SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 65
Chuyên đề thực tập                     -1-                    GVHD: Lê Thị Thanh


                                LỜI MỞ ĐẦU

   Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, kinh tế nước ta đã có nhiều
thay đổi tích cực. Song song với sự thay đổi về kinh tế, các doanh nghiệp cũng
đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quản lý tài chính nhằm đạt
hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu khắc nghiệt của thị trường.
Vì vậy, sự hoàn thiện của chế độ kế toán mới mang lại thuận lợi rất lớn cho các
doanh nghiệp trong việc áp dụng một cơ chế quản lý khoa học và hiệu quả, đồng
thời là một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý vĩ mô của nhà nước.
   Trong các khâu quản lý tại doanh nghiệp có thể nói công tác quản lý hạch
toán TSCĐ là một trong những mắt xích quan trọng nhất của doanh nghiệp.
TSCĐ không chỉ là điều kiện cơ bản, là nền tảng của quá trình sản xuất kinh
doanh trong doanh nghiệp mà thực chất trong doanh nghiệp TSCĐ thường
chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số tài sản, vốn doanh nghiệp. Giá trị tài sản ảnh
hưởng đến chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện khoa
học phát triển như hiện nay, giá trị tài sản ngày càng lớn thì yêu cầu quản lý sử
dụng ngày càng chặt chẽ, khoa học và hiệu quả hơn. Nên trong những năm qua,
vấn đề nâng cao hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm. Đối
với một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ mà
còn phải biết khai thác hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có. Do vậy, một doanh
nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý thích đáng và toàn diện đối với TSCĐ ,
đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ kết hợp với việc thường xuyên đổi mới
TSCĐ.
   Kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu nằm trong hệ thống quản lý
TSCĐ của một doanh nghiệp. Kế toán TSCĐ cung cấp những thông tin hữu ích
về tình hình TSCĐ của doanh nghiệp trên nhiều góc độ khác nhau. Dựa trên
những thông tin ấy, các nhà quản lý sẽ có những phân tích chuẩn xác để ra
những quyết định kinh tế. Việc hạch toán kế toán TSCĐ phải tuân theo các quy
định hiện hành của chế độ kế toán tài sản. Để chế độ tài chính kế toán đến được
với doanh nghiệp cần có một quá trình thích ứng nhất định. Nhà nước sẽ dựa
vào tình hình thực hiện chế độ ở các doanh nghiệp, tìm ra những vướng mắc để
có thể sửa đổi kịp thời.
 Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là công ty Nhà nước được cổ phần hóa, hoạt
động trong lĩnh vực xây lắp. TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản
xuất kinh doanh của công ty. Do đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh, các
TSCĐ được sử dụng tại công ty hầu hết là các loại máy móc thiết bị thi công.
Trong những năm qua, công ty đã mạnh dạn đầu tư vốn vào các loại TSCĐ đặc




SV: Nguyễn Minh Thu                                             Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                   -2-                   GVHD: Lê Thị Thanh


biệt là các loại máy móc thiết bị thi công, đồng thời từng bước hoàn thiện quá
trình hạch toán kế toán TSCĐ.
  Hiểu được tầm quan trọng của TSCĐ, từ những hiểu biết của bản thân trong
quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Sông Đà 11 cùng sự hướng dẫn tận tình
của cô giáo: “Lê Thị Thanh” và sự giúp đỡ tào điều kiện của các cô chú, anh chị
phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 11, em đã chọn đề tài: “Hoàn
thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11” làm chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của mình.
  Ngoài lời nói đầu, chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 chương:
       Chương 1: Những lý luận chung về kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp
       sản xuất.
       Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần
       Sông Đà 11.
       Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán
       TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11.
Do thời gian thực tập, nghiên cứu ở công ty và hiểu biết về kế toán TSCĐ chưa
thật nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các thầy, các cô về nội dung cũng như
hình thức để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.


                                                       Sinh viên thực tập

                                                       Nguyễn Minh Thu




SV: Nguyễn Minh Thu                                          Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                    -3-                  GVHD: Lê Thị Thanh


                    CHƢƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI
     SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 VỊ TRÍ CỦA TSCĐ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ VAI TRÕ
     CỦA KẾ TOÁN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TSCĐ
1.1.1 Khái niệm TSCĐ.
  Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam thì TSCĐ của doanh nghiệp được chia
thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình:
     TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm
giữ, sử dụng cho sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện ghi nhận TSCĐ.
     TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định
được giá trị sử dụng cho sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các
đơn vị khác thuê phù hợp với điệu kiện ghi nhận TSCĐ vô hình.
  Theo quyết định số 206 ngày 12/12/2003 thì tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ hữu
hình và vô hình đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
    - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
       đó.
    - Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy.
    - Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
    - Giá trị của TS phải đạt 10.000.000 đồng trở lên.
1.1.2 Đặc điểm của TSCĐ.
 Trong doanh nghiệp khi TSCĐ hữu hình tham gia vào các hoạt động của doanh
nghiệp chúng có đặc điểm sau:
    - Tham gia vào nhiều chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh và vẫn giữ
       nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.
    - Giá trị của tài sản bị giảm dần và được chuyển dịch vào chi phí sản xuất
       kinh doanh dưới hình thức khấu hao.
       Với TSCĐ vô hình thì khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
       cũng bị hao mòn do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và do những hạn chế về
       mặt pháp luật … giá trị của TSCĐ vô hình cũng được chuyển dịch dần
       dần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3 Vai trò của TSCĐ.
      Cacmac đã từng nói: “ các thời đại kinh tế được phân biệt với nhau không
phải bởi vì nó sản xuất cái gì mà bởi nó sản xuất như thế nào và bằng những tư
liệu lao động nào …. TSCĐ là hệ thống xương cốt của nền sản xuất xã hội.”
Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại và quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần tập trung trước hết vào giải quyết các
vấn đề cơ khí hóa, điện khí hóa và tự động hóa các quá trình sản xuất, là điều
kiện quan trọng tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc
dân.



SV: Nguyễn Minh Thu                                           Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                     -4-                   GVHD: Lê Thị Thanh


     Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, một vấn đề có tính sống còn được
đặt ra đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là uy tín, chất lượng sản
phẩm. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, chúng ta phải có máy móc,thiết bị
hiện đại, quy trình công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu sản xuất và chế tạo sản
phẩm. Mặt khác, TSCĐ thể hiện một cách tương đối chính xác quy mô, năng lực
sản xuất và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp.
     Có thể nói TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng và có ý nghĩa to lớn
với các doanh nghiệp sản xuất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cải tiến, hoàn
thiện, đổi mới sử dụng có hiệu quả TSCĐ là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
1.1.4 Yêu cầu quản lý TSCĐ.
     Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự tiến bộ nhanh chóng
của khoa học kỹ thuật. TSCĐ là một bộ phận chủ yếu biểu hiện năng lực sản
xuất của doanh nghiệp. Quản lý tốt TSCĐ là tiền đề, điều kiện để nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy mà việc quản lý TSCĐ phải được đảm
bảo được các yêu cầu quản lý sau:
     Về mặt hiện vật: Cần phải kiểm tra chặt chẽ việc bảo quản, tình hình sử
dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có kế hoạch sử dụng hợp lý các
TSCĐ, có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời.
     Về mặt giá trị: Phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc thu hồi vốn
đầu tư ban đầu để tái sản xuất TSCĐ trong doanh nghiệp. Đảm bảo việc thu hồi
đầy đủ, tránh thất thoát vốn đầu tư.
1.1.5 Nhiệm vụ của kế toán trong công tác quản lý sử dụng TSCĐ.
  Để đáp ứng yêu cầu quản lý trên, kế toán TSCĐ phải thực hiện tốt các nhiệm
vụ sau:
    - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ
       kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng
       giảm và di chuyển của TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát
       chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ.
    - Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính
       toán, phân bổ chính xác số khấu hao và chi phí sản xuất kinh doanh trong
       kỳ.
    - Tham gia lập kế hoạch sửa chữa, dự toán sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính
       xác chi phí sửa chữa, kiểm tra lại việc thực hiện kế hoạch sửa chữa và dự
       toán chi phí sửa chữa TSCĐ.
    - Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ, tham gia đánh
       giá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử
       dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.
1.2 PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TSCĐ.
1.2.1 Phân loại TSCĐ.
  Trong các doanh nghiệp TSCĐ rất đa dạng, phong phú về chủng loại và nguồn
hình thành. Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ cần thiết


SV: Nguyễn Minh Thu                                             Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                    -5-                   GVHD: Lê Thị Thanh


phải phân loại TSCĐ. Mặt khác, việc phân loại đúng TSCĐ là cơ sở để tiến hành
chính xác công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo về TSCĐ để tổ chức quản lý
và sử dụng TSCĐ thích ứng với vị trí và vai trò của từng TSCĐ từng loại TSCĐ
đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.2.1.1 Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện.
 Theo cách phân loại này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2
loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
    - TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể như nhà
       xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc. Những tài sản
       này có thể là từng đơn vị tài sản hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận
       tài sản được liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất
       định trong quá trình sản xuất kinh doanh.
    - TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng
       xác định được giá trị do doanh nghiệp nắm giữ và sử dụng trong sản
       xuất… phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
1.2.1.2 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu.
-TSCĐ tự có của doanh nghiệp: Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp. Những tài sản này được hình thành từ các nguồn vốn: được cấp,
vay, liên doanh, tự chủ …
- TSCĐ thuê ngoài: là những tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp mà doanh nghiệp đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định.Căn cứ
vào tính chất của nghiệp vụ thuê TSCĐ ( mức độ, chuyển giao rủi ro, lợi ích ) thì
tiếp tục được phân thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
+ TSCĐ thuê tài chính: Là những tài sản đi thuê nhưng doanh nghiệp có quyền
kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê. TSCĐ thuê
tài chính được coi là tài sản của doanh nghiệp, được phản ánh trên bảng cân đối
kế toán và doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và tính khấu hao như
các TSCĐ tự có của doanh nghiệp.
+ TSCĐ thuê hoạt động: Là TSCĐ thuê không thỏa mãn bất cứ điều khoản nào
của hợp đồng thuê tài chính. Bên đi thuê chỉ được quản lý và sử dụng trong thời
hạn hợp đồng và phải hoàn trả bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng.
1.2.1.3 Phân loại TSCĐ theo hình thái sử dụng kết hợp với đặc trƣng kỹ
           thuật.
  Theo cách phân loại này căn cứ vào tình hình sử dụng thì TSCĐ của doanh
nghiệp được chia thành:
    - TSCĐ đang dùng cho mục đích kinh doanh: Đó là những TSCĐ dùng
       cho mục đích kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo quy định TSCĐ
       này phải tính khấu hao.
    Trong mỗi loại căn cứ vào đặc trưng chia thành các loại nhỏ.
    -TSCĐ đang dùng cho mục đích phúc lợi, dự án, sự nghiệp: TSCĐ loại này
    không phải tính khấu hao.


SV: Nguyễn Minh Thu                                            Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                     -6-                   GVHD: Lê Thị Thanh


    - TSCĐ giữ hộ, cất hộ: theo quy định của cấp có thẩm quyền
    - TSCĐ chờ xử lý
         + TSCĐ không cần dùng
         + TSCĐ chờ thanh lý
1.2.2 Đánh giá TSCĐ.
   Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo những nguyên tắc
nhất định là căn cứ cho việc ghi sổ kế toán. Đánh giá TSCĐ là điều kiện cần
thiết để hạch toán TSCĐ, trích khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
trong doanh nghiệp. Xuất phát từ những lý do đó TSCĐ được đánh giá theo
nguyên giá và giá trị còn lại.
1.2.2.1 Đánh giá theo nguyên giá TSCĐ.
  Nguyên giá TSCĐ ( giá trị ban đầu ) : là toàn bộ các chi phí bình thường và
hợp lý mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản đó và đưa TSCĐ đó vào vị trí
sẵn sàng sử dụng.
        Đối với TSCĐ thuê ngoài:
    Nguyên giá TSCĐ= Giá mua thuần thương mại (đã khấu trừ các khoản giảm
    giá )
    Cộng (+) thuế xuất nhập khẩu (nếu có)
    Cộng (+) thuế GTGT (nếu doanh nghiệp không phải nộp thuế, hoặc mua về
    để sản xuất loại hàng không chịu thuế GTGT)
    Cộng (+) thuế trước bạ (nếu có)
    Cộng (+) lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa đưa TSCĐ vào sử dụng.
    Cộng (+) chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, lưu kho, lắp đặt, chạy thử
    (có tải, không tải)
        TSCĐ loại đầu tư xây dựng:
    Nguyên giá TSCĐ loại đầu tư xây dựng (cả tự làm và thuê ngoài) là giá
    quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại điều lệ quản lý đầu tư và
    xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có)
        TSCĐ loại được cấp, được điều chuyển đến
    Nguyên giá TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến… bao gồm: giá trị còn
    lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá
    trị theo đánh giá của hội đồng giao nhận và các chi phí tân trang; chi phí sửa
    chữa; chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)
    … mà bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
        TSCĐ loại được cho, được biếu, được tặng, nhận góp vốn liên doanh,
        nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa…
    Nguyên giá TSCĐ loại được cho, được biếu, được tặng, nhận góp vốn liên
    doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa … bao gồm: giá trị theo đánh giá
    thực tế của hội đồng giao nhận; các chi phí tân trang, sửa chữa TSCĐ; các
    chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có) … mà
    bên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng.



SV: Nguyễn Minh Thu                                             Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                    -7-                 GVHD: Lê Thị Thanh


1.2.2.2 Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ.
Giá trị còn lại của TSCĐ: là phần giá trị của TSCĐ chưa chuyển dịch vào giá
trị của sản phẩm sản xuất ra.Giá trị còn lại của TSCĐ được tính như sau:
  Giá trị còn lại = Nguyên giá – Hao mòn lũy kế
Trường hợp nguyên giá TSCĐ được đánh giá lại, giá trị còn lại của TSCĐ sau
khi đánh giá được điều chỉnh theo công thức sau:
     Giá trị còn lại        Giá trị còn lại
     của TSCĐ sau           của TSCĐ               Giá trị đánh giá lại của TSCĐ
                        =                     ×    Nguyên giá của TSCĐ
     khi đánh giá lại       đƣợc đánh giá

1.3 KẾ TOÁN CHI TIẾT TSCĐ.
 TSCĐ trong doanh nghiệp là tài sản có giá trị lớn cần được quản lý đơn chiếc.
Để phục vụ cho công tác quản lý kế toán phải ghi theo từng đối tượng ghi
TSCĐ. Vì vậy kế toán chi tiết TSCĐ là công việc không thể thiếu trong quản lý
TSCĐ. Thông qua kế toán chi tiết TSCĐ, kế toán sẽ cung cấp những chi tiết
quan trọng về cơ cấu, tình hình phân bổ TSCĐ, số lượng, tình hình kỹ thuật …
để doanh nghiệp cải tiến, trang bị, phân bổ chính xác khấu hao, nâng cao trách
nhiệm vật chất trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ.
  Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ bao gồm:
  Đánh số (ghi số hiệu TSCĐ)
  Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản.
  Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán.
1.3.1 Đánh số TSCĐ.
Đánh số TSCĐ là việc quy định cho mỗi TSCĐ có một số hiệu theo những
nguyên tắc nhất định, đảm bảo thống nhất trong phạm vi toàn doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp có cách đánh số riêng, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình
cần đảm bảo được yêu cầu: số hiệu TSCĐ phải thể hiện được loại, nhóm và đối
tượng ghi từng TSCĐ riêng biệt.
Ví dụ cách đánh số TSCĐ:
    - Dùng chỉ số La Mã kết hợp với bảng chữ cái
    - Dùng dãy số tự nhiên hoặc dùng hệ thống tài khoản kế toán(mã hóa).
1.3.2 Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng.
Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng nhằm xác định và gắn trách nhiệm sử dụng
tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng
TSCĐ.
  Tại các nơi sử dụng TSCĐ(phòng ban, phân xưởng …) sử dụng “sổ TSCĐ
theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong phạm vi bộ
phận quản lý. Doanh nghiệp có thể sử dụng mẫu sổ này trong “hệ thống kế toán
doanh nghiệp” ban hành năm 1995.
1.3.3 Kế toán chi tiết TSCĐ tại bộ phận kế toán.
Tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp, kế toán sử dụng “ thẻ TSCĐ” và “sổ
TSCĐ” toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ.


