SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 9
Downloaden Sie, um offline zu lesen
PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT CHƯƠNG TRÌNH SONG NGÀNH CHO
SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ - TRẢI NGHIỆM CỦA SINH
VIÊN KHÓA ĐẦU TIÊN HỌC CHƯƠNG TRÌNH SONG NGÀNH TẠI
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Đinh Thị Thùy Trinh-Phạm Thị Hương
Phạm Như Quỳnh- CQ48/51.04
1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 đã qua đi nhưng ảnh hưởng
của nó để lại vẫn còn là một câu chuyện chưa có hồi kết. Kể từ sau đó, giống như nhiều
quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn trong giải quyết vấn
đề việc làm cho người lao động. Điều đó được thể hiện ở số lượng lớn sinh viên sau khi
tốt nghiệp đặc biệt là các sinh viên khối kinh tế vẫn chưa tìm được việc làm như mong
muốn hay chưa phù hợp. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Nguồn nhân lực năm 2012
cho biết: chỉ có 30% sinh viên ra trường có việc làm; 80% không có việc làm trong ba
tháng; 50% thất nghiệp trong sáu tháng hoặc làm trái nghề; 30% thất nghiệp trong một
năm. Đặc biệt sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế, điển hình là nhóm ngành Tài
chính- Ngân hàng rất khó có thể tìm được việc làm ngay khi tốt nghiệp. Một nghiên cứu
mới nhất được chuyên gia Bộ Tài chính dẫn ra trong hội thảo “Đổi mới cơ chế tài chính
với giáo dục Đại học” được tổ chức tháng 11-2012 đã chỉ rõ dự báo năm 2013 sẽ có
khoảng 32.000 sinh viên tài chính – ngân hàng ra trường, nhưng chỉ có 20.000 người
được các tổ chức tài chính – ngân hàng tuyển dụng và trong bốn năm nữa thì số sinh viên
tài chính – ngân hàng không được tuyển lên đến 13.000 người. Vì vậy, để phần nào khắc
phục tình trạng trên, rất nhiều trường đại học, đặc biệt là các trường kinh tế đã và đang tổ
chức chương trình học song ngành để tạo điều kiện cho sinh viên hệ đại học chính quy tốt
nghiệp ra trường được cấp cùng lúc hai bằng tốt nghiệp thuộc hai ngành đào tạo khác
nhau. Sự đổi mới này đã được các bạn sinh viên quan tâm không chỉ vì hai ngành học này
sẽ có thể hỗ trợ cho công việc trong tương lai mà còn vì nhiều nhà tuyển dụng hiện nay
đánh giá cao các cử nhân đa ngành do họ vừa có kiến thức vừa sở hữu nhiều kĩ năng có
thể ứng dụng được trong các môi trường làm việc khác nhau.
Tuy nhiên, việc học song ngành của sinh việc gặp phải những khó khăn không thể
tránh khỏi bởi lẽ việc học một văn bằng đã vất vả, học thêm một văn bằng nữa vất vả sẽ
nhân lên gấp đôi. Thậm chí, nhiều bạn sinh viên đã có những kết quả không cao như
mong đợi ở cả hai bằng và có những bạn phải từ bỏ chuyên ngành học thứ hai để chuyên
tâm vào một bằng.
Do vậy, nhóm nghiên cứu khoa học đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Phương pháp học
tốt chương trình song ngành cho sinh viên khối ngành kinh tế- Trải nghiệm của sinh viên
khóa đầu tiên học chương trình song ngành tại Học viện tài chính” để phần nào giúp các
bạn đang và sẽ học chương trình này tìm ra cho mình một hướng học tập mới để đạt được
những thành quả như mong muốn.
Nhóm nghiên cứu mong muốn bày tỏ lời cám ơn tới giảng viên Vũ Ngọc Linh đã tận
tình hướng dẫn cùng các sinh viên CQ48 đang học song ngành tại Học viện Tài chính
cũng như các sinh viên đang theo học song ngành tại trường Đại học như Đại học Thương
Mại, Học viện Ngân Hàng đã đóng góp các ý kiến và thông tin để bài nghiên cứu của
nhóm trở nên hoàn thiện hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Bài nghiên cứu giải quyết những câu hỏi sau:
- Những trải nghiệm mà các bạn sinh viên khóa đầu tiên học chương trình song ngành của
Học viện Tài chính rút ra như thế nào?
- Phương pháp nào để giúp các bạn sinh viên theo học chương trình song ngành có thể
hoàn thành tốt cả hai chuyên ngành trong cùng một thời gian?
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên thuộc khối ngành kinh tế đặc biệt là những
sinh viên đã và đang học chương trình song ngành.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu đứng trên góc độ là những người đã
theo học chương trình song ngành được một năm tại Học viện Tài Chính để tập trung
trình bày các nội dung sau:
- Trải nghiệm của các sinh viên khóa đầu tiên theo học chương trình học song ngành tại
Học viện Tài Chính.
- Vạch ra phương pháp để có thể học tốt chương trình học song ngành cho các bạn sinh
viên thuộc khối ngành kinh tế.
2. Kết quả và thảo luận:
2.1. Trải nghiệm của sinh viên năm đầu học chương trình song ngành tại Học viện
Tài chính.
Học song ngành là một chương trình học tập mới tại Học viện Tài chính, đã bắt đầu
triển khai vào hồi đầu tháng 4/2012 và được các bạn sinh viên khóa đầu tiên - CQ48 biết
đến và tham gia. Theo số liệu thu thập của nhóm nghiên cứu, số sinh viên CQ48 đang
tham gia học song ngành tại thời điểm hiện tại là 115 trong tổng 3080 sinh viên, chiếm
khoảng 3.73%. Tỉ lệ này đang dần tăng lên đối với sinh viên khóa sau CQ49 với 195 sinh
viên tham gia trong tổng 3350 sinh viên toàn khóa, chiếm xấp xỉ 5.82%. Từ đó, vấn đề
học song ngành đã trở thành một trong những đề tài cho nhiều bạn mong muốn đi sâu tìm
hiểu bởi những tác động, ảnh hưởng mang lại trước mắt và trong tương lai.
Một trong những những lợi ích của học song ngành mà các bạn nhận thấy trước mắt là
các bạn có thể học được thêm các kiến thức chuyên ngành mới. Nói riêng hai khóa 48 và
khóa 49- Học viện Tài chính, các bạn lựa chọn học thêm một chuyên ngành thứ hai theo
chương trình học song ngành chủ yếu thuộc ba chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp,
Ngân hàng- bảo hiểm và kế toán doanh nghiệp. Các bạn đến từ các chuyên ngành chính
khác nhau như: Tài chính doanh nghiệp, Tiếng anh Tài chính kế toán, Marketing, Quản trị
kinh doanh, Tài chính công, Kế toán doanh nghiệp, Kiểm toán, Ngân hàng- Bảo
hiểm,…và cùng tham gia chương trình học song ngành. Sau khi tốt nghiệp ra trường, các
bạn vừa nắm chắc các kiến thức chuyên ngành chính, thêm vào đó có thể giải quyết tốt
các nhiệm vụ đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm của chuyên ngành thứ hai, đó là một lợi
thế to lớn có thể nhận ra từ việc theo học chương trình song ngành. Với các bạn trẻ mong
muốn khám phá những điều mới lạ, thích đọ sức với những thách thức khó khăn trong học
tập thì việc học hai chương trình đại học như là một cuộc thi chứng minh không chỉ tài
năng mà còn là bản lĩnh sống. Để từ đó hình thành một niềm tin, một quyết tâm lớn trong
con người, giúp có thể sẵn sàng vượt qua các rào cản trong con đường sau này.
Học song ngành bên cạnh các lợi ích như đã nói ở trên cũng vẫn tồn tại những mặt cần
quan tâm tới. Theo kết quả thu thập của nhóm nghiên cứu với các bạn học song ngành
trong CQ48 - khoa Ngoại Ngữ, Học viện Tài chính cho thấy, có khoảng 39% các bạn học
chương trình song ngành không có thời gian tham gia các hoạt động tập thể, trong đó có
các buổi hội thảo, thuyết trình về các kĩ năng sống, kĩ năng làm việc nhóm,… rất bổ ích
cho các bạn khi bắt đầu đi làm sau này. Đó là các kĩ năng cần thiết góp phần trong việc
hình thành cho các bạn tư duy, cách thức để đạt được kết quả cao nhất trong công việc.
