SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 22
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Digital Activities Report 2014
E-LEARNING
Người tiêu dùng & Hoạt động quảng cáo trực tuyến
- Tổng quan về E-Learning
- Người học trực tuyến
- Hoạt động Online marketing
- Kết luận và dự báo
- Danh sách một số Website E-Learning
2 E-Learning – Tổng quan thị trường Copyright by Moore 2014
I. TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING
Theo thời gian, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều hình thức đào tạo mới đã ra đời với
sự hỗ trợ ngày càng cao của công nghệ hiện đại. Trong đó sự phát triển mạnh mẽ của thông tin
truyền thông đã và đang mang lại nhiều lợi thế cho dạy học. Các hình thức đào tạo tiên tiến ra đời,
như đào tạo dựa trên máy tính (Computer Based Training), đào tạo dựa trên dịch vụ World Wide
Web (Web Based Training) mà đỉnh cao là hình thức học điện tử - đào tạo trực tuyến, có tên gọi là E-
Learning.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về E-Learning, một cách khái quát, có thể hiểu E-Learning như
sau: “E-Learning là một loại hình đào tạo chính qui hay không chính qui hướng tới thực hiện tốt mục
tiêu học tập, trong đó có sự tương tác trực tiếp giữa người dạy với người học cũng như giữa cộng
đồng học tập một cách thuận lợi thông qua công nghệ thông tin và truyền thông”.
Trong mô hình này, người giáo viên sẽ cố gắng xây dựng các bài giảng điện tử (hay còn gọi là học
liệu - Courseware) một cách chi tiết nhất sao cho các courseware này có thể thay thế được giáo viên
để tương tác với người học thông qua mạng Internet và màn hình máy tính. Các học liệu có thể được
giáo viên xây dựng nên theo mô hình dạy học chương trình hoá, các mô đun được thiết kế đến mức
nhỏ nhất có thể, có nhiều hình ảnh, ví dụ minh hoạ, có các tương tác giúp cho người học cảm thấy
hứng thú và có thể tự mình học tập thông qua hệ thống quản lý học tập trực tuyến (Learning
Management System – LMS).
Các Courseware được xây dựng thông qua hệ thống xây dựng nội dung bài giảng (Content
Authoring System – CAS). Sau khi xây dựng xong course, người giáo viên phải đóng gói sản phẩm
của mình theo một chuẩn định trước (SCORM). Tiếp đó, gói courseware này sẽ được tải lên hệ thống
LMS và được phân phát tới người học thông qua hệ LMS.
Trong trường hợp tốt nhất, các gói học liệu có chứa các kịch bản tương tác đủ tốt để có thể thay thế
hoàn toàn giáo viên trên hệ thống LMS. Tuy nhiên, hiếm có trường hợp người giáo viên phán đoán
được đầy đủ những yêu cầu cũng như trình độ, kinh nghiệm, hướng tiếp cận... của người học. Vì vậy,
người giáo viên vẫn phải xuất hiện trên LMS để hỗ trợ người học trong quá trình học tập. Trong
trường hợp này, người giáo viên sẽ hỗ trợ người học học tập thông qua một số hình thức như chat,
3 E-Learning – Tổng quan thị trường Copyright by Moore 2014
trao đổi trên diễn đàn, thiết kế các bài tập nhằm tăng cường khả năng tiếp thu, lĩnh hội của người
học.
So sánh E-Learning và Lớp học truyền thống
Yếu tố Lớp truyền thống E-Learning
Lớp học  Phòng học kích thước giới hạn
 Học đồng bộ
 Không giới hạn
 Mọi lúc mọi nơi
Nội dung  Powerpoint, bản trong
 Sách giáo khoa, thư viện
 Video
 Hợp tác
 Đa phương tiện, mô phỏng
 Thư viện số
 Theo yêu cầu
 Truyền thông đồng bộ hay không
đồng bộ
Thích ứng cá
nhân
Một con đường học tập chung cho tất cả
mọi người
Con đường và nhịp độ học tập được xác
định bởi người học
Theo thống kê của Đại học Unisys (Mỹ) trong năm 2001 thì lợi ích của ứng dụng E-Learning được thể
hiện qua các con số sau:
- Tiết kiệm chi phí đào tạo 25% - 45 %.
- Rút ngắn thời gian đào tạo 35% - 45 %.
- Tăng hiệu quả việc học 15% - 25 %.
Đối với doanh nghiệp, sử dụng E-Learning thay cho hình thức đào tạo truyền thống được cho là sẽ
giúp doanh nghiệp tiết kiệm 50% chi phí đào tạo và tiết kiệm 60% thời gian.
Xu hướng Self-Paced E-Learning trên thế giới
Self-Paced E-Learning là hình thức E-Learning mà người học học theo nhịp độ của riêng họ, không
có ngày bắt đầu học và một lịch trình học cụ thể áp dụng chung cho tất cả người học tham gia vào
cùng một chương trình. Đây là hình thức E-Learning phổ biến nhất hiện nay. Thị trường Self-Paced E-
Learning ước tính đạt 35.6 tỷ USD trong năm 2011 (Ambient Insight 2012). Tốc độ tăng trưởng trung
bình hằng năm trong 5 năm tới khoảng 7.6%, tương ứng đạt 51.5 tỷ USD vào năm 2016. Châu Á là
khu vực có tốc độ tăng trưởng Self-Paced E-Learning cao nhất (17.3% năm). Tiếp theo là Đông Âu
(16.9%), Châu Phi (15.2%) và Châu Mỹ Latin (14.6%).
4 E-Learning – Tổng quan thị trường Copyright by Moore 2014
Hình. Thị trường E-Learning toàn cầu 2016 và tốc độ phát triển hàng năm 2011 – 2016 theo khu vục (Ambient Insight 2012).
Những doanh nghiệp lớn nhất thế giới là những doanh nghiệp đi đầu về sử dụng E-Learning. Năm
2016, doanh thu đến từ nhóm 5,000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới sẽ chiếm 31% tổng doanh thu E-
Learning, tương đương 17 tỷ USD.
Trong thời gian tới, mạng xã hội Facebook có thể tham gia vào lĩnh vực E-Learning, có thể Facebook
sẽ hợp tác với một số nhà cung cấp Khóa học trực tuyến mở (MOOC) nhằm nâng cao chất lượng nội
dung và đem những khóa học này tới các vùng sâu, vùng xa ở một số nước đang phát triển, theo
Matt Perault – giám đốc phát triển chiến lược toàn cầu của Facebook – phát biểu tại hội nghị Thay
đổi Châu Phi 2013.
E-Learning ở Việt Nam
Trong năm 2013, 5 thị trường Self-paced E-Learning lớn
nhất Châu Á là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Ấn Độ, và
Úc (Ambient Insight 2014). Về tốc độ tăng trưởng,
Myanmar là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt
50.2%/năm giai đoạn 2013 – 2018. Việt Nam đứng thứ 4
về tốc độ tăng trưởng, khoảng 40%/năm giai đoạn 2013
– 2018.
Tại Việt Nam, giáo dục là một trong những ngành được ưu tiên cao nhất và được hưởng các nguồn
đầu tư cao nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tới. Với định hướng đó, Việt
Nam đã quyết định đưa công nghệ thông tin vào tất cả mọi cấp độ giáo dục nhằm đổi mới phương
pháp dạy học, nâng cao chất lượng học tập trong tất cả các môn học và trang bị cho lớp trẻ đầy đủ
5 E-Learning – Tổng quan thị trường Copyright by Moore 2014
các công cụ và kỹ năng cho kỷ nguyên thông tin. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các
doanh nghiệp triển khai e-learning và thi trực tuyến. Chẳng hạn như Cuộc thi "Thiết kế hồ sơ bài
giảng điện tử e-learning" năm học 2009 – 2010; hay Cuộc thi giải toán qua mạng tại Website
Violympic.vn; hay Cuộc thi Olympic tiếng Anh (IOE) trên mạng xã hội Go - ioe.go.vn.
Những năm trước đây, số lượng website E-Learning ở Việt Nam rất ít và chưa thực sự phải là những
giải pháp E-Learning tổng thể cũng như chưa tuân theo các chuẩn cho E-Learning trên thế giới. Từ
năm 2006, việc triển khai ứng dụng E-Learning đã có nhiều khởi sắc, một phần là được sự quan tâm
của chính phủ, một phần là sự nỗ lực của các doanh nghiệp CNTT nghiên cứu, triển khai E-Learning.
Một số website E-Learning ở Việt Nam:
- 2007, Trung tâm Học Mãi ra mắt website luyện thi đại học, bồi dưỡng văn hóa trực tuyến
Hocmai.vn
- 8/2012: Website E-Learning dành cho tiểu học đầu tiên ra mắt: Chamhoc.vn
- Cuối năm 2012, VNG ra mắt website E-Learning Zuni.vn, cung cấp bài học và luyện thi các
cấp, ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm.
- 5/2013: Viettel ra mắt trang E-Learning viettelstudy.vn, cung cấp các bài học ngoại ngữ, luyện
thi các cấp và kỹ năng mềm.
- 6/2014: Báo tuổi trẻ cùng IIG ra mắt website E-Learning.tuoitre.vn, cung cấp các bài học ngoại
ngữ.
- 6/2014: Mobifone ra mắt website mStudy.vn, cung cấp các bài học Luyện thi các cấp và ngoại
ngữ.
6 E-Learning – Người học trực tuyến Copyright by Moore 2014
II. NGƯỜI HỌC TRỰC TUYẾN
Đặc điểm người học trực tuyến
Hình. Một số học viên trên Viettelstudy.vn
Khảo sát hơn 30 website E-Learning tiêu biểu cho thấy, 4 nhóm dịch vụ giáo dục trực tuyến phổ biến
hiện nay là cung cấp khóa học ngoại ngữ, các chương trình ôn thi/bài giảng kiến thức phổ thông
(cấp 2, cấp 3) và khóa học kỹ năng. Tương ứng với 4 nhóm dịch vụ là các nhóm người dùng:
- Kiến thức phổ thông: người đang học tại các trường cấp 2 hoặc cấp 3 khắp mọi miền, có nhu
cầu học bồi dưỡng song song với chương trình tại trường để nâng cao kết quả học tập hoặc
chuẩn bị cho kỳ thi. Họ tìm kiếm các video bài giảng, đề luyện thi, tham gia thi thử và cả học
ngoại ngữ. Họ có tinh thần học tập tốt và khả năng, ý thức tự học cao. Tuy nhiên, hạn chế
của nhóm này khả năng chi trả cho các khóa học thấp và điều kiện truy cập Internet hạn chế.
- Ngoại ngữ & kỹ năng: đối tượng học phổ biến là sinh viên và người đã đi làm. Họ tham gia
học ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng anh, và các kỹ năng với mong muốn phát triển bản thân và
đạt mục tiêu nghề nghiệp. So với đối tượng học sinh, nhóm sinh viên-người đi làm có điều
kiện truy cập Internet dễ dàng hơn, khả năng chi trả cho các khóa học cao hơn, và tự chủ hơn
khi quyết định tham gia khóa học.
- Trong nhóm các kỹ năng, kỹ năng phát triển bản thân (giao tiếp, tư duy, quản lý cảm xúc,…)
và kỹ năng khoa học nghệ thuật (photoshop, trang điểm,…) nhận được nhiều sự quan tâm
7 E-Learning – Người học trực tuyến Copyright by Moore 2014
nhất. Kế đến là các kỹ năng chuyên môn/kinh doanh (xin việc, xây dựng thương hiệu, quảng
cáo facebook,…).
- Bên cạnh khóa học ngoại ngữ hay kỹ năng, nhóm người trung niên, đã có gia đình, còn quan
tâm đến các khóa học đời sống gia đình như kỹ năng nuôi con, học với con.
Những vấn đề người học quan tâm
Theo kết quả khảo sát của Quỹ từ thiện Cộng đồng người sử dụng nternet Việt Nam (VN ) và Cty
cổ phần VNG với 839 người tham gia trả lời, thì 3 rào cản đối với những người ôn thi/học trực tuyến
là: Việc thu phí (35%); phải kết nối internet thường xuyên (24%) và khó tìm kiếm đề thi/bài giảng cần
thiết (16%).
Còn theo khảo sát của DeltaViet (2014), “nội dung bài giảng hấp dẫn” và “được học với giảng viên uy
tín” là yếu tố rất quan trọng để thu hút người học trực tuyến.
Hành vi sử dụng Internet
Tại Việt Nam có khoảng 36 triệu người truy cập nternet. Đa số là những người trẻ, có độ tuổi từ 15 –
34 tuổi (khoảng 80%, Cimigo 2013). Tỷ lệ người truy cập Internet ở thành phố cao hơn các vùng nông
thôn. Thời gian truy cập Internet trung bình mỗi ngày của người dân thành thị cũng cao hơn, trung