SV: Nguyễn Minh Thu                                          Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                      -8-                   GVHD: Lê Thị Thanh


  Thẻ TSCĐ: do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp.
Thẻ được thiết kế thành các phần để phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ, các
chỉ tiêu về giá trị: nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Căn cứ để ghi thẻ
TSCĐ là các chứng từ tăng, giảm TSCĐ. Ngoài ra để theo dõi việc lập thẻ
TSCĐ doanh nghiệp có thể lập sổ đăng kí thẻ TSCĐ.
 Sổ đăng kí thẻ TSCĐ: sau khi lập thẻ TSCĐ, kế toán cần đăng ký thẻ vào Sổ
đăng ký thẻ TSCĐ nhằm dễ phát hiện khi thẻ bị thất lạc.
 Sổ TSCĐ: được mở theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ của từng
doanh nghiệp. Mỗi loại TSCĐ có thể được dùng riêng một sổ hoặc một trang sổ.
 Căn cứ để ghi vào Thẻ TSCĐ, Sổ TSCĐ theo từng đơn vị sử dụng là các chứng
từ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ và các chứng từ gốc có liên quan.
1.4 KẾ TOÁN TỔNG HỢP TĂNG GIẢM TSCĐ.
1.4.1 Các tài khoản sử dụng chủ yếu.
    - TK 211 - TSCĐ hữu hình: được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình
       hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
       theo nguyên giá.
    TK 211 được mở thành các TK cấp 2 sau:
    - TK 2111- Nhà cửa, vật kiến trúc.
    - TK 2112- Máy móc thiết bị.
    - TK 2113- Phương tiện vận tải, truyền dẫn.
    - TK 2114- Thiết bị, dụng cụ quản lý.
    - TK 2115- Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm.
    - TK 2118- TSCĐ khác.
    - TK 212 – TSCĐ thuê tài chính: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến
       động toàn bộ TSCĐ đi thuê tài chính của doanh nghiệp.
    - TK 213- TSCĐ vô hình: được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình
       hình tăng, giảm TSCĐ vô hình, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
    TK 213 được mở thành các tài khoản cấp 2 sau:
    - TK 2131- Quyền sử dụng đất.
    - TK 2132- Quyền phát hành.
    - TK 2133- Bản quyền, bằng sáng chế.
    - TK 2134- Nhãn hiệu hàng hóa.
    - TK 2135- Phần mềm máy vi tính.
    - TK 2136- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền.
    - TK 2138- TSCĐ vô hình khác.
1.4.2 Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ.
1.4.2.1 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ.
       TSCĐ tăng do: mua sắm, xây dựng; nhập khẩu; mua theo phương
       thức trả chậm, trả góp.
    + Trường hợp tăng mua sắm, xây dựng:




SV: Nguyễn Minh Thu                                              Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                   -9-                   GVHD: Lê Thị Thanh


      Kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan (hóa đơn, phiếu chi, giấy báo
      nợ…) lập biên bản giao nhận TSCĐ, căn cứ vào biên bản kế toán ghi sổ
      tùy theo từng trường hợp cụ thể:
   - Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
                         Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá TSCĐ)
                         Nợ TK 113- Thuế GTGT được khấu trừ (1132)
                              Có TK 111, 112, 331, 341…Tổng giá thanh toán
   - Nếu thuế GTGT không được khấu trừ hoặc TSCĐ không chịu thuế
      GTGT:
                         Nợ TK 211,213 (Nguyên giá TSCĐ)
                                   Có TK 111, 112, 331, 341… Tổng giá thanh
   toán
   + Trường hợp mua theo phương thức trả chậm, trả góp:
   Khi mua TSCĐ bàn giao cho bộ phận sử dụng, kế toán ghi:
          Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá theo giá mua trả ng
            Nợ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ)
            Nợ TK 142, 242 (Chênh lệch tổng số thanh toán – giá mua trả tiền
   ngay)
                  Có TK 331 (Tổng số tiền thanh toán)
      Trường hợp TSCĐ do bàn giao.
   Căn cứ vào giá trị quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, kế toán xác
   định giá trị TSCĐ và ghi:
             Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá TSCĐ được xác định theo giá quyết
   toán)
                 Có Tk 241 – XDCB dở dang
      Trường hợp TSCĐ tự chế, tự sản xuất. Khi sử dụng sản phẩm do doanh
      nghiệp tự chế tạo để chuyển thành TSCĐ hữu hình sử dụng cho hoạt động
      sản xuất kinh doanh:
               Nợ TK 632 (Giá thành sản xuất thực tế)
                 Có TK 155 (Xuất kho thành phẩm)
                 Có TK 154 (Sản xuất xong chuyển sử dụng ngay)
   Đồng thời ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình:
              Nợ TK 211 – Nguyên giá
                  Có TK 512 (Theo giá thành sản xuất thực tế)
                 Có TK 154 (Chi phí lắp đặt chạy thử)
   Thuế GTGT phải nộp và được khấu trừ, kế toán ghi:
              Nợ TK 133 (1332) (Thuế GTGT được tính theo giá bán thông
   thường)
                  Có TK 333 (3331)
   Việc đầu tư mua sắm, xây dựng TSCĐ liên quan đến việc sử dụng các nguồn
   vốn của doanh nghiệp. Do vậy, đồng thời với việc ghi các bút toán tăng
   TSCĐ như trên căn cứ vào quyết định sử dụng nguồn vốn để đầu tư cho


SV: Nguyễn Minh Thu                                          Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                  - 10 -                GVHD: Lê Thị Thanh


   TSCĐ của doanh nghiệp, kế toán phải hạch toán điều chỉnh nguồn vốn như
   sau:
   (+) Nếu TSCĐ mua sắm, xây dựng được tài trợ bằng quỹ đầu tư phát triển,
   kế toán ghi:
         Nợ TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển (Theo nguyên giá TSCĐ)
            Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
   (+) Nếu TSCĐ do mua sắm, xây dựng được tài trợ bằng quỹ phúc lợi sử dụng
   cho sản xuất kinh doanh:
         Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng phúc lợi (4312- Quỹ phúc lợi)
             Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh
   (+) Nếu TSCĐ đó được dùng cho hoạt động phúc lợi tập thể, kế toán ghi:
          Nợ TK 4312- Quỹ phúc lợi
             Có TK 4313- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
       Trường hợp TSCĐ được cấp, được điều chuyển.
   - Trường hợp TSCĐ được Nhà nước cấp, được điều chuyển từ đơn vị khác,
   nhận góp vốn liên doanh…và được sử dụng cho mục đích kinh doanh:
                Nợ TK 211, 213
                   Có TK 411 (Nguồn vốn kinh doanh)
   - Trường hợp TSCĐ được cấp, được điều chuyển trong nội bộ Công ty, tùy
   theo hình thức tổ chức công tác kế toán của đơn vị mà hạch toán như sau:
   + Nếu doanh nghiệp tổ chức công tác kế toán tập trung thì đơn vị điều
   chuyển và đơn vị nhận TSCĐ ghi sổ chi tiết tài sản theo đơn vị sử dụng để
   phản ánh TSCĐ tăng, giảm của từng đơn vị.
   + Nếu doanh nghiệp tổ chức công tác kế toán phân tán thì đơn vị nhận TSCĐ
   căn cứ vào biên bản nhận TSCĐ ghi:
        Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá theo sổ kế toan của đơn vị điều chuyển)
          Có TK 214 (Hao mòn TSCĐ)
          Có TK 411 (Giá trị còn lại của TSCĐ)
1.4.2.2 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ.
       Kế toán giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình, vô hình.
   Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ, kế toán ghi giảm nguyên giá TSCĐ và
   phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ như một khoản chi phí khác, kế toán ghi:
                 Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần giá trị đã hao mòn)
                 Nợ TK 811 – Chi phí khác (phần giá trị còn lại)
                   Có TK 211, 213 (Nguyên giá)

    Phản ánh thu nhập từ thanh lý TSCĐ: Phế liệu thu hồi hoặc bán phế liệu, kế
   toán ghi:
         Nợ TK 111, 112, 152, 153 …(Giá trị thu hồi)
          Có TK 711 – Thu nhập khác
          Có TK 3331 – GTGT



SV: Nguyễn Minh Thu                                          Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                    - 11 -                GVHD: Lê Thị Thanh


   Phản ánh chi phí thanh lý TSCĐ: Căn cứ vào chứng từ kế toán liên quan, kế
   toán ghi:
           Nợ TK 811 – Chi phí khác
           Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
            Có TK 111, 112, 141, 152…
    Cuối kỳ kế toán kết chuyển vào chi phí thanh lý để xác định và ghi sổ thanh
   lý.
           Nợ TK 911 – Xác định KQKD
            Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối (nếu có lãi)
   Nếu kết quả thanh lý lỗ thì kế toán ghi ngược lại.
       Trường hợp góp vốn bằng TSCĐ.
   - Khi góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng
       TSCĐ, kế toán ghi:
               Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh (Theo giá trị thực tế của TSCĐ
   do các bên thống nhất đánh giá)
                Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Số khấu hao đã trích)
                Nợ TK 811 – Chi phí khác (Số chênh lệch đánh giá lại nhỏ hơn
   giá trị còn lại của TSCĐ)
                    Có TK 211, 213 (Nguyên giá)
                    Có TK 711 – Thu nhập khác (Số chênh lệch đánh giá lại lớn
   hơn giá trị còn lại của TSCĐ)
   - Trường hợp số chênh lệch đánh giá lại TSCĐ lớn hơn giá trị còn lại của
       TSCĐ, bên góp vốn liên doanh phải phản ánh hoãn lại phần thu nhập khác
       tương ứng với tỷ lệ góp vốn của đơn vị mình trong liên doanh, kế toán ghi:
                 Nợ TK 711 – Thu nhập khác (Phần thu nhập tương ứng với lợi
   ích bên góp vốn liên doanh)
                     Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch
   do đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát)
   - Hàng năm căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đem góp vốn,
       kết toán phân bổ trở lại số doanh thu chưa thực hiện được vào thu nhập
       khác trong kỳ, kế toán ghi:
                 Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do
đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát)
                       Có TK 711 – Thu nhập khác (Phần doanh thu chưa thực
hiện được phân bổ cho 1 năm)
   - Trường hợp hợp đồng liên doanh kết thúc hoạt động, hoặc bên góp vốn
       chuyển nhượng phần vốn góp liên doanh cho đối tác khác, kết chuyển
       toàn bộ khoản chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ khi góp vốn còn lại (đang
       phản ánh ở bên Có TK 3387) sang thu nhập khác, kế toán ghi:
                 Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do
   đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát)
                     Có TK 711 – Thu nhập khác


SV: Nguyễn Minh Thu                                            Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                  - 12 -                GVHD: Lê Thị Thanh


1.5 KẾ TOÁN KHẤU HAO VÀ HAO MÕN TSCĐ.
    Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác
    nhau TSCĐ của doanh nghiệp bị hao mòn. Hao mòn TSCĐ là sự giảm sút về
    giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do TSCĐ tham gia vào quá trình hoạt
    động của doanh nghiệp và do nguyên nhân khác. TSCĐ bị hao mòn dưới hai
    hình thức: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
      Hao mòn hữu hình của TSCĐ: là sự giảm sút về mặt giá trị và giá trị sử
    dụng của TSCĐ do các TSCĐ đã tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
    doanh và do các nguyên nhân tự nhiên.
      Hao mòn vô hình của TSCĐ: là sự giảm sút thuần túy về mặt giá trị của
    TSCĐ do nguyên nhân tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra.
        Đối với những TSCĐ được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
    của doanh nghiệp phần giá trị hao mòn của chúng được chuyển dịch vào giá
    trị của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được tạo ra. Phần giá trị hao mòn đó
    được gọi là khấu hao TSCĐ. Như vậy về bản chất, giá trị khấu hao TSCĐ
    chính là phần giá trị của TSCĐ bị hao mòn và chuyển dịch vào chi phí sản
    xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Khấu hao TSCĐ: là việc chuyển dịch phần giá trị hao mòn TSCĐ trong quá
    trình sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất ra theo các phương pháp tính
    toán thích hợp.
       Mục đích của khấu hao là nhằm tích lũy vốn để tái sản xuất giản đơn và
    mở rộng TSCĐ. Bộ phận giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản
    phẩm.
1.5.1 Tính khấu hao TSCĐ.
  Việc tính khấu hao TSCĐ ở doanh nghiệp hiện nay được thực hiện theo quyết
định số 206 ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính.
       Phạm vi (nguyên tắc) khấu hao:
+ Các TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tính
khấu hao, mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ. Trừ TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng.
+ TSCĐ không phải khấu hao.
+ Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròn
tháng. TSCĐ tăng, giảm, ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh (đưa vào cất
trữ theo quy định Nhà nước, chờ thanh lý, nhượng bán …) được trích khấu hao
hoặc thôi trích khấu hao ngay trong tháng đấy.
+ Những tài sản không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì không
phải trích khấu hao, những TSCĐ này theo quy định của Nhà nước.
+ Quyền sử dụng đất không phải khấu hao.
       Phương pháp tính khấu hao:
   Việc tính khấu hao trong doanh nghiệp có thể được thực hiện theo nhiều
   phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng. Thông
   thường có các phương pháp khấu hao cơ bản sau:


SV: Nguyễn Minh Thu                                         Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                       - 13 -                    GVHD: Lê Thị Thanh


   - Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định
   - Phương pháp số dư giảm dần
   - Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
   Thông thường các doanh nghiệp sử dụng khấu hao theo phương pháp đường
   thẳng. Nội dung như sau:
   - Căn cứ các quy định trong chế độ Nhà nước ban hành để doanh nghiệp
      xác định thời gian sử dụng của TSCĐ.
          Mức trích khấu hao
          trung bình hàng năm                         Nguyên giá của TSCĐ
                                        =             Thời gian sử dụng
          của TSCĐ

   Từ công thức trên, ta có thể xác định được mức khấu hao theo quý hoặc theo
   tháng. Mức trích:
            Mức trích khấu                             Nguyên giá × tỷ lệ khấu hao
            hao quý (tháng)             =                        4(12)

   Công thức trên được vận dụng cho từng loại TSCĐ riêng biệt hoặc cho từng
   đối tượng ghi TSCĐ
  Trong thực tế, việc tính khấu hao được thực hiện hàng tháng trên cơ sở số
khấu hao của tháng trước, số khấu hao tăng giảm của tháng này.
    Sô khấu hao               Số KH đã trích             Số KH            Số KH
  trích tháng này    =         tháng trƣớc        +       tăng      -     giảm


 Và được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao.

1.5.2 Kế toán khấu hao TSCĐ
1.5.2.1 Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán sử dụng TK 214 (Hao mòn TSCĐ)
   - TK 2141 _ Hao mòn TSCĐ hữu hình
   - TK 2142 _ Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
   - TK 2143 _ Hao mòn TSCĐ vô hình
Kết cấu chung:
Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm đi do TSCĐ giảm
Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ và do các nguyên
nhân khác.
Dư bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ hiện có
Ngoài ra còn sử dụng tài khoản 009 _ Nguồn vốn khấu hao cơ bản
1.5.2.2 Trình tự kế toán khấu hao
+ Định kì căn cứ vào bảng tính và phân bố khấu hao TSCĐ, kế toán tính vào chi
phí sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh hao mòn của TSCĐ.
           Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6274)


SV: Nguyễn Minh Thu                                                     Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                  - 14 -               GVHD: Lê Thị Thanh


            Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (6414)
            Nợ TK 642 – Chi phí quản lí doanh nghiệp (6424)
            Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2412)
                  Có 214 – Hao mòn TSCĐ
+ Đối với những TSCĐ phục vụ cho hoạt động phúc lợi và hoạt động sự nghiệp,
giá trị hao mòn của chúng được phản ánh như sau:
          Nợ TK 4313- Quỹ phúc lợi hình thành TSCĐ
          Nợ TK 466- Nguồn kinh phí sự nghiệp đã hình thành TSCĐ
              Có TK 214- Hao mòn TSCĐ
+ Nộp vốn khấu hao cho đơn vị cấp trên, kế toán ghi:
              Nợ TK 411- Nguồn vốn kinh doanh
                     Có TK 111, 112…
+ Nhận được vốn khấu hao của đơn vị cấp dưới nộp lên, kế toán ghi:
                    Nợ TK 111, 112…
                         Có TK 136- Phải thu nội bộ (1361)
+ Khi cấp dưới nhận vốn khấu hao TSCĐ của đơn vị cấp trên để bổ sung vốn
kinh doanh, kế toán của đơn vị cấp dưới ghi:
                 Nợ TK 111, 112…
                     Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh
+ Trường hợp đơn vị cho đơn vị khác vay vốn khấu hao trong khi chưa sử dụng
nguồn vốn khấu hao cơ bản, kế toán ghi:
                Nợ TK 138- Phải thu khác (1388) (Cho vay không lấy lãi)
                Nợ TK 128- Đầu tư ngắn hạn khác (Cho vay có lấy lãi)
                Nợ TK 228- Đầu tư dài hạn khác (Cho vay có lấy lãi)
                  Có TK 111, 112…
+ Trường hợp nhận TSCĐ đã qua sử dụng ( đã trích khấu hao) do điều chuyển
nội bộ công ty, kế toán ghi:
                  Nợ TK 211 (Nguyên giá theo bên điều chuyển)
                          Có TK 214 (Khấu hao lũy kế)

 1.6. KẾ TOÁN SỬA CHỮA TSCĐ.
Trong quá trình sử dụng , TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận. Để đảm
bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường trong suốt thời gian sử dụng, các doanh
nghiệp phải tiến hành thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ khi bị hư
hỏng.
Tùy theo quy mô, tính chất của từng công việc sửa chữa mà người ta chia thành
2 loại : Sửa chữa lớn TSCĐ và sửa chữa thường xuyên TSCĐ.
+ Sửa chữa thường xuyên TSCĐ:
 Chi phí sửa chữa không nhiều, kế toán tập hợp 100% chi phí sửa chữa vào đối
tượng hạch toán:
         Nợ TK 627 (nếu sửa chữa cho Phân xưởng sản xuất)
         Nợ TK 641 (nếu sửa chữa cho bộ phận bán hàng)


SV: Nguyễn Minh Thu                                         Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                     - 15 -                 GVHD: Lê Thị Thanh


       Nợ TK 642 (nếu sửa chữa cho bộ phận quản lý doanh nghiệp)
             Có TK 111, 112, 331: Chi phí thuê ngoài sửa chữa
             Có TK 334, 338, 152, 133: Chi phí tự sửa chữa
+ Sửa chữa lớn TSCĐ, gồm có:
   - Sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch thì đầu năm doanh nghiệp có thể trích
      trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
           Hàng kỳ trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch, ghi:
                   Nợ TK 627, 641, 642
                    Có TK 335- Chi phí phải trả
          Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, ghi:
                    Nợ TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ
                      Có TK 111, 152, 153, 214, 334, 338…
          Khi công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển chi phí sửa
   chữa lớn thực tế phát sinh, ghi:
                  Nợ TK 335- Chi phí phải trả
                    Có TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ
         Kế toán tiến hành xử lý số chênh lệch giữa số chi phí sửa chữa lớn
   thực tế phát sinh so với số được trích trước theo kế hoạch (nếu có), ghi:
            . Nếu số thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước thì sẽ trích bổ sung:
                 Nợ TK 627, 641, 642…
                     Có TK 335- Chi phí phải trả
            . Nếu số thực tế phát sinh nhỏ hơn số trích trước thì ghi giảm chi phí
   (theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp và QĐ 206 về trích và quản lý khấu
   hao TSCĐ) hoặc ghi tăng thu nhập khác (theo VAS) , ghi:
                  Nợ TK 335- Chi phí phải trả
                       Có TK 627, 641…
           Hoặc        Có TK 711- Thu nhập khác
   - Sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch thì doanh nghiệp sẽ phân bổ dần dần
      chi phí sửa chữa lớn vào các đối tượng có liên quan :
      Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, ghi:
              Nợ TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ
                Có TK 111, 112, 331…
      Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn
      để phân bổ dần, ghi:
               Nợ TK 142, 242,
                 Có TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ
      Phân bổ chi phí từng kỳ vào các đối tượng sử dụng có liên quan, ghi:
               Nợ TK 627, 641, 642
                 Có TK 142, 242
   - Sửa chữa lớn mang tính chất nâng cấp, cải tạo làm tăng lợi ích kinh tế
      trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó:



SV: Nguyễn Minh Thu                                             Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                  - 16 -                GVHD: Lê Thị Thanh


        Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn mang tính nâng cấp, cải tạo TSCĐ
   hữu hình sau ghi nhận ban đầu, ghi:
              Nợ TK 241- XDCB dở dang
                Có TK liên quan 111, 152, 331, 334…
        Khi công việc sửa chữa lớn hoan thành đưa TSCĐ vào sử dụng :
           . Những chi phí phát sinh không thỏa mãn tiêu chuẩn ghi tăng nguyên
   giá TSCĐ hữu hình, kế toán ghi:
              Nợ TK 627, 641, 642 (Nếu chi phí sửa chữa
              Nợ TK 142, 242 (Nếu chi phí sửa chữa lớn)
                  Có TK 241 – XDCB dở dang
            . Những chi phí phát sinh thỏa mãn tiêu chuẩn ghi tăng nguyên giá
   của TSCĐ hữu hình, kế toán ghi:
              Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
                  Có TK 241 – XDCB dở dang
1.7. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SỔ KẾ TOÁN SỬ DỤNG TRONG KẾ
TOÁN TSCĐ
Kế toán TSCĐ sử dụng các hình thức ghi sổ:
   - Nhật ký chung
   - Nhật ký chứng từ
   - Sổ cái Tài khoản
   - Chứng từ ghi sổ
   - Phần mềm kế toán
   Trong điều kiện ứng dụng các phần mềm vi tính phục vụ cho công tác kế
   toán TSCĐ và các khoản đầu tư, cần lưu ý một số nội dung sau:
      a. Tổ chức mã hóa TSCĐ theo đối tượng ghi TSCĐ. Việc mã hóa TSCĐ
         là tùy thuộc vào số lượng, chủng loại TSCĐ hiện có của Công ty,
         nhưng tuyệt đối phải đảm bảo nguyên tắc không trùng mã và dễ dàng
         nhận biết TSCĐ theo từng loại, từng nhóm.
      b. Tổ chức khai báo các thông tin về TSCĐ: TSCĐ trong Công ty được
         quản lý đơn chiếc, do vậy phải khai báo thông tin chi tiết về từng
         TSCĐ của Công ty cho phần mềm, làm cơ sở quản lý, ghi chép và tính
         khấu hao TSCĐ. Thông thường, các thông tin tối thiểu phải khai báo
         bao gồm: Mã, tên TSCĐ, nơi sử dụng, thời gian đưa vào sử dụng và
         thời gian dự kiến sử dụng.
      c. Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Các phần mềm kế toán đều cung cấp hệ
         thống sổ kế toán khá đa dạng để theo dõi TSCĐ như: sổ theo dõi TSCĐ
         theo từng đơn vị sử dụng, sổ theo dõi TSCĐ toàn doanh nghiệp, các sổ
         kế toán tổng hợp như: Sổ cái Tài khoản 211, 213, 214... Ngoài ra,
         người sử dụng còn có thể vận dụng các chức năng khác như: Lọc, tìm
         kiếm dữ liệu để tạo ra các bảng kê, sổ kế toán theo yêu cầu.




