi trơn, kiểm tra nước làm mát sau 50 đến 100 giờ chạy máy đầu tiên, kiểm tra sự rò rỉ dầu máy và nguyên liệu, độ căng dây đai quạt gió, thay mới dầu máy và vệ sinh bộ lọc dầu máy. Sau 500 giờ chạy máy, kiểm tra và vệ sinh sạch hệ thống làm mát, thay mới dầu máy và vệ sinh thay mới bộ lọc dầu máy. • Không sử dụng máy phát điện vượt quá công suất định mức. Chế độ sử dụng tốt nhất là 80% công suất định mức. • Không tự ý điều chỉnh tay ga vì có thể làm thay đồi tầng số và điện thế phát ra. 2.4 Tổng kết Tiết kiệm điện năng không chỉ là trách nhiệm của riêng mỗi một cá nhân, cơ quan đoàn thể hay tổ chức nào mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Đây không chỉ là vấn đề tiết kiệm ngân sách cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi nhà nước hay mỗi quốc gia mà nó còn góp phần bảo đảm cho môi trường sống của con người khi mà các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, việc tiêu thụ năng lượng bừa bãi làm cho cuộc sống của con người ngày một khó khăn. Có rất nhiều giải pháp từ hành chính, quản lý đến động viên, cổ động phong trào nhưng mọi thứ phải thực sự xuất phát từ bản thân mỗi người trong chúng ta. Các phần trên đây chỉ là một phần nghiên cứu được thu thập như là một hướng dẫn, một gợi ý cho mỗi người trong chúng ta có thể tự kiểm soát việc dùng điện năng của mình một cách có khoa học và đạt hiệu quả cao nhất 22
  • 23. CHƯƠNG 3 HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA 3.1 Cấu trúc “ Hệ thống điện quốc gia là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau và được chỉ huy thống nhất trong phạm vi cả nước” [2] Hệ thống điện Việt Nam gồm có các nhà máy điện, các lưới điện, các hộ tiêu thụ được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện 4 quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng trong lãnh thổ Việt Nam • Nhà máy điện: Là nơi sản xuất (chuyển đổi) ra điện năng từ các dạng năng lượng khác Nhà máy nhiệt điện Phả lại, Uông bí Thủy điện (Hòa Bình, Sơn La...) Điện hạt nhân (Ninh thuận vào năm 2012-2017,công suất 2000 MW) • Lưới điện: Làm nhiệm vụ truyền tải và phân phổi điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ “Lưới điện là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện. Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối”. [2] Lưới hệ thống: Nối các nhà máy điện với nhau và với các nút phụ tải khu vực. Ở Việt Nam lưới hệ thống do A0 quản lý, vận hành ở mức điện áp 500 KV Lưới truyền tải:Phần lưới từ trạm trung gian khu vực đến thanh cái cao áp cung cấp điện cho trạm trung gian địa phương.Thường từ 110-220KV do A1,A2,A3 quản lý Lưới phân phối: Từ các trạm trung gian địa phương đến các trạm phụ tải (trạm phân phối). Lưới phân phối trung áp (6-35kV) do sở điện lực tỉnh quản lý và phân phối hạ áp (380/220V) • Hộ tiêu thụ: Do đặc điểm và yêu cầu từng loại khách hàng sử dụng điện nên phụ tải điện được chia ra Hộ loại 1: Hộ tiêu thụ quan trọng nếu ngừng cung cấp điện nguy hiểm đến sức khỏe tính mạng con người, gây thiệt hại lớn về kinh tế, an ninh, quốc phòng Hộ loại 2: Nếu ngừng cung cấp chỉ gây thiệt hại về kinh tế như quá trình sản xuất bị gián đoạn. Hộ loại 3: Là những hộ còn lại những hộ còn lại 23
  • 24. 3.2 Nhiệm vụ, chức năng • Hệ thống điện quốc gia đảm bảo việc sản xuất, truyền tải, phân phối điện năng trên toàn quốc. • Hệ thống điện quốc gia đảm bảo việc cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế nhất. • Nhờ có hệ thống điện quốc gia mà các nhà máy có thể hỗ trợ nhau về công suất; giảm công suất dự trữ cho từng nhà máy và không bị mất điện cục bộ do thiếu điện hoặc do máy phát điện có sự cố (có các nhà máy khác hỗ trợ). Chất lượng điện nhờ đó cũng được đảm bảo (điện ổn định). 24