Với nhiều người thành công thì việc có được các kĩ năng trong quá trình làm việc là rất
quan trọng. Đây cũng là một tiêu chí của các nhà tuyển dụng đặt ra đối với các ứng viên
thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp. Đặc biệt là việc tham gia các đội tình nguyện, các
câu lạc bộ trong trường, có thể giúp các bạn trong việc ứng xử, rèn luyện sự tự tin để thể
hiện bản thân. Bản thân bạn khi tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội cũng
được tôi luyện phần nào các tác phong chuyên nghiệp, sự nhạy bén, tính nghiêm túc và
cần mẫn trong công việc. Tuy nhiên, khi tham gia học thêm một bằng nữa trong chương
trình học Đại học là một điều thách thức với các bạn, vì thời gian học đã chiếm gần như
trọn toàn bộ quỹ thời gian nên việc dành một phần thời gian cho các hoạt động tập thể, xã
hội là một hạn chế lớn đối với hầu hết các bạn học chương trình song ngành.
Học chương trình song ngành cũng đòi hỏi người học cần có một sức khỏe tốt, một tâm
lí vững vàng vì khối lượng kiến thức cần tiếp nhận là không hề nhỏ, áp lực thi cử lớn hơn
so với các bạn chỉ học một chuyên ngành. Có khoảng 56.1% sinh viên cho biết áp lực thi
cử là khó khăn lớn nhất trong quá trình học song ngành. Để có thể vượt qua được những
khó khăn đó, các bạn học chương trình song ngành nên có một kế hoạch, phương pháp
học tập khoa học, đó cũng là mục đích mà nhóm nghiên cứu sắp trình bày dưới đây.
2.2. Phương pháp học tốt chương trình song ngành cho sinh viên khối ngành kinh
tế
Theo những trải nghiệm bên trên của các sinh viên khóa 48 - Học viện Tài chính
đang theo học chương trình song ngành kết hợp các ý kiến đóng góp từ các sinh viên đang
theo học song ngành tại Học viện Ngân Hàng, Đại học Thương Mại, nhóm nghiên cứu
nhận thấy việc học tập chương trình song ngành vẫn còn gặp nhiều vấn đề cần khắc phục.
Do đó, phương pháp học tổng thể của nhóm nghiên cứu đưa ra sau đây với mong muốn
góp phần giúp cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế đang theo học song ngành có thể
học tập và đạt kết quả tốt hơn.
2.2.1. Xác định rõ mục đích học song ngành của sinh viên khối ngành kinh tế.
Khi bắt đầu thực hiện một công việc, đầu tiên là phải xác định rõ mục đích, có như
vậy việc cần làm mới đạt hiệu quả cao. Việc học song ngành cũng không phải là một
ngoại lệ.
Theo khảo sát tiến hành trên các lớp sinh viên khóa 48 Học viện Tài chính đang theo
học song ngành cho thấy có 68.85% sinh viên quyết định học song ngành với lí do lớn
nhất là bằng chính có hạn chế về công việc trong tương lai. Số liệu này chỉ ra rằng một
mặt các bạn sinh viên nhận ra lợi thế về học song ngành, mặt khác các bạn mong muốn
trang bị cho mình một khối lượng kiến thức chuyên sâu về các mảng khác nhau của nền
kinh tế nhằm tìm kiếm việc làm trong tương lai như mong đợi.
Lựa chọn học song ngành có thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài bản thân
mỗi sinh viên. Không chỉ nói riêng chương trình học song ngành, việc học tập vì bị ép
buộc từ phía gia đình, vì bệnh thành tích hoặc chạy theo phong trào cũng không còn lạ
lẫm, song nếu lấy đó là lý do học tập lại là một sai lầm. Mục đích đúng đắn nhất phải xuất
phát từ những lợi ích đạt được cho bản thân sinh viên khi theo học song ngành trong việc
học tập hiện tại và trong cơ hội nghề nghiệp tương lai. Đó mới là mục đích bền vững và
lâu dài giúp cho sinh viên phấn đấu học tập tốt.
Việc học song ngành có rất nhiều khó khăn và áp lực đòi hỏi sinh viên phải có tinh
thần và động lực để vượt qua. Nếu sinh viên không nắm rõ mục của bản thân mình sẽ dễ
gây chán nản, mệt mỏi và không có hứng thú với việc học tập. Và kết quả cuối cùng là
không thể hoàn thành chương trình học song ngành, thậm chí còn gây ảnh hưởng xấu đến
việc học tập ngành thứ nhất. Thực tế cho thấy, sau hai kì học đầu tiên của khóa 48- Học
viện Tài chính, đã có khoảng hơn 11% sinh viên quyết định dừng học song ngành với lý
do lớn nhất là áp lực học tập, thi cử.
Vì vậy, ngay khi bắt đầu theo học song ngành, mỗi sinh viên hãy tự xác định cho
mình một lý do xác đáng, một mục tiêu rõ ràng cho việc học tập để có thể theo đuổi đến
cùng con đường đã lựa chọn.
2.2.2. Lựa chọn học chuyên ngành thứ hai phù hợp với mỗi cá nhân
Đây là một yếu tố quyết định nhất đến hiệu quả học tập của sinh viên trong quá trình
học song ngành. Sau khi xác định rõ được mục đích của việc học song ngành và tiếp đến
lựa chọn được chuyên ngành hai phù hợp với năng lực của bản thân, sinh viên sẽ có cơ
hội để học tốt ở cả hai chuyên ngành. Vậy làm thế nào để có thể lựa chọn ngành thứ hai
cho phù hợp?
Hiện nay, rẩt nhiều trường kinh tế lớn tại Hà Nội đều đã tổ chức chương trình học
song ngành với số lượng ngành đào tạo phong phú bao gồm các ngành Tài chính - Ngân
hàng, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Ngoại ngữ,... mỗi ngành này đều phân ra
thành nhiều chuyên ngành nhỏ. Với số lượng chuyên ngành học phong phú như vậy, sinh
viên cần cân nhắc để có sự lựa chọn tốt nhất cho mình.
Việc lựa chọn này cần dựa trên các yếu tố như sở thích và năng lực của bản thân; nhu
cầu và xu thế của nền kinh tế đối với chuyên ngành theo học; sự phù hợp, bổ sung cho
ngành thứ nhất.
Thứ nhất, sở thích và năng lực của bản thân là yếu tố rất quan trọng làm căn cứ để
chọn chuyên ngành thứ hai. Được học và theo đuổi công việc mà mình có những tố chất,
kĩ năng cần thiết và có niềm yêu thích là điều bất kì ai cũng mong ước nhưng không phải
ai cũng làm được. Do đó, sinh viên cần hiểu rõ mình thích gì, muốn làm gì và mình có thể
làm được những gì. Song cần có sự dung hòa giữa sở thích và năng lực. Rất khó khăn để
chọn và làm công việc bạn thích nhưng điều kiện cần thiết của bản thân không cho phép
hay ngược lại. Ví dụ, nếu sinh viên chọn học chuyên ngành Quản trị kinh doanh song lại
không có khả năng lãnh đạo, phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin và đưa ra giải pháp
chiến lược, việc học tập sẽ không đem lại hiệu quả cao và thực tế khi tốt nghiệp sẽ ít có
cơ hội làm việc trong ngành này.
Thứ hai, bên cạnh sở thích và năng lực cá nhân, nhu cầu và xu thế của nền kinh tế
đối với chuyên ngành có tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn của sinh viên. Không chỉ
riêng việc chọn chuyên ngành thứ hai mà cả lựa chọn nguyện vọng đại học của sinh viên
cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Thực tế cho thấy có không ít người vì độ “hot”
của ngành nghề đó mà lựa chọn theo học. Sinh viên phải có sự xem xét và đánh giá tình
hình kinh tế có tác động như theo chiều hướng như thế nào, tích cực hay tiêu cực đối với
ngành nghề mình lựa chọn. Không nên chỉ nhìn nhận những tác động hiện tại trước mắt
mà phải đánh giá được cơ hội trong tương lai. Bởi trong khoảng thời gian hai năm rưỡi để
hoàn thành chương trình học song ngành, với nền kinh tế vẫn còn trong quá trình phát
triển như của nước ta hiện nay, những đánh giá về hiện tại rất có thể sẽ không còn đúng
khi các bạn sinh viên tốt nghiệp. Những thay đổi trong nhu cầu và xu thế của nền kinh tế
đối với chuyên ngành thứ hai sẽ tác động đến tâm lí và thái độ sinh viên, từ đó ảnh hưởng
đến kết quả học tập. Điển hình là ngành Tài chính - Ngân hàng, tại thời điểm tuyển sinh
đại học năm 2010, đang là ngành “hot” được nhiều học sinh đăng kí thi tuyển. Song đến
thời điểm này ngành ngân hàng đang đối mặt với những thách thức về vấn đề nợ xấu và
quá trình tái cấu trúc. Theo báo Dân trí số ra ngày 21/1/2013, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tạm
dừng cấp phép mở mới đối với các ngành Tài chính – ngân hàng bởi số lượng trường đào
tạo các ngành này rất lớn, vượt quá nhiều lần so với nhu cầu thực của nền kinh tế.