SV: Nguyễn Minh Thu                                         Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                   - 17 -                GVHD: Lê Thị Thanh


                  CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN
     CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11

 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11
 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần sông Đà 11
 Công ty cổ phần sông Đà 11 tiền thân là một đội điện nước thuộc Công ty thủy
 điện Thác Bà do Bộ kiến trúc thành lập từ năm 1961 đến năm 1973 được nâng
 cấp thành công trường cơ điện. Năm 1976 theo quyết định của Bộ Xây dựng,
 chuyển đơn vị về thị xã Hòa Bình để chuẩn bị cho khởi công nhà máy thủy
 điện Hòa Bình trên sông Đà và được đổi tên là: “xí nghiệp lắp máy điện nước
 thuộc Tổng công ty xây dựng thủy điện Sông Đà 11”. Đến năm 1989 theo
 quyết định số 03/TCT-TCLĐ ngày 12/12/1989 của Tổng giám đốc Tổng công
 ty, xí nghiệp lắp máy điện nước được nâng cấp lên thành Công ty xây lắp điện
 nước. Năm 1993 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Công ty lắp máy
 điện nước đổi tên thành: “Công ty xây lắp năng lượng thuộc Tổng công ty thủy
 điện sông Đà”. Ngày 11/03/2002 Bộ xây dựng có quyết định số 285/QĐ đổi
 tên thành “Công ty Sông Đà 11”. Thực hiện nghị quyết TW3 về đổi mới sắp
 xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, ngày 17/08/2005 Bộ xây dựng đã có quyết
 định số 1332/QĐ-BXD về việc chuyển Công ty Sông Đà 11 thuộc Tổng Công
 ty sông Đà thành Công ty Cổ phần sông Đà 11.
 Trụ sở Công ty tại cơ sở 2 tổng Công ty sông Đà km 10 đường Trần Phú,
 phường Văn Mỗ, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây.
 Là một đơn vị thành viên 40 năm phát triển và trưởng thành cùng Tổng công ty
 Sông Đà, Công ty Cổ phần Sông Đà 11 đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm
 trong lĩnh vực thi công xây lắp và điều hành sản xuất. Đến nay, Công ty cổ
 phần Sông Đà 11 đã có một đội ngũ hơn 1500 cán bộ kỹ thuật, cử nhân, công
 nhân lành nghề (trong đó có hơn 250 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và
 trên đại học).
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 11.
   - Xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, bưu điện, quản lý vận hành
       phân phối điện nước cho các công trình.
   - Xâp lắp hệ thống cấp thoát nước cho các đô thị và khu công nghiệp,
       đường dây tải điện, trạm biến áp có cấp điện áp đến 500 KV, kết cấu công
       trình, quản lý vận hành nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, nhà máy nước và
       đô thị.
   - Xâp lắp, thí nghiệm, hiệu chỉnh, bảo dưỡng, lắp ráp tủ bảng điện công
       nghiệp cho đường dây, nhà máy điện, trạm biến áp và các dây truyền công
       nghệ có cấp điện áp đến 500 KV.
   - Sản xuất và kinh doanh kim khí, các sản phẩm về cơ khí, quản lý và vận
       hành kinh doanh bán điện.



SV: Nguyễn Minh Thu                                          Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                    - 18 -                GVHD: Lê Thị Thanh


    - Kinh doanh xuất nhập khẩu, vật tư, thiết bị phương tiện vận tải cơ giới,
       phụ tùng cơ giới, phục vụ thi công xây dựng và công nghệ xây dựng, vận
       tải hàng hóa đường bộ.
    - Kinh doanh xây dựng các khu đô thị, nhà cao tầng, khu công nghiệp.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý của Công ty.
Công ty sông Đà 11 được cổ phần từ doanh nghiệp Nhà nước. Có nhiệm vụ kinh
doanh trong lĩnh vực xây dựng, mà địa bàn hoạt động rất rộng nên Công ty tổ
chức bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh theo quy mô vừa tập
trung vừa phân tán. Công ty tổ chức quản lý theo một cấp đứng đầu là Tổng
giám đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động chung của Công ty, giúp việc
cho giám đốc là các phó giám đốc và các phòng ban chức năng.
    - Đứng đầu bộ máy quản lý là Tổng giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản
       trị Công ty bổ nhiệm, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
       doanh và đời sống công nhân viên toàn công ty.
    - Dưới Tổng giám đốc là 3 phó Tổng giám đốc giúp việc cho Tổng giám
       đốc từng mặt của công ty (kinh tế, kỹ thuật,thi công).
    - Ngoài ra, Công ty còn có 5 phòng ban chức năng sau:
    Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các phương
    án sắp xếp cải tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức
    quản lý điều phối tuyển dụng lao động, thực hiện chính sách đối với người
    lao động, thực hiện công tác văn thư lưu trữ…
    Phòng kỹ thuật cơ giới: Giám sát đôn đốc về công tác cơ giới và vật tư,
    quản lý chất lượng công trình, an toàn bảo hộ lao động toàn Công ty.
    Phòng kinh tế kế hoạch: Có nhiệm vụ lập các kế hoạch ngắn hạn và dài
    hạn, báo cáo về tổ chức công ty, đồng thời lập kế hoạch giao cho đơn vị, theo
    dõi thực hiện kế hoạch.
    Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra giám sát về kỹ
    thuật chất lượng các công trình đồng thời đề ra các sáng kiến thay đổi biện
    pháp thi công, ngoài ra còn có nhiệm vụ quản lý vật tư cơ giới toàn công ty,
    lập kế hoạch, mua sắm và giám sát tình hình sử dụng, dự trữ vật tư thiết bị
    của các đơn vị theo dõi hiện trạng máy móc thiết bị toàn doanh nghiệp để
    tham mưu cho việc mua sắm, thanh lý máy móc bổ sung.
    Phòng dự án: Theo dõi, quản lý dự án của công ty.
    - Dưới các phòng ban của Công ty, tại các xí nghiệp trực thuộc cũng tổ
       chức các phòng ban tương tự trực tiếp quản lý hoạt động của từng đơn vị
       mình, đồng thời chịu sự chỉ đạo của các phòng ban trên công ty. Giữa các
       phòng ban cơ quan Công ty và dưới xí nghiệp có sự phân công quản lý và
       phối hợp chặt chẽ.
2.1.4 Bộ máy tổ chức và công tác kế toán ở Công ty.
2.1.4.1 Bộ máy tổ chức:
      Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm
tra công tác kế toán trong phạm vi toàn Công ty kể cả các đơn vị thành viên.


SV: Nguyễn Minh Thu                                            Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                     - 19 -                 GVHD: Lê Thị Thanh


Giúp giám đốc tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, thông tin kinh tế, đề ra các
giải pháp tài chính kịp thời phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô sản xuất, kinh doanh ở Công
ty gồm nhiều xí nghiệp thành viên, trung tâm, ban quản lý dự án và có trụ sở
giao dịch ở nhiều nơi khác nhau trên địa bàn cả nước cho nên bộ máy kế toán ở
công ty được tổ chức theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán. Hàng tháng, bộ
phận kế toán của các đơn vị thành viên sẽ tập hợp số liệu gửi lên phòng tài chính
kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổng hợp số liệu chung toàn Công ty và lập báo
cáo tài chính hàng kỳ.
Hiện nay phòng tài chính kế toán của Công ty gồm 12 người được bố trí theo
các chức năng nhiệm vụ sau:
Kế toán trƣởng: Giúp Tổng giám đốc Công ty tổ chức và chỉ đạo thực hiện
toàn bộ công tác tài chính, kế toán, tín dụng và thông tin kinh tế toàn công ty. Tổ
chức hạch toán kế toán trong phạm vi toàn công ty theo các quy định về quản lý
kinh tế tài chính và điều lệ kế toán trưởng.
Phó kế toán trƣởng: Phụ trách kế toán tổng hợp toàn Công ty và giúp việc cho
kế toán trưởng. Thay mặt kế toán trưởng Công ty khi kế toán trưởng đi vắng (Có
ủy quyền từng lần cụ thể).
Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu quyết toán chi phí, tính giá
thành và tổng hợp kết quả tiêu thụ, tính lợi nhuận và lập báo cáo cuối kỳ.
Kế toán ngân hàng: Lập kế hoạch vốn tín dụng, quản lý hồ sơ, chứng từ thanh
toán và theo dõi thanh toán qua Ngân hàng, thực hiện các nghiệp vụ có liên quan
đến Ngân hàng.
Kế toán Nhật ký chung: Có nhiệm vụ nhập số liệu.
Kế toán vật tƣ và tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, khấu
hao và sửa chữa lớn TSCĐ.
Kế toán tiền lƣơng và BHXH: Theo dõi các khoản thanh toán với công nhân
viên và các khoản trích theo lương trên cơ sở tiền lương thực tế và tỷ lệ phần
trăm quy định hiện hành.
Kế toán tạm ứng và thanh toán: theo dõi quản lý các khoản tạm ứng, quản lý
các nghiệp vụ thu chi quỹ và các khoản thanh toán.
Kế toán thuế và công nợ nội bộ: Tính số thuế của từng loại thuế mà doanh
nghiệp phải chịu, quyết toán thuế, nộp thuế cho cơ quan Nhà nước và tình hình
thanh toán giữa các đơn vị trực thuộc với công ty.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ tập hợp chứng từ thu chi vào sổ quỹ, mở sổ.
Kế toán tại các đơn vị trực thuộc: Thực hiện hạch toán theo các quy định quản
lý tài chính của Công ty và chịu sự chỉ đạo của các bộ phận kế toán trên Công
ty.




SV: Nguyễn Minh Thu                                             Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                      - 20 -             GVHD: Lê Thị Thanh


   TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11


                                      KẾ TOÁN
                                      TRƢỞNG


                                PHÓ KẾ TOÁN
                                  TRƢỞNG



            Kế toán        Kế toán               Kế toán    Kế toán
             tiền          tạm ứng               thuế và     ngân
           lương và        và thanh              công nợ     hàng
            BHXH             toán                 nội bộ



            Kế toán        Thủ quỹ               Kế toán    Kế toán
           tổng hợp                              nhật ký    vật tư và
                                                  chung      TSCĐ




                       Kế toán các đơn vị trực thuộc



2.1.4.2 Hình thức sổ kế toán mà Công ty đang vận dụng:
Công ty cổ phần sông Đà 11 có tình hình biến động TSCĐ tương đối lớn, phong
phú, đa dạng, địa điểm kinh doanh sản xuất xa nằm rải rác khắp mọi miền đất
nước. Để thuận tiện cho công tác hạch toán kế toán Công ty đang áp dụng hình
thức “Nhật ký chung”. Các sổ kế toán đang sử dụng tại công ty: Các sổ cái, Sổ
nhật ký chung, Các bảng bao gồm: bảng phân bổ lương, phân bổ khấu hao, phân
bổ chi phí, Sổ quỹ, các sổ chi tiết (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tạm ứng…),Các
bảng kê.




SV: Nguyễn Minh Thu                                           Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                          - 21 -                GVHD: Lê Thị Thanh


                     Sơ đồ tổng quát: hình thức nhật ký chung




                        Chứng từ gốc



                 Chứng từ mã hóa nhập                     Sổ chi tiết
                   liệu vào máy tính


                       Nhật ký chung



                            Sổ cái                   Bảng tổng hợp chi tiết
                                                         số phát sinh


                     Bảng cân đối số phát
                          sinh thử


                 Các bút toán điều chỉnh
                       kết chuyển


                     Bảng cân đối số phát
                       sinh hoàn chỉnh


                Báo cáo tài chính và các
                     báo cáo khác


Ghi chú:
               Ghi hàng ngày
               Ghi cuối tháng
               Đối chiếu hàng ngày




SV: Nguyễn Minh Thu                                                     Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                    - 22 -                GVHD: Lê Thị Thanh


2.1.4.3 Phần mềm kế toán đang đƣợc áp dụng tại Công ty.
Thông tin kế toán đòi hỏi ngày càng phải nhanh, kịp thời, chính xác cũng như
giảm được cường độ làm việc của kế toán. Nên Công ty cổ phần sông Đà 11 đã
thấy được ưu điểm và hiệu quả của việc áp dụng máy tính vào công tác kế toán.
Công ty đã chuyển từ kế toán thủ công sang kế toán máy.
Đội ngũ nhân viên phòng kế toán là những người sử dụng thành thạo phần mềm
kế toán của mình. Hiện nay Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán UNESCO
Accouting. Đây là phần mềm kế toán động nên có thể thay đổi phù hợp với
Công ty, mẫu biểu phong phú, cách nhập số liệu đơn giản.
2.2     TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ
        Ở CÔNG TY
2.2.1 Đặc điểm TSCĐ và công tác quản lý TSCĐ của Công ty cổ phần sông
        Đà 11.
2.2.1.1 Đặc điểm TSCĐ ở công ty.
Công ty cổ phần sông Đà 11 với chức năng xây dựng các công trình, sản xuất
lắp đặt các kết cấu xây dựng và kết cấu cơ khí công trình, sản xuất vật liệu, cấu
kiện xây dựng, xây lắp các thiết bị công nghệ… Do đó TSCĐ hữu hình của
Công ty chủ yếu là máy móc, xe cơ giới, các máy khoan…
Sau ngày thành lập với nguồn Ngân sách được cấp, công ty đã chú trọng tới việc
đầu tư các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. So với các công ty trong cùng lĩnh vực thì TSCĐ của công ty được
trang bị tương đối đầy đủ cả về số lượng lẫn chất lượng.
Tính đến ngày 01/01/2006 tổng số vốn cố định của cả công ty là 35.609.283.205
đồng. Trong thời gian gần đây, do khối lượng các công trình thi công nhiều,
công ty phải trang bị các thiết bị máy móc bằng nguồn vốn tự có của mình hoặc
vốn tín dụng và nguồn vốn khác. Các TSCĐ này chủ yếu nhập từ các nước:
Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đức…
2.2.1.2 Công tác quản lý TSCĐ ở công ty.
Do đặc thù của ngành xây dựng nên vấn đề bảo quản và sử dụng TSCĐ như thế
nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là vấn đề được các nhà quản lý đặt ra.
Nhận thức được vấn đề đó TSCĐ của công ty được quản lý chặt chẽ cả về mặt
giá trị và mặt hiện vật bởi phòng quản lý thiết bị và phòng kế toán.
Về mặt hiện vật: Phòng quản lý thiết bị trực tiếp lập sổ sách theo dõi, ghi chép
về công tác quản lý và điều phối vật tư, cơ giới. Phòng còn theo dõi và nắm giữ
năng lực máy móc thiết bị tham gia phục vụ thi công các công trình và khả năng
khai thác tài liệu sử dụng thiết bị các công trình. Đồng thời phòng quản lý các
thiết bị các công trình do công ty đảm nhiệm thi công để cân đối năng lực thiết
bị động lực, thiết bị công tác, phương tiện vận tải…Nhằm điều phối nhịp nhàng
giữa các đơn vị thành viên và giữa các công trình thi công. Phòng quản lý thiết
bị còn cùng với các đơn vị thành viên lập kế hoạch mua thêm máy móc thiết bị
mới, đáp ứng các yêu cầu tiến bô, chất lượng thi công.