bình khoảng 2 giờ mỗi ngày. Tại thành thị, nhóm có mức sống cao (LSM 10+ - Living Srandards
Measure) sử dụng Internet hàng ngày nhiều hơn nhóm có mức sống thấp hơn (LSM 1-9) và thời gian
sử dụng nternet đã vượt qua thời gian xem tivi (xem hình dưới).
Hình. Thời gian sử dụng các phương tiện truyền thông (Mindshare, 2013)
8 E-Learning – Người học trực tuyến Copyright by Moore 2014
Hoạt động phổ biến nhất khi truy cập Internet qua máy tính: là tìm kiếm thông tin (53%), xem video
online (48%), nghe nhạc (47%), truy cập mạng xã hội (46%), xem email (32%), tìm kiếm thông tin sản
phẩm (29%) và chơi game (27%), theo khảo người dùng Internet Việt Nam của Google, 2014.
Hình. Thời điểm diễn ra các hoạt động trên Internet (Nielsen 2014).
Hành vi sử dụng smartphone
Có khoảng 32 triệu người Việt Nam sở hữu smartphone.Trong đó, 24 triệu người, khoảng 76%, truy
cập Internet mỗi ngày (Google/TNS 2014), so với tablet là 61% và máy tính là 59%. Đa số người dùng
Internet qua smartphone là nam giới (khoảng 60%, Google 2013) và trong độ tuổi dưới 35 (khoảng
80%, VSERV 2013). Người dùng truy cập Internet qua smartphone chủ yếu để tìm kiếm thông tin, truy
cập mạng xã hội, xem video online và xem email.
Hình. Smartphone là công cụ để tìm kiếm thông tin, kết nối và xem video (TNS/Google, 2014)
Cũng theo khảo sát của TNS/Google 2014, người dùng smartphone internet cho biết họ để ý đến
quảng cáo khi trên website (64%), khi dùng công cụ tìm kiếm (36%), khi đang sử dụng ứng dụng
(36%) và khi đang xem video (19%)
9 E-Learning – Online marketing Copyright by Moore 2014
III. HOẠT ĐỘNG ONLINE MARKETING
nternet ngày càng đóng vai trò quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến hành vi mua sắm của người
tiêu dùng. Trong suốt quá trình học trực tuyến, từ lúc có nảy sinh ý định học đến sau khi kết thúc
khóa học, người tiêu dùng sử dụng nternet để tìm kiếm ý tưởng, tìm kiếm thông tin dịch vụ – thương
hiệu, so sánh giá, tham khảo ý kiến đánh giá, tìm kiếm thông tin nhà cung cấp, sử dụng dịch vụ và
chia sẽ trải nghiệm học tập với người xung quanh thông qua mạng xã hội.
Owned Media
Hocmai.vn, website ôn thi trực tuyến, là website E-Learning có lượng truy cập hàng tháng cao nhất
trong hơn 30 website E-Learning nổi bật hiện nay, với 1.8 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Một cách
tương đối, website có lượng truy cập cao chứng tỏ có số lượng người dùng lớn. Đúng thứ 2 là
website học tiếng anh dành cho mọi lứa tuổi Tienganh123.com với 1.6 triệu lượt truy cập mỗi tháng.
Website học tiếng anh Hellochao.vn đúng thứ 3 về lượng truy cập, với 800 ngàn lượt mỗi tháng, và là
website có thời gian người học lưu lại trang cao nhất với trung bình 10 phút/người. Zuni.vn, website
E-learning miễn phí của VNG, hiện đứng thứ 10 về lượng truy cập.
Top 10 website E-Learning về lượng truy cập***
E-Learning site Visit/month
(Ngàn)
Cơ cấu traffic Time on site
(Phút)
Direct Referral Search Social
hocmai.vn 1,800 11.0% 11.4% 75.8% 1.8% 4.70
tienganh123.com 1,600 26.2% 25.3% 46.7% 0.8% 9.22
hellochao.vn 799 42.4% 28.3% 27.6% 1.2% 10.02
cadasa.vn 410 5.2% 9.6% 84.5% 0.6% 2.47
moon.vn 350 33.5% 21.2% 42.5% 2.7% 8.05
viettelstudy.vn 320 11.5% 10.4% 75.0% 2.9% 5.85
kyna.vn 230 37.4% 15.2% 27.0% 18.8% 7.93
ucan.vn 220 29.3% 7.7% 10.4% 52.6% 5.47
globaledu.com.vn 150 5.5% 3.3% 91.0% 0.2% 1.13
zuni.vn 120 19.2% 12.5% 65.3% 3.0% 4.83
Mean 600 22% 14.5% 54.6% 8.5% 5.97
***
: Top 10 trong hơn 30 website E-Learning đưa vào phân tích
Nguồn: Desktop traffic - Similarweb.com, 12/2014
10 E-Learning – Online marketing Copyright by Moore 2014
Paid Media
1. Quảng cáo hiển thị
So với các lĩnh vực khác, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ E-Learning rất ít khi quảng cáo trên
những website tin tức-giải trí lớn. Theo quan sát, Topica và TiếngAnh123.com là hai website E-
Learning có tuần suất hiển thị quảng cáo thường xuyên nhất. Hình thức quảng cáo chủ yếu là banner
flash, trên các website giới trẻ-giải trí (Zing.vn, Kenh14.vn, Yeucahat.com,..) và tin tức tổng hợp
(Dantri.com.vn, Vnexpress.net, Vietnamnnet.vn,..). Hình thức này có thể triển khai đồng thời trên một
loạt website qua các adnetwork (tiêu biểu như Google Display Network, Adbrand Network, Admicro
Network,…) hoặc mua vị trí theo từng site cụ thể. Thông điệp truyền thông hướng đến đối tượng là
người đã đi làm, nêu bật lên sự cần thiết và lợi ích khi tham gia học trực tuyến.
Hình. Banner quảng cáo khóa học trực tuyến
Ngoài hình thức banner flash, quảng cáo dạng box thông tin (thường được gọi là quảng cáo CPC)
cũng được sử dụng khá phổ biến. Hình thức này tuy không gây ấn tượng mạnh cho độc giả nhưng
có ưu điểm là triển khai nhanh, độ phủ rộng, chỉ tính phí khi người xem thật sự quan tâm đến thông
tin quảng cáo (click vào quảng cáo), có thể lựa chọn hiển thị quảng cáo theo địa lý, thay đổi thông tin
trên quảng cáo dễ dàng, điều chỉnh tăng/giảm tần suất hiển thị hay thời gian chạy/dừng quảng cáo
linh hoạt.
Hình. Hình thức quảng cáo thường được website E-Learning sử dụng
11 E-Learning – Online marketing Copyright by Moore 2014
Một dạng quảng cáo cũng thường được sử dụng là Email marketing. Công cụ này có thể giúp cho
website E-Learning tiếp cận đối tượng khách hàng rất tiềm năng là những người đi làm và đặc biệt là
những người nhận email từ các website E-Learning khác. Thông qua email, người nhận có thể xem
thông tin, nếu quan tâm hoặc có nhu cầu tham gia học họ có thể đăng ký ngay trên email (nếu email
có thiết kế mẫu đăng ký) mà không cần truy cập vài website.
2. Quảng cáo tìm kiếm
Trung bình, lượng truy cập đến từ trang tìm kiếm chiếm 54.6% tổng lượng truy cập đến website.
Hocmai.vn có tỷ lệ truy cập từ trang tìm kiếm gần 76%, trong đó, 0.5% lượng truy cập thông qua
quảng cáo.
Search Marketing
E-Learning site Tỷ lệ traffic đến từ Search Tỷ lệ Paid search
hocmai.vn 75.8% 0.5%
tienganh123.com 46.7% 8.8%
hellochao.vn 27.6% 0.3%
cadasa.vn 84.5% 0.0%
moon.vn 42.5% 0.0%
viettelstudy.vn 75.0% 32.6%
kyna.vn 27.0% 20.5%
ucan.vn 10.4% 0.0%
globaledu.com.vn 91.0% 0.0%
zuni.vn 65.3% 0.7%
***
: Top 10 trong hơn 30 website E-Learning đưa vào phân tích
Nguồn: Desktop traffic - Similarweb.com, 12/2014
Viettelstudy.vn, Kyna.vn và Tienganh123.com là 3 website đầu tư nhiều nhất cho quảng cáo trên trang
tìm kiếm, thể hiện qua tỷ lệ truy cập đến từ quảng cáo chiếm tỷ lệ cao trong tổng lượng truy cập từ
trang tìm kiếm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thời điểm xem xét là tháng 12/2014, thông thường các
doanh nghiệp khác nhau sẽ có chiến lược quảng cáo Google Adwords khác nhau, dẫn đến có doanh
nghiệp tập trung quảng cáo vào thời điểm quý 1 nhưng doanh nghiệp khác lại tập trung vào quý 3.
Hình. Quảng cáo trên Google.com.vn
12 E-Learning – Online marketing Copyright by Moore 2014
Ngoài hình thức quảng cáo trên, các website E-Learning truyền thông đến đối tượng mục tiêu qua
các hình thức khác như: forum seeding, mobile marketing, email marketing, online PR,…Trong đó,
mobile marketing, cụ thể là xây dựng các ứng dụng cho phép người học tham gia học trực tuyến trên
các thiết bị di động đang được nhiều website E-Learning quan tâm.
Earned Media
Hai trang mạng xã hội được các website E-Learning sử dụng phổ biến hiện nay là Facebook và
Youtube.
Social Media
E-Learning site Tỷ lệ traffic đến từ Social Tỷ trọng từ acebook Tỷ trọng từ Yotube
hocmai.vn 1.8% 95.3% 4.7%
tienganh123.com 0.8% 77.5% 22.5%
hellochao.vn 1.2% 81.6% 18.4%
cadasa.vn 0.6% 81.0% 19.0%
moon.vn 2.7% 95.2% 4.8%
viettelstudy.vn 2.9% 97.8% 2.2%
kyna.vn 18.8% 99.2% 0.9%
ucan.vn 52.6% 99.9% 0.1%
globaledu.com.vn 0.2% 98.8% 1.2%
zuni.vn 3.0% 99.9% 0.1%
***
: Top 10 trong hơn 30 website E-Learning đưa vào phân tích
Nguồn: Desktop traffic - Similarweb.com, 12/2014
1. Facebook
Khảo sát Facebook Fanpage của 30 website E-Learning nổi bật hiện nay (xem phụ lục), có 10 fanpage
có số lượng fan trên 20 ngàn (xem đồ thị bên dưới). Trong đó, fanpage Tiếng Anh là chuyện nhỏ
(Ucan.vn) có số lượng fan vượt trội với gần 1.3 triệu fan. Kế tiếp là fanpage Vì Tương Lai
(Viettelstudy.vn) với 564 ngàn fan, fanpage Tieng-Anh-123 (Tienganh123.com) với 385 ngàn fan.
13 E-Learning – Online marketing Copyright by Moore 2014
Nguồn: Fanpagekarma.com, 12/2014
Hiệu quả hoạt động
Fanpage Vì Tương Lai có hiệu quả hoạt động chung (dựa trên tốc độ tăng trưởng fan và mức độ
tương tác) tốt nhất, cũng là fanpage có mức độ tương tác với fan (like, share, comment) tốt nhất.
Fanpage Zuni.vn, Kyna.vn và Tiếng Anh – Hoc360.vn đang tăng trưởng nhanh nhất, với số lượng fan
tăng lên trung bình mỗi tuần là 5.4%, 3.2% và 1.5%.
Hình. 10 fanpage có hiệu quả hoạt động tốt nhất, giảm dần từ trái sang phải. Nguồn: Fanpagekarma.com, 12/2014
1,259,000
564,000
385,000
308,000
123,000 79,900 79,200 36,100 22,200 20,500
-
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
1,400,000
Tiếng Anh là
chuyện nhỏ
Vì Tương Lai Tieng-Anh-123 Hocmai.vn
Online
HỌC ĐỂ
THÀNH CÔNG
Zuni.vn HelloChao Tiếng Anh -
Hoc360.vn
Global
Education
Kyna.vn
Số lượng an một số anpage
0.6%
5.4%
0.8% 0.5%
3.2%
0.1% 0.4%
0.0%
1.5%
0.0%
0.0%
1.0%
2.0%
3.0%
4.0%
5.0%
6.0%
Vì Tương Lai Zuni.vn Tiếng Anh là
chuyện nhỏ
Hocmai.vn
Online
Kyna.vn HelloChao Tieng-Anh-123 HỌC ĐỂ
THÀNH CÔNG
Tiếng Anh -
Hoc360.vn
Global
Education
Fanpage Perfomance Index
Average Weekly Growth Engagement
14 E-Learning – Online marketing Copyright by Moore 2014
Quảng cáo Facebook
Hình. Quảng cáo website E-Learning trên Facebook.com
2. Youtube
Trong top 10 website E-Learning, có 3 website có tỷ traffic đến từ Youtube khá lớn (trong tổng traffic
đến từ social) TiengAnh123 (23%), Cadasa (19%) và Hellochao (18%). Tuy nhiên, cách thức hoạt động
của 3 nhà cung cấp này hoàn toàn khác nhau.
TiengAnh123: có nhiều video nhắc đến website Tienganh123.com được đăng từ channel Học Tiếng
Anh nhưng không có bất cứ thông tin nào khẳng định đây là channel chính thức của Tienganh123.
Các video đăng tải có nội dung hướng dẫn/thực hành học tiếng anh, tuy nhiên không phải do
Tienganh123 sản xuất.
15 E-Learning – Online marketing Copyright by Moore 2014
Cadasa.vn: Channel Hướng Nghiệp CADASA có hơn 10.5 ngàn subscribe. Channel đăng tải rất nhiều
video giảng dạy/luyện thi các môn học phổ thổ như Toán, Vật Lý và Hóa học tại Cadasa.vn. Đa số
các video đạt dưới 10 ngàn lượt xem.
Hình. Video trên Youtube channel Hướng Nghiệp CADASA