Thứ ba, yếu tố cũng không kém phần quan trọng khi cân nhắc về chuyên ngành thứ hai
là sự phù hợp, bổ sung cho chuyên ngành thứ nhất sinh viên đang học. Chuyên ngành
thứ hai nên có sự bổ sung và phù hợp với ngành một để trước mắt tạo điều kiện thuận lợi
cho sinh viên học tập đạt kết quả tốt, đồng thời cũng giúp sinh viên hoàn thành công việc
trong tương lai một cách tốt nhất. Nếu như có sự khác biệt lớn giữa hai ngành thì kiến
thức một trong hai ngành khó có thể được áp dụng và gây lãng phí thời gian, tiền bạc
cũng như công sức học tập đã bỏ ra. Từ cuộc khảo sát từ các bạn đang học chương trình
song ngành thuộc K48- Khoa ngoại ngữ, Học viện Tài chính cho biết có 95.12% sinh viên
thấy giữa chuyên ngành thứ nhất và thứ hai có sự bổ trợ cho nhau. Đây là con số tương
đối đã thể hiện những bước đi đúng đắn của các bạn trong con đường sự nghiệp tương lai.
Tóm lại, việc lựa chọn chuyên ngành thứ hai cho phù hợp với bản thân không đơn
giản và còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng nên được xem xét một cách tổng thể chủ yếu
dựa vào các yếu tố nêu trên. Bởi không có một chuyên ngành nào là hoàn hảo có thể đáp
ứng được tất cả các yếu tố, nên sinh viên cần cân nhắc xem yếu tố nào sẽ có tác động lớn
nhất đến thái độ, tâm lí và hiệu quả học tập của bản thân để đưa ra quyết định đúng đắn.
2.2.3. Vạch rõ đường đi, chiến lược, thời khóa biểu học song ngành thích hợp.
2.2.3.1. Vạch ra đường đi, chiến lược học tập đúng đắn, hiệu quả.
Giống như các hình thức học tập khác, học song ngành đòi hỏi người học cần vạch rõ
những chiến lược học tập đúng đắn nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Những điểm lớn nằm
trong chiến lược mà nhóm nghiên cứu gửi tới là:
Tối đa hóa hiệu quả học tập trên lớp: Đa số các lớp học song ngành đều được tổ chức
dạy và học vào buổi tối nên quỹ thời gian để tự học ở nhà là rất ít. Do vậy thời gian nghe
giảng trên lớp là thời gian quan trọng nhất quyết định kết quả học tập của các sinh viên.
Mọi tìm hiểu, nghiên cứu của sinh viên đều cần một bàn tay chuyên môn dìu dắt, hệ thống
lại một cách cụ thể, rõ ràng, tạo thành một nền tảng vững chắc, nhất là đối với kiến thức
chuyên ngành kinh tế đầy phức tạp và đòi hỏi những kĩ năng và kinh nghiệm thực tiễn của
giảng viên. Cần biết kết hợp giữa nghe giảng và phân tích xem đâu là trọng tâm bài giảng
cần nắm, cùng với đó đối chiếu với phần đọc hiểu tài liệu trước ở nhà. Điều này giúp sinh
viên có thể hệ thống lại kiến thức sau giờ lên lớp qua những hình ảnh ghi chú khắc sâu
vào trí nhớ. Quan trọng hơn là không nên ngần ngại đặt câu hỏi với giảng viên hay bạn
học nếu có thắc mắc về vấn đề trong bài học, đó chính là điểm nhấn để sau này khi đọc lại
tài liệu giúp hiểu sâu hơn những vấn đề mình đã thắc mắc.
Tự học: Ngoài học tập hiệu quả trên lớp, tự học là một phương pháp được đánh giá cao
nhất nhằm giúp sinh viên học tốt trong quá trình học song ngành như hiện nay. Khả năng
tự học là quan trọng vì thời gian lên lớp là chưa đủ, giảng viên chỉ có thể hướng dẫn, giới
thiệu kiến thức cơ bản cần nắm, điều còn lại là phải tự tìm tòi, học hỏi từ nhiều nguồn
khác nhau. Đặc biệt là những môn chuyên ngành kinh tế đòi hỏi cần dành nhiều thời gian
suy luận, ngâm cứu và đi sâu vào thực tế. Nếu không nắm được mục đích của phương
pháp này tức là sinh viên đã tự đánh mất đi 50% cơ hội cho bản thân.
Tuy nhiên, ý thức tự học của sinh viên hiện nay chưa cao, chưa được bản thân sinh viên
quan tâm đúng mực. Thống kê kết quả khảo sát ở các bạn đang học chương trình song
ngành của Học viện Tài chính và một số trường kinh tế khác cho thấy có hơn 41% sinh
viên dành 1- 3 tiếng một ngày để học 1 học phần và không nhiều hơn 2.5% sinh viên dành
hơn 3 tiếng một ngày để tự học. Thêm vào đó là khoảng 46.34% số sinh viên được khảo
sát không lựa chọn thư viện làm nơi học tập lý tưởng của mình, dù đối với nhiều nước
tiên tiến trên thế giới, đây là hình thức học tập rất phổ biến.
Học nhóm: Song song với việc tự học thì phương pháp học tập theo nhóm cũng được
xem là cách học tập hiệu quả. Học nhóm giúp sinh viên khối ngành kinh tế tìm ra các sai
lệch trong suy nghĩ, lập luận của mình về một vấn đề phát sinh liên quan tới kinh tế một
cách dễ dàng nhờ việc cùng nhau suy luận logic để tìm ra kết quả. Học nhóm còn giúp
xây dựng tinh thần đoàn kết cộng với cải thiện khả năng giao tiếp, cách xử sự, các nói
chuyện trước đám đông..… Tuy nhiên, phương pháp này dường như chưa được nhiều
sinh viên chú ý đến. Thống kê của nhóm nghiên cứu cho thấy khoảng 56.33% sinh viên
CQ48 đang học song ngành tại Học viện Tài chính hiếm khi tổ chức học nhóm. Lượng
sinh viên tham gia học nhóm tích cực từ bốn người trở lên chỉ chiếm chưa đầy 5%.
Bổ sung kiến thức xã hội, thời sự: Việc cập nhật thông tin mới nhất, nóng hổi nhất từ
phương tiện truyền thông cũng là một biện pháp hết sức hiệu quả để thấm nhuần bài giảng
của giảng viên mà không cần vò đầu bức tóc hay nhăn nhó khi gặp phải vấn đề hóc búa.
Việc bổ sung kiến thức xã hội, thời sự được nhất trí bởi hầu hết các sinh viên vì độ cần
thiết của nó và cũng vì tính thực tiễn mà nó mang lại, khoảng hơn 61% sinh viên học song
ngành tại Học viện Tài chính, Đại học Thương Mại và Học viện Ngân Hàng khi khảo sát
đều đặt việc bổ sung kiến thức xã hội thời sự vào mục tiêu cũng như đề xuất nó vào
phương pháp học tập hiệu quả hơn.
Không những thế, các thông tin kinh tế như: giá vàng, giá một số mặt hàng được bán
trên thị trường, tỉ giá ngoại tệ,…cũng luôn biến động theo sự thay đổi của thời gian. Đó
cũng là các thông số phục vụ cho làm các bài tập tự cho số liệu phù hợp với tình hình
kinh tế hiện nay của các môn học như: Nguyên lý thống kê, Thống kê doanh nghiệp,…
đồng thời hình thành nên khả năng phân tích và dự báo tình hình kinh tế- tài chính của đất
nước trong các năm tiếp theo của sinh viên. Sinh viên có thể tìm hiểu và nghiên cứu thông
qua các trang web rất hữu ích như:
http://www.kienthuctaichinh.com/
http://www.tapchitaichinh.vn.
http://www.cafef.vn.
http://www.vneconomy.vn
2.2.3.2. Lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian biểu cho các môn học của cả hai
văn bằng một cách hợp lí và khoa học nhất.