SV: Nguyễn Minh Thu                                            Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                    - 23 -                GVHD: Lê Thị Thanh


Về mặt giá trị: Phòng kế toán trực tiếp lập sổ sách theo dõi tình hình tăng,
giảm TSCĐ có ở công ty theo chỉ tiêu giá trị. Đồng thời định kỳ tính toán giá trị
hao mòn, trích khấu hao và quản lý quỹ khấu hao.
2.2.2 Phân loại TSCĐ và đánh giá TSCĐ ở Công ty.
2.2.2.1 Phân loại TSCĐ.
Tại Công ty Cổ phần sông Đà 11, TSCĐ rất đa dạng, phong phú nên TSCĐ
được phân chia theo nhiều cách để đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty. Vì
vậy, TSCĐ của Công ty cần được phân loại theo những tiêu thức nhất định:
       Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành:
TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn góp                  2.615.064.625
TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn CNK                 11.648.831.609
TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn tín                 21.345.386.971
dụng

      Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật:
Nhà cửa, vật kiến trúc                                  500.347.453
Phương tiện vận tải, truyền dẫn                      17.762.151.929
Máy móc thiết bị                                     15.159.785.830
Thiết bị dụng cụ quản lý                              2.186.997.993

   Thông qua các cách phân loại trên giúp cho Công ty quản lý chặt chẽ TSCĐ
   của mình một cách rất cụ thể, chi tiết theo đặc trưng kỹ thuật và tình hình sử
   dụng của TSCĐ từ đó đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả phục vụ cho tiến trình
   sản xuất và thi công của Công ty.
2.2.2.2 Đánh giá TSCĐ.
Việc xác định giá trị TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong quản lý, khai thác
TSCĐ. Đặc biệt trong công tác hạch toán kế toán, phân tích hiệu quả sử dụng
TSCĐ… Đánh giá đúng giá trị của TSCĐ có nghĩa là đánh giá đúng quy mô,
năng lực… của Công ty. Từ nhận thức đó, hiện nay công tác kế toán của Công
ty được thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành: đánh giá TSCĐ theo
nguyên giá và giá trị còn lại.
  Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá:
Theo cách đánh giá này nguyên giá TSCĐ được xác định trong từng trường hợp
cụ thể như sau:
  Nguyên giá TSCĐ do mua ngoài:
                                 Các       Chi phí
                                khoản        vận           Các        Giá trị sản
                Giá mua                                   khoản       phẩm thu
                 (chƣa           thuế      chuyển
 NG TSCĐ =                 +
                                không
                                        + bốc dỡ,     -    giảm -      đƣợc do
                 thuế)                                      trừ        chạy thử
                               hoàn lại   lắp đặt…
Nguyên giá TSCĐ do xây dựng , tự chế:



SV: Nguyễn Minh Thu                                            Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                      - 24 -               GVHD: Lê Thị Thanh



     Nguyên giá              Giá trị quyết toán
    TSCĐ tự xây              của TSCĐ tự xây               Chi phí lắp đặt
                     =                            +       chạy thử (nếu có)
    dựng, tự chế               dựng, tự chế

 Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại:
Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định theo công thức:
 Giá trị còn lại                                           Giá trị hao mòn
  của TSCĐ           =        Nguyên giá TSCĐ      -
                                                          lũy kế của TSCĐ
Ở Công ty cổ phần sông Đà 11, khi đánh giá lại theo tỷ lệ phần trăm so với
TSCĐ khi còn mới thì giá trị còn lại của TSCĐ là:
   Giá trị còn lại            Tỷ lệ % năng lực            Nguyên giá TSCĐ
   của TSCĐ khi          =     TSCĐ còn lại        -       (nguyên giá cũ)
    đánh giá lại
Thông thường vào cuối mỗi năm Tổng công ty đều có quyết định kiểm kê lại
TSCĐ. Khi đó phòng quản lý vật tư cơ giới tổ chức đánh giá lại TS để xác định
giá trị tài sản thực tế hiện có ở Công ty.
Trong công tác hạch toán TSCĐ, Công ty chỉ hạch toán theo giá trị ghi trên sổ
sách còn giá trị TSCĐ thực tế kiểm kê và giá trị còn lại của TS khi đánh giá lại
Công ty chỉ sử dụng để xem xét đánh giá công tác quản lý và sử dụng TSCĐ là
tốt hay không tốt.
Do không sử dụng số liệu giá trị còn lại theo đánh giá lại TSCĐ để hạch toán
nên Công ty không xác định giá trị hao mòn của TSCĐ sau khi đánh giá lại (giá
trị còn lại của TSCĐ khi đánh giá lại chỉ được thể hiện trên báo cáo chi tiết kiểm
kê TSCĐ). Như vậy chưa phản ánh được thực tế giá trị TSCĐ hiện có ở Công ty
và nguồn vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2.2.3 Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình ở Công ty sông Đà 11.
+ Thủ tục, chứng từ:
Để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ ở Công ty Cổ phần sông Đà 11
đều phải dựa vào các chứng từ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ và các chứng từ khác
có liên quan
     Lấy ví dụ phân loại chứng từ trong phần hành TSCĐ
(+) GIAM: giảm tài sản
     GIAM 01: nhượng bán tài sản
     GIAM 02: điều chuyển nội bộ sang đơn vị khác
     GIAM 03: thanh lý tài sản
   GIAM 04: góp vốn liên doanh
(+) KHAO: trích khấu hao
     KHAO 01: trích khấu hao TSCĐ hữu hình
     KHAO 02: trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính
     KHAO 03: trích khấu hao TSCĐ vô hình
     KHAO 04: trích khấu hao bất động sản


SV: Nguyễn Minh Thu                                             Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                      - 25 -                    GVHD: Lê Thị Thanh


(+) TANG: tăng tài sản
    TANG 01: mua sắm mới
    TANG 02: đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành
    TANG 03: chuyển từ công cụ lao động nhỏ
    TANG 04: điều chuyển nội bộ từ đơn vị khác
    TANG 05: nhận vốn góp liên doanh
    TANG 06: được biếu tặng
(+) TDOI: thay đổi giá trị
    TDOI 01: đánh giá lại tăng giá trị
    TDOI 02: đánh giá lại giảm giá trị
2.2.3.1 Hạch toán TSCĐ tăng do mua sắm tại Công ty:
 Sau khi cổ phần hóa, TSCĐ của Công ty tăng chủ yếu do mua sắm mới. Các
chứng từ tăng TSCĐ do mua sắm mới mà Công ty sử dụng bao gồm: biên bản
giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, thẻ TSCĐ và các chứng từ liên
quan khác: hóa đơn giá trị gia tăng, giấy đề nghị mua hàng…
 Quy trình luân chuyển chứng từ tổng quát khi tăng TSCĐ do mua sắm được
minh họa theo sơ đồ sau:

      Phòng dự án       1        HĐQT phê            2        Tổng GĐ công
       lập dự án                 duyệt dự án                   ty thực hiện

                                                              3             4


                       Phòng kế toán                     Phòng kinh tế kế hoạch
                       lập hồ sơ tăng            5       xét duyệt, lựa chọn nhà
                           tài sản                       cung cấp, ký kết hợp đồng

Sơ đồ 2.2: Luân chuyển chứng từ trong nghiệp vụ mua sắm TSCĐ
Hàng năm phòng dự án sẽ căn cứ vào nhu cầu của các xí nghiệp, cơ quan thuộc
Công ty về TSCĐ để lập dự án trình lên HĐQT Công ty phê duyệt dự án. Sau
khi được HĐQT phê duyệt, dư án đó được giao cho Tổng giám đốc thực hiện,
tiếp đó TGĐ giao cho Phòng kinh tế kế hoạch tìm kiếm nhà cung cấp, và lập
“Biên bản xét chào giá cạnh tranh” trong biên bản đó nêu ra ba nhà cung cấp để
lựa chọn một nhà cung cấp có giá sản phẩm, chất lượng hợp lý nhất. Phòng Kinh
tế kế hoạch trình lên TGĐ phê duyệt nhà cung cấp đã lựa chọn, sau khi được phê
duyệt phòng Kinh tế kế hoạch tiến hành ký kết hợp đồng với bạn hàng. Cuối
cùng, Phòng Kinh tế kế hoạch giao toàn bộ chứng từ cho Phòng Kế toán để
phòng Kế toán lập hồ sơ tăng tài sản.
    - Các chứng từ sử dụng
           + Quyết định của hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sông Đà 11.
           + Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn vận chuyển.
           + Hợp đồng kinh tế (về việc cung cấp máy tính xách tay).


SV: Nguyễn Minh Thu                                                 Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                   - 26 -                GVHD: Lê Thị Thanh


           + Biên bản giao nhận, và biên bản thanh ly hợp đồng.
    Ví dụ minh họa:
    Theo nhu cầu để phục vụ cho công tác quản lý điều hành tại cơ quan công ty.
    Nên Tổng giám đôc công ty đã xin Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sông
Đà 11 Theo nhu cầu để phục vụ cho công tác quản lý điều hành tại cơ quan công
ty. mua máy tính xách tay cho công ty năm 2007 nhằm phục vụ công tác quản lý
điều hành.
    Dự án mua máy tính xách tay của cơ quan công ty đã được Tổng giám đốc
công ty phê duyệt và TGĐ giao cho phòng Kinh tế kế hoạch tìm kiếm nhà cung
cấp, sau khi tìm kiếm các nhà cung cấp phòng Kinh tế kế hoạch sẽ lập biên bản
xét chào giá canh tranh, nội dung cụ thể như sau:

     Tổng công ty Sông Đà              Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
     Công ty CP Sông Đà 11                Đôc lập – Tự do – Hạnh phúc
       ----------------------                   -----------------------
       Số: 62CT/HĐQT                          Hà Tây, ngày 07 tháng 08 năm 2007


                                QUYẾT ĐỊNH
  VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ CHÀO GIÁ CẠNH TRANH MÁY
            TÍNH PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH

Căn cứ:
  - Nghị định số 88/1999/NĐ – CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ ban hành
     quy chế đấu thầu, được sửa đổi bổ sung theo các Nghị định số
     14/2000/NĐ – CP ngày 05/05/2000; số 66/20003/NĐ – CP ngày
     12/06/2003 của Chính phủ:
  - Nghị định 16/2005/NĐ – CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về việc
     quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:
  - Điều lệ tô chức và hoạt động của Công ty cổ phần Sông Đà 11 đã được
     đại hội cổ đông thông qua ngày thông qua ngày 31/08/2004 sửa đổi bổ
     sung ngày 04/04/2006.
  - Quyết định số 21/CÔNG TY/HĐQT ngày 22/03/2007 về việc đầu tư máy
     vi tính phục vụ quản lý điều hành.
  - Tờ trình số CT/KTKH ngày 07/08/2007 của Tổng giám đốc công ty vê
     việc xin phê duyệt kết quả xét chào giá cạnh tranh máy tính văn phòng.
  - Nghị quyết số: 2007/NQ – HĐQT ngày 07/08/2007 của Hội đồng quản trị
     công ty phê duyệt kết quả chào giá cạnh tranh máy tính phục vụ quản lý
     điều hành.




SV: Nguyễn Minh Thu                                           Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                  - 27 -                GVHD: Lê Thị Thanh


                               QUYẾT ĐỊNH
   Điều 1: phê duyệt kết quả xét chào giá cạnh tranh máy vi tính notebook
thuộc dự án nâng cao năng lực thiết bị thi công xây lắp năm 2007 với những nội
dung sau:
   Đơn vị trúng thầu: Công ty TNHH công nghệ ánh sáng.
   Giá trúng thầu: 1.590 USD (Một nghìn năm trăm chín mươi đô la mỹ).
   Giá trị trên chưa bao gồm thuế VAT.
   Chủng loại: IBM T43 mới 100% chưa sử dụng số lượng 01 chiếc .
   Thời gian cung cấp: ngày sau khi ký hợp đồng.
   Loại hợp đồng: Trọn gói.
   Nguồn vốn: Tín dụng thương mại.
   Điều 2: Hội đồng quản trị cho Tổng giám đốc công ty thương thảo và ký kết
hợp đồng với đối tác theo đúng quy định của Công ty và pháp luật Nhà nước.

                                HÓA ĐƠN
                           GIÁ TRỊ GIA TĂNG
                            Liên 2: Giao khách hàng
                           Ngày…tháng…năm 2007

   Đơn vị bán hàng       : Công ty TNHH công nghệ Ánh Sáng.
   Địa chỉ               : C10- Ngõ 109-Trường Chinh- Thanh Xuân-Hà Nội
   Số tài khoản          :
   Mã số                 : 0101635944
   Họ tên người mua hàng : Nguyễn Bạch Dương
   Tên đơn vị            : Công ty cổ phần Sông Đà 11
   Địa chỉ               : Văn Mỗ - Hà Đông – Hà Tây
   Số tài khoản          :
   Hình thức thanh toán : CK                       MS: 0500313811
STT    Tên hàng hóa, dịch Đơn vị          Số       Đơn giá       Thành tiền
                vụ             tính     lƣợng
 A              B                C         1           2                3
        Máy tính xách tay      Chiếc      01      25.465.000       25.465.000
               IBM
                        Cộng tiên hàng                             25.465.000
             Thuế suất GTGT: 5% tiền thuế GTGT                     1.273.250
                   Tổng cộng tiền thanh toán                       26.738.250
  Số tiền bằng chữ: Hai mươi sáu triệu bảy trăm ba mươi tám
             nghìn, hai trăm năm mươi đồng chẵn

Ngƣời mua hàng              Ngƣời bán hàng             Thủ trƣởng đơn vị
 (Ký, họ tên)                (Ký, họ tên)               (Ký, họ tên)


SV: Nguyễn Minh Thu                                            Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                   - 28 -                GVHD: Lê Thị Thanh


Khi hợp đồng kinh tế được ký kết, thống nhất, phòng kinh tế kế hoạch giao toàn
bộ hồ sơ, chứng từ cho phòng kế toán để phòng kế toán lập hồ sơ tăng TSCĐ.


Tổng công ty sông Đà                           Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
Công ty cổ phần sông Đà 11                       Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Số 278/SD-11/TCKT                             Hà Tây, ngày 01 tháng 09 năm
2007
V/v: Tăng TSCĐ

               HỒ SƠ TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Kính gửi: Cơ quan Công ty
- Căn cứ quyết định số 57/HĐQT ngày 30 tháng 08 năm 2005 của HĐQT Công
ty cổ phần sông Đà 11 về “Quy chế quản lý tài chính”.
- Căn cứ quyết định số 21 CT/HĐQT ngày 27/03/2007 của Chủ tịch hội đồng
quản trị V/v: Phê duyệt đầu tư trang bị văn phòng cơ quan Công ty
- Căn cứ quyết định số 62/CT/HĐQT ngày 07/08/2007 của Chủ tịch hội đồng
quản trị V/v: Phê duyệt kết quả chào giá cạnh tranh máy vi tính phục vụ quản lý
điều hành
- Căn cứ hợp đồng số 2007HĐ- Litek ký ngày 04/08/2007 giữa Công ty cổ phần
sông Đà 11 với Công ty TNHH công nghệ An Sáng về việc mua 01 máy tính
xách tay.
- Căn cứ các giấy tờ khác liên quan: Biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản giao
nhận, hóa đơn thuế GTGT…
  Nay Công ty cổ phần sông Đà 11 ra quyết định tăng TSCĐ và hướng dẫn hạch
toán như sau: (kèm theo bảng kê mức trích khấu hao của tài sản)
    A. Chi tiết về Tài sản:
                                   Số                   Hao Giá trị còn
TT           Tên TSCĐ                     Nguyên giá                         NV
                                 lượng                  mòn        lại
1     Máy tính xách tay IBM        01     25.465.000     0     25.465.000 NK
      T43(Trung Quốc)
      Tổng cộng                           25.465.000     0     25.465.000

   B. Hƣớng dẫn hạch toán:
   Cơ quan Công ty hạch toán tăng TSCĐ:
             Nợ TK 211 (Chi tiết) : 25.465.000
                  Có TK 241- Đầu tư mua sắm TSCĐ : 25.465.000
   Yêu cầu hạch toán ghi sổ kế toán tháng 9 năm 2007
   Nơi nhận:
   - Như trên
   - Lưu TCHC, TCKT


SV: Nguyễn Minh Thu                                          Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                              - 29 -                           GVHD: Lê Thị Thanh


2.2.3.2 Hạch toán chi tiết tình hình giảm TSCĐ tại Công ty.
Ở Công ty cổ phần sông Đà 11 giảm TSCĐ do rất nhiều nguyên nhân như: Giảm
do thanh lý nhượng bán, giảm do phát hiện thiếu khi kiểm kê, giảm do điều
chuyển nội bộ sang đơn vị khác. Tại cơ quan Công ty năm 2007 có một nghiệp
vụ giảm TSCĐ do điều chuyển nội bộ sang đơn vị khác. Và trong năm 2007 khi
kiểm kê TSCĐ tại xí nghiệp Sông Đà 11.2 phát hiện thiếu một tài sản là máy
bơm nước chìm Italia 7.5 Kw do bị nước lũ cuốn trôi cũng làm giảm TSCĐ của
toàn Công ty cổ phần sông Đà 11.
  TSCĐ của cơ quan Công ty năm 2007 chỉ giảm do điều chuyển nội bộ sang
đơn vị khác. Tổng số giảm trong năm 2007 là 524.414.000đ
   - Chứng từ sử dụng gồm:
         + Quyết định điều động
         + Biên bản bàn giao tài sản

Ví dụ minh họa:
   Xe ôtô con 5 chỗ ngồi Misubishi 29ML- 5238 là tài sản thuộc về văn phòng
Công ty đến ngày 30 tháng 5 năm 2006 quyết định điều động của Công ty cổ
phần sông Đà 11 cho nhà máy thủy điện Thác Trắng.
Cụ thể quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện như sau:

                         Yêu cầu điều                              Quyết định
                           chuyển                                  điều chuyển
   NM thủy điện                              Tổng giám                                  Văn phòng
    Thác Trắng                               đốc công ty                                 công ty
                              1                                         2
                                  Biên bản bàn giao máy móc thiết bị


                                                 3
                                                                Giấy đề nghị giảm tài sản
                                        Phòng kế toán
                     4                                                       5

Sơ đồ 2.3: Quy trình luân chuyển chứng từ giảm TSCĐ do điều chuyển nội bộ




SV: Nguyễn Minh Thu                                                                Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                   - 30 -                GVHD: Lê Thị Thanh


Tổng công ty Sông Đà                     Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Công ty cổ phần sông Đà 11                     Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
                                          Hà Đông, ngày 30 tháng 5 năm 2007

                       QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU ĐỘNG
                         Số: 30 CT/KTCG
Kính gửi: Tổng giám đốc Công ty cổ phần sông Đà 11
   - Căn cứ nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty
   - Căn cứ yêu cầu của NMTĐ Thác Trắng – Công ty cổ phần sông Đà 11
   - Theo đề nghị của: phòng kỹ thuật Cơ giới và phòng TC-HC Công ty
   Quyết định:
Điều I:
   - Điều động : Xe ô tô con 5 chỗ ngồi- Misubishi
   - Biển kiểm soát: 29M – 5238
   - Số máy : 6053
   - Số khung: 1000083
   - Nước sản xuất: Liên doanh Việt Nam
   - Từ đơn vị : Văn phòng Công ty
   - Đến đơn vị : NMTĐ Thác Trắng – Công ty cổ phần sông Đà 11
   - Kể từ: Ngày 01 tháng 06 năm 2007
Điều II:
NMTĐ Thác Trắng –Công ty cổ phần sông Đà 11, phòng TCHC làm thủ tục
giao nhận xe đầy đủ gồm: hồ sơ, lý lịch, dụng cụ đồ nghề và phụ tùng kèm theo
xe. Biên bản bàn giao được gửi về các phòng kỹ thuật cơ giới, Tài chính kế toán
Công ty để theo dõi.
Điều III:
Phòng tổ chức hành chính Công ty làm thủ tục điều động công nhân để định
người theo xe.
Điều IV:
NMTĐ Thác Trắng – Công ty cổ phần sông Đà 11 và các phòng tổ chức hành
chính, kỹ thuật cơ giới, Tài chính kế toán Công ty căn cứ quyết định thực hiện