Hellochao.vn: channel Học tiếng Anh trực tuyến HelloChao.vn có 8 ngàn subscribe, cung cấp video
hướng dẫn phát âm và cách học tiếng anh hiệu qua, do người sáng lập Hellochao thực hiện. Đa số
video có trên 10 ngàn lượt xem.
Hình. Hellochao.vn youtube channel
16 E-Learning – Online marketing Copyright by Moore 2014
CASE STUDY: TOPICA – CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN TRỰC TUYẾN
Chương trình: Topica hợp tác với các trường đại học như ĐH Kinh Tế Quốc Dân, VĐH Mở Hà
Nội,…cung cấp chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến chất lượng cao.
Đối tượng tuyển sinh: Những người đã tốt nghiệp TPHT, Trung cấp-Cao đẳng, Đại học
Một số kênh truyền thông: Website tin tức tổng hợp (dantri.com.vn, vnexpress.net), Website học tập-
tài liệu, Email, Google Search và Mạng xã hội.
Hình thức truyền thông: Banner Ads, Email marketing, Online PR, Facebook Fanpage
Hình. Banner Ads và Email marketing giới thiệu Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến
Hình. Báo chí điện tử nói về Topica
17 E-Learning – Online marketing Copyright by Moore 2014
Hình. Facebook fanpage Topica.
Hình. TopicaVietNam channel trên Youtube
18 E-Learning – Kết luận & Dự báo Copyright by Moore 2014
IV. KẾT LUẬN VÀ DỰ BÁO
Theo thống kê của Đại học Unisys (Mỹ) trong năm 2001 thì lợi ích của ứng dụng E-Learning được thể
hiện qua các con số sau: Tiết kiệm chi phí đào tạo, Rút ngắn thời gian đào tạo và Tăng hiệu quả việc
học. Đối với doanh nghiệp, sử dụng E-Learning thay cho hình thức đào tạo truyền thống được cho là
sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm 50% chi phí đào tạo và tiết kiệm 60% thời gian.
Self-Paced E-Learning là hình thức E-Learning mà người học học theo nhịp độ của riêng họ, không
có ngày bắt đầu học và một lịch trình học cụ thể áp dụng chung cho tất cả người học tham gia vào
cùng một chương trình. Đây là hình thức E-Learning phổ biến nhất hiện nay. Thị trường Self-Paced E-
Learning ước tính đạt 35.6 tỷ USD trong năm 2011 (Ambient nsight 2012). Tốc độ tăng trưởng trung
bình hằng năm trong 5 năm tới khoảng 7.6%, tương ứng đạt 51.5 tỷ USD vào năm 2016. Châu Á là
khu vực có tốc độ tăng trưởng Self-Paced E-Learning cao nhất (17.3% năm).
Tại Việt Nam, giáo dục là một trong những ngành được ưu tiên cao nhất và được hưởng các nguồn
đầu tư cao nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tới. Với định hướng đó, Việt
Nam đã quyết định đưa công nghệ thông tin vào tất cả mọi cấp độ giáo dục nhằm đổi mới phương
pháp dạy học, nâng cao chất lượng học tập trong tất cả các môn học và trang bị cho lớp trẻ đầy đủ
các công cụ và kỹ năng cho kỷ nguyên thông tin.
Người học trực tuyến
Đối tượng học tập trực tuyến chia thành 3 nhóm lớn với nhu cầu học tập khác nhau: học sinh cấp 2-
3, sinh viên và người đi làm. Nhóm học sinh có nhu cầu cao đối với khóa học kiến thức phổ thông, ôn
thi cuối cấp, ôn thi đại học. Sinh viên quan tâm nhiều đến khóa học ngoại ngữ, kỹ năng mềm. Người
đi làm, chủ yếu là người làm trong văn phòng, ngoài học kỹ năng, ngoại ngữ, họ còn có nhu cầu
tham gia khóa kỹ năng chuyên môn. Nhóm người đi làm có khả năng chi trả cao nhất, tuy nhiên bị
giới hạn về thời gian nên quyết định tham gia học trực tuyến thường được chọn lựa cẩn thận, yêu
cầu chất lượng đào tạo cao. Học sinh có số lượng người học tập lớn nhưng khả năng chi trả thấp nên
có xu hướng tìm kiếm tài liệu/khóa học miễn phí và học nhóm với bạn bè. Đối tượng sinh viên có
điều kiện tiếp cận Internet tốt, có nhiều thời gian để học tập trực tuyến, có xu hướng tìm kiếm khóa
học đa dạng.
19 E-Learning – Kết luận & Dự báo Copyright by Moore 2014
Hoạt động Online marketing
Owened Media: Hocmai.vn, website ôn thi trực tuyến, là website E-Learning có lượng truy cập hàng
tháng cao nhất trong hơn 30 website E-Learning nổi bật hiện nay, với 1.8 triệu lượt truy cập mỗi
tháng. Một cách tương đối, websit có lượng truy cập cao chứng tỏ có số lượng người dùng lớn. Đúng
thứ 2 là website học tiếng anh giành cho mọi lứa tuổi Tienganh123.com với 1.6 triệu lượt truy cập mỗi
tháng. Website học tiếng anh Hellochao.vn đúng thứ 3 về lượng truy cập, với 800 ngàn lượt mỗi
tháng, và là website có thời gian người học lưu lại trang cao nhất với trung bình 10 phút/người.
Zuni.vn, website E-learning miễn phí của VNG, hiện đứng thứ 10 về lượng truy cập.
Earned Media: Khảo sát Facebook Fanpage của 30 website E-Learning nổi bật hiện nay, có 10
fanpage có số lượng fan trên 20 ngàn. Trong đó, fanpage Tiếng Anh là chuyện nhỏ (Ucan.vn) có số
lượng fan vượt trội với gần 1.3 triệu fan. Kế tiếp là fanpage Vì Tương Lai (Viettelstudy.vn) với 564 ngàn
fan, fanpage Tieng-Anh-123 (Tienganh123.com) với 385 ngàn fan.
Paid Media: So với các lĩnh vực khác, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ E-Learning rất ít khi quảng
cáo trên những website tin tức-giải trí lớn. Theo quan sát, Topica và TiếngAnh123.com là hai website
E-Learning có tuần suất hiển thị quảng cáo thường xuyên nhất. Hình thức quảng cáo chủ yếu là
banner flash truyền thống, trên các website giới trẻ-giải trí (Zing.vn, Kenh14.vn, Yeucahat.com) và tin
tức tổng hợp (Dantri.com.vn, Vnexpress.net, Vietnamnnet.vn). Ngoài hình thức banner falsh, quảng
cáo dạng box thông tin (thường được gọi là quảng cáo CPC) cũng được sử dụng khá phổ biến.
Về quảng cáo tìm kiếm: Viettelstudy.vn, Kyna.vn và Tienganh123.com là 3 website đầu tư nhiều nhất
cho quảng cáo trên trang tìm kiếm, thể hiện qua tỷ lệ truy cập đến từ quảng cáo chiếm tỷ lệ cao
trong tổng lượng truy cập từ trang tìm kiếm.
Ngoài hình thức quảng cáo trên, các website E-Learning truyền thông đến đối tượng mục tiêu qua
các hình thức khác như: forum seeding, mobile ads, email marketing, online PR,…
20 E-Learning – Danh sách một số website E-Learning Copyright by Moore 2014
Phụ lục. Một số Website E-Learning
STT Công ty Website Dịch vụ Tính phí theo
1 Viettel Telecom http://viettelstudy.vn/ Kiến thức phổ thông, Ngoại ngữ Thời gian
2 HTTP Việt Nam http://daihoctructuyen.edu.vn/ Kỹ năng, Ngoại ngữ Khóa học
3 Mekong http://otvietnam.com/ Chuyên môn, nghiệp vụ Khóa học
4 ULIS & Net2E http://www.onedu.vn/ Ngoại ngữ Khóa học
5 ISS https://thpt.iss.edu.vn/ Kiến thức phổ thông Môn học (trong 1 học kỳ)
6 Global Edu http://www.globaledu.com.vn/ Ngoại ngữ Thời gian
7 Studynet http://studynet.vn/ Ngoại ngữ Phần học
8 FGame & PayVN http://chamhoc.vn/ Ôn tập kiến thức (trẻ em) Dịch vụ gia tăng
9 Aladanh http://www.moon.vn/ Kiến thức phổ thông Khóa học
10 HelloChao www.hellochao.vn Ngoại ngữ Thời gian
11 VNG http://zuni.vn/ Kiến thức phổ thông Miễn phí
12 DC Communications http://hoc360.vn/ Kiến thức phổ thông, Ngoại ngữ Khóa học
13 Bees Group http://elearn.edu.vn/ Ngoại ngữ Thời gian
14 CPS Việt Nam http://onthi.net.vn/ Kiến thức phổ thông Môn học (trong 1 ngày)
15 Cadasa http://www.cadasa.vn/ Kiến thức phổ thông, Ngoại ngữ Phần học
16 VietEduTech http://eduplay.vn/ Ngoại ngữ (cho trẻ)
17 DeltaViet Edu http://kyna.vn/ Kỹ năng Khóa học
18 Kênh Cộng http://academy.vn/ Kỹ năng Khóa học
19 Kỹ Năng 247 http://www.kynang247.vn/ Kỹ năng Khóa học
20 Proview http://www.click2learn.vn/ Kỹ năng, Chuyên môn Khóa học
21 Dolphin & KimyMedia http://www.ucan.vn/ Ngoại Ngữ Thời gian
22 HSSV, Giáo Viên Hà Nội http://baigiangtructuyen.vn/ Kiến thức phổ thông Miễn phí
23 Mobifone http://mstudy.vn/ Kiến thức phổ thông, Kỹ năng
24 Kaya http://vietnamjapan.vn/ Ngoại ngữ Thời gian
25 Giáo dục sáng tạo http://rockit.vn/ Kiến thức phổ thông, Ngoại ngữ
Đào tạo online & offline
27 Trung tâm Học Mãi http://hocmai.vn/ Kiến thức phổ thông Môn học
28 Topica http://topica.edu.vn/ Cử nhân trực tuyến Chương trình đào tạo
29 Smarcom Việt Nam http://www.smartcom.vn/ Ngoại ngữ Phần học
30 Tri thức Cộng Đồng Việt http://hocduong.vn/ Kỹ năng mềm, ngoại ngữ Phần học
31 24h http://hoctructuyen.ngoaingu
24h.vn/
Ngoại ngữ
32 E Study http://e-study.vn/ Ngoại ngữ Thời gian
33 BeOnline http://www.tienganh123.com/ Ngoại ngữ Thời gian
Một số trường Đại Học
STT Trường học Website
34 ĐH Mở Hà Nội http://elc.ehou.edu.vn/ Cử nhân trực tuyến Chương trình đào tạo
35 ĐH Khoa học Tự Nhiên http://E-Learning.vn/ Cử nhân trực tuyến Chương trình đào tạo
36 ĐH Duy Tân http://e-university.edu.vn/ Cử nhân trực tuyến Chương trình đào tạo
37 ĐH Ngoại Thương http://htt.ftu.edu.vn/ Chuyên môn, nghiệp vụ Khóa học
21 Copyright by Moore 2014
TÀI LIỆU THAM KHẢO
News:
Vnexpress.net (2014), Nở rộ kinh doanh giáo dục trực tuyến, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/no-ro-
kinh-doanh-giao-duc-truc-tuyen-3038088.html
E-Learningindustry.com (2013), Top 10 E-Learning Statistics for 2014 Infographic, http://E-Learningindustry.com/top-10-E-
Learning-statistics-for-2014-you-need-to-know
Vietnamnet.vn (2014), t’s time for e-learning to boom in Vietnam, http://english.vietnamnet.vn/fms/education/97517/it-s-
time-for-e-learning-to-boom-in-vietnam.html
Tbvtsg.com.vn (2009), Triển vọng E-Learning, http://www.tbvtsg.com.vn/show_article.php?id=16041&ln_id=101
E-university.edu.vn/ (2011), E-learning- tiềm năng và thực trạng, http://e-university.edu.vn/baiviet/detail/119
Report:
Đại học Đà Nẳng (2012), Xây dựng và triển khai đào tạo trực tuyến,
http://www.ued.edu.vn/phonggiaotrinh/file.php/1/Giao_trinh_E-Learning/tai_lieu_du_an.pdf
Docebo (2014), E-Learning Market Trends & Forecast 2014 - 2016 Report, https://www.docebo.com/landing/contactform/E-
Learning-market-trends-and-forecast-2014-2016-docebo-report.pdf
22 Copyright by Moore 2014
LỜI NGỎ
Các thông tin và nhận định trong báo cáo được thu thập và phân tích dựa vào các nguồn thông tin
có sẵn, hợp pháp và tin cậy mà nhóm thực hiện có được trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, số
liệu nghiên cứu có thể sai khác với số liệu mà quý vị có. Điều này xuất phát từ nguồn dữ liệu hoặc
phương pháp thống kê của chúng tôi với những báo cáo của quý vị.
Nếu quý vị có những thông tin tin cậy, hợp pháp và phù hợp với cấu trúc nội dung của bài báo cáo
vui lòng góp ý với chúng tôi bằng cách gửi thông tin đến địa chỉ digitalreport2014@gmail.com để
chúng tôi có thể hoàn thiện hơn trong những báo cáo tiếp theo.
Để cập nhật thường xuyên những báo cáo và nhận định về các ngành khác, vui lòng truy cập website
moore.vn và đăng ký nhận Bản tin, chúng tôi sẽ gửi cho quý vị ngay khi các báo cáo được hoàn
thiện.
Nhóm thực hiện