Song song với việc vạch ra đường đi, chiến lược học tập đúng đắn, sinh viên cần lên
một kế hoạch và thời gian biểu khoa học cho việc học song ngành để vừa đạt tới đích đề
ra nhanh hơn mà vẫn có thời gian nghỉ ngơi.
Xác định mức độ ưu tiên và đặt ra mục tiêu cho từng môn học: Việc cân nhắc xem
mức độ quan trọng của từng môn học để có thể ưu tiên thực hiện trước là một bước rất
quan trọng. Môn học nào quan trọng cần đầu tư nhiều thời gian, công sức thì cần phải
được ưu tiên trước. Nhờ bước này mà chúng ta có thể dành đủ thời gian để hoàn thành
những việc cốt lõi để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Đôi khi ta có thể bỏ qua những
việc thứ yếu để có thể dành thời gian để hoàn thành những việc thiết yếu.
Lập thời gian biểu cụ thể: một trong những khó khăn lớn nhất mà sinh viên gặp phải
trong thời gian học song ngành đó là vấn đề thời gian. Khoảng gần 12.2% các bạn sinh
viên được khảo sát cho biết thời gian học tập là một trong các vấn đề trăn trở nhất trong
quá trình học chương trình song ngành. Lúc nào sinh viên cũng phải xoay chong chóng
với lịch học, nhất là các lịch học sát nhau, thậm chí còn trùng lên nhau. Lượng bài tập,
thuyết trình, tiểu luận khá nhiều cho mỗi kì, nên việc thức đêm để làm bài là thường
xuyên. Do vậy, lên thời gian biểu cụ thể và sắp xếp thứ tự, thời gian dành cho từng môn
học rõ ràng, cụ thể, có hệ thống là rất cần thiết. Khi làm việc theo một lịch trình khoa học
đã được sắp xếp từ trước, sinh viên có thể tiết kiệm thời gian đến mức tối đa mà hiệu quả
học tập vẫn được đảm bảo. Trong thời khóa biểu, sinh viên cần lưu ý phác họa chương
trình của từng ngày, từng tuần và tháng ăn khớp với nhau. Tránh để xảy ra việc nọ chồng
chéo lên việc kia, để rồi cuối cùng không việc nào hoàn thành một cách chắc chắn.
Đánh giá hiệu quả học tập: Bất kì làm một việc gì, chúng ta cũng cần phải đánh giá
hiệu quả của chúng so với yêu cầu đề ra để từ đó phát huy được những mặt tích cực đã đạt
được và đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế để khắc phục. Ngoài hệ thống đánh giá của
nhà trường, sinh viên còn phải biết tự đánh giá năng lực bản thân mình cũng như những
thành quả do mình tạo ra trong quá trình học tập. Vậy bằng cách nào có thể đánh giá được
năng lực của bản thân một cách chính xác nhất? Điều trước tiên là phải hiểu bản thân
mình, có nhận thức đúng đắn về bản thân: sinh viên có sở trường gì, học tốt những môn
gì, nghị lực và sức chịu đựng đến đâu, năng lực sáng tạo ra sao… để căn cứ vào đó, sinh
viên xây dựng cho mình một cách sinh hoạt tốt nhất, chọn cách học tốt nhất để phát huy
những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm trong học tập cũng như cuộc sống. Không
chỉ vậy, cần học hỏi nhiều hơn, kết bạn nhiều hơn, cho mình cơ hội rèn luyện nhiều hơn
thì sinh viên sẽ càng sớm, càng dễ phát hiện và phát huy năng lực bản thân một cách tốt
nhất. Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực, sinh viên mới biết mình đang đứng ở vị
trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá
cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập. Một kết
quả đáng mừng cũng từ kết quả thu thập từ các phiếu điều tra của nhóm nghiên cứu thì có
khoảng 65.85% các bạn khóa đầu tiên học song ngành tại Học viện Tài chính đạt kết quả
học tập loại khá trở lên kì học vừa qua. Con số này một lần nữa khẳng định các bạn học
song ngành sẽ nhận được kết quả học tập cao khi có một thời gian biểu học song ngành
phù hợp và các thước đo đánh giá kết quả học tập đúng đắn.
Ngoài những phương pháp được đúc kết từ đa số ý kiến các bạn sinh viên ở trên, một
số khác cũng cho rằng cần có thêm những công cụ, nhưng phương tiện thúc đẩy hơn việc
tìm tòi khám phá cũng như học hỏi thêm những môn học chuyên ngành kinh tế của chúng
ta như: Mong muốn giáo viên ôn tập nhiều hơn trước những buổi thi, chia sẻ những kinh
nghiệm học tập, làm việc và cuộc sống, biện pháp xây dựng cây ghi nhớ, biết cách phân
phối thời gian hợp lý cho việc học tập,… Đây là những mong muốn hết sức thiết thực và
cụ thể được tổng hợp từ chính đối tượng chủ yếu đang theo học chương trình song ngành
khối kinh tế.
3. Kết luận
Giống như các sinh viên thuộc ngành khác, sinh viên của các trường thuộc khối ngành
kinh tế đã và đang trải qua thời gian học chương trình song ngành cũng phải đối mặt với
rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đã có mặt tốt ắt có mặt xấu, có khó khăn tất yếu sẽ có biện
pháp khắc phục. Mỗi sinh viên cần xác định rõ mục đích học tập của mình, tiến hành học
tập bằng tất cả những tâm huyết, những hoài bão cho tương lai. Trên đây, nhóm nghiên
cứu khoa học chúng tôi đã đề xuất một số phương pháp học tốt trong quá trình học song
ngành. Với những phương pháp đó, chúng tôi hi vọng phần nào có thể giúp các bạn học
tốt hơn trong thời gian học song ngành. Chúng tôi cũng mong muốn các bạn sinh viên sẽ
cùng nhau phát triển hơn nữa mô hình học tập này và phát huy tối đa lợi ích mà nó mang
lại, đồng thời cũng tìm ra nhiều phương pháp học tập mới và phù hợp hơn để giúp cho các
bạn học chương trình song ngành tại các trường thuộc khối ngành kinh tế có kết quả học
tập tốt.
4. Nguồn tham khảo:
- Học viện tài chính (2012). TB v/v Tổ chức học cùng lúc hai chương trình theo HTTC
đối với sinh viên CQ48.<http://www.hvtc.edu.vn/tabid/102/id/13812/Default.aspx>.
- Theo báo Dân trí. Giáo dục khuyến học. Ngày mai, hội nghị tuyển sinh 2013 truyền hình
trực tiếp tại 6 điểm cầu (số ra ngày 21-01-2013).< http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-
hoc/ngay-mai-hoi-nghi-tuyen-sinh-2013-truyen-hinh-truc-tiep-tai-6-diem-cau-
687633.htm>.
- Theo báo Thanh niên. Khó có thể học cùng lúc 2 văn bằng (số ra ngày 07-11-2005). <
http://vietbao.vn/Giao-duc/Kho-co-the-hoc-cung-luc-2-van-bang/40106979/202/>.
- GS Robert Feldman (ĐH Massachusetts). Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho
sinh viên năm 1.< http://www.kynang.com.vn/ky-nang-tu-hoc/486-hoc-tap-theo-phuong-
phap-power-cho-sinh-vien-nam-1.html>.
- Phạm Thịnh.(2013). Nhà tuyển dụng cần gì ở SV muốn thử sức mảng kinh tế?<
http://www.baomoi.com/Nha-tuyen-dung-can-gi-o-SV-muon-thu-suc-mang-kinh-
te/107/6268008.epi>.
-Theo lamsao.(2013).Bí quyết tự học hiệu quả khi học tín chỉ.<
http://www.kynang.com.vn/ky-nang-tu-hoc/1176-biw-quyet-tu-hoc-hieu-qua-khi-hoc-tin-
chi.html>.