Nơi nhận:
   - NMTĐ Thác Trắng
   - Phòng TCKT, TCHC
   - Lưu phòng KTCG




SV: Nguyễn Minh Thu                                           Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                        - 31 -                GVHD: Lê Thị Thanh



  Tổng công ty Sông Đà 11                          Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Công ty cổ phần Sông Đà 11                           Đôc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                Mã số: BM – CTKT031
                                                                Lần ban hành
                        BIÊN BẢN BÀN GIAO                       Ngày 01/06/2002
                        MÁY MÓC THIẾT BỊ                        Trang 1/1



   - Căn cứ quy định số 227 TCT/QLCG ngày 10 tháng 5 năm 2002 về việc
       quản lý xe máy, thiết bị của Tổng Giám đốc Tổng công ty sông Đà
   - Căn cứ quy định số 61CT/HĐQT ngày 30 tháng 8 năm 2007 về việc quản
       lý xe máy, thiết bị của Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần sông Đà 11.
Hôm nay ngày 19 tháng 6 năm 2007.
Tại Công ty cổ phần Sông Đà 11 đường Văn Mỗ - Hà Đông – Hà Tây
   I. Thành phần tham gia gồm:
           Đại diện bên giao:
               Ông: Đặng Xuân Thư               Chức vụ: TP. TCHC
               Ông: Trịnh Quốc Thanh            Chức vụ: Lái xe
           Đại diện bên nhận:
               Ông: Nguyễn Công Lý              Chức vụ: Giám đốc nhà máy
               Ông: Phạm Văn Túy                Chức vụ: Lái xe
           Cùng tiến hành giao nhận xe máy, thiết bị: Xe con nhãn hiệu Mítubishi
           Đăng ký        : 29M – 5238          Loại: Lan Các
           Số máy        : 6053                 Sô khung: 1000083
          1. Động cơ hoạt động bình thường: đồng hồ km 2837207
          2. Hệ thống truyền động: hoạt động bình thường
          3. Hệ thống treo và di chuyển: hoạt động bình thường
          4. Hệ thống điện: Đèn AC – cháy: còn lại hoạt động bình thường
          5. Hệ thống công tắc: hoạt động bình thường
          6. Lốp xe: 04 lốp xe mới nguyên: 01 dự phòng cũ
  III. Dụng cụ đồ nghề
          1. 01 kích ren                             2. 01 tay kích
          3. 01 tuýp tháo lốp                         4. 01 tuýp tháo buri
   IV. Hồ sơ tài liệu kỹ thuật
          1. Đăng ký xe 29M 5238
          2. Bảo hiểm (hạn đến 06/08/2006)
          3. Sổ khám lưu hành (đến 07/07/2006)
          * Kết luận: Xe hoạt động bình thường

                Đại diện bên giao                                Đại diện bên nhận
         Lái xe              Thủ trƣởng                   Lái xe              Thủ trƣởng



SV: Nguyễn Minh Thu                                               Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                     - 32 -                 GVHD: Lê Thị Thanh


2.2.4 Kế toán tổng hợp TSCĐ tại Công ty cổ phần sông Đà 11.
2.2.4.1 Tài khoản sử dụng:
     Công ty cổ phần sông Đà 11 sử dụng các tài khoản sau đây trong phần hành
kế toán TSCĐ.
Các tài khoản sử dụng:
TK 211: TSCĐ hữu hình
TK 213: TSCĐ vô hình
TK 214: Hao mòn TSCĐ
Các tài khoản này được sử dụng tới cấp 4, cùng với sự hỗ trợ của phần mềm kế
toán SAS (Song Da – Accounting System). Mỗi tài sản được mở chi tiết và mã
hóa riêng trên một tài khoản chi tiết. Tài khoản cấp 2 dụng được mở và quản lý
từng loại tài sản, tài khoản cấp 3 được mở cho từng tài sản trong mỗi loại tài sản,
tài khoản cấp 4 được mở để theo dõi chi tiết từng chủng loại tài sản trong mỗi tài
sản.
  Lấy ví dụ minh họa phân loại tài sản:
2112: Nhà cửa vật kiến trúc
211201: Nhà ở
21120101: Nhà ở cấp 1
21120102: Nhà ở cấp 2
……………………..
2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn
211302-02: Xe ô tô Kia biển số 29T-0015
211306-07: Xe ô tô Inova 2.0 biển số 29Y-2112
................................
2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý
211401: Máy tính xách tay IBM T43 (Trung Quốc)
211401-1: Máy vi tính VIP và UP500
211401-2: Máy vi tính VIP UPS
..........


2.2.4.2 Hạch toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ:
 a. Các bút toán thường xảy ra:
    - Hạch toán tăng mua mới máy tính xách tay IBM T43
    Bút toán 1:
        Nợ TK 211401: 25.465.000
          Có TK 2411: 25.465.000
    Bút toán 2:
         Nợ TK 4411: 25.465.000
           Có TK 4111: 25.465.000
    - Hạch toán tăng do điều động xe Mishubishi từ CQCT đến NMTĐ Thác
       Trắng:


SV: Nguyễn Minh Thu                                             Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                    - 33 -                GVHD: Lê Thị Thanh


  Bút toán 1:
       Nợ TK 136101:              112.402.390
         Có TK 211302-01:         112.402.390
  Bút toán 2:
      Nợ TK 2141:      235.592.610
       Có TK 211302-01: 235.592.610
b. Sổ kế toán sử dụng:
Cuối năm 2007 căn cứ số liệu, chứng từ phát sinh tăng, giảm TSCĐ vào sổ năm
chi tiết TSCĐ.
Tổng công ty sông Đà
Công ty cổ phần sông Đà 11
                Bảng kê chi tiết Tăng Giảm TSCĐ Năm2007
TT                    Tên TSCĐ                    Nguyên giá        Giá trị còn lại
A               Tài sản tăng trong kỳ           95.305.600.130     94.680.959.533
 I             Tăng do mua sắm mới               6.655.104.864     6.655.104.864
                     CQ công ty                   336.625.935       336.625.935
 1       Máy vi tính xách tay VGN-TX 16GP          34.370.475        34.370.475
 2     Máy tính xách tay IMB T43 (Trung Quốc)      25.465.000        25.465.000
 3            Máy phô tô VIVACE 346                39.484.509        39.484.509
 4       Hệ thống mạng “ứng dụng công nghệ        237.305.951       237.305.951
                      thông tin”
II             Tăng do đầu tƣ XDCB              83.107.105.614     83.107.105.614
III             Tăng do điều chuyển              5.295.037.149     4.320.959.451
                     CQ công ty                  1.637.081.931     1.461.254.782
 1       Xe KIA-PRIDEX biển số: 29T-0015          157.500.000             0
 2         Xe ôtô Camry 3.0 BS: 29Y-1099         1.007.448.893     1.007.448.893
 3         Xe ôtô Inova 2.0 BS: 29Y-2122          448.105.335       448.105.335
 4              Máy tính VIP&UP 500                11.599.133          231.983
 5            Máy tính ĐNA VIP&UPS                 12.428.570         5.468.571
 B              Tài sản giảm trong kỳ            5.470.340.519     4.518.731.227
 I              Giảm do điều chuyển              5.295.037.149     4.403.385.238
                     CQ công ty                   524.414.000       176.557.724
 1      Xe ôtô Mitsubishi 5 chỗ BS: 29M-5238      347.995.000       112.402.390
 2     Xe ôtô Vina-YAZ UOAT BS: 29T-4512          176.419.000        64.155.334
II            Giảm do thanh lý TSCĐ                20.476.190             0
III    Giảm do điều chỉnh nguyên giá TSCĐ          71.859.512        71.859.512
IV       Giảm do điều chuyển sang CCDC             19.445.455          512.228
 V               Giảm do mất tài sản               63.522.213        42.974.249

     Ngƣời lập biểu               Kế toán trƣởng                  Tổng giám đốc




SV: Nguyễn Minh Thu                                              Lớp: KTACĐ - 22
Chuyên đề thực tập                        - 34 -                GVHD: Lê Thị Thanh



        Tổng công ty Sông Đà
      Công ty cổ phần Sông Đà 11

                  BÁO CÁO TỔNG HỢP TĂNG, GIẢM TSCĐ
                              Năm 2007
TT     Nội dung                                     Nguyên giá      Giá trị còn lại
I      Số dƣ đầu kỳ                                  42.394.310.527    25.302.898.013
1      Dùng trong sản xuất kinh doanh                42.373.834.337    25.302.898.013
2      Tài sản cố định phúc lợi                                   -                  0
3      Tài sản cố định chờ xử lý                         20.476.190                  0
II     Số tăng trong kỳ                              95.305.600.130    94.680.958.533
1      Mua sắm mới                                    6.665.104.864     6.665.104.864
2      Đầu tƣ XDCB hoàn thành                        83.017.105.614    83.017.105.614
3      Điều chuyển nội bộ Công ty                     5.295.037.149     4.320.959.451
4      Tăng do điều chỉnh nguyên giá                     88.352.503         88.352.503
5      Điều chuyển từ công cụ dụng cụ                             0            0xcd3v
6      Theo BBXD GTDN của tài sản cố định HH                      0       349.437.101
7      Theo BBXD GTDN của tài sản cố định VH            250.000.000       250.000.000
III    Số giảm trong kỳ                               5.470.340.519    14.852.253.371
1      Điều chuyển nội bộ công ty                     5.295.037.149     4.403.385.238
2      Giảm TSCĐ do mất                                  63.522.213         42.974.249
3      Thanh lý nhƣợng bán TSCĐ                          20.476.190                  0
4      Chuyển TSCĐ sang CCDC                             19.445.455            512.228
5      Giảm do điều chỉnh nguyên giá                     71.859.512         71.859.512
6      KHCB làm giảm giá trị còn lại                              0    10.333.522.144
IV     Số dƣ cuối kỳ                                132.229.570.138  105.131.604.175
1      Dùng trong sản xuất kinh doanh               131.568.450.585  105.103.577.171
2      Tài sản cố định phúc lợi                                   0                  0
3      Tài sản cố định chờ xử lý                        661.119.553         28.028.004

Ngƣời lập biểu                     Kế toán trƣởng                   Tổng giám đốc




SV: Nguyễn Minh Thu                                                Lớp: KTACĐ - 22
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110
Kt 110

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfLuanvan84
 
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Trần Đức Anh
 
Chuyên đề tài sản cố định hữu hình
Chuyên đề tài sản cố định hữu hìnhChuyên đề tài sản cố định hữu hình
Chuyên đề tài sản cố định hữu hìnhdeadpoint89
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfLuanvan84
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016tuan nguyen
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfLuanvan84
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuMẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuÁc Quỷ Lộng Hành
 
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châu
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châuKế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châu
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châutrungan88
 
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhBáo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhHọc kế toán thực tế
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfLuanvan84
 
De tai tot nghiep
De tai tot nghiepDe tai tot nghiep
De tai tot nghiepCẩm Linh
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuCông ty kế toán hà nội
 
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...kimhuyen84
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Tiền ...
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Tiền ...Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Tiền ...
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Tiền ...Dương Hà
 
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấyKế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấyDương Hà
 
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dươngđề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dươngNhu Quynh
 

Was ist angesagt? (20)

bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdf
 
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
 
Chuyên đề tài sản cố định hữu hình
Chuyên đề tài sản cố định hữu hìnhChuyên đề tài sản cố định hữu hình
Chuyên đề tài sản cố định hữu hình
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdf
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdf
 
QT232.doc
QT232.docQT232.doc
QT232.doc
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuMẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châu
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châuKế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châu
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cp bánh kẹo hải châu
 
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhBáo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdf
 
De tai tot nghiep
De tai tot nghiepDe tai tot nghiep
De tai tot nghiep
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Tiền ...
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Tiền ...Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Tiền ...
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Tiền ...
 
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấyKế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty sản xuất giấy
 
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dươngđề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
 
Cf(tnhh tien thanh)
Cf(tnhh tien thanh)Cf(tnhh tien thanh)
Cf(tnhh tien thanh)
 

Andere mochten auch

104512 trần hoàng phương khanh
104512   trần hoàng phương khanh104512   trần hoàng phương khanh
104512 trần hoàng phương khanhLan Nguyễn
 
Pengembangan kepribadian
Pengembangan kepribadianPengembangan kepribadian
Pengembangan kepribadianjhun_albert
 
Россия- Родина моя
Россия- Родина мояРоссия- Родина моя
Россия- Родина мояproskuryakovalv
 
"Символы государственности России"
"Символы государственности России""Символы государственности России"
"Символы государственности России"proskuryakovalv
 
Bao cao thuc tap bui thi kim phương thy - mk081
Bao cao thuc tap   bui thi kim phương thy - mk081Bao cao thuc tap   bui thi kim phương thy - mk081
Bao cao thuc tap bui thi kim phương thy - mk081Lan Nguyễn
 
Springhill group home loans briefs
Springhill group home loans  briefsSpringhill group home loans  briefs
Springhill group home loans briefsharleybough
 
Bao cao ttnt thai ba thanh 091879_kn0911
Bao cao ttnt thai ba thanh 091879_kn0911Bao cao ttnt thai ba thanh 091879_kn0911
Bao cao ttnt thai ba thanh 091879_kn0911Lan Nguyễn
 
Codes and conventions of contents pages
Codes and conventions of contents pagesCodes and conventions of contents pages
Codes and conventions of contents pageshardingcaitlinASmedia
 
Кострюков Михаил "Сколько планет в солнечной системе?"
Кострюков Михаил "Сколько планет в солнечной системе?"Кострюков Михаил "Сколько планет в солнечной системе?"
Кострюков Михаил "Сколько планет в солнечной системе?"proskuryakovalv
 
The itil foundation_certificate_syllabus_v5.4
The itil foundation_certificate_syllabus_v5.4The itil foundation_certificate_syllabus_v5.4
The itil foundation_certificate_syllabus_v5.4srijag
 
Angular.JS - Estado Atual
Angular.JS - Estado AtualAngular.JS - Estado Atual
Angular.JS - Estado AtualGustavo Costa
 
Cross site scripting
Cross site scriptingCross site scripting
Cross site scriptingAbdul Hajee
 
104631 le nguyen quang thinh
104631   le nguyen quang thinh104631   le nguyen quang thinh
104631 le nguyen quang thinhLan Nguyễn
 
Bao cao thuc tap nhan thuc mssv 104537
Bao cao thuc tap nhan thuc mssv 104537Bao cao thuc tap nhan thuc mssv 104537
Bao cao thuc tap nhan thuc mssv 104537Lan Nguyễn
 

Andere mochten auch (16)

104512 trần hoàng phương khanh
104512   trần hoàng phương khanh104512   trần hoàng phương khanh
104512 trần hoàng phương khanh
 
Harrison's story
Harrison's storyHarrison's story
Harrison's story
 
Pengembangan kepribadian
Pengembangan kepribadianPengembangan kepribadian
Pengembangan kepribadian
 
Россия- Родина моя
Россия- Родина мояРоссия- Родина моя
Россия- Родина моя
 
"Символы государственности России"
"Символы государственности России""Символы государственности России"
"Символы государственности России"
 
Bao cao thuc tap bui thi kim phương thy - mk081
Bao cao thuc tap   bui thi kim phương thy - mk081Bao cao thuc tap   bui thi kim phương thy - mk081
Bao cao thuc tap bui thi kim phương thy - mk081
 
Springhill group home loans briefs
Springhill group home loans  briefsSpringhill group home loans  briefs
Springhill group home loans briefs
 
Bao cao ttnt thai ba thanh 091879_kn0911
Bao cao ttnt thai ba thanh 091879_kn0911Bao cao ttnt thai ba thanh 091879_kn0911
Bao cao ttnt thai ba thanh 091879_kn0911
 
Codes and conventions of contents pages
Codes and conventions of contents pagesCodes and conventions of contents pages
Codes and conventions of contents pages
 
Кострюков Михаил "Сколько планет в солнечной системе?"
Кострюков Михаил "Сколько планет в солнечной системе?"Кострюков Михаил "Сколько планет в солнечной системе?"
Кострюков Михаил "Сколько планет в солнечной системе?"
 
The itil foundation_certificate_syllabus_v5.4
The itil foundation_certificate_syllabus_v5.4The itil foundation_certificate_syllabus_v5.4
The itil foundation_certificate_syllabus_v5.4
 
Angular.JS - Estado Atual
Angular.JS - Estado AtualAngular.JS - Estado Atual
Angular.JS - Estado Atual
 
Cross site scripting
Cross site scriptingCross site scripting
Cross site scripting
 
104631 le nguyen quang thinh
104631   le nguyen quang thinh104631   le nguyen quang thinh
104631 le nguyen quang thinh
 
Bao cao thuc tap nhan thuc mssv 104537
Bao cao thuc tap nhan thuc mssv 104537Bao cao thuc tap nhan thuc mssv 104537
Bao cao thuc tap nhan thuc mssv 104537
 
Bao cao tttn
Bao cao tttnBao cao tttn
Bao cao tttn
 

Ähnlich wie Kt 110

Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công Ty Cổ Phần Sơn ...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công Ty Cổ Phần Sơn ...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công Ty Cổ Phần Sơn ...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công Ty Cổ Phần Sơn ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnhluanvantrust
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Nguyen Minh Chung Neu
 
Bản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhấtBản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhấtngô Công
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội tosercoNguyen Minh Chung Neu
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpNguyen Thuy
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHBáo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHLớp kế toán trưởng
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhCông ty kế toán hà nội
 
Bao cao thuc tap123456
Bao cao thuc tap123456Bao cao thuc tap123456
Bao cao thuc tap123456Võ Trâm
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhHọc kế toán thực tế
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Ähnlich wie Kt 110 (20)

Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công Ty Cổ Phần Sơn ...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công Ty Cổ Phần Sơn ...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công Ty Cổ Phần Sơn ...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công Ty Cổ Phần Sơn ...
 
Đề tài: Tình hình sử dụng quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy giầy
Đề tài: Tình hình sử dụng quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy giầyĐề tài: Tình hình sử dụng quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy giầy
Đề tài: Tình hình sử dụng quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy giầy
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
 
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí, HOTĐề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí, HOT
 
Bản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhấtBản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhất
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần cơ khí - Gửi miễ...
 