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Học trực tuyến: Xu hướng thế giới đang dần phát triển tại Việt Nam
Học trực tuyến: Xu hướng thế giới đang dần phát triển tại Việt NamHọc trực tuyến: Xu hướng thế giới đang dần phát triển tại Việt Nam
Học trực tuyến: Xu hướng thế giới đang dần phát triển tại Việt NamLong Trần
 
ChuDe01_Nhom10_Update
ChuDe01_Nhom10_UpdateChuDe01_Nhom10_Update
ChuDe01_Nhom10_Updatethaihoc2202
 
ELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về Elearning
ELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về ElearningELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về Elearning
ELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về ElearningThảo Uyên Trần
 
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 3: Thiết kế một hệ e-Learning theo ngữ cảnh
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 3: Thiết kế một hệ e-Learning theo ngữ cảnhElearning - Nhóm 06 - Chủ đề 3: Thiết kế một hệ e-Learning theo ngữ cảnh
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 3: Thiết kế một hệ e-Learning theo ngữ cảnhThảo Uyên Trần
 
chủ đề 1 nhóm 4
chủ đề 1 nhóm 4chủ đề 1 nhóm 4
chủ đề 1 nhóm 4Cong Dang Van
 
Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập...
Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập...Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập...
Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập...Kim Kha
 
Chude01 tong quan về e-learning- nhom06 (noplai)
Chude01 tong quan về e-learning- nhom06 (noplai)Chude01 tong quan về e-learning- nhom06 (noplai)
Chude01 tong quan về e-learning- nhom06 (noplai)Bich Tuyen
 
Tong quan ve e learning
Tong quan ve e learningTong quan ve e learning
Tong quan ve e learningTrung Trẻo
 
Nội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứuNội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứuShinji Huy
 

Was ist angesagt? (15)

Học trực tuyến: Xu hướng thế giới đang dần phát triển tại Việt Nam
Học trực tuyến: Xu hướng thế giới đang dần phát triển tại Việt NamHọc trực tuyến: Xu hướng thế giới đang dần phát triển tại Việt Nam
Học trực tuyến: Xu hướng thế giới đang dần phát triển tại Việt Nam
 
ChuDe01_Nhom10_Update
ChuDe01_Nhom10_UpdateChuDe01_Nhom10_Update
ChuDe01_Nhom10_Update
 
Giao trinh e-learning
Giao trinh e-learningGiao trinh e-learning
Giao trinh e-learning
 
Chude01 nhom2
Chude01 nhom2Chude01 nhom2
Chude01 nhom2
 
ELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về Elearning
ELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về ElearningELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về Elearning
ELearning- Nhóm 6 - Chủ đề 1: Tổng quan về Elearning
 
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 3: Thiết kế một hệ e-Learning theo ngữ cảnh
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 3: Thiết kế một hệ e-Learning theo ngữ cảnhElearning - Nhóm 06 - Chủ đề 3: Thiết kế một hệ e-Learning theo ngữ cảnh
Elearning - Nhóm 06 - Chủ đề 3: Thiết kế một hệ e-Learning theo ngữ cảnh
 
chủ đề 1 nhóm 4
chủ đề 1 nhóm 4chủ đề 1 nhóm 4
chủ đề 1 nhóm 4
 
Cntt
CnttCntt
Cntt
 
Chu de1 nhom6
Chu de1 nhom6Chu de1 nhom6
Chu de1 nhom6
 
Lecture03
Lecture03Lecture03
Lecture03
 
Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập...
Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập...Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập...
Chude02: Chương 2: Học kết hợp (blended-learning): một mô hình học tập...
 
Chude01 tong quan về e-learning- nhom06 (noplai)
Chude01 tong quan về e-learning- nhom06 (noplai)Chude01 tong quan về e-learning- nhom06 (noplai)
Chude01 tong quan về e-learning- nhom06 (noplai)
 
Tong quan ve e learning
Tong quan ve e learningTong quan ve e learning
Tong quan ve e learning
 
Nhom3_Chude1
Nhom3_Chude1Nhom3_Chude1
Nhom3_Chude1
 
Nội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứuNội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứu
 

Ähnlich wie E-learning: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.

Chude01 nhom16
Chude01 nhom16Chude01 nhom16
Chude01 nhom16daolam7793
 
Chude01_nhom16
Chude01_nhom16 Chude01_nhom16
Chude01_nhom16 2244yen
 
Phan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyetPhan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyetShinji Huy
 
Nội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứuNội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứuShinji Huy
 
Nội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứuNội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứuMin Chee
 
Nội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứuNội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứuShinji Huy
 
Nộp lại chủ đề 2
Nộp lại chủ đề 2Nộp lại chủ đề 2
Nộp lại chủ đề 2Shinji Huy
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập...
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập...Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập...
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Chủ đề 3 thiết kế một hệ elearning
Chủ đề 3 thiết kế một hệ elearningChủ đề 3 thiết kế một hệ elearning
Chủ đề 3 thiết kế một hệ elearningShinji Huy
 
Tổng quan về elearning
Tổng quan về elearningTổng quan về elearning
Tổng quan về elearningMin Chee
 
Tổng quan về elearning
Tổng quan về elearningTổng quan về elearning
Tổng quan về elearningShinji Huy
 
Chude01_nhom03
Chude01_nhom03Chude01_nhom03
Chude01_nhom03Quang Bui
 
Chude01-Nhom09
Chude01-Nhom09Chude01-Nhom09
Chude01-Nhom09huybinh25
 

Ähnlich wie E-learning: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp. (20)

Chude01 nhom16
Chude01 nhom16Chude01 nhom16
Chude01 nhom16
 
Chude01_nhom16
Chude01_nhom16 Chude01_nhom16
Chude01_nhom16
 
Chu de1 nhom6
Chu de1 nhom6Chu de1 nhom6
Chu de1 nhom6
 
Phan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyetPhan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyet
 
Nội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứuNội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứu
 
Nội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứuNội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứu
 
Nội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứuNội dung tự nghiên cứu
Nội dung tự nghiên cứu
 
Nộp lại chủ đề 2
Nộp lại chủ đề 2Nộp lại chủ đề 2
Nộp lại chủ đề 2
 
Chủ đề 2 - nhóm 11
Chủ đề 2 - nhóm 11Chủ đề 2 - nhóm 11
Chủ đề 2 - nhóm 11
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập...
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập...Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập...
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập...
 