-Nguồn e-school.(2013). Cách học tập và cách ôn thi hiệu quả. <
http://www.kynang.com.vn/phuong-phap-hoc-tap/506-cach-hoc-tap-va-cach-on-thi-hieu-
qua.html>.
-Học viện Tài chính. Đào tạo song ngành.(2013). <
http://aof.edu.vn/daotao/tabid/145/catid/51/dao-tao-song-nganh/Default.aspx>.

Weitere ähnliche Inhalte

Empfohlen

AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfmarketingartwork
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024Neil Kimberley
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)contently
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Applitools
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at WorkGetSmarter
 

Empfohlen (20)

AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
 
Skeleton Culture Code
Skeleton Culture CodeSkeleton Culture Code
Skeleton Culture Code
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 
ChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slidesChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slides
 
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike RoutesMore than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
 

Phương pháp học tốt chương trình song ngành cho sinh viên khối ngành kinh tế

  • 1. PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT CHƯƠNG TRÌNH SONG NGÀNH CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ - TRẢI NGHIỆM CỦA SINH VIÊN KHÓA ĐẦU TIÊN HỌC CHƯƠNG TRÌNH SONG NGÀNH TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Đinh Thị Thùy Trinh-Phạm Thị Hương Phạm Như Quỳnh- CQ48/51.04 1. Phần mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài: Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 đã qua đi nhưng ảnh hưởng của nó để lại vẫn còn là một câu chuyện chưa có hồi kết. Kể từ sau đó, giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn trong giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Điều đó được thể hiện ở số lượng lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp đặc biệt là các sinh viên khối kinh tế vẫn chưa tìm được việc làm như mong muốn hay chưa phù hợp. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Nguồn nhân lực năm 2012 cho biết: chỉ có 30% sinh viên ra trường có việc làm; 80% không có việc làm trong ba tháng; 50% thất nghiệp trong sáu tháng hoặc làm trái nghề; 30% thất nghiệp trong một năm. Đặc biệt sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế, điển hình là nhóm ngành Tài chính- Ngân hàng rất khó có thể tìm được việc làm ngay khi tốt nghiệp. Một nghiên cứu mới nhất được chuyên gia Bộ Tài chính dẫn ra trong hội thảo “Đổi mới cơ chế tài chính với giáo dục Đại học” được tổ chức tháng 11-2012 đã chỉ rõ dự báo năm 2013 sẽ có khoảng 32.000 sinh viên tài chính – ngân hàng ra trường, nhưng chỉ có 20.000 người được các tổ chức tài chính – ngân hàng tuyển dụng và trong bốn năm nữa thì số sinh viên tài chính – ngân hàng không được tuyển lên đến 13.000 người. Vì vậy, để phần nào khắc phục tình trạng trên, rất nhiều trường đại học, đặc biệt là các trường kinh tế đã và đang tổ chức chương trình học song ngành để tạo điều kiện cho sinh viên hệ đại học chính quy tốt nghiệp ra trường được cấp cùng lúc hai bằng tốt nghiệp thuộc hai ngành đào tạo khác nhau. Sự đổi mới này đã được các bạn sinh viên quan tâm không chỉ vì hai ngành học này sẽ có thể hỗ trợ cho công việc trong tương lai mà còn vì nhiều nhà tuyển dụng hiện nay đánh giá cao các cử nhân đa ngành do họ vừa có kiến thức vừa sở hữu nhiều kĩ năng có thể ứng dụng được trong các môi trường làm việc khác nhau. Tuy nhiên, việc học song ngành của sinh việc gặp phải những khó khăn không thể tránh khỏi bởi lẽ việc học một văn bằng đã vất vả, học thêm một văn bằng nữa vất vả sẽ nhân lên gấp đôi. Thậm chí, nhiều bạn sinh viên đã có những kết quả không cao như mong đợi ở cả hai bằng và có những bạn phải từ bỏ chuyên ngành học thứ hai để chuyên tâm vào một bằng. Do vậy, nhóm nghiên cứu khoa học đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Phương pháp học tốt chương trình song ngành cho sinh viên khối ngành kinh tế- Trải nghiệm của sinh viên khóa đầu tiên học chương trình song ngành tại Học viện tài chính” để phần nào giúp các bạn đang và sẽ học chương trình này tìm ra cho mình một hướng học tập mới để đạt được những thành quả như mong muốn. Nhóm nghiên cứu mong muốn bày tỏ lời cám ơn tới giảng viên Vũ Ngọc Linh đã tận tình hướng dẫn cùng các sinh viên CQ48 đang học song ngành tại Học viện Tài chính
  • 2. cũng như các sinh viên đang theo học song ngành tại trường Đại học như Đại học Thương Mại, Học viện Ngân Hàng đã đóng góp các ý kiến và thông tin để bài nghiên cứu của nhóm trở nên hoàn thiện hơn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Bài nghiên cứu giải quyết những câu hỏi sau: - Những trải nghiệm mà các bạn sinh viên khóa đầu tiên học chương trình song ngành của Học viện Tài chính rút ra như thế nào? - Phương pháp nào để giúp các bạn sinh viên theo học chương trình song ngành có thể hoàn thành tốt cả hai chuyên ngành trong cùng một thời gian? 1.3. Phạm vi nghiên cứu: 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên thuộc khối ngành kinh tế đặc biệt là những sinh viên đã và đang học chương trình song ngành. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu đứng trên góc độ là những người đã theo học chương trình song ngành được một năm tại Học viện Tài Chính để tập trung trình bày các nội dung sau: - Trải nghiệm của các sinh viên khóa đầu tiên theo học chương trình học song ngành tại Học viện Tài Chính. - Vạch ra phương pháp để có thể học tốt chương trình học song ngành cho các bạn sinh viên thuộc khối ngành kinh tế. 2. Kết quả và thảo luận: 2.1. Trải nghiệm của sinh viên năm đầu học chương trình song ngành tại Học viện Tài chính. Học song ngành là một chương trình học tập mới tại Học viện Tài chính, đã bắt đầu triển khai vào hồi đầu tháng 4/2012 và được các bạn sinh viên khóa đầu tiên - CQ48 biết đến và tham gia. Theo số liệu thu thập của nhóm nghiên cứu, số sinh viên CQ48 đang tham gia học song ngành tại thời điểm hiện tại là 115 trong tổng 3080 sinh viên, chiếm khoảng 3.73%. Tỉ lệ này đang dần tăng lên đối với sinh viên khóa sau CQ49 với 195 sinh viên tham gia trong tổng 3350 sinh viên toàn khóa, chiếm xấp xỉ 5.82%. Từ đó, vấn đề học song ngành đã trở thành một trong những đề tài cho nhiều bạn mong muốn đi sâu tìm hiểu bởi những tác động, ảnh hưởng mang lại trước mắt và trong tương lai. Một trong những những lợi ích của học song ngành mà các bạn nhận thấy trước mắt là các bạn có thể học được thêm các kiến thức chuyên ngành mới. Nói riêng hai khóa 48 và khóa 49- Học viện Tài chính, các bạn lựa chọn học thêm một chuyên ngành thứ hai theo chương trình học song ngành chủ yếu thuộc ba chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng- bảo hiểm và kế toán doanh nghiệp. Các bạn đến từ các chuyên ngành chính khác nhau như: Tài chính doanh nghiệp, Tiếng anh Tài chính kế toán, Marketing, Quản trị kinh doanh, Tài chính công, Kế toán doanh nghiệp, Kiểm toán, Ngân hàng- Bảo hiểm,…và cùng tham gia chương trình học song ngành. Sau khi tốt nghiệp ra trường, các bạn vừa nắm chắc các kiến thức chuyên ngành chính, thêm vào đó có thể giải quyết tốt các nhiệm vụ đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm của chuyên ngành thứ hai, đó là một lợi