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHBáo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
 
Bao cao thuc tap123456
Bao cao thuc tap123456Bao cao thuc tap123456
Bao cao thuc tap123456
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
 
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty mayĐề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn p...
 

Kt 110

  • 1. Chuyên đề thực tập -1- GVHD: Lê Thị Thanh LỜI MỞ ĐẦU Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi tích cực. Song song với sự thay đổi về kinh tế, các doanh nghiệp cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quản lý tài chính nhằm đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu khắc nghiệt của thị trường. Vì vậy, sự hoàn thiện của chế độ kế toán mới mang lại thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng một cơ chế quản lý khoa học và hiệu quả, đồng thời là một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý vĩ mô của nhà nước. Trong các khâu quản lý tại doanh nghiệp có thể nói công tác quản lý hạch toán TSCĐ là một trong những mắt xích quan trọng nhất của doanh nghiệp. TSCĐ không chỉ là điều kiện cơ bản, là nền tảng của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà thực chất trong doanh nghiệp TSCĐ thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số tài sản, vốn doanh nghiệp. Giá trị tài sản ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện khoa học phát triển như hiện nay, giá trị tài sản ngày càng lớn thì yêu cầu quản lý sử dụng ngày càng chặt chẽ, khoa học và hiệu quả hơn. Nên trong những năm qua, vấn đề nâng cao hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm. Đối với một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ mà còn phải biết khai thác hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có. Do vậy, một doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý thích đáng và toàn diện đối với TSCĐ , đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ kết hợp với việc thường xuyên đổi mới TSCĐ. Kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu nằm trong hệ thống quản lý TSCĐ của một doanh nghiệp. Kế toán TSCĐ cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình TSCĐ của doanh nghiệp trên nhiều góc độ khác nhau. Dựa trên những thông tin ấy, các nhà quản lý sẽ có những phân tích chuẩn xác để ra những quyết định kinh tế. Việc hạch toán kế toán TSCĐ phải tuân theo các quy định hiện hành của chế độ kế toán tài sản. Để chế độ tài chính kế toán đến được với doanh nghiệp cần có một quá trình thích ứng nhất định. Nhà nước sẽ dựa vào tình hình thực hiện chế độ ở các doanh nghiệp, tìm ra những vướng mắc để có thể sửa đổi kịp thời. Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là công ty Nhà nước được cổ phần hóa, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Do đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh, các TSCĐ được sử dụng tại công ty hầu hết là các loại máy móc thiết bị thi công. Trong những năm qua, công ty đã mạnh dạn đầu tư vốn vào các loại TSCĐ đặc SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 2. Chuyên đề thực tập -2- GVHD: Lê Thị Thanh biệt là các loại máy móc thiết bị thi công, đồng thời từng bước hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán TSCĐ. Hiểu được tầm quan trọng của TSCĐ, từ những hiểu biết của bản thân trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Sông Đà 11 cùng sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: “Lê Thị Thanh” và sự giúp đỡ tào điều kiện của các cô chú, anh chị phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 11, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Ngoài lời nói đầu, chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận chung về kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11. Do thời gian thực tập, nghiên cứu ở công ty và hiểu biết về kế toán TSCĐ chưa thật nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các thầy, các cô về nội dung cũng như hình thức để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Sinh viên thực tập Nguyễn Minh Thu SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 3. Chuyên đề thực tập -3- GVHD: Lê Thị Thanh CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 VỊ TRÍ CỦA TSCĐ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ VAI TRÕ CỦA KẾ TOÁN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TSCĐ 1.1.1 Khái niệm TSCĐ. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam thì TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình: TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng cho sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện ghi nhận TSCĐ. TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị sử dụng cho sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đơn vị khác thuê phù hợp với điệu kiện ghi nhận TSCĐ vô hình. Theo quyết định số 206 ngày 12/12/2003 thì tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ hữu hình và vô hình đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy. - Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. - Giá trị của TS phải đạt 10.000.000 đồng trở lên. 1.1.2 Đặc điểm của TSCĐ. Trong doanh nghiệp khi TSCĐ hữu hình tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp chúng có đặc điểm sau: - Tham gia vào nhiều chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh và vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ. - Giá trị của tài sản bị giảm dần và được chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh dưới hình thức khấu hao. Với TSCĐ vô hình thì khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh cũng bị hao mòn do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và do những hạn chế về mặt pháp luật … giá trị của TSCĐ vô hình cũng được chuyển dịch dần dần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3 Vai trò của TSCĐ. Cacmac đã từng nói: “ các thời đại kinh tế được phân biệt với nhau không phải bởi vì nó sản xuất cái gì mà bởi nó sản xuất như thế nào và bằng những tư liệu lao động nào …. TSCĐ là hệ thống xương cốt của nền sản xuất xã hội.” Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần tập trung trước hết vào giải quyết các vấn đề cơ khí hóa, điện khí hóa và tự động hóa các quá trình sản xuất, là điều kiện quan trọng tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân. SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 4. Chuyên đề thực tập -4- GVHD: Lê Thị Thanh Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, một vấn đề có tính sống còn được đặt ra đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là uy tín, chất lượng sản phẩm. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, chúng ta phải có máy móc,thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu sản xuất và chế tạo sản phẩm. Mặt khác, TSCĐ thể hiện một cách tương đối chính xác quy mô, năng lực sản xuất và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Có thể nói TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng và có ý nghĩa to lớn với các doanh nghiệp sản xuất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cải tiến, hoàn thiện, đổi mới sử dụng có hiệu quả TSCĐ là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. 1.1.4 Yêu cầu quản lý TSCĐ. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. TSCĐ là một bộ phận chủ yếu biểu hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Quản lý tốt TSCĐ là tiền đề, điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy mà việc quản lý TSCĐ phải được đảm bảo được các yêu cầu quản lý sau: Về mặt hiện vật: Cần phải kiểm tra chặt chẽ việc bảo quản, tình hình sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có kế hoạch sử dụng hợp lý các TSCĐ, có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời. Về mặt giá trị: Phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất TSCĐ trong doanh nghiệp. Đảm bảo việc thu hồi đầy đủ, tránh thất thoát vốn đầu tư. 1.1.5 Nhiệm vụ của kế toán trong công tác quản lý sử dụng TSCĐ. Để đáp ứng yêu cầu quản lý trên, kế toán TSCĐ phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển của TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ. - Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán, phân bổ chính xác số khấu hao và chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Tham gia lập kế hoạch sửa chữa, dự toán sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí sửa chữa, kiểm tra lại việc thực hiện kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ. - Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. 1.2 PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TSCĐ. 1.2.1 Phân loại TSCĐ. Trong các doanh nghiệp TSCĐ rất đa dạng, phong phú về chủng loại và nguồn hình thành. Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ cần thiết SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 5. Chuyên đề thực tập -5- GVHD: Lê Thị Thanh phải phân loại TSCĐ. Mặt khác, việc phân loại đúng TSCĐ là cơ sở để tiến hành chính xác công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo về TSCĐ để tổ chức quản lý và sử dụng TSCĐ thích ứng với vị trí và vai trò của từng TSCĐ từng loại TSCĐ đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1.1 Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện. Theo cách phân loại này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. - TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc. Những tài sản này có thể là từng đơn vị tài sản hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản được liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh. - TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị do doanh nghiệp nắm giữ và sử dụng trong sản xuất… phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. 1.2.1.2 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu. -TSCĐ tự có của doanh nghiệp: Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Những tài sản này được hình thành từ các nguồn vốn: được cấp, vay, liên doanh, tự chủ … - TSCĐ thuê ngoài: là những tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định.Căn cứ vào tính chất của nghiệp vụ thuê TSCĐ ( mức độ, chuyển giao rủi ro, lợi ích ) thì tiếp tục được phân thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động. + TSCĐ thuê tài chính: Là những tài sản đi thuê nhưng doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê. TSCĐ thuê tài chính được coi là tài sản của doanh nghiệp, được phản ánh trên bảng cân đối kế toán và doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và tính khấu hao như các TSCĐ tự có của doanh nghiệp. + TSCĐ thuê hoạt động: Là TSCĐ thuê không thỏa mãn bất cứ điều khoản nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên đi thuê chỉ được quản lý và sử dụng trong thời hạn hợp đồng và phải hoàn trả bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng. 1.2.1.3 Phân loại TSCĐ theo hình thái sử dụng kết hợp với đặc trƣng kỹ thuật. Theo cách phân loại này căn cứ vào tình hình sử dụng thì TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành: - TSCĐ đang dùng cho mục đích kinh doanh: Đó là những TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo quy định TSCĐ này phải tính khấu hao. Trong mỗi loại căn cứ vào đặc trưng chia thành các loại nhỏ. -TSCĐ đang dùng cho mục đích phúc lợi, dự án, sự nghiệp: TSCĐ loại này không phải tính khấu hao. SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 6. Chuyên đề thực tập -6- GVHD: Lê Thị Thanh - TSCĐ giữ hộ, cất hộ: theo quy định của cấp có thẩm quyền - TSCĐ chờ xử lý + TSCĐ không cần dùng + TSCĐ chờ thanh lý 1.2.2 Đánh giá TSCĐ. Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo những nguyên tắc nhất định là căn cứ cho việc ghi sổ kế toán. Đánh giá TSCĐ là điều kiện cần thiết để hạch toán TSCĐ, trích khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp. Xuất phát từ những lý do đó TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. 1.2.2.1 Đánh giá theo nguyên giá TSCĐ. Nguyên giá TSCĐ ( giá trị ban đầu ) : là toàn bộ các chi phí bình thường và hợp lý mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản đó và đưa TSCĐ đó vào vị trí sẵn sàng sử dụng. Đối với TSCĐ thuê ngoài: Nguyên giá TSCĐ= Giá mua thuần thương mại (đã khấu trừ các khoản giảm giá ) Cộng (+) thuế xuất nhập khẩu (nếu có) Cộng (+) thuế GTGT (nếu doanh nghiệp không phải nộp thuế, hoặc mua về để sản xuất loại hàng không chịu thuế GTGT) Cộng (+) thuế trước bạ (nếu có) Cộng (+) lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa đưa TSCĐ vào sử dụng. Cộng (+) chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, lưu kho, lắp đặt, chạy thử (có tải, không tải) TSCĐ loại đầu tư xây dựng: Nguyên giá TSCĐ loại đầu tư xây dựng (cả tự làm và thuê ngoài) là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có) TSCĐ loại được cấp, được điều chuyển đến Nguyên giá TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến… bao gồm: giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá của hội đồng giao nhận và các chi phí tân trang; chi phí sửa chữa; chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có) … mà bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng. TSCĐ loại được cho, được biếu, được tặng, nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa… Nguyên giá TSCĐ loại được cho, được biếu, được tặng, nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa … bao gồm: giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận; các chi phí tân trang, sửa chữa TSCĐ; các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có) … mà bên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng. SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 7. Chuyên đề thực tập -7- GVHD: Lê Thị Thanh 1.2.2.2 Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ. Giá trị còn lại của TSCĐ: là phần giá trị của TSCĐ chưa chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra.Giá trị còn lại của TSCĐ được tính như sau: Giá trị còn lại = Nguyên giá – Hao mòn lũy kế Trường hợp nguyên giá TSCĐ được đánh giá lại, giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá được điều chỉnh theo công thức sau: Giá trị còn lại Giá trị còn lại của TSCĐ sau của TSCĐ Giá trị đánh giá lại của TSCĐ = × Nguyên giá của TSCĐ khi đánh giá lại đƣợc đánh giá 1.3 KẾ TOÁN CHI TIẾT TSCĐ. TSCĐ trong doanh nghiệp là tài sản có giá trị lớn cần được quản lý đơn chiếc. Để phục vụ cho công tác quản lý kế toán phải ghi theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Vì vậy kế toán chi tiết TSCĐ là công việc không thể thiếu trong quản lý TSCĐ. Thông qua kế toán chi tiết TSCĐ, kế toán sẽ cung cấp những chi tiết quan trọng về cơ cấu, tình hình phân bổ TSCĐ, số lượng, tình hình kỹ thuật … để doanh nghiệp cải tiến, trang bị, phân bổ chính xác khấu hao, nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ. Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ bao gồm: Đánh số (ghi số hiệu TSCĐ) Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản. Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán. 1.3.1 Đánh số TSCĐ. Đánh số TSCĐ là việc quy định cho mỗi TSCĐ có một số hiệu theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo thống nhất trong phạm vi toàn doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có cách đánh số riêng, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình cần đảm bảo được yêu cầu: số hiệu TSCĐ phải thể hiện được loại, nhóm và đối tượng ghi từng TSCĐ riêng biệt. Ví dụ cách đánh số TSCĐ: - Dùng chỉ số La Mã kết hợp với bảng chữ cái - Dùng dãy số tự nhiên hoặc dùng hệ thống tài khoản kế toán(mã hóa). 1.3.2 Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng. Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng nhằm xác định và gắn trách nhiệm sử dụng tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng TSCĐ. Tại các nơi sử dụng TSCĐ(phòng ban, phân xưởng …) sử dụng “sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong phạm vi bộ phận quản lý. Doanh nghiệp có thể sử dụng mẫu sổ này trong “hệ thống kế toán doanh nghiệp” ban hành năm 1995. 1.3.3 Kế toán chi tiết TSCĐ tại bộ phận kế toán. Tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp, kế toán sử dụng “ thẻ TSCĐ” và “sổ TSCĐ” toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ. SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 8. Chuyên đề thực tập -8- GVHD: Lê Thị Thanh Thẻ TSCĐ: do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp. Thẻ được thiết kế thành các phần để phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ, các chỉ tiêu về giá trị: nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Căn cứ để ghi thẻ TSCĐ là các chứng từ tăng, giảm TSCĐ. Ngoài ra để theo dõi việc lập thẻ TSCĐ doanh nghiệp có thể lập sổ đăng kí thẻ TSCĐ. Sổ đăng kí thẻ TSCĐ: sau khi lập thẻ TSCĐ, kế toán cần đăng ký thẻ vào Sổ đăng ký thẻ TSCĐ nhằm dễ phát hiện khi thẻ bị thất lạc. Sổ TSCĐ: được mở theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ của từng doanh nghiệp. Mỗi loại TSCĐ có thể được dùng riêng một sổ hoặc một trang sổ. Căn cứ để ghi vào Thẻ TSCĐ, Sổ TSCĐ theo từng đơn vị sử dụng là các chứng từ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ và các chứng từ gốc có liên quan. 1.4 KẾ TOÁN TỔNG HỢP TĂNG GIẢM TSCĐ. 1.4.1 Các tài khoản sử dụng chủ yếu. - TK 211 - TSCĐ hữu hình: được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo nguyên giá. TK 211 được mở thành các TK cấp 2 sau: - TK 2111- Nhà cửa, vật kiến trúc. - TK 2112- Máy móc thiết bị. - TK 2113- Phương tiện vận tải, truyền dẫn. - TK 2114- Thiết bị, dụng cụ quản lý. - TK 2115- Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm. - TK 2118- TSCĐ khác. - TK 212 – TSCĐ thuê tài chính: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động toàn bộ TSCĐ đi thuê tài chính của doanh nghiệp. - TK 213- TSCĐ vô hình: được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm TSCĐ vô hình, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. TK 213 được mở thành các tài khoản cấp 2 sau: - TK 2131- Quyền sử dụng đất. - TK 2132- Quyền phát hành. - TK 2133- Bản quyền, bằng sáng chế. - TK 2134- Nhãn hiệu hàng hóa. - TK 2135- Phần mềm máy vi tính. - TK 2136- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền. - TK 2138- TSCĐ vô hình khác. 1.4.2 Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ. 