  • 25. CHƯƠNG 4 TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM – EVN 4.1 Nhiệm vụ, chức năng Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ. Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ- TTG về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước. Ngày 06/6/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 857/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam với một số nội dung chính như: • Tên gọi: Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tên giao dịch: Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Electricity; Tên gọi tắt: EVN. • Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, công trình điện; thí nghiệm điện. Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bên cạnh lĩnh vực sản xuất điện năng, EVN có 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC), Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVN CPC), Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVN HANOI), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC). Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT), được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty truyền tải (Công ty 25
  • 26. Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban quản lý dự án (Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, Trung, Nam). 4.2 Cấu trúc Tập đoàn Điện lực Việt Nam • Công ty mẹ - EVN: Gồm cơ quan tập đoàn, trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia, các Ban quản lý dự án nguồn điện, công trình dân dụng, trung tâm thông tin điện lực, các nhà máy điện lớn. • Các công ty con, công ty liên kết và đơn vị sự nghiệp Các công ty con bao gồm các công ty do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động trong các lĩnh có quy mô lớn về sản xuất, truyền tải, kinh doanh điện năng, viễn thông, tài chính vầ các công ty con do EVN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoạt động trong các lĩnh vực có quy mô vừa về sản xuất kinh doanh điện năng, công nghệ thông tin, cơ khí điện lực, tư vấn và các ngành nghề kinh doanh khác Công ty liên kết là các công ty do tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ trong các lĩnh vực sản xuất điện năng, ngân hàng, bất động sản và các ngành nghề khác Các đơn vị sự nghiệp gồm Viện năng lượng, trường Đại học điện lực và 3 trường cao đẳng điện • Cơ cấu tổ chức gồm 19 công ty nhiệt điện, thủy điện. 11 công ty điện lực 15 ban quản lý dự án nguồn điện, lưới điện, xây dựng dân dụng 4 công ty cơ khí điện lực 4 công ty truyền tải điện 4 công ty tư vấn xây dựng điện 1 công ty thông tin viễn thông điện lực 1 trung tâm thông tin điện lực 1 trung tâm công nghệ thông tin Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia 1 Viện năng lượng 1 trường Đại học điện lực và 3 trường cao đẳng điện 4.3 Triết lý kinh doanh: 4.3.1 Mọi hành động của EVN đều hướng tới con người, vì con người. EVN hành động vì niềm vui, hạnh phúc của mọi người. EVN xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, nhà đầu tư, xã hội bằng sự thiện chí, tình thân ái, tinh thần 26
  • 27. nhân văn. Trong các hoạt động của EVN, con người luôn là trung tâm; trong nội bộ EVN, người lao động được coi là tài sản quý giá nhất giúp EVN đi đến thành công. Mỗi thành viên EVN sẽ phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân theo nguyên tắc cơ bản này. 4.3.2 EVN luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tận tâm với công việc, tận tụy với khách hàng. Phương châm hành động chủ đạo của EVN là làm tròn nghĩa vụ với tư cách là một tập đoàn kinh tế quan trọng của nền kinh tế và của quốc gia. Mọi thành viên EVN cam kết hành động vì lợi ích quốc gia, vì sự phồn vinh của Tổ quốc. EVN hướng tới xây dựng hình ảnh đẹp về tinh thần trách nhiệm cao, về sự tận tâm, tận tuỵ trong từng công việc, hành động. Mỗi thành viên EVN sẽ phấn đấu, hy sinh, không quản ngại khó khăn gian khổ thực hiện phương châm này. 4.3.3 EVN cam kết tôn trọng luật pháp, hành động khách quan, trung thực, công tâm và minh bạch Mọi hoạt động của EVN luôn tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành, quy chế quản lý nội bộ của EVN và đơn vị. Hơn thế, mọi thành viên của EVN sẽ luôn đi tiên phong trong việc thực thi và góp phần phát triển, hoàn thiện những quy định và quy chế này. EVN tôn trọng các quy tắc, nghi thức trong giao tiếp; lịch thiệp, trung thực trong quan hệ; khách quan, minh bạch, công bằng và bình đẳng trong xử lý công việc với những người bên ngoài (khách hàng, đối tác, cộng đồng) cũng như với những người bên trong (người lao động, chủ sở hữu, người quản lý). 4.3.4 Sức mạnh trong mọi hành động của EVN là sự đồng thuận và trí tuệ tập thể. EVN phục vụ và đóng góp cho xã hội, cho nền kinh tế bằng kinh nghiệm và sự sáng tạo, bằng trí tuệ con người kết hợp với công nghệ hiện đại. EVN luôn trân trọng những thành quả đã đạt được cũng như truyền thống vẻ vang của ngành và của dân tộc. EVN coi tinh thần đoàn kết, hợp tác và lao động sáng tạo là nguồn sức mạnh tổng hợp để đạt được các mục tiêu đề ra. 4.3.5 EVN phấn đấu để xứng đáng với niềm tin của đất nước và nhân dân. EVN coi trọng cam kết với khách hàng, đối tác, trung thành với tinh thần của các giá trị cốt lõi, thực hiện cam kết bằng những hành động thiết thực. EVN tin tưởng sẽ xứng đáng với niềm tin mà Đảng, Chính phủ, đất nước và nhân dân đã giao phó, sẽ giành được sự tín nhiệm của những người mà EVN phụng sự, sẽ xây dựng thành công hình ảnh tốt đẹp mà EVN mong muốn. 27
  • 28. KẾT LUẬN Trong giai đoạn hiện nay, năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế . Nhất là trong thời kỳ nước ta đang ngày càng phát triển trên con dường công nghiệp hóa- hiện đại hóa, hòa nhập chung với xu thế của thế giới ,nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng lớn nhưng lại bị hạn chế về mặt năng lượng, đặc biệt là điện năng. Đứng trước tình hình tài nguyên năng lượng ngày càng khan hiếm, việc sử dụng sao cho tiết kiệm và hiệu quả là một trong những ưu tiên quan trọng hàng đầu trong chính sách năng lượng quốc gia. Xuất phát từ thực trạng trên, qua bài báo cáo: “giải pháp tiết kiệm điện trong các cơ quan công sở, các khu hành chính sự sự nghiệp và các hộ gia đình”. Chúng em muốn đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các cơ quan ,công sở, các khu hành chính sự nghiệp và trong các hộ gia đình nhằm góp phần giảm thiểu nhu cầu điện năng, từ đó giảm thiểu được chi phí cho việc sử dụng điện, tiết kiệm được năng lượng, mang lại những lợi ích thiết thực cho đất nước, cải thiện môi trường. Qua kết quả nghiên cứu, bài báo cáo có thể là một cơ sở được nhân rộng cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình , từ đó nâng cao ý thức, cũng như sự hiểu biết cho mọi người về các giải pháp tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên để đảm bảo được vấn đề an ninh năng lượng quốc gia góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước cần có sự quan tâm hơn nữa của chính phủ, ý thức và sự chung tay góp của cả cộng đồng. 28
  • 29. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cẩm nang tiết kiệm điện, Trung tâm thông tin điện lực – EVN EIC ( thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam) 2. Luật điện lực 2004 3. Báo điện tử VnExpress, www.vnexpress.net 4. Trang Tiết kiệm năng lượng của EVN www.tietkiemnangluong.vn 5. Trang chủ của EVN www.evn.com.vn 6. Trang tin ngành điện EVN news www.icon.evn.com.vn 29