  • 3. thế to lớn có thể nhận ra từ việc theo học chương trình song ngành. Với các bạn trẻ mong muốn khám phá những điều mới lạ, thích đọ sức với những thách thức khó khăn trong học tập thì việc học hai chương trình đại học như là một cuộc thi chứng minh không chỉ tài năng mà còn là bản lĩnh sống. Để từ đó hình thành một niềm tin, một quyết tâm lớn trong con người, giúp có thể sẵn sàng vượt qua các rào cản trong con đường sau này. Học song ngành bên cạnh các lợi ích như đã nói ở trên cũng vẫn tồn tại những mặt cần quan tâm tới. Theo kết quả thu thập của nhóm nghiên cứu với các bạn học song ngành trong CQ48 - khoa Ngoại Ngữ, Học viện Tài chính cho thấy, có khoảng 39% các bạn học chương trình song ngành không có thời gian tham gia các hoạt động tập thể, trong đó có các buổi hội thảo, thuyết trình về các kĩ năng sống, kĩ năng làm việc nhóm,… rất bổ ích cho các bạn khi bắt đầu đi làm sau này. Đó là các kĩ năng cần thiết góp phần trong việc hình thành cho các bạn tư duy, cách thức để đạt được kết quả cao nhất trong công việc. Với nhiều người thành công thì việc có được các kĩ năng trong quá trình làm việc là rất quan trọng. Đây cũng là một tiêu chí của các nhà tuyển dụng đặt ra đối với các ứng viên thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp. Đặc biệt là việc tham gia các đội tình nguyện, các câu lạc bộ trong trường, có thể giúp các bạn trong việc ứng xử, rèn luyện sự tự tin để thể hiện bản thân. Bản thân bạn khi tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội cũng được tôi luyện phần nào các tác phong chuyên nghiệp, sự nhạy bén, tính nghiêm túc và cần mẫn trong công việc. Tuy nhiên, khi tham gia học thêm một bằng nữa trong chương trình học Đại học là một điều thách thức với các bạn, vì thời gian học đã chiếm gần như trọn toàn bộ quỹ thời gian nên việc dành một phần thời gian cho các hoạt động tập thể, xã hội là một hạn chế lớn đối với hầu hết các bạn học chương trình song ngành. Học chương trình song ngành cũng đòi hỏi người học cần có một sức khỏe tốt, một tâm lí vững vàng vì khối lượng kiến thức cần tiếp nhận là không hề nhỏ, áp lực thi cử lớn hơn so với các bạn chỉ học một chuyên ngành. Có khoảng 56.1% sinh viên cho biết áp lực thi cử là khó khăn lớn nhất trong quá trình học song ngành. Để có thể vượt qua được những khó khăn đó, các bạn học chương trình song ngành nên có một kế hoạch, phương pháp học tập khoa học, đó cũng là mục đích mà nhóm nghiên cứu sắp trình bày dưới đây. 2.2. Phương pháp học tốt chương trình song ngành cho sinh viên khối ngành kinh tế Theo những trải nghiệm bên trên của các sinh viên khóa 48 - Học viện Tài chính đang theo học chương trình song ngành kết hợp các ý kiến đóng góp từ các sinh viên đang theo học song ngành tại Học viện Ngân Hàng, Đại học Thương Mại, nhóm nghiên cứu nhận thấy việc học tập chương trình song ngành vẫn còn gặp nhiều vấn đề cần khắc phục. Do đó, phương pháp học tổng thể của nhóm nghiên cứu đưa ra sau đây với mong muốn góp phần giúp cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế đang theo học song ngành có thể học tập và đạt kết quả tốt hơn. 2.2.1. Xác định rõ mục đích học song ngành của sinh viên khối ngành kinh tế. Khi bắt đầu thực hiện một công việc, đầu tiên là phải xác định rõ mục đích, có như vậy việc cần làm mới đạt hiệu quả cao. Việc học song ngành cũng không phải là một ngoại lệ. Theo khảo sát tiến hành trên các lớp sinh viên khóa 48 Học viện Tài chính đang theo học song ngành cho thấy có 68.85% sinh viên quyết định học song ngành với lí do lớn
  • 4. nhất là bằng chính có hạn chế về công việc trong tương lai. Số liệu này chỉ ra rằng một mặt các bạn sinh viên nhận ra lợi thế về học song ngành, mặt khác các bạn mong muốn trang bị cho mình một khối lượng kiến thức chuyên sâu về các mảng khác nhau của nền kinh tế nhằm tìm kiếm việc làm trong tương lai như mong đợi. Lựa chọn học song ngành có thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài bản thân mỗi sinh viên. Không chỉ nói riêng chương trình học song ngành, việc học tập vì bị ép buộc từ phía gia đình, vì bệnh thành tích hoặc chạy theo phong trào cũng không còn lạ lẫm, song nếu lấy đó là lý do học tập lại là một sai lầm. Mục đích đúng đắn nhất phải xuất phát từ những lợi ích đạt được cho bản thân sinh viên khi theo học song ngành trong việc học tập hiện tại và trong cơ hội nghề nghiệp tương lai. Đó mới là mục đích bền vững và lâu dài giúp cho sinh viên phấn đấu học tập tốt. Việc học song ngành có rất nhiều khó khăn và áp lực đòi hỏi sinh viên phải có tinh thần và động lực để vượt qua. Nếu sinh viên không nắm rõ mục của bản thân mình sẽ dễ gây chán nản, mệt mỏi và không có hứng thú với việc học tập. Và kết quả cuối cùng là không thể hoàn thành chương trình học song ngành, thậm chí còn gây ảnh hưởng xấu đến việc học tập ngành thứ nhất. Thực tế cho thấy, sau hai kì học đầu tiên của khóa 48- Học viện Tài chính, đã có khoảng hơn 11% sinh viên quyết định dừng học song ngành với lý do lớn nhất là áp lực học tập, thi cử. Vì vậy, ngay khi bắt đầu theo học song ngành, mỗi sinh viên hãy tự xác định cho mình một lý do xác đáng, một mục tiêu rõ ràng cho việc học tập để có thể theo đuổi đến cùng con đường đã lựa chọn. 2.2.2. Lựa chọn học chuyên ngành thứ hai phù hợp với mỗi cá nhân Đây là một yếu tố quyết định nhất đến hiệu quả học tập của sinh viên trong quá trình học song ngành. Sau khi xác định rõ được mục đích của việc học song ngành và tiếp đến lựa chọn được chuyên ngành hai phù hợp với năng lực của bản thân, sinh viên sẽ có cơ hội để học tốt ở cả hai chuyên ngành. Vậy làm thế nào để có thể lựa chọn ngành thứ hai cho phù hợp? Hiện nay, rẩt nhiều trường kinh tế lớn tại Hà Nội đều đã tổ chức chương trình học song ngành với số lượng ngành đào tạo phong phú bao gồm các ngành Tài chính - Ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Ngoại ngữ,... mỗi ngành này đều phân ra thành nhiều chuyên ngành nhỏ. Với số lượng chuyên ngành học phong phú như vậy, sinh viên cần cân nhắc để có sự lựa chọn tốt nhất cho mình. Việc lựa chọn này cần dựa trên các yếu tố như sở thích và năng lực của bản thân; nhu cầu và xu thế của nền kinh tế đối với chuyên ngành theo học; sự phù hợp, bổ sung cho ngành thứ nhất. Thứ nhất, sở thích và năng lực của bản thân là yếu tố rất quan trọng làm căn cứ để chọn chuyên ngành thứ hai. Được học và theo đuổi công việc mà mình có những tố chất, kĩ năng cần thiết và có niềm yêu thích là điều bất kì ai cũng mong ước nhưng không phải ai cũng làm được. Do đó, sinh viên cần hiểu rõ mình thích gì, muốn làm gì và mình có thể làm được những gì. Song cần có sự dung hòa giữa sở thích và năng lực. Rất khó khăn để chọn và làm công việc bạn thích nhưng điều kiện cần thiết của bản thân không cho phép hay ngược lại. Ví dụ, nếu sinh viên chọn học chuyên ngành Quản trị kinh doanh song lại không có khả năng lãnh đạo, phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin và đưa ra giải pháp
  • 5. chiến lược, việc học tập sẽ không đem lại hiệu quả cao và thực tế khi tốt nghiệp sẽ ít có cơ hội làm việc trong ngành này. Thứ hai, bên cạnh sở thích và năng lực cá nhân, nhu cầu và xu thế của nền kinh tế đối với chuyên ngành có tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn của sinh viên. Không chỉ riêng việc chọn chuyên ngành thứ hai mà cả lựa chọn nguyện vọng đại học của sinh viên cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Thực tế cho thấy có không ít người vì độ “hot” của ngành nghề đó mà lựa chọn theo học. Sinh viên phải có sự xem xét và đánh giá tình hình kinh tế có tác động như theo chiều hướng như thế nào, tích cực hay tiêu cực đối với ngành nghề mình lựa chọn. Không nên chỉ nhìn nhận những tác động hiện tại trước mắt mà phải đánh giá được cơ hội trong tương lai. Bởi trong khoảng thời gian hai năm rưỡi để hoàn thành chương trình học song ngành, với nền kinh tế vẫn còn trong quá trình phát triển như của nước ta hiện nay, những đánh giá về hiện tại rất có thể sẽ không còn đúng khi các bạn sinh viên tốt nghiệp. Những thay đổi trong nhu cầu và xu thế của nền kinh tế đối với chuyên ngành thứ hai sẽ tác động đến tâm lí và thái độ sinh viên, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập. Điển hình là ngành Tài chính - Ngân hàng, tại thời điểm tuyển sinh đại học năm 2010, đang là ngành “hot” được nhiều học sinh đăng kí thi tuyển. Song đến thời điểm này ngành ngân hàng đang đối mặt với những thách thức về vấn đề nợ xấu và quá trình tái cấu trúc. Theo báo Dân trí số ra ngày 21/1/2013, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tạm dừng cấp phép mở mới đối với các ngành Tài chính – ngân hàng bởi số lượng trường đào tạo các ngành này rất lớn, vượt quá nhiều lần so với nhu cầu thực của nền kinh tế. Thứ ba, yếu tố cũng không kém phần quan trọng khi cân nhắc về chuyên ngành thứ hai là sự phù hợp, bổ sung cho chuyên ngành thứ nhất sinh viên đang học. Chuyên ngành thứ hai nên có sự bổ sung và phù hợp với ngành một để trước mắt tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập đạt kết quả tốt, đồng thời cũng giúp sinh viên hoàn thành công việc trong tương lai một cách tốt nhất. Nếu như có sự khác biệt lớn giữa hai ngành thì kiến thức một trong hai ngành khó có thể được áp dụng và gây lãng phí thời gian, tiền bạc cũng như công sức học tập đã bỏ ra. Từ cuộc khảo sát từ các bạn đang học chương trình song ngành thuộc K48- Khoa ngoại ngữ, Học viện Tài chính cho biết có 95.12% sinh viên thấy giữa chuyên ngành thứ nhất và thứ hai có sự bổ trợ cho nhau. Đây là con số tương đối đã thể hiện những bước đi đúng đắn của các bạn trong con đường sự nghiệp tương lai. Tóm lại, việc lựa chọn chuyên ngành thứ hai cho phù hợp với bản thân không đơn giản và còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng nên được xem xét một cách tổng thể chủ yếu dựa vào các yếu tố nêu trên. Bởi không có một chuyên ngành nào là hoàn hảo có thể đáp ứng được tất cả các yếu tố, nên sinh viên cần cân nhắc xem yếu tố nào sẽ có tác động lớn nhất đến thái độ, tâm lí và hiệu quả học tập của bản thân để đưa ra quyết định đúng đắn. 2.2.3. Vạch rõ đường đi, chiến lược, thời khóa biểu học song ngành thích hợp. 2.2.3.1. Vạch ra đường đi, chiến lược học tập đúng đắn, hiệu quả. Giống như các hình thức học tập khác, học song ngành đòi hỏi người học cần vạch rõ những chiến lược học tập đúng đắn nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Những điểm lớn nằm trong chiến lược mà nhóm nghiên cứu gửi tới là: Tối đa hóa hiệu quả học tập trên lớp: Đa số các lớp học song ngành đều được tổ chức dạy và học vào buổi tối nên quỹ thời gian để tự học ở nhà là rất ít. Do vậy thời gian nghe
  • 6. giảng trên lớp là thời gian quan trọng nhất quyết định kết quả học tập của các sinh viên. Mọi tìm hiểu, nghiên cứu của sinh viên đều cần một bàn tay chuyên môn dìu dắt, hệ thống lại một cách cụ thể, rõ ràng, tạo thành một nền tảng vững chắc, nhất là đối với kiến thức chuyên ngành kinh tế đầy phức tạp và đòi hỏi những kĩ năng và kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên. Cần biết kết hợp giữa nghe giảng và phân tích xem đâu là trọng tâm bài giảng cần nắm, cùng với đó đối chiếu với phần đọc hiểu tài liệu trước ở nhà. Điều này giúp sinh viên có thể hệ thống lại kiến thức sau giờ lên lớp qua những hình ảnh ghi chú khắc sâu vào trí nhớ. Quan trọng hơn là không nên ngần ngại đặt câu hỏi với giảng viên hay bạn học nếu có thắc mắc về vấn đề trong bài học, đó chính là điểm nhấn để sau này khi đọc lại tài liệu giúp hiểu sâu hơn những vấn đề mình đã thắc mắc. Tự học: Ngoài học tập hiệu quả trên lớp, tự học là một phương pháp được đánh giá cao nhất nhằm giúp sinh viên học tốt trong quá trình học song ngành như hiện nay. Khả năng tự học là quan trọng vì thời gian lên lớp là chưa đủ, giảng viên chỉ có thể hướng dẫn, giới thiệu kiến thức cơ bản cần nắm, điều còn lại là phải tự tìm tòi, học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau. Đặc biệt là những môn chuyên ngành kinh tế đòi hỏi cần dành nhiều thời gian suy luận, ngâm cứu và đi sâu vào thực tế. Nếu không nắm được mục đích của phương pháp này tức là sinh viên đã tự đánh mất đi 50% cơ hội cho bản thân. Tuy nhiên, ý thức tự học của sinh viên hiện nay chưa cao, chưa được bản thân sinh viên quan tâm đúng mực. Thống kê kết quả khảo sát ở các bạn đang học chương trình song ngành của Học viện Tài chính và một số trường kinh tế khác cho thấy có hơn 41% sinh viên dành 1- 3 tiếng một ngày để học 1 học phần và không nhiều hơn 2.5% sinh viên dành hơn 3 tiếng một ngày để tự học. Thêm vào đó là khoảng 46.34% số sinh viên được khảo sát không lựa chọn thư viện làm nơi học tập lý tưởng của mình, dù đối với nhiều nước tiên tiến trên thế giới, đây là hình thức học tập rất phổ biến. Học nhóm: Song song với việc tự học thì phương pháp học tập theo nhóm cũng được xem là cách học tập hiệu quả. Học nhóm giúp sinh viên khối ngành kinh tế tìm ra các sai lệch trong suy nghĩ, lập luận của mình về một vấn đề phát sinh liên quan tới kinh tế một cách dễ dàng nhờ việc cùng nhau suy luận logic để tìm ra kết quả. Học nhóm còn giúp xây dựng tinh thần đoàn kết cộng với cải thiện khả năng giao tiếp, cách xử sự, các nói chuyện trước đám đông..… Tuy nhiên, phương pháp này dường như chưa được nhiều sinh viên chú ý đến. Thống kê của nhóm nghiên cứu cho thấy khoảng 56.33% sinh viên CQ48 đang học song ngành tại Học viện Tài chính hiếm khi tổ chức học nhóm. Lượng sinh viên tham gia học nhóm tích cực từ bốn người trở lên chỉ chiếm chưa đầy 5%. Bổ sung kiến thức xã hội, thời sự: Việc cập nhật thông tin mới nhất, nóng hổi nhất từ phương tiện truyền thông cũng là một biện pháp hết sức hiệu quả để thấm nhuần bài giảng của giảng viên mà không cần vò đầu bức tóc hay nhăn nhó khi gặp phải vấn đề hóc búa. Việc bổ sung kiến thức xã hội, thời sự được nhất trí bởi hầu hết các sinh viên vì độ cần thiết của nó và cũng vì tính thực tiễn mà nó mang lại, khoảng hơn 61% sinh viên học song ngành tại Học viện Tài chính, Đại học Thương Mại và Học viện Ngân Hàng khi khảo sát đều đặt việc bổ sung kiến thức xã hội thời sự vào mục tiêu cũng như đề xuất nó vào phương pháp học tập hiệu quả hơn. Không những thế, các thông tin kinh tế như: giá vàng, giá một số mặt hàng được bán trên thị trường, tỉ giá ngoại tệ,…cũng luôn biến động theo sự thay đổi của thời gian. Đó cũng là các thông số phục vụ cho làm các bài tập tự cho số liệu phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay của các môn học như: Nguyên lý thống kê, Thống kê doanh nghiệp,…
  • 7. đồng thời hình thành nên khả năng phân tích và dự báo tình hình kinh tế- tài chính của đất nước trong các năm tiếp theo của sinh viên. Sinh viên có thể tìm hiểu và nghiên cứu thông qua các trang web rất hữu ích như: http://www.kienthuctaichinh.com/ http://www.tapchitaichinh.vn. http://www.cafef.vn. http://www.vneconomy.vn 2.2.3.2. Lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian biểu cho các môn học của cả hai văn bằng một cách hợp lí và khoa học nhất. Song song với việc vạch ra đường đi, chiến lược học tập đúng đắn, sinh viên cần lên một kế hoạch và thời gian biểu khoa học cho việc học song ngành để vừa đạt tới đích đề ra nhanh hơn mà vẫn có thời gian nghỉ ngơi. Xác định mức độ ưu tiên và đặt ra mục tiêu cho từng môn học: Việc cân nhắc xem mức độ quan trọng của từng môn học để có thể ưu tiên thực hiện trước là một bước rất quan trọng. Môn học nào quan trọng cần đầu tư nhiều thời gian, công sức thì cần phải được ưu tiên trước. Nhờ bước này mà chúng ta có thể dành đủ thời gian để hoàn thành những việc cốt lõi để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Đôi khi ta có thể bỏ qua những việc thứ yếu để có thể dành thời gian để hoàn thành những việc thiết yếu. Lập thời gian biểu cụ thể: một trong những khó khăn lớn nhất mà sinh viên gặp phải trong thời gian học song ngành đó là vấn đề thời gian. Khoảng gần 12.2% các bạn sinh viên được khảo sát cho biết thời gian học tập là một trong các vấn đề trăn trở nhất trong quá trình học chương trình song ngành. Lúc nào sinh viên cũng phải xoay chong chóng với lịch học, nhất là các lịch học sát nhau, thậm chí còn trùng lên nhau. Lượng bài tập, thuyết trình, tiểu luận khá nhiều cho mỗi kì, nên việc thức đêm để làm bài là thường xuyên. Do vậy, lên thời gian biểu cụ thể và sắp xếp thứ tự, thời gian dành cho từng môn học rõ ràng, cụ thể, có hệ thống là rất cần thiết. Khi làm việc theo một lịch trình khoa học đã được sắp xếp từ trước, sinh viên có thể tiết kiệm thời gian đến mức tối đa mà hiệu quả học tập vẫn được đảm bảo. Trong thời khóa biểu, sinh viên cần lưu ý phác họa chương trình của từng ngày, từng tuần và tháng ăn khớp với nhau. Tránh để xảy ra việc nọ chồng chéo lên việc kia, để rồi cuối cùng không việc nào hoàn thành một cách chắc chắn. Đánh giá hiệu quả học tập: Bất kì làm một việc gì, chúng ta cũng cần phải đánh giá hiệu quả của chúng so với yêu cầu đề ra để từ đó phát huy được những mặt tích cực đã đạt được và đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế để khắc phục. Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, sinh viên còn phải biết tự đánh giá năng lực bản thân mình cũng như những thành quả do mình tạo ra trong quá trình học tập. Vậy bằng cách nào có thể đánh giá được năng lực của bản thân một cách chính xác nhất? Điều trước tiên là phải hiểu bản thân mình, có nhận thức đúng đắn về bản thân: sinh viên có sở trường gì, học tốt những môn gì, nghị lực và sức chịu đựng đến đâu, năng lực sáng tạo ra sao… để căn cứ vào đó, sinh viên xây dựng cho mình một cách sinh hoạt tốt nhất, chọn cách học tốt nhất để phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm trong học tập cũng như cuộc sống. Không chỉ vậy, cần học hỏi nhiều hơn, kết bạn nhiều hơn, cho mình cơ hội rèn luyện nhiều hơn
  • 8. thì sinh viên sẽ càng sớm, càng dễ phát hiện và phát huy năng lực bản thân một cách tốt nhất. Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực, sinh viên mới biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập. Một kết quả đáng mừng cũng từ kết quả thu thập từ các phiếu điều tra của nhóm nghiên cứu thì có khoảng 65.85% các bạn khóa đầu tiên học song ngành tại Học viện Tài chính đạt kết quả học tập loại khá trở lên kì học vừa qua. Con số này một lần nữa khẳng định các bạn học song ngành sẽ nhận được kết quả học tập cao khi có một thời gian biểu học song ngành phù hợp và các thước đo đánh giá kết quả học tập đúng đắn. Ngoài những phương pháp được đúc kết từ đa số ý kiến các bạn sinh viên ở trên, một số khác cũng cho rằng cần có thêm những công cụ, nhưng phương tiện thúc đẩy hơn việc tìm tòi khám phá cũng như học hỏi thêm những môn học chuyên ngành kinh tế của chúng ta như: Mong muốn giáo viên ôn tập nhiều hơn trước những buổi thi, chia sẻ những kinh nghiệm học tập, làm việc và cuộc sống, biện pháp xây dựng cây ghi nhớ, biết cách phân phối thời gian hợp lý cho việc học tập,… Đây là những mong muốn hết sức thiết thực và cụ thể được tổng hợp từ chính đối tượng chủ yếu đang theo học chương trình song ngành khối kinh tế. 3. Kết luận Giống như các sinh viên thuộc ngành khác, sinh viên của các trường thuộc khối ngành kinh tế đã và đang trải qua thời gian học chương trình song ngành cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đã có mặt tốt ắt có mặt xấu, có khó khăn tất yếu sẽ có biện pháp khắc phục. Mỗi sinh viên cần xác định rõ mục đích học tập của mình, tiến hành học tập bằng tất cả những tâm huyết, những hoài bão cho tương lai. Trên đây, nhóm nghiên cứu khoa học chúng tôi đã đề xuất một số phương pháp học tốt trong quá trình học song ngành. Với những phương pháp đó, chúng tôi hi vọng phần nào có thể giúp các bạn học tốt hơn trong thời gian học song ngành. Chúng tôi cũng mong muốn các bạn sinh viên sẽ cùng nhau phát triển hơn nữa mô hình học tập này và phát huy tối đa lợi ích mà nó mang lại, đồng thời cũng tìm ra nhiều phương pháp học tập mới và phù hợp hơn để giúp cho các bạn học chương trình song ngành tại các trường thuộc khối ngành kinh tế có kết quả học tập tốt. 4. Nguồn tham khảo: - Học viện tài chính (2012). TB v/v Tổ chức học cùng lúc hai chương trình theo HTTC đối với sinh viên CQ48.<http://www.hvtc.edu.vn/tabid/102/id/13812/Default.aspx>. - Theo báo Dân trí. Giáo dục khuyến học. Ngày mai, hội nghị tuyển sinh 2013 truyền hình trực tiếp tại 6 điểm cầu (số ra ngày 21-01-2013).< http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen- hoc/ngay-mai-hoi-nghi-tuyen-sinh-2013-truyen-hinh-truc-tiep-tai-6-diem-cau- 687633.htm>. - Theo báo Thanh niên. Khó có thể học cùng lúc 2 văn bằng (số ra ngày 07-11-2005). < http://vietbao.vn/Giao-duc/Kho-co-the-hoc-cung-luc-2-van-bang/40106979/202/>.
  • 9. - GS Robert Feldman (ĐH Massachusetts). Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1.< http://www.kynang.com.vn/ky-nang-tu-hoc/486-hoc-tap-theo-phuong- phap-power-cho-sinh-vien-nam-1.html>. - Phạm Thịnh.(2013). Nhà tuyển dụng cần gì ở SV muốn thử sức mảng kinh tế?< http://www.baomoi.com/Nha-tuyen-dung-can-gi-o-SV-muon-thu-suc-mang-kinh- te/107/6268008.epi>. -Theo lamsao.(2013).Bí quyết tự học hiệu quả khi học tín chỉ.< http://www.kynang.com.vn/ky-nang-tu-hoc/1176-biw-quyet-tu-hoc-hieu-qua-khi-hoc-tin- chi.html>. -Nguồn e-school.(2013). Cách học tập và cách ôn thi hiệu quả. < http://www.kynang.com.vn/phuong-phap-hoc-tap/506-cach-hoc-tap-va-cach-on-thi-hieu- qua.html>. -Học viện Tài chính. Đào tạo song ngành.(2013). < http://aof.edu.vn/daotao/tabid/145/catid/51/dao-tao-song-nganh/Default.aspx>.