1.4.2.1 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ. TSCĐ tăng do: mua sắm, xây dựng; nhập khẩu; mua theo phương thức trả chậm, trả góp. + Trường hợp tăng mua sắm, xây dựng: SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 9. Chuyên đề thực tập -9- GVHD: Lê Thị Thanh Kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan (hóa đơn, phiếu chi, giấy báo nợ…) lập biên bản giao nhận TSCĐ, căn cứ vào biên bản kế toán ghi sổ tùy theo từng trường hợp cụ thể: - Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá TSCĐ) Nợ TK 113- Thuế GTGT được khấu trừ (1132) Có TK 111, 112, 331, 341…Tổng giá thanh toán - Nếu thuế GTGT không được khấu trừ hoặc TSCĐ không chịu thuế GTGT: Nợ TK 211,213 (Nguyên giá TSCĐ) Có TK 111, 112, 331, 341… Tổng giá thanh toán + Trường hợp mua theo phương thức trả chậm, trả góp: Khi mua TSCĐ bàn giao cho bộ phận sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá theo giá mua trả ng Nợ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ) Nợ TK 142, 242 (Chênh lệch tổng số thanh toán – giá mua trả tiền ngay) Có TK 331 (Tổng số tiền thanh toán) Trường hợp TSCĐ do bàn giao. Căn cứ vào giá trị quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, kế toán xác định giá trị TSCĐ và ghi: Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá TSCĐ được xác định theo giá quyết toán) Có Tk 241 – XDCB dở dang Trường hợp TSCĐ tự chế, tự sản xuất. Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự chế tạo để chuyển thành TSCĐ hữu hình sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Nợ TK 632 (Giá thành sản xuất thực tế) Có TK 155 (Xuất kho thành phẩm) Có TK 154 (Sản xuất xong chuyển sử dụng ngay) Đồng thời ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình: Nợ TK 211 – Nguyên giá Có TK 512 (Theo giá thành sản xuất thực tế) Có TK 154 (Chi phí lắp đặt chạy thử) Thuế GTGT phải nộp và được khấu trừ, kế toán ghi: Nợ TK 133 (1332) (Thuế GTGT được tính theo giá bán thông thường) Có TK 333 (3331) Việc đầu tư mua sắm, xây dựng TSCĐ liên quan đến việc sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp. Do vậy, đồng thời với việc ghi các bút toán tăng TSCĐ như trên căn cứ vào quyết định sử dụng nguồn vốn để đầu tư cho SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 10. Chuyên đề thực tập - 10 - GVHD: Lê Thị Thanh TSCĐ của doanh nghiệp, kế toán phải hạch toán điều chỉnh nguồn vốn như sau: (+) Nếu TSCĐ mua sắm, xây dựng được tài trợ bằng quỹ đầu tư phát triển, kế toán ghi: Nợ TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển (Theo nguyên giá TSCĐ) Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (+) Nếu TSCĐ do mua sắm, xây dựng được tài trợ bằng quỹ phúc lợi sử dụng cho sản xuất kinh doanh: Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng phúc lợi (4312- Quỹ phúc lợi) Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh (+) Nếu TSCĐ đó được dùng cho hoạt động phúc lợi tập thể, kế toán ghi: Nợ TK 4312- Quỹ phúc lợi Có TK 4313- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ Trường hợp TSCĐ được cấp, được điều chuyển. - Trường hợp TSCĐ được Nhà nước cấp, được điều chuyển từ đơn vị khác, nhận góp vốn liên doanh…và được sử dụng cho mục đích kinh doanh: Nợ TK 211, 213 Có TK 411 (Nguồn vốn kinh doanh) - Trường hợp TSCĐ được cấp, được điều chuyển trong nội bộ Công ty, tùy theo hình thức tổ chức công tác kế toán của đơn vị mà hạch toán như sau: + Nếu doanh nghiệp tổ chức công tác kế toán tập trung thì đơn vị điều chuyển và đơn vị nhận TSCĐ ghi sổ chi tiết tài sản theo đơn vị sử dụng để phản ánh TSCĐ tăng, giảm của từng đơn vị. + Nếu doanh nghiệp tổ chức công tác kế toán phân tán thì đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào biên bản nhận TSCĐ ghi: Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá theo sổ kế toan của đơn vị điều chuyển) Có TK 214 (Hao mòn TSCĐ) Có TK 411 (Giá trị còn lại của TSCĐ) 1.4.2.2 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ. Kế toán giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình, vô hình. Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ, kế toán ghi giảm nguyên giá TSCĐ và phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ như một khoản chi phí khác, kế toán ghi: Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần giá trị đã hao mòn) Nợ TK 811 – Chi phí khác (phần giá trị còn lại) Có TK 211, 213 (Nguyên giá) Phản ánh thu nhập từ thanh lý TSCĐ: Phế liệu thu hồi hoặc bán phế liệu, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 152, 153 …(Giá trị thu hồi) Có TK 711 – Thu nhập khác Có TK 3331 – GTGT SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 11. Chuyên đề thực tập - 11 - GVHD: Lê Thị Thanh Phản ánh chi phí thanh lý TSCĐ: Căn cứ vào chứng từ kế toán liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 811 – Chi phí khác Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 141, 152… Cuối kỳ kế toán kết chuyển vào chi phí thanh lý để xác định và ghi sổ thanh lý. Nợ TK 911 – Xác định KQKD Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối (nếu có lãi) Nếu kết quả thanh lý lỗ thì kế toán ghi ngược lại. Trường hợp góp vốn bằng TSCĐ. - Khi góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh (Theo giá trị thực tế của TSCĐ do các bên thống nhất đánh giá) Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Số khấu hao đã trích) Nợ TK 811 – Chi phí khác (Số chênh lệch đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ) Có TK 211, 213 (Nguyên giá) Có TK 711 – Thu nhập khác (Số chênh lệch đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ) - Trường hợp số chênh lệch đánh giá lại TSCĐ lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ, bên góp vốn liên doanh phải phản ánh hoãn lại phần thu nhập khác tương ứng với tỷ lệ góp vốn của đơn vị mình trong liên doanh, kế toán ghi: Nợ TK 711 – Thu nhập khác (Phần thu nhập tương ứng với lợi ích bên góp vốn liên doanh) Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát) - Hàng năm căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đem góp vốn, kết toán phân bổ trở lại số doanh thu chưa thực hiện được vào thu nhập khác trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát) Có TK 711 – Thu nhập khác (Phần doanh thu chưa thực hiện được phân bổ cho 1 năm) - Trường hợp hợp đồng liên doanh kết thúc hoạt động, hoặc bên góp vốn chuyển nhượng phần vốn góp liên doanh cho đối tác khác, kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ khi góp vốn còn lại (đang phản ánh ở bên Có TK 3387) sang thu nhập khác, kế toán ghi: Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát) Có TK 711 – Thu nhập khác SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 12. Chuyên đề thực tập - 12 - GVHD: Lê Thị Thanh 1.5 KẾ TOÁN KHẤU HAO VÀ HAO MÕN TSCĐ. Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ của doanh nghiệp bị hao mòn. Hao mòn TSCĐ là sự giảm sút về giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do TSCĐ tham gia vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp và do nguyên nhân khác. TSCĐ bị hao mòn dưới hai hình thức: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình của TSCĐ: là sự giảm sút về mặt giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do các TSCĐ đã tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và do các nguyên nhân tự nhiên. Hao mòn vô hình của TSCĐ: là sự giảm sút thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ do nguyên nhân tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra. Đối với những TSCĐ được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phần giá trị hao mòn của chúng được chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được tạo ra. Phần giá trị hao mòn đó được gọi là khấu hao TSCĐ. Như vậy về bản chất, giá trị khấu hao TSCĐ chính là phần giá trị của TSCĐ bị hao mòn và chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khấu hao TSCĐ: là việc chuyển dịch phần giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất ra theo các phương pháp tính toán thích hợp. Mục đích của khấu hao là nhằm tích lũy vốn để tái sản xuất giản đơn và mở rộng TSCĐ. Bộ phận giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm. 1.5.1 Tính khấu hao TSCĐ. Việc tính khấu hao TSCĐ ở doanh nghiệp hiện nay được thực hiện theo quyết định số 206 ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính. Phạm vi (nguyên tắc) khấu hao: + Các TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tính khấu hao, mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Trừ TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng. + TSCĐ không phải khấu hao. + Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng. TSCĐ tăng, giảm, ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh (đưa vào cất trữ theo quy định Nhà nước, chờ thanh lý, nhượng bán …) được trích khấu hao hoặc thôi trích khấu hao ngay trong tháng đấy. + Những tài sản không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì không phải trích khấu hao, những TSCĐ này theo quy định của Nhà nước. + Quyền sử dụng đất không phải khấu hao. Phương pháp tính khấu hao: Việc tính khấu hao trong doanh nghiệp có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng. Thông thường có các phương pháp khấu hao cơ bản sau: SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 13. Chuyên đề thực tập - 13 - GVHD: Lê Thị Thanh - Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định - Phương pháp số dư giảm dần - Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm Thông thường các doanh nghiệp sử dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Nội dung như sau: - Căn cứ các quy định trong chế độ Nhà nước ban hành để doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của TSCĐ. Mức trích khấu hao trung bình hàng năm Nguyên giá của TSCĐ = Thời gian sử dụng của TSCĐ Từ công thức trên, ta có thể xác định được mức khấu hao theo quý hoặc theo tháng. Mức trích: Mức trích khấu Nguyên giá × tỷ lệ khấu hao hao quý (tháng) = 4(12) Công thức trên được vận dụng cho từng loại TSCĐ riêng biệt hoặc cho từng đối tượng ghi TSCĐ Trong thực tế, việc tính khấu hao được thực hiện hàng tháng trên cơ sở số khấu hao của tháng trước, số khấu hao tăng giảm của tháng này. Sô khấu hao Số KH đã trích Số KH Số KH trích tháng này = tháng trƣớc + tăng - giảm Và được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao. 1.5.2 Kế toán khấu hao TSCĐ 1.5.2.1 Tài khoản kế toán sử dụng Kế toán sử dụng TK 214 (Hao mòn TSCĐ) - TK 2141 _ Hao mòn TSCĐ hữu hình - TK 2142 _ Hao mòn TSCĐ thuê tài chính - TK 2143 _ Hao mòn TSCĐ vô hình Kết cấu chung: Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm đi do TSCĐ giảm Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ và do các nguyên nhân khác. Dư bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ hiện có Ngoài ra còn sử dụng tài khoản 009 _ Nguồn vốn khấu hao cơ bản 1.5.2.2 Trình tự kế toán khấu hao + Định kì căn cứ vào bảng tính và phân bố khấu hao TSCĐ, kế toán tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh hao mòn của TSCĐ. Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6274) SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 14. Chuyên đề thực tập - 14 - GVHD: Lê Thị Thanh Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (6414) Nợ TK 642 – Chi phí quản lí doanh nghiệp (6424) Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2412) Có 214 – Hao mòn TSCĐ + Đối với những TSCĐ phục vụ cho hoạt động phúc lợi và hoạt động sự nghiệp, giá trị hao mòn của chúng được phản ánh như sau: Nợ TK 4313- Quỹ phúc lợi hình thành TSCĐ Nợ TK 466- Nguồn kinh phí sự nghiệp đã hình thành TSCĐ Có TK 214- Hao mòn TSCĐ + Nộp vốn khấu hao cho đơn vị cấp trên, kế toán ghi: Nợ TK 411- Nguồn vốn kinh doanh Có TK 111, 112… + Nhận được vốn khấu hao của đơn vị cấp dưới nộp lên, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112… Có TK 136- Phải thu nội bộ (1361) + Khi cấp dưới nhận vốn khấu hao TSCĐ của đơn vị cấp trên để bổ sung vốn kinh doanh, kế toán của đơn vị cấp dưới ghi: Nợ TK 111, 112… Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh + Trường hợp đơn vị cho đơn vị khác vay vốn khấu hao trong khi chưa sử dụng nguồn vốn khấu hao cơ bản, kế toán ghi: Nợ TK 138- Phải thu khác (1388) (Cho vay không lấy lãi) Nợ TK 128- Đầu tư ngắn hạn khác (Cho vay có lấy lãi) Nợ TK 228- Đầu tư dài hạn khác (Cho vay có lấy lãi) Có TK 111, 112… + Trường hợp nhận TSCĐ đã qua sử dụng ( đã trích khấu hao) do điều chuyển nội bộ công ty, kế toán ghi: Nợ TK 211 (Nguyên giá theo bên điều chuyển) Có TK 214 (Khấu hao lũy kế) 1.6. KẾ TOÁN SỬA CHỮA TSCĐ. Trong quá trình sử dụng , TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận. Để đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường trong suốt thời gian sử dụng, các doanh nghiệp phải tiến hành thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ khi bị hư hỏng. Tùy theo quy mô, tính chất của từng công việc sửa chữa mà người ta chia thành 2 loại : Sửa chữa lớn TSCĐ và sửa chữa thường xuyên TSCĐ. + Sửa chữa thường xuyên TSCĐ: Chi phí sửa chữa không nhiều, kế toán tập hợp 100% chi phí sửa chữa vào đối tượng hạch toán: Nợ TK 627 (nếu sửa chữa cho Phân xưởng sản xuất) Nợ TK 641 (nếu sửa chữa cho bộ phận bán hàng) SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 15. Chuyên đề thực tập - 15 - GVHD: Lê Thị Thanh Nợ TK 642 (nếu sửa chữa cho bộ phận quản lý doanh nghiệp) Có TK 111, 112, 331: Chi phí thuê ngoài sửa chữa Có TK 334, 338, 152, 133: Chi phí tự sửa chữa + Sửa chữa lớn TSCĐ, gồm có: - Sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch thì đầu năm doanh nghiệp có thể trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: Hàng kỳ trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch, ghi: Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 335- Chi phí phải trả Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, ghi: Nợ TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ Có TK 111, 152, 153, 214, 334, 338… Khi công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, ghi: Nợ TK 335- Chi phí phải trả Có TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ Kế toán tiến hành xử lý số chênh lệch giữa số chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh so với số được trích trước theo kế hoạch (nếu có), ghi: . Nếu số thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước thì sẽ trích bổ sung: Nợ TK 627, 641, 642… Có TK 335- Chi phí phải trả . Nếu số thực tế phát sinh nhỏ hơn số trích trước thì ghi giảm chi phí (theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp và QĐ 206 về trích và quản lý khấu hao TSCĐ) hoặc ghi tăng thu nhập khác (theo VAS) , ghi: Nợ TK 335- Chi phí phải trả Có TK 627, 641… Hoặc Có TK 711- Thu nhập khác - Sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch thì doanh nghiệp sẽ phân bổ dần dần chi phí sửa chữa lớn vào các đối tượng có liên quan : Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, ghi: Nợ TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ Có TK 111, 112, 331… Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn để phân bổ dần, ghi: Nợ TK 142, 242, Có TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ Phân bổ chi phí từng kỳ vào các đối tượng sử dụng có liên quan, ghi: Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 142, 242 - Sửa chữa lớn mang tính chất nâng cấp, cải tạo làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó: SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 16. Chuyên đề thực tập - 16 - GVHD: Lê Thị Thanh Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn mang tính nâng cấp, cải tạo TSCĐ hữu hình sau ghi nhận ban đầu, ghi: Nợ TK 241- XDCB dở dang Có TK liên quan 111, 152, 331, 334… Khi công việc sửa chữa lớn hoan thành đưa TSCĐ vào sử dụng : . Những chi phí phát sinh không thỏa mãn tiêu chuẩn ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, kế toán ghi: Nợ TK 627, 641, 642 (Nếu chi phí sửa chữa Nợ TK 142, 242 (Nếu chi phí sửa chữa lớn) Có TK 241 – XDCB dở dang . Những chi phí phát sinh thỏa mãn tiêu chuẩn ghi tăng nguyên giá của TSCĐ hữu hình, kế toán ghi: Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình Có TK 241 – XDCB dở dang 1.7. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SỔ KẾ TOÁN SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN TSCĐ Kế toán TSCĐ sử dụng các hình thức ghi sổ: - Nhật ký chung - Nhật ký chứng từ - Sổ cái Tài khoản - Chứng từ ghi sổ - Phần mềm kế toán Trong điều kiện ứng dụng các phần mềm vi tính phục vụ cho công tác kế toán TSCĐ và các khoản đầu tư, cần lưu ý một số nội dung sau: a. Tổ chức mã hóa TSCĐ theo đối tượng ghi TSCĐ. Việc mã hóa TSCĐ là tùy thuộc vào số lượng, chủng loại TSCĐ hiện có của Công ty, nhưng tuyệt đối phải đảm bảo nguyên tắc không trùng mã và dễ dàng nhận biết TSCĐ theo từng loại, từng nhóm. b. Tổ chức khai báo các thông tin về TSCĐ: TSCĐ trong Công ty được quản lý đơn chiếc, do vậy phải khai báo thông tin chi tiết về từng TSCĐ của Công ty cho phần mềm, làm cơ sở quản lý, ghi chép và tính khấu hao TSCĐ. Thông thường, các thông tin tối thiểu phải khai báo bao gồm: Mã, tên TSCĐ, nơi sử dụng, thời gian đưa vào sử dụng và thời gian dự kiến sử dụng. c. Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Các phần mềm kế toán đều cung cấp hệ thống sổ kế toán khá đa dạng để theo dõi TSCĐ như: sổ theo dõi TSCĐ theo từng đơn vị sử dụng, sổ theo dõi TSCĐ toàn doanh nghiệp, các sổ kế toán tổng hợp như: Sổ cái Tài khoản 211, 213, 214... Ngoài ra, người sử dụng còn có thể vận dụng các chức năng khác như: Lọc, tìm kiếm dữ liệu để tạo ra các bảng kê, sổ kế toán theo yêu cầu. SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 17. Chuyên đề thực tập - 17 - GVHD: Lê Thị Thanh CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần sông Đà 11 Công ty cổ phần sông Đà 11 tiền thân là một đội điện nước thuộc Công ty thủy điện Thác Bà do Bộ kiến trúc thành lập từ năm 1961 đến năm 1973 được nâng cấp thành công trường cơ điện. Năm 1976 theo quyết định của Bộ Xây dựng, chuyển đơn vị về thị xã Hòa Bình để chuẩn bị cho khởi công nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà và được đổi tên là: “xí nghiệp lắp máy điện nước thuộc Tổng công ty xây dựng thủy điện Sông Đà 11”. Đến năm 1989 theo quyết định số 03/TCT-TCLĐ ngày 12/12/1989 của Tổng giám đốc Tổng công ty, xí nghiệp lắp máy điện nước được nâng cấp lên thành Công ty xây lắp điện nước. Năm 1993 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Công ty lắp máy điện nước đổi tên thành: “Công ty xây lắp năng lượng thuộc Tổng công ty thủy điện sông Đà”. Ngày 11/03/2002 Bộ xây dựng có quyết định số 285/QĐ đổi tên thành “Công ty Sông Đà 11”. Thực hiện nghị quyết TW3 về đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, ngày 17/08/2005 Bộ xây dựng đã có quyết định số 1332/QĐ-BXD về việc chuyển Công ty Sông Đà 11 thuộc Tổng Công ty sông Đà thành Công ty Cổ phần sông Đà 11. Trụ sở Công ty tại cơ sở 2 tổng Công ty sông Đà km 10 đường Trần Phú, phường Văn Mỗ, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Là một đơn vị thành viên 40 năm phát triển và trưởng thành cùng Tổng công ty Sông Đà, Công ty Cổ phần Sông Đà 11 đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây lắp và điều hành sản xuất. Đến nay, Công ty cổ phần Sông Đà 11 đã có một đội ngũ hơn 1500 cán bộ kỹ thuật, cử nhân, công nhân lành nghề (trong đó có hơn 250 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học). 