Chu de 01
Chu de 01Chu de 01
Chu de 01
 
Chu de 01
Chu de 01Chu de 01
Chu de 01
 
Chủ đề 3 thiết kế một hệ elearning
Chủ đề 3 thiết kế một hệ elearningChủ đề 3 thiết kế một hệ elearning
Chủ đề 3 thiết kế một hệ elearning
 
Tổng quan về elearning
Tổng quan về elearningTổng quan về elearning
Tổng quan về elearning
 
Tổng quan về elearning
Tổng quan về elearningTổng quan về elearning
Tổng quan về elearning
 
Baocaoel
BaocaoelBaocaoel
Baocaoel
 
Chude01_nhom03
Chude01_nhom03Chude01_nhom03
Chude01_nhom03
 
Tong quan ve elearning_nhom14
Tong quan ve elearning_nhom14Tong quan ve elearning_nhom14
Tong quan ve elearning_nhom14
 
Chude01-Nhom09
Chude01-Nhom09Chude01-Nhom09
Chude01-Nhom09
 
Giao trinh E-learning
Giao trinh E-learningGiao trinh E-learning
Giao trinh E-learning
 

Mehr von Xuân Lan Nguyễn

Vietnam internet user’s behaviour 2016
Vietnam internet user’s behaviour 2016Vietnam internet user’s behaviour 2016
Vietnam internet user’s behaviour 2016Xuân Lan Nguyễn
 
Contextual Marketing And The New Marketing Contract
Contextual Marketing And The New Marketing ContractContextual Marketing And The New Marketing Contract
Contextual Marketing And The New Marketing ContractXuân Lan Nguyễn
 
Staycations Summer Travel Infographics
Staycations Summer Travel InfographicsStaycations Summer Travel Infographics
Staycations Summer Travel InfographicsXuân Lan Nguyễn
 
State of content marketing 2015
State of content marketing 2015State of content marketing 2015
State of content marketing 2015Xuân Lan Nguyễn
 
Vietnam Consumer Landscape 2015
Vietnam Consumer Landscape 2015Vietnam Consumer Landscape 2015
Vietnam Consumer Landscape 2015Xuân Lan Nguyễn
 
Customer Decision/buying Journey
Customer Decision/buying JourneyCustomer Decision/buying Journey
Customer Decision/buying JourneyXuân Lan Nguyễn
 
Approaching Customer on Digital Media Channel
Approaching Customer on Digital Media ChannelApproaching Customer on Digital Media Channel
Approaching Customer on Digital Media ChannelXuân Lan Nguyễn
 
ONLINE TRAVEL - Người dùng và hoạt động Online Marketing
ONLINE TRAVEL - Người dùng và hoạt động Online Marketing ONLINE TRAVEL - Người dùng và hoạt động Online Marketing
ONLINE TRAVEL - Người dùng và hoạt động Online Marketing Xuân Lan Nguyễn
 
Vietnam Digital Landscape 2015
Vietnam Digital Landscape 2015 Vietnam Digital Landscape 2015
Vietnam Digital Landscape 2015 Xuân Lan Nguyễn
 
B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyếnB2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyếnXuân Lan Nguyễn
 
Báo cáo Smartphone và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp
Báo cáo Smartphone và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệpBáo cáo Smartphone và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp
Báo cáo Smartphone và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệpXuân Lan Nguyễn
 
Report onVietnam Internet Resources 2014
Report onVietnam Internet Resources 2014Report onVietnam Internet Resources 2014
Report onVietnam Internet Resources 2014Xuân Lan Nguyễn
 
Báo cáo tài nguyên Internet 2014
Báo cáo tài nguyên Internet 2014Báo cáo tài nguyên Internet 2014
Báo cáo tài nguyên Internet 2014Xuân Lan Nguyễn
 
Báo cáo: Ngành thực phẩm chức năng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
Báo cáo: Ngành thực phẩm chức năng và hoạt động quảng cáo trực tuyếnBáo cáo: Ngành thực phẩm chức năng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
Báo cáo: Ngành thực phẩm chức năng và hoạt động quảng cáo trực tuyếnXuân Lan Nguyễn
 
Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp. Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp. Xuân Lan Nguyễn
 
Báo cáo ngành bia và hoạt động quảng cáo trực tuyến
Báo cáo ngành bia và hoạt động quảng cáo trực tuyếnBáo cáo ngành bia và hoạt động quảng cáo trực tuyến
Báo cáo ngành bia và hoạt động quảng cáo trực tuyếnXuân Lan Nguyễn
 

Mehr von Xuân Lan Nguyễn (20)

Vietnam internet user’s behaviour 2016
Vietnam internet user’s behaviour 2016Vietnam internet user’s behaviour 2016
Vietnam internet user’s behaviour 2016
 
Emarketing textbook download
Emarketing textbook downloadEmarketing textbook download
Emarketing textbook download
 
Contextual Marketing And The New Marketing Contract
Contextual Marketing And The New Marketing ContractContextual Marketing And The New Marketing Contract
Contextual Marketing And The New Marketing Contract
 
Staycations Summer Travel Infographics
Staycations Summer Travel InfographicsStaycations Summer Travel Infographics
Staycations Summer Travel Infographics
 
State of content marketing 2015
State of content marketing 2015State of content marketing 2015
State of content marketing 2015
 
Vietnam Consumer Landscape 2015
Vietnam Consumer Landscape 2015Vietnam Consumer Landscape 2015
Vietnam Consumer Landscape 2015
 
Digital Future in Focus 2015
Digital Future in Focus 2015 Digital Future in Focus 2015
Digital Future in Focus 2015
 
Customer Decision/buying Journey
Customer Decision/buying JourneyCustomer Decision/buying Journey
Customer Decision/buying Journey
 
New Media 2015
New Media 2015New Media 2015
New Media 2015
 
Approaching Customer on Digital Media Channel
Approaching Customer on Digital Media ChannelApproaching Customer on Digital Media Channel
Approaching Customer on Digital Media Channel
 
ONLINE TRAVEL - Người dùng và hoạt động Online Marketing
ONLINE TRAVEL - Người dùng và hoạt động Online Marketing ONLINE TRAVEL - Người dùng và hoạt động Online Marketing
ONLINE TRAVEL - Người dùng và hoạt động Online Marketing
 
Vietnam Digital Landscape 2015
Vietnam Digital Landscape 2015 Vietnam Digital Landscape 2015
Vietnam Digital Landscape 2015
 
B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyếnB2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
 
Content marketing framework
Content marketing frameworkContent marketing framework
Content marketing framework
 
Báo cáo Smartphone và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp
Báo cáo Smartphone và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệpBáo cáo Smartphone và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp
Báo cáo Smartphone và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp
 
Report onVietnam Internet Resources 2014
Report onVietnam Internet Resources 2014Report onVietnam Internet Resources 2014
Report onVietnam Internet Resources 2014
 
Báo cáo tài nguyên Internet 2014
Báo cáo tài nguyên Internet 2014Báo cáo tài nguyên Internet 2014
Báo cáo tài nguyên Internet 2014
 
Báo cáo: Ngành thực phẩm chức năng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
Báo cáo: Ngành thực phẩm chức năng và hoạt động quảng cáo trực tuyếnBáo cáo: Ngành thực phẩm chức năng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
Báo cáo: Ngành thực phẩm chức năng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
 
Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp. Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
 
Báo cáo ngành bia và hoạt động quảng cáo trực tuyến
Báo cáo ngành bia và hoạt động quảng cáo trực tuyếnBáo cáo ngành bia và hoạt động quảng cáo trực tuyến
Báo cáo ngành bia và hoạt động quảng cáo trực tuyến
 

E-learning: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.

  • 1. Digital Activities Report 2014 E-LEARNING Người tiêu dùng & Hoạt động quảng cáo trực tuyến - Tổng quan về E-Learning - Người học trực tuyến - Hoạt động Online marketing - Kết luận và dự báo - Danh sách một số Website E-Learning
  • 2. 2 E-Learning – Tổng quan thị trường Copyright by Moore 2014 I. TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING Theo thời gian, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều hình thức đào tạo mới đã ra đời với sự hỗ trợ ngày càng cao của công nghệ hiện đại. Trong đó sự phát triển mạnh mẽ của thông tin truyền thông đã và đang mang lại nhiều lợi thế cho dạy học. Các hình thức đào tạo tiên tiến ra đời, như đào tạo dựa trên máy tính (Computer Based Training), đào tạo dựa trên dịch vụ World Wide Web (Web Based Training) mà đỉnh cao là hình thức học điện tử - đào tạo trực tuyến, có tên gọi là E- Learning. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về E-Learning, một cách khái quát, có thể hiểu E-Learning như sau: “E-Learning là một loại hình đào tạo chính qui hay không chính qui hướng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong đó có sự tương tác trực tiếp giữa người dạy với người học cũng như giữa cộng đồng học tập một cách thuận lợi thông qua công nghệ thông tin và truyền thông”. Trong mô hình này, người giáo viên sẽ cố gắng xây dựng các bài giảng điện tử (hay còn gọi là học liệu - Courseware) một cách chi tiết nhất sao cho các courseware này có thể thay thế được giáo viên để tương tác với người học thông qua mạng Internet và màn hình máy tính. Các học liệu có thể được giáo viên xây dựng nên theo mô hình dạy học chương trình hoá, các mô đun được thiết kế đến mức nhỏ nhất có thể, có nhiều hình ảnh, ví dụ minh hoạ, có các tương tác giúp cho người học cảm thấy hứng thú và có thể tự mình học tập thông qua hệ thống quản lý học tập trực tuyến (Learning Management System – LMS). Các Courseware được xây dựng thông qua hệ thống xây dựng nội dung bài giảng (Content Authoring System – CAS). Sau khi xây dựng xong course, người giáo viên phải đóng gói sản phẩm của mình theo một chuẩn định trước (SCORM). Tiếp đó, gói courseware này sẽ được tải lên hệ thống LMS và được phân phát tới người học thông qua hệ LMS. Trong trường hợp tốt nhất, các gói học liệu có chứa các kịch bản tương tác đủ tốt để có thể thay thế hoàn toàn giáo viên trên hệ thống LMS. Tuy nhiên, hiếm có trường hợp người giáo viên phán đoán được đầy đủ những yêu cầu cũng như trình độ, kinh nghiệm, hướng tiếp cận... của người học. Vì vậy, người giáo viên vẫn phải xuất hiện trên LMS để hỗ trợ người học trong quá trình học tập. Trong trường hợp này, người giáo viên sẽ hỗ trợ người học học tập thông qua một số hình thức như chat,
  • 3. 3 E-Learning – Tổng quan thị trường Copyright by Moore 2014 trao đổi trên diễn đàn, thiết kế các bài tập nhằm tăng cường khả năng tiếp thu, lĩnh hội của người học. So sánh E-Learning và Lớp học truyền thống Yếu tố Lớp truyền thống E-Learning Lớp học  Phòng học kích thước giới hạn  Học đồng bộ  Không giới hạn  Mọi lúc mọi nơi Nội dung  Powerpoint, bản trong  Sách giáo khoa, thư viện  Video  Hợp tác  Đa phương tiện, mô phỏng  Thư viện số  Theo yêu cầu  Truyền thông đồng bộ hay không đồng bộ Thích ứng cá nhân Một con đường học tập chung cho tất cả mọi người Con đường và nhịp độ học tập được xác định bởi người học Theo thống kê của Đại học Unisys (Mỹ) trong năm 2001 thì lợi ích của ứng dụng E-Learning được thể hiện qua các con số sau: - Tiết kiệm chi phí đào tạo 25% - 45 %. - Rút ngắn thời gian đào tạo 35% - 45 %. - Tăng hiệu quả việc học 15% - 25 %. Đối với doanh nghiệp, sử dụng E-Learning thay cho hình thức đào tạo truyền thống được cho là sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm 50% chi phí đào tạo và tiết kiệm 60% thời gian. Xu hướng Self-Paced E-Learning trên thế giới Self-Paced E-Learning là hình thức E-Learning mà người học học theo nhịp độ của riêng họ, không có ngày bắt đầu học và một lịch trình học cụ thể áp dụng chung cho tất cả người học tham gia vào cùng một chương trình. Đây là hình thức E-Learning phổ biến nhất hiện nay. Thị trường Self-Paced E- Learning ước tính đạt 35.6 tỷ USD trong năm 2011 (Ambient Insight 2012). Tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm trong 5 năm tới khoảng 7.6%, tương ứng đạt 51.5 tỷ USD vào năm 2016. Châu Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng Self-Paced E-Learning cao nhất (17.3% năm). Tiếp theo là Đông Âu (16.9%), Châu Phi (15.2%) và Châu Mỹ Latin (14.6%).
  • 4. 4 E-Learning – Tổng quan thị trường Copyright by Moore 2014 Hình. Thị trường E-Learning toàn cầu 2016 và tốc độ phát triển hàng năm 2011 – 2016 theo khu vục (Ambient Insight 2012). Những doanh nghiệp lớn nhất thế giới là những doanh nghiệp đi đầu về sử dụng E-Learning. Năm 2016, doanh thu đến từ nhóm 5,000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới sẽ chiếm 31% tổng doanh thu E- Learning, tương đương 17 tỷ USD. Trong thời gian tới, mạng xã hội Facebook có thể tham gia vào lĩnh vực E-Learning, có thể Facebook sẽ hợp tác với một số nhà cung cấp Khóa học trực tuyến mở (MOOC) nhằm nâng cao chất lượng nội dung và đem những khóa học này tới các vùng sâu, vùng xa ở một số nước đang phát triển, theo Matt Perault – giám đốc phát triển chiến lược toàn cầu của Facebook – phát biểu tại hội nghị Thay đổi Châu Phi 2013. E-Learning ở Việt Nam Trong năm 2013, 5 thị trường Self-paced E-Learning lớn nhất Châu Á là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Ấn Độ, và Úc (Ambient Insight 2014). Về tốc độ tăng trưởng, Myanmar là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt 50.2%/năm giai đoạn 2013 – 2018. Việt Nam đứng thứ 4 về tốc độ tăng trưởng, khoảng 40%/năm giai đoạn 2013 – 2018. Tại Việt Nam, giáo dục là một trong những ngành được ưu tiên cao nhất và được hưởng các nguồn đầu tư cao nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tới. Với định hướng đó, Việt Nam đã quyết định đưa công nghệ thông tin vào tất cả mọi cấp độ giáo dục nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học tập trong tất cả các môn học và trang bị cho lớp trẻ đầy đủ
  • 5. 5 E-Learning – Tổng quan thị trường Copyright by Moore 2014 các công cụ và kỹ năng cho kỷ nguyên thông tin. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các doanh nghiệp triển khai e-learning và thi trực tuyến. Chẳng hạn như Cuộc thi "Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-learning" năm học 2009 – 2010; hay Cuộc thi giải toán qua mạng tại Website Violympic.vn; hay Cuộc thi Olympic tiếng Anh (IOE) trên mạng xã hội Go - ioe.go.vn. Những năm trước đây, số lượng website E-Learning ở Việt Nam rất ít và chưa thực sự phải là những giải pháp E-Learning tổng thể cũng như chưa tuân theo các chuẩn cho E-Learning trên thế giới. Từ năm 2006, việc triển khai ứng dụng E-Learning đã có nhiều khởi sắc, một phần là được sự quan tâm của chính phủ, một phần là sự nỗ lực của các doanh nghiệp CNTT nghiên cứu, triển khai E-Learning. Một số website E-Learning ở Việt Nam: - 2007, Trung tâm Học Mãi ra mắt website luyện thi đại học, bồi dưỡng văn hóa trực tuyến Hocmai.vn - 8/2012: Website E-Learning dành cho tiểu học đầu tiên ra mắt: Chamhoc.vn - Cuối năm 2012, VNG ra mắt website E-Learning Zuni.vn, cung cấp bài học và luyện thi các cấp, ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm. - 5/2013: Viettel ra mắt trang E-Learning viettelstudy.vn, cung cấp các bài học ngoại ngữ, luyện thi các cấp và kỹ năng mềm. - 6/2014: Báo tuổi trẻ cùng IIG ra mắt website E-Learning.tuoitre.vn, cung cấp các bài học ngoại ngữ. - 6/2014: Mobifone ra mắt website mStudy.vn, cung cấp các bài học Luyện thi các cấp và ngoại ngữ.
  • 6. 6 E-Learning – Người học trực tuyến Copyright by Moore 2014 II. NGƯỜI HỌC TRỰC TUYẾN Đặc điểm người học trực tuyến Hình. Một số học viên trên Viettelstudy.vn Khảo sát hơn 30 website E-Learning tiêu biểu cho thấy, 4 nhóm dịch vụ giáo dục trực tuyến phổ biến hiện nay là cung cấp khóa học ngoại ngữ, các chương trình ôn thi/bài giảng kiến thức phổ thông (cấp 2, cấp 3) và khóa học kỹ năng. Tương ứng với 4 nhóm dịch vụ là các nhóm người dùng: - Kiến thức phổ thông: người đang học tại các trường cấp 2 hoặc cấp 3 khắp mọi miền, có nhu cầu học bồi dưỡng song song với chương trình tại trường để nâng cao kết quả học tập hoặc chuẩn bị cho kỳ thi. Họ tìm kiếm các video bài giảng, đề luyện thi, tham gia thi thử và cả học ngoại ngữ. Họ có tinh thần học tập tốt và khả năng, ý thức tự học cao. Tuy nhiên, hạn chế của nhóm này khả năng chi trả cho các khóa học thấp và điều kiện truy cập Internet hạn chế. - Ngoại ngữ & kỹ năng: đối tượng học phổ biến là sinh viên và người đã đi làm. Họ tham gia học ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng anh, và các kỹ năng với mong muốn phát triển bản thân và đạt mục tiêu nghề nghiệp. So với đối tượng học sinh, nhóm sinh viên-người đi làm có điều kiện truy cập Internet dễ dàng hơn, khả năng chi trả cho các khóa học cao hơn, và tự chủ hơn khi quyết định tham gia khóa học. - Trong nhóm các kỹ năng, kỹ năng phát triển bản thân (giao tiếp, tư duy, quản lý cảm xúc,…) và kỹ năng khoa học nghệ thuật (photoshop, trang điểm,…) nhận được nhiều sự quan tâm
  • 7. 7 E-Learning – Người học trực tuyến Copyright by Moore 2014 nhất. Kế đến là các kỹ năng chuyên môn/kinh doanh (xin việc, xây dựng thương hiệu, quảng cáo facebook,…). - Bên cạnh khóa học ngoại ngữ hay kỹ năng, nhóm người trung niên, đã có gia đình, còn quan tâm đến các khóa học đời sống gia đình như kỹ năng nuôi con, học với con. Những vấn đề người học quan tâm Theo kết quả khảo sát của Quỹ từ thiện Cộng đồng người sử dụng nternet Việt Nam (VN ) và Cty cổ phần VNG với 839 người tham gia trả lời, thì 3 rào cản đối với những người ôn thi/học trực tuyến là: Việc thu phí (35%); phải kết nối internet thường xuyên (24%) và khó tìm kiếm đề thi/bài giảng cần thiết (16%). Còn theo khảo sát của DeltaViet (2014), “nội dung bài giảng hấp dẫn” và “được học với giảng viên uy tín” là yếu tố rất quan trọng để thu hút người học trực tuyến. Hành vi sử dụng Internet Tại Việt Nam có khoảng 36 triệu người truy cập nternet. Đa số là những người trẻ, có độ tuổi từ 15 – 34 tuổi (khoảng 80%, Cimigo 2013). Tỷ lệ người truy cập Internet ở thành phố cao hơn các vùng nông thôn. Thời gian truy cập Internet trung bình mỗi ngày của người dân thành thị cũng cao hơn, trung bình khoảng 2 giờ mỗi ngày. Tại thành thị, nhóm có mức sống cao (LSM 10+ - Living Srandards Measure) sử dụng Internet hàng ngày nhiều hơn nhóm có mức sống thấp hơn (LSM 1-9) và thời gian sử dụng nternet đã vượt qua thời gian xem tivi (xem hình dưới). Hình. Thời gian sử dụng các phương tiện truyền thông (Mindshare, 2013)
  • 8. 8 E-Learning – Người học trực tuyến Copyright by Moore 2014 Hoạt động phổ biến nhất khi truy cập Internet qua máy tính: là tìm kiếm thông tin (53%), xem video online (48%), nghe nhạc (47%), truy cập mạng xã hội (46%), xem email (32%), tìm kiếm thông tin sản phẩm (29%) và chơi game (27%), theo khảo người dùng Internet Việt Nam của Google, 2014. Hình. Thời điểm diễn ra các hoạt động trên Internet (Nielsen 2014). Hành vi sử dụng smartphone Có khoảng 32 triệu người Việt Nam sở hữu smartphone.Trong đó, 24 triệu người, khoảng 76%, truy cập Internet mỗi ngày (Google/TNS 2014), so với tablet là 61% và máy tính là 59%. Đa số người dùng Internet qua smartphone là nam giới (khoảng 60%, Google 2013) và trong độ tuổi dưới 35 (khoảng 80%, VSERV 2013). Người dùng truy cập Internet qua smartphone chủ yếu để tìm kiếm thông tin, truy cập mạng xã hội, xem video online và xem email. Hình. Smartphone là công cụ để tìm kiếm thông tin, kết nối và xem video (TNS/Google, 2014) Cũng theo khảo sát của TNS/Google 2014, người dùng smartphone internet cho biết họ để ý đến quảng cáo khi trên website (64%), khi dùng công cụ tìm kiếm (36%), khi đang sử dụng ứng dụng (36%) và khi đang xem video (19%)
  • 9. 9 E-Learning – Online marketing Copyright by Moore 2014 III. HOẠT ĐỘNG ONLINE MARKETING nternet ngày càng đóng vai trò quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Trong suốt quá trình học trực tuyến, từ lúc có nảy sinh ý định học đến sau khi kết thúc khóa học, người tiêu dùng sử dụng nternet để tìm kiếm ý tưởng, tìm kiếm thông tin dịch vụ – thương hiệu, so sánh giá, tham khảo ý kiến đánh giá, tìm kiếm thông tin nhà cung cấp, sử dụng dịch vụ và chia sẽ trải nghiệm học tập với người xung quanh thông qua mạng xã hội. Owned Media Hocmai.vn, website ôn thi trực tuyến, là website E-Learning có lượng truy cập hàng tháng cao nhất trong hơn 30 website E-Learning nổi bật hiện nay, với 1.8 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Một cách tương đối, website có lượng truy cập cao chứng tỏ có số lượng người dùng lớn. Đúng thứ 2 là website học tiếng anh dành cho mọi lứa tuổi Tienganh123.com với 1.6 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Website học tiếng anh Hellochao.vn đúng thứ 3 về lượng truy cập, với 800 ngàn lượt mỗi tháng, và là website có thời gian người học lưu lại trang cao nhất với trung bình 10 phút/người. Zuni.vn, website E-learning miễn phí của VNG, hiện đứng thứ 10 về lượng truy cập. Top 10 website E-Learning về lượng truy cập*** E-Learning site Visit/month (Ngàn) Cơ cấu traffic Time on site (Phút) Direct Referral Search Social hocmai.vn 1,800 11.0% 11.4% 75.8% 1.8% 4.70 tienganh123.com 1,600 26.2% 25.3% 46.7% 0.8% 9.22 hellochao.vn 799 42.4% 28.3% 27.6% 1.2% 10.02 cadasa.vn 410 5.2% 9.6% 84.5% 0.6% 2.47 moon.vn 350 33.5% 21.2% 42.5% 2.7% 8.05 viettelstudy.vn 320 11.5% 10.4% 75.0% 2.9% 5.85 kyna.vn 230 37.4% 15.2% 27.0% 18.8% 7.93 ucan.vn 220 29.3% 7.7% 10.4% 52.6% 5.47 globaledu.com.vn 150 5.5% 3.3% 91.0% 0.2% 1.13 zuni.vn 120 19.2% 12.5% 65.3% 3.0% 4.83 Mean 600 22% 14.5% 54.6% 8.5% 5.97 *** : Top 10 trong hơn 30 website E-Learning đưa vào phân tích Nguồn: Desktop traffic - Similarweb.com, 12/2014
  • 10. 10 E-Learning – Online marketing Copyright by Moore 2014 Paid Media 1. Quảng cáo hiển thị So với các lĩnh vực khác, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ E-Learning rất ít khi quảng cáo trên những website tin tức-giải trí lớn. Theo quan sát, Topica và TiếngAnh123.com là hai website E- Learning có tuần suất hiển thị quảng cáo thường xuyên nhất. Hình thức quảng cáo chủ yếu là banner flash, trên các website giới trẻ-giải trí (Zing.vn, Kenh14.vn, Yeucahat.com,..) và tin tức tổng hợp (Dantri.com.vn, Vnexpress.net, Vietnamnnet.vn,..). Hình thức này có thể triển khai đồng thời trên một loạt website qua các adnetwork (tiêu biểu như Google Display Network, Adbrand Network, Admicro Network,…) hoặc mua vị trí theo từng site cụ thể. Thông điệp truyền thông hướng đến đối tượng là người đã đi làm, nêu bật lên sự cần thiết và lợi ích khi tham gia học trực tuyến. Hình. Banner quảng cáo khóa học trực tuyến Ngoài hình thức banner flash, quảng cáo dạng box thông tin (thường được gọi là quảng cáo CPC) cũng được sử dụng khá phổ biến. Hình thức này tuy không gây ấn tượng mạnh cho độc giả nhưng có ưu điểm là triển khai nhanh, độ phủ rộng, chỉ tính phí khi người xem thật sự quan tâm đến thông tin quảng cáo (click vào quảng cáo), có thể lựa chọn hiển thị quảng cáo theo địa lý, thay đổi thông tin trên quảng cáo dễ dàng, điều chỉnh tăng/giảm tần suất hiển thị hay thời gian chạy/dừng quảng cáo linh hoạt. Hình. Hình thức quảng cáo thường được website E-Learning sử dụng
  • 11. 11 E-Learning – Online marketing Copyright by Moore 2014 Một dạng quảng cáo cũng thường được sử dụng là Email marketing. Công cụ này có thể giúp cho website E-Learning tiếp cận đối tượng khách hàng rất tiềm năng là những người đi làm và đặc biệt là những người nhận email từ các website E-Learning khác. Thông qua email, người nhận có thể xem thông tin, nếu quan tâm hoặc có nhu cầu tham gia học họ có thể đăng ký ngay trên email (nếu email có thiết kế mẫu đăng ký) mà không cần truy cập vài website. 2. Quảng cáo tìm kiếm Trung bình, lượng truy cập đến từ trang tìm kiếm chiếm 54.6% tổng lượng truy cập đến website. Hocmai.vn có tỷ lệ truy cập từ trang tìm kiếm gần 76%, trong đó, 0.5% lượng truy cập thông qua quảng cáo. Search Marketing E-Learning site Tỷ lệ traffic đến từ Search Tỷ lệ Paid search hocmai.vn 75.8% 0.5% tienganh123.com 46.7% 8.8% hellochao.vn 27.6% 0.3% cadasa.vn 84.5% 0.0% moon.vn 42.5% 0.0% viettelstudy.vn 75.0% 32.6% kyna.vn 27.0% 20.5% ucan.vn 10.4% 0.0% globaledu.com.vn 91.0% 0.0% zuni.vn 65.3% 0.7% *** : Top 10 trong hơn 30 website E-Learning đưa vào phân tích Nguồn: Desktop traffic - Similarweb.com, 12/2014 Viettelstudy.vn, Kyna.vn và Tienganh123.com là 3 website đầu tư nhiều nhất cho quảng cáo trên trang tìm kiếm, thể hiện qua tỷ lệ truy cập đến từ quảng cáo chiếm tỷ lệ cao trong tổng lượng truy cập từ trang tìm kiếm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thời điểm xem xét là tháng 12/2014, thông thường các doanh nghiệp khác nhau sẽ có chiến lược quảng cáo Google Adwords khác nhau, dẫn đến có doanh nghiệp tập trung quảng cáo vào thời điểm quý 1 nhưng doanh nghiệp khác lại tập trung vào quý 3. Hình. Quảng cáo trên Google.com.vn
  • 12. 12 E-Learning – Online marketing Copyright by Moore 2014 Ngoài hình thức quảng cáo trên, các website E-Learning truyền thông đến đối tượng mục tiêu qua các hình thức khác như: forum seeding, mobile marketing, email marketing, online PR,…Trong đó, mobile marketing, cụ thể là xây dựng các ứng dụng cho phép người học tham gia học trực tuyến trên các thiết bị di động đang được nhiều website E-Learning quan tâm. Earned Media Hai trang mạng xã hội được các website E-Learning sử dụng phổ biến hiện nay là Facebook và Youtube. Social Media E-Learning site Tỷ lệ traffic đến từ Social Tỷ trọng từ acebook Tỷ trọng từ Yotube hocmai.vn 1.8% 95.3% 4.7% tienganh123.com 0.8% 77.5% 22.5% hellochao.vn 1.2% 81.6% 18.4% cadasa.vn 0.6% 81.0% 19.0% moon.vn 2.7% 95.2% 4.8% viettelstudy.vn 2.9% 97.8% 2.2% kyna.vn 18.8% 99.2% 0.9% ucan.vn 52.6% 99.9% 0.1% globaledu.com.vn 0.2% 98.8% 1.2% zuni.vn 3.0% 99.9% 0.1% *** : Top 10 trong hơn 30 website E-Learning đưa vào phân tích Nguồn: Desktop traffic - Similarweb.com, 12/2014 1. Facebook Khảo sát Facebook Fanpage của 30 website E-Learning nổi bật hiện nay (xem phụ lục), có 10 fanpage có số lượng fan trên 20 ngàn (xem đồ thị bên dưới). Trong đó, fanpage Tiếng Anh là chuyện nhỏ (Ucan.vn) có số lượng fan vượt trội với gần 1.3 triệu fan. Kế tiếp là fanpage Vì Tương Lai (Viettelstudy.vn) với 564 ngàn fan, fanpage Tieng-Anh-123 (Tienganh123.com) với 385 ngàn fan.
  • 13. 13 E-Learning – Online marketing Copyright by Moore 2014 Nguồn: Fanpagekarma.com, 12/2014 Hiệu quả hoạt động Fanpage Vì Tương Lai có hiệu quả hoạt động chung (dựa trên tốc độ tăng trưởng fan và mức độ tương tác) tốt nhất, cũng là fanpage có mức độ tương tác với fan (like, share, comment) tốt nhất. Fanpage Zuni.vn, Kyna.vn và Tiếng Anh – Hoc360.vn đang tăng trưởng nhanh nhất, với số lượng fan tăng lên trung bình mỗi tuần là 5.4%, 3.2% và 1.5%. Hình. 10 fanpage có hiệu quả hoạt động tốt nhất, giảm dần từ trái sang phải. Nguồn: Fanpagekarma.com, 12/2014 1,259,000 564,000 385,000 308,000 123,000 79,900 79,200 36,100 22,200 20,500 - 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 Tiếng Anh là chuyện nhỏ Vì Tương Lai Tieng-Anh-123 Hocmai.vn Online HỌC ĐỂ THÀNH CÔNG Zuni.vn HelloChao Tiếng Anh - Hoc360.vn Global Education Kyna.vn Số lượng an một số anpage 0.6% 5.4% 0.8% 0.5% 3.2% 0.1% 0.4% 0.0% 1.5% 0.0% 0.0% 1.0% 2.0% 3.0% 4.0% 5.0% 6.0% Vì Tương Lai Zuni.vn Tiếng Anh là chuyện nhỏ Hocmai.vn Online Kyna.vn HelloChao Tieng-Anh-123 HỌC ĐỂ THÀNH CÔNG Tiếng Anh - Hoc360.vn Global Education Fanpage Perfomance Index Average Weekly Growth Engagement
  • 14. 14 E-Learning – Online marketing Copyright by Moore 2014 Quảng cáo Facebook Hình. Quảng cáo website E-Learning trên Facebook.com 2. Youtube Trong top 10 website E-Learning, có 3 website có tỷ traffic đến từ Youtube khá lớn (trong tổng traffic đến từ social) TiengAnh123 (23%), Cadasa (19%) và Hellochao (18%). Tuy nhiên, cách thức hoạt động của 3 nhà cung cấp này hoàn toàn khác nhau. TiengAnh123: có nhiều video nhắc đến website Tienganh123.com được đăng từ channel Học Tiếng Anh nhưng không có bất cứ thông tin nào khẳng định đây là channel chính thức của Tienganh123. Các video đăng tải có nội dung hướng dẫn/thực hành học tiếng anh, tuy nhiên không phải do Tienganh123 sản xuất.
  • 15. 15 E-Learning – Online marketing Copyright by Moore 2014 Cadasa.vn: Channel Hướng Nghiệp CADASA có hơn 10.5 ngàn subscribe. Channel đăng tải rất nhiều video giảng dạy/luyện thi các môn học phổ thổ như Toán, Vật Lý và Hóa học tại Cadasa.vn. Đa số các video đạt dưới 10 ngàn lượt xem. Hình. Video trên Youtube channel Hướng Nghiệp CADASA Hellochao.vn: channel Học tiếng Anh trực tuyến HelloChao.vn có 8 ngàn subscribe, cung cấp video hướng dẫn phát âm và cách học tiếng anh hiệu qua, do người sáng lập Hellochao thực hiện. Đa số video có trên 10 ngàn lượt xem. Hình. Hellochao.vn youtube channel
  • 16. 16 E-Learning – Online marketing Copyright by Moore 2014 CASE STUDY: TOPICA – CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN TRỰC TUYẾN Chương trình: Topica hợp tác với các trường đại học như ĐH Kinh Tế Quốc Dân, VĐH Mở Hà Nội,…cung cấp chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến chất lượng cao. Đối tượng tuyển sinh: Những người đã tốt nghiệp TPHT, Trung cấp-Cao đẳng, Đại học Một số kênh truyền thông: Website tin tức tổng hợp (dantri.com.vn, vnexpress.net), Website học tập- tài liệu, Email, Google Search và Mạng xã hội. Hình thức truyền thông: Banner Ads, Email marketing, Online PR, Facebook Fanpage Hình. Banner Ads và Email marketing giới thiệu Chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Hình. Báo chí điện tử nói về Topica
  • 17. 17 E-Learning – Online marketing Copyright by Moore 2014 Hình. Facebook fanpage Topica. Hình. TopicaVietNam channel trên Youtube
  • 18. 18 E-Learning – Kết luận & Dự báo Copyright by Moore 2014 IV. KẾT LUẬN VÀ DỰ BÁO Theo thống kê của Đại học Unisys (Mỹ) trong năm 2001 thì lợi ích của ứng dụng E-Learning được thể hiện qua các con số sau: Tiết kiệm chi phí đào tạo, Rút ngắn thời gian đào tạo và Tăng hiệu quả việc học. Đối với doanh nghiệp, sử dụng E-Learning thay cho hình thức đào tạo truyền thống được cho là sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm 50% chi phí đào tạo và tiết kiệm 60% thời gian. Self-Paced E-Learning là hình thức E-Learning mà người học học theo nhịp độ của riêng họ, không có ngày bắt đầu học và một lịch trình học cụ thể áp dụng chung cho tất cả người học tham gia vào cùng một chương trình. Đây là hình thức E-Learning phổ biến nhất hiện nay. Thị trường Self-Paced E- Learning ước tính đạt 35.6 tỷ USD trong năm 2011 (Ambient nsight 2012). Tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm trong 5 năm tới khoảng 7.6%, tương ứng đạt 51.5 tỷ USD vào năm 2016. Châu Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng Self-Paced E-Learning cao nhất (17.3% năm). Tại Việt Nam, giáo dục là một trong những ngành được ưu tiên cao nhất và được hưởng các nguồn đầu tư cao nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tới. Với định hướng đó, Việt Nam đã quyết định đưa công nghệ thông tin vào tất cả mọi cấp độ giáo dục nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học tập trong tất cả các môn học và trang bị cho lớp trẻ đầy đủ các công cụ và kỹ năng cho kỷ nguyên thông tin. Người học trực tuyến Đối tượng học tập trực tuyến chia thành 3 nhóm lớn với nhu cầu học tập khác nhau: học sinh cấp 2- 3, sinh viên và người đi làm. Nhóm học sinh có nhu cầu cao đối với khóa học kiến thức phổ thông, ôn thi cuối cấp, ôn thi đại học. Sinh viên quan tâm nhiều đến khóa học ngoại ngữ, kỹ năng mềm. Người đi làm, chủ yếu là người làm trong văn phòng, ngoài học kỹ năng, ngoại ngữ, họ còn có nhu cầu tham gia khóa kỹ năng chuyên môn. Nhóm người đi làm có khả năng chi trả cao nhất, tuy nhiên bị giới hạn về thời gian nên quyết định tham gia học trực tuyến thường được chọn lựa cẩn thận, yêu cầu chất lượng đào tạo cao. Học sinh có số lượng người học tập lớn nhưng khả năng chi trả thấp nên có xu hướng tìm kiếm tài liệu/khóa học miễn phí và học nhóm với bạn bè. Đối tượng sinh viên có điều kiện tiếp cận Internet tốt, có nhiều thời gian để học tập trực tuyến, có xu hướng tìm kiếm khóa học đa dạng.
  • 19. 19 E-Learning – Kết luận & Dự báo Copyright by Moore 2014 Hoạt động Online marketing Owened Media: Hocmai.vn, website ôn thi trực tuyến, là website E-Learning có lượng truy cập hàng tháng cao nhất trong hơn 30 website E-Learning nổi bật hiện nay, với 1.8 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Một cách tương đối, websit có lượng truy cập cao chứng tỏ có số lượng người dùng lớn. Đúng thứ 2 là website học tiếng anh giành cho mọi lứa tuổi Tienganh123.com với 1.6 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Website học tiếng anh Hellochao.vn đúng thứ 3 về lượng truy cập, với 800 ngàn lượt mỗi tháng, và là website có thời gian người học lưu lại trang cao nhất với trung bình 10 phút/người. Zuni.vn, website E-learning miễn phí của VNG, hiện đứng thứ 10 về lượng truy cập. Earned Media: Khảo sát Facebook Fanpage của 30 website E-Learning nổi bật hiện nay, có 10 fanpage có số lượng fan trên 20 ngàn. Trong đó, fanpage Tiếng Anh là chuyện nhỏ (Ucan.vn) có số lượng fan vượt trội với gần 1.3 triệu fan. Kế tiếp là fanpage Vì Tương Lai (Viettelstudy.vn) với 564 ngàn fan, fanpage Tieng-Anh-123 (Tienganh123.com) với 385 ngàn fan. Paid Media: So với các lĩnh vực khác, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ E-Learning rất ít khi quảng cáo trên những website tin tức-giải trí lớn. Theo quan sát, Topica và TiếngAnh123.com là hai website E-Learning có tuần suất hiển thị quảng cáo thường xuyên nhất. Hình thức quảng cáo chủ yếu là banner flash truyền thống, trên các website giới trẻ-giải trí (Zing.vn, Kenh14.vn, Yeucahat.com) và tin tức tổng hợp (Dantri.com.vn, Vnexpress.net, Vietnamnnet.vn). Ngoài hình thức banner falsh, quảng cáo dạng box thông tin (thường được gọi là quảng cáo CPC) cũng được sử dụng khá phổ biến. Về quảng cáo tìm kiếm: Viettelstudy.vn, Kyna.vn và Tienganh123.com là 3 website đầu tư nhiều nhất cho quảng cáo trên trang tìm kiếm, thể hiện qua tỷ lệ truy cập đến từ quảng cáo chiếm tỷ lệ cao trong tổng lượng truy cập từ trang tìm kiếm. Ngoài hình thức quảng cáo trên, các website E-Learning truyền thông đến đối tượng mục tiêu qua các hình thức khác như: forum seeding, mobile ads, email marketing, online PR,…
  • 20. 20 E-Learning – Danh sách một số website E-Learning Copyright by Moore 2014 Phụ lục. Một số Website E-Learning STT Công ty Website Dịch vụ Tính phí theo 1 Viettel Telecom http://viettelstudy.vn/ Kiến thức phổ thông, Ngoại ngữ Thời gian 2 HTTP Việt Nam http://daihoctructuyen.edu.vn/ Kỹ năng, Ngoại ngữ Khóa học 3 Mekong http://otvietnam.com/ Chuyên môn, nghiệp vụ Khóa học 4 ULIS & Net2E http://www.onedu.vn/ Ngoại ngữ Khóa học 5 ISS https://thpt.iss.edu.vn/ Kiến thức phổ thông Môn học (trong 1 học kỳ) 6 Global Edu http://www.globaledu.com.vn/ Ngoại ngữ Thời gian 7 Studynet http://studynet.vn/ Ngoại ngữ Phần học 8 FGame & PayVN http://chamhoc.vn/ Ôn tập kiến thức (trẻ em) Dịch vụ gia tăng 9 Aladanh http://www.moon.vn/ Kiến thức phổ thông Khóa học 10 HelloChao www.hellochao.vn Ngoại ngữ Thời gian 11 VNG http://zuni.vn/ Kiến thức phổ thông Miễn phí 12 DC Communications http://hoc360.vn/ Kiến thức phổ thông, Ngoại ngữ Khóa học 13 Bees Group http://elearn.edu.vn/ Ngoại ngữ Thời gian 14 CPS Việt Nam http://onthi.net.vn/ Kiến thức phổ thông Môn học (trong 1 ngày) 15 Cadasa http://www.cadasa.vn/ Kiến thức phổ thông, Ngoại ngữ Phần học 16 VietEduTech http://eduplay.vn/ Ngoại ngữ (cho trẻ) 17 DeltaViet Edu http://kyna.vn/ Kỹ năng Khóa học 18 Kênh Cộng http://academy.vn/ Kỹ năng Khóa học 19 Kỹ Năng 247 http://www.kynang247.vn/ Kỹ năng Khóa học 20 Proview http://www.click2learn.vn/ Kỹ năng, Chuyên môn Khóa học 21 Dolphin & KimyMedia http://www.ucan.vn/ Ngoại Ngữ Thời gian 22 HSSV, Giáo Viên Hà Nội http://baigiangtructuyen.vn/ Kiến thức phổ thông Miễn phí 23 Mobifone http://mstudy.vn/ Kiến thức phổ thông, Kỹ năng 24 Kaya http://vietnamjapan.vn/ Ngoại ngữ Thời gian 25 Giáo dục sáng tạo http://rockit.vn/ Kiến thức phổ thông, Ngoại ngữ Đào tạo online & offline 27 Trung tâm Học Mãi http://hocmai.vn/ Kiến thức phổ thông Môn học 28 Topica http://topica.edu.vn/ Cử nhân trực tuyến Chương trình đào tạo 29 Smarcom Việt Nam http://www.smartcom.vn/ Ngoại ngữ Phần học 30 Tri thức Cộng Đồng Việt http://hocduong.vn/ Kỹ năng mềm, ngoại ngữ Phần học 31 24h http://hoctructuyen.ngoaingu 24h.vn/ Ngoại ngữ 32 E Study http://e-study.vn/ Ngoại ngữ Thời gian 33 BeOnline http://www.tienganh123.com/ Ngoại ngữ Thời gian Một số trường Đại Học STT Trường học Website 34 ĐH Mở Hà Nội http://elc.ehou.edu.vn/ Cử nhân trực tuyến Chương trình đào tạo 35 ĐH Khoa học Tự Nhiên http://E-Learning.vn/ Cử nhân trực tuyến Chương trình đào tạo 36 ĐH Duy Tân http://e-university.edu.vn/ Cử nhân trực tuyến Chương trình đào tạo 37 ĐH Ngoại Thương http://htt.ftu.edu.vn/ Chuyên môn, nghiệp vụ Khóa học
  • 21. 21 Copyright by Moore 2014 TÀI LIỆU THAM KHẢO News: Vnexpress.net (2014), Nở rộ kinh doanh giáo dục trực tuyến, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/no-ro- kinh-doanh-giao-duc-truc-tuyen-3038088.html E-Learningindustry.com (2013), Top 10 E-Learning Statistics for 2014 Infographic, http://E-Learningindustry.com/top-10-E- Learning-statistics-for-2014-you-need-to-know Vietnamnet.vn (2014), t’s time for e-learning to boom in Vietnam, http://english.vietnamnet.vn/fms/education/97517/it-s- time-for-e-learning-to-boom-in-vietnam.html Tbvtsg.com.vn (2009), Triển vọng E-Learning, http://www.tbvtsg.com.vn/show_article.php?id=16041&ln_id=101 E-university.edu.vn/ (2011), E-learning- tiềm năng và thực trạng, http://e-university.edu.vn/baiviet/detail/119 Report: Đại học Đà Nẳng (2012), Xây dựng và triển khai đào tạo trực tuyến, http://www.ued.edu.vn/phonggiaotrinh/file.php/1/Giao_trinh_E-Learning/tai_lieu_du_an.pdf Docebo (2014), E-Learning Market Trends & Forecast 2014 - 2016 Report, https://www.docebo.com/landing/contactform/E- Learning-market-trends-and-forecast-2014-2016-docebo-report.pdf
  • 22. 22 Copyright by Moore 2014 LỜI NGỎ Các thông tin và nhận định trong báo cáo được thu thập và phân tích dựa vào các nguồn thông tin có sẵn, hợp pháp và tin cậy mà nhóm thực hiện có được trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, số liệu nghiên cứu có thể sai khác với số liệu mà quý vị có. Điều này xuất phát từ nguồn dữ liệu hoặc phương pháp thống kê của chúng tôi với những báo cáo của quý vị. Nếu quý vị có những thông tin tin cậy, hợp pháp và phù hợp với cấu trúc nội dung của bài báo cáo vui lòng góp ý với chúng tôi bằng cách gửi thông tin đến địa chỉ digitalreport2014@gmail.com để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn trong những báo cáo tiếp theo. Để cập nhật thường xuyên những báo cáo và nhận định về các ngành khác, vui lòng truy cập website moore.vn và đăng ký nhận Bản tin, chúng tôi sẽ gửi cho quý vị ngay khi các báo cáo được hoàn thiện. Nhóm thực hiện