2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 11. - Xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, bưu điện, quản lý vận hành phân phối điện nước cho các công trình. - Xâp lắp hệ thống cấp thoát nước cho các đô thị và khu công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến áp có cấp điện áp đến 500 KV, kết cấu công trình, quản lý vận hành nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, nhà máy nước và đô thị. - Xâp lắp, thí nghiệm, hiệu chỉnh, bảo dưỡng, lắp ráp tủ bảng điện công nghiệp cho đường dây, nhà máy điện, trạm biến áp và các dây truyền công nghệ có cấp điện áp đến 500 KV. - Sản xuất và kinh doanh kim khí, các sản phẩm về cơ khí, quản lý và vận hành kinh doanh bán điện. SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 18. Chuyên đề thực tập - 18 - GVHD: Lê Thị Thanh - Kinh doanh xuất nhập khẩu, vật tư, thiết bị phương tiện vận tải cơ giới, phụ tùng cơ giới, phục vụ thi công xây dựng và công nghệ xây dựng, vận tải hàng hóa đường bộ. - Kinh doanh xây dựng các khu đô thị, nhà cao tầng, khu công nghiệp. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý của Công ty. Công ty sông Đà 11 được cổ phần từ doanh nghiệp Nhà nước. Có nhiệm vụ kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, mà địa bàn hoạt động rất rộng nên Công ty tổ chức bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh theo quy mô vừa tập trung vừa phân tán. Công ty tổ chức quản lý theo một cấp đứng đầu là Tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động chung của Công ty, giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc và các phòng ban chức năng. - Đứng đầu bộ máy quản lý là Tổng giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống công nhân viên toàn công ty. - Dưới Tổng giám đốc là 3 phó Tổng giám đốc giúp việc cho Tổng giám đốc từng mặt của công ty (kinh tế, kỹ thuật,thi công). - Ngoài ra, Công ty còn có 5 phòng ban chức năng sau: Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các phương án sắp xếp cải tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý điều phối tuyển dụng lao động, thực hiện chính sách đối với người lao động, thực hiện công tác văn thư lưu trữ… Phòng kỹ thuật cơ giới: Giám sát đôn đốc về công tác cơ giới và vật tư, quản lý chất lượng công trình, an toàn bảo hộ lao động toàn Công ty. Phòng kinh tế kế hoạch: Có nhiệm vụ lập các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, báo cáo về tổ chức công ty, đồng thời lập kế hoạch giao cho đơn vị, theo dõi thực hiện kế hoạch. Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra giám sát về kỹ thuật chất lượng các công trình đồng thời đề ra các sáng kiến thay đổi biện pháp thi công, ngoài ra còn có nhiệm vụ quản lý vật tư cơ giới toàn công ty, lập kế hoạch, mua sắm và giám sát tình hình sử dụng, dự trữ vật tư thiết bị của các đơn vị theo dõi hiện trạng máy móc thiết bị toàn doanh nghiệp để tham mưu cho việc mua sắm, thanh lý máy móc bổ sung. Phòng dự án: Theo dõi, quản lý dự án của công ty. - Dưới các phòng ban của Công ty, tại các xí nghiệp trực thuộc cũng tổ chức các phòng ban tương tự trực tiếp quản lý hoạt động của từng đơn vị mình, đồng thời chịu sự chỉ đạo của các phòng ban trên công ty. Giữa các phòng ban cơ quan Công ty và dưới xí nghiệp có sự phân công quản lý và phối hợp chặt chẽ. 2.1.4 Bộ máy tổ chức và công tác kế toán ở Công ty. 2.1.4.1 Bộ máy tổ chức: Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra công tác kế toán trong phạm vi toàn Công ty kể cả các đơn vị thành viên. SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 19. Chuyên đề thực tập - 19 - GVHD: Lê Thị Thanh Giúp giám đốc tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, thông tin kinh tế, đề ra các giải pháp tài chính kịp thời phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô sản xuất, kinh doanh ở Công ty gồm nhiều xí nghiệp thành viên, trung tâm, ban quản lý dự án và có trụ sở giao dịch ở nhiều nơi khác nhau trên địa bàn cả nước cho nên bộ máy kế toán ở công ty được tổ chức theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán. Hàng tháng, bộ phận kế toán của các đơn vị thành viên sẽ tập hợp số liệu gửi lên phòng tài chính kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổng hợp số liệu chung toàn Công ty và lập báo cáo tài chính hàng kỳ. Hiện nay phòng tài chính kế toán của Công ty gồm 12 người được bố trí theo các chức năng nhiệm vụ sau: Kế toán trƣởng: Giúp Tổng giám đốc Công ty tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, tín dụng và thông tin kinh tế toàn công ty. Tổ chức hạch toán kế toán trong phạm vi toàn công ty theo các quy định về quản lý kinh tế tài chính và điều lệ kế toán trưởng. Phó kế toán trƣởng: Phụ trách kế toán tổng hợp toàn Công ty và giúp việc cho kế toán trưởng. Thay mặt kế toán trưởng Công ty khi kế toán trưởng đi vắng (Có ủy quyền từng lần cụ thể). Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu quyết toán chi phí, tính giá thành và tổng hợp kết quả tiêu thụ, tính lợi nhuận và lập báo cáo cuối kỳ. Kế toán ngân hàng: Lập kế hoạch vốn tín dụng, quản lý hồ sơ, chứng từ thanh toán và theo dõi thanh toán qua Ngân hàng, thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến Ngân hàng. Kế toán Nhật ký chung: Có nhiệm vụ nhập số liệu. Kế toán vật tƣ và tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, khấu hao và sửa chữa lớn TSCĐ. Kế toán tiền lƣơng và BHXH: Theo dõi các khoản thanh toán với công nhân viên và các khoản trích theo lương trên cơ sở tiền lương thực tế và tỷ lệ phần trăm quy định hiện hành. Kế toán tạm ứng và thanh toán: theo dõi quản lý các khoản tạm ứng, quản lý các nghiệp vụ thu chi quỹ và các khoản thanh toán. Kế toán thuế và công nợ nội bộ: Tính số thuế của từng loại thuế mà doanh nghiệp phải chịu, quyết toán thuế, nộp thuế cho cơ quan Nhà nước và tình hình thanh toán giữa các đơn vị trực thuộc với công ty. Thủ quỹ: Có nhiệm vụ tập hợp chứng từ thu chi vào sổ quỹ, mở sổ. Kế toán tại các đơn vị trực thuộc: Thực hiện hạch toán theo các quy định quản lý tài chính của Công ty và chịu sự chỉ đạo của các bộ phận kế toán trên Công ty. SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 20. Chuyên đề thực tập - 20 - GVHD: Lê Thị Thanh TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 KẾ TOÁN TRƢỞNG PHÓ KẾ TOÁN TRƢỞNG Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán tiền tạm ứng thuế và ngân lương và và thanh công nợ hàng BHXH toán nội bộ Kế toán Thủ quỹ Kế toán Kế toán tổng hợp nhật ký vật tư và chung TSCĐ Kế toán các đơn vị trực thuộc 2.1.4.2 Hình thức sổ kế toán mà Công ty đang vận dụng: Công ty cổ phần sông Đà 11 có tình hình biến động TSCĐ tương đối lớn, phong phú, đa dạng, địa điểm kinh doanh sản xuất xa nằm rải rác khắp mọi miền đất nước. Để thuận tiện cho công tác hạch toán kế toán Công ty đang áp dụng hình thức “Nhật ký chung”. Các sổ kế toán đang sử dụng tại công ty: Các sổ cái, Sổ nhật ký chung, Các bảng bao gồm: bảng phân bổ lương, phân bổ khấu hao, phân bổ chi phí, Sổ quỹ, các sổ chi tiết (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tạm ứng…),Các bảng kê. SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 21. Chuyên đề thực tập - 21 - GVHD: Lê Thị Thanh Sơ đồ tổng quát: hình thức nhật ký chung Chứng từ gốc Chứng từ mã hóa nhập Sổ chi tiết liệu vào máy tính Nhật ký chung Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh Bảng cân đối số phát sinh thử Các bút toán điều chỉnh kết chuyển Bảng cân đối số phát sinh hoàn chỉnh Báo cáo tài chính và các báo cáo khác Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu hàng ngày SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 22. Chuyên đề thực tập - 22 - GVHD: Lê Thị Thanh 2.1.4.3 Phần mềm kế toán đang đƣợc áp dụng tại Công ty. Thông tin kế toán đòi hỏi ngày càng phải nhanh, kịp thời, chính xác cũng như giảm được cường độ làm việc của kế toán. Nên Công ty cổ phần sông Đà 11 đã thấy được ưu điểm và hiệu quả của việc áp dụng máy tính vào công tác kế toán. Công ty đã chuyển từ kế toán thủ công sang kế toán máy. Đội ngũ nhân viên phòng kế toán là những người sử dụng thành thạo phần mềm kế toán của mình. Hiện nay Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán UNESCO Accouting. Đây là phần mềm kế toán động nên có thể thay đổi phù hợp với Công ty, mẫu biểu phong phú, cách nhập số liệu đơn giản. 2.2 TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY 2.2.1 Đặc điểm TSCĐ và công tác quản lý TSCĐ của Công ty cổ phần sông Đà 11. 2.2.1.1 Đặc điểm TSCĐ ở công ty. Công ty cổ phần sông Đà 11 với chức năng xây dựng các công trình, sản xuất lắp đặt các kết cấu xây dựng và kết cấu cơ khí công trình, sản xuất vật liệu, cấu kiện xây dựng, xây lắp các thiết bị công nghệ… Do đó TSCĐ hữu hình của Công ty chủ yếu là máy móc, xe cơ giới, các máy khoan… Sau ngày thành lập với nguồn Ngân sách được cấp, công ty đã chú trọng tới việc đầu tư các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. So với các công ty trong cùng lĩnh vực thì TSCĐ của công ty được trang bị tương đối đầy đủ cả về số lượng lẫn chất lượng. Tính đến ngày 01/01/2006 tổng số vốn cố định của cả công ty là 35.609.283.205 đồng. Trong thời gian gần đây, do khối lượng các công trình thi công nhiều, công ty phải trang bị các thiết bị máy móc bằng nguồn vốn tự có của mình hoặc vốn tín dụng và nguồn vốn khác. Các TSCĐ này chủ yếu nhập từ các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đức… 2.2.1.2 Công tác quản lý TSCĐ ở công ty. Do đặc thù của ngành xây dựng nên vấn đề bảo quản và sử dụng TSCĐ như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là vấn đề được các nhà quản lý đặt ra. Nhận thức được vấn đề đó TSCĐ của công ty được quản lý chặt chẽ cả về mặt giá trị và mặt hiện vật bởi phòng quản lý thiết bị và phòng kế toán. Về mặt hiện vật: Phòng quản lý thiết bị trực tiếp lập sổ sách theo dõi, ghi chép về công tác quản lý và điều phối vật tư, cơ giới. Phòng còn theo dõi và nắm giữ năng lực máy móc thiết bị tham gia phục vụ thi công các công trình và khả năng khai thác tài liệu sử dụng thiết bị các công trình. Đồng thời phòng quản lý các thiết bị các công trình do công ty đảm nhiệm thi công để cân đối năng lực thiết bị động lực, thiết bị công tác, phương tiện vận tải…Nhằm điều phối nhịp nhàng giữa các đơn vị thành viên và giữa các công trình thi công. Phòng quản lý thiết bị còn cùng với các đơn vị thành viên lập kế hoạch mua thêm máy móc thiết bị mới, đáp ứng các yêu cầu tiến bô, chất lượng thi công. SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 23. Chuyên đề thực tập - 23 - GVHD: Lê Thị Thanh Về mặt giá trị: Phòng kế toán trực tiếp lập sổ sách theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ có ở công ty theo chỉ tiêu giá trị. Đồng thời định kỳ tính toán giá trị hao mòn, trích khấu hao và quản lý quỹ khấu hao. 2.2.2 Phân loại TSCĐ và đánh giá TSCĐ ở Công ty. 2.2.2.1 Phân loại TSCĐ. Tại Công ty Cổ phần sông Đà 11, TSCĐ rất đa dạng, phong phú nên TSCĐ được phân chia theo nhiều cách để đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty. Vì vậy, TSCĐ của Công ty cần được phân loại theo những tiêu thức nhất định: Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành: TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn góp 2.615.064.625 TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn CNK 11.648.831.609 TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn tín 21.345.386.971 dụng Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật: Nhà cửa, vật kiến trúc 500.347.453 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 17.762.151.929 Máy móc thiết bị 15.159.785.830 Thiết bị dụng cụ quản lý 2.186.997.993 Thông qua các cách phân loại trên giúp cho Công ty quản lý chặt chẽ TSCĐ của mình một cách rất cụ thể, chi tiết theo đặc trưng kỹ thuật và tình hình sử dụng của TSCĐ từ đó đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả phục vụ cho tiến trình sản xuất và thi công của Công ty. 2.2.2.2 Đánh giá TSCĐ. Việc xác định giá trị TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong quản lý, khai thác TSCĐ. Đặc biệt trong công tác hạch toán kế toán, phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ… Đánh giá đúng giá trị của TSCĐ có nghĩa là đánh giá đúng quy mô, năng lực… của Công ty. Từ nhận thức đó, hiện nay công tác kế toán của Công ty được thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành: đánh giá TSCĐ theo nguyên giá và giá trị còn lại. Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá: Theo cách đánh giá này nguyên giá TSCĐ được xác định trong từng trường hợp cụ thể như sau: Nguyên giá TSCĐ do mua ngoài: Các Chi phí khoản vận Các Giá trị sản Giá mua khoản phẩm thu (chƣa thuế chuyển NG TSCĐ = + không + bốc dỡ, - giảm - đƣợc do thuế) trừ chạy thử hoàn lại lắp đặt… Nguyên giá TSCĐ do xây dựng , tự chế: SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 24. Chuyên đề thực tập - 24 - GVHD: Lê Thị Thanh Nguyên giá Giá trị quyết toán TSCĐ tự xây của TSCĐ tự xây Chi phí lắp đặt = + chạy thử (nếu có) dựng, tự chế dựng, tự chế Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định theo công thức: Giá trị còn lại Giá trị hao mòn của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - lũy kế của TSCĐ Ở Công ty cổ phần sông Đà 11, khi đánh giá lại theo tỷ lệ phần trăm so với TSCĐ khi còn mới thì giá trị còn lại của TSCĐ là: Giá trị còn lại Tỷ lệ % năng lực Nguyên giá TSCĐ của TSCĐ khi = TSCĐ còn lại - (nguyên giá cũ) đánh giá lại Thông thường vào cuối mỗi năm Tổng công ty đều có quyết định kiểm kê lại TSCĐ. Khi đó phòng quản lý vật tư cơ giới tổ chức đánh giá lại TS để xác định giá trị tài sản thực tế hiện có ở Công ty. Trong công tác hạch toán TSCĐ, Công ty chỉ hạch toán theo giá trị ghi trên sổ sách còn giá trị TSCĐ thực tế kiểm kê và giá trị còn lại của TS khi đánh giá lại Công ty chỉ sử dụng để xem xét đánh giá công tác quản lý và sử dụng TSCĐ là tốt hay không tốt. Do không sử dụng số liệu giá trị còn lại theo đánh giá lại TSCĐ để hạch toán nên Công ty không xác định giá trị hao mòn của TSCĐ sau khi đánh giá lại (giá trị còn lại của TSCĐ khi đánh giá lại chỉ được thể hiện trên báo cáo chi tiết kiểm kê TSCĐ). Như vậy chưa phản ánh được thực tế giá trị TSCĐ hiện có ở Công ty và nguồn vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh. 2.2.3 Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình ở Công ty sông Đà 11. + Thủ tục, chứng từ: Để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ ở Công ty Cổ phần sông Đà 11 đều phải dựa vào các chứng từ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan Lấy ví dụ phân loại chứng từ trong phần hành TSCĐ (+) GIAM: giảm tài sản GIAM 01: nhượng bán tài sản GIAM 02: điều chuyển nội bộ sang đơn vị khác GIAM 03: thanh lý tài sản GIAM 04: góp vốn liên doanh (+) KHAO: trích khấu hao KHAO 01: trích khấu hao TSCĐ hữu hình KHAO 02: trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính KHAO 03: trích khấu hao TSCĐ vô hình KHAO 04: trích khấu hao bất động sản SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 25. Chuyên đề thực tập - 25 - GVHD: Lê Thị Thanh (+) TANG: tăng tài sản TANG 01: mua sắm mới TANG 02: đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành TANG 03: chuyển từ công cụ lao động nhỏ TANG 04: điều chuyển nội bộ từ đơn vị khác TANG 05: nhận vốn góp liên doanh TANG 06: được biếu tặng (+) TDOI: thay đổi giá trị TDOI 01: đánh giá lại tăng giá trị TDOI 02: đánh giá lại giảm giá trị 2.2.3.1 Hạch toán TSCĐ tăng do mua sắm tại Công ty: Sau khi cổ phần hóa, TSCĐ của Công ty tăng chủ yếu do mua sắm mới. Các chứng từ tăng TSCĐ do mua sắm mới mà Công ty sử dụng bao gồm: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, thẻ TSCĐ và các chứng từ liên quan khác: hóa đơn giá trị gia tăng, giấy đề nghị mua hàng… Quy trình luân chuyển chứng từ tổng quát khi tăng TSCĐ do mua sắm được minh họa theo sơ đồ sau: Phòng dự án 1 HĐQT phê 2 Tổng GĐ công lập dự án duyệt dự án ty thực hiện 3 4 Phòng kế toán Phòng kinh tế kế hoạch lập hồ sơ tăng 5 xét duyệt, lựa chọn nhà tài sản cung cấp, ký kết hợp đồng Sơ đồ 2.2: Luân chuyển chứng từ trong nghiệp vụ mua sắm TSCĐ Hàng năm phòng dự án sẽ căn cứ vào nhu cầu của các xí nghiệp, cơ quan thuộc Công ty về TSCĐ để lập dự án trình lên HĐQT Công ty phê duyệt dự án. Sau khi được HĐQT phê duyệt, dư án đó được giao cho Tổng giám đốc thực hiện, tiếp đó TGĐ giao cho Phòng kinh tế kế hoạch tìm kiếm nhà cung cấp, và lập “Biên bản xét chào giá cạnh tranh” trong biên bản đó nêu ra ba nhà cung cấp để lựa chọn một nhà cung cấp có giá sản phẩm, chất lượng hợp lý nhất. Phòng Kinh tế kế hoạch trình lên TGĐ phê duyệt nhà cung cấp đã lựa chọn, sau khi được phê duyệt phòng Kinh tế kế hoạch tiến hành ký kết hợp đồng với bạn hàng. Cuối cùng, Phòng Kinh tế kế hoạch giao toàn bộ chứng từ cho Phòng Kế toán để phòng Kế toán lập hồ sơ tăng tài sản. - Các chứng từ sử dụng + Quyết định của hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sông Đà 11. + Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn vận chuyển. + Hợp đồng kinh tế (về việc cung cấp máy tính xách tay). SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 26. Chuyên đề thực tập - 26 - GVHD: Lê Thị Thanh + Biên bản giao nhận, và biên bản thanh ly hợp đồng. Ví dụ minh họa: Theo nhu cầu để phục vụ cho công tác quản lý điều hành tại cơ quan công ty. Nên Tổng giám đôc công ty đã xin Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sông Đà 11 Theo nhu cầu để phục vụ cho công tác quản lý điều hành tại cơ quan công ty. mua máy tính xách tay cho công ty năm 2007 nhằm phục vụ công tác quản lý điều hành. Dự án mua máy tính xách tay của cơ quan công ty đã được Tổng giám đốc công ty phê duyệt và TGĐ giao cho phòng Kinh tế kế hoạch tìm kiếm nhà cung cấp, sau khi tìm kiếm các nhà cung cấp phòng Kinh tế kế hoạch sẽ lập biên bản xét chào giá canh tranh, nội dung cụ thể như sau: Tổng công ty Sông Đà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty CP Sông Đà 11 Đôc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------------------- ----------------------- Số: 62CT/HĐQT Hà Tây, ngày 07 tháng 08 năm 2007 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ CHÀO GIÁ CẠNH TRANH MÁY TÍNH PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH Căn cứ: - Nghị định số 88/1999/NĐ – CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, được sửa đổi bổ sung theo các Nghị định số 14/2000/NĐ – CP ngày 05/05/2000; số 66/20003/NĐ – CP ngày 12/06/2003 của Chính phủ: - Nghị định 16/2005/NĐ – CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: - Điều lệ tô chức và hoạt động của Công ty cổ phần Sông Đà 11 đã được đại hội cổ đông thông qua ngày thông qua ngày 31/08/2004 sửa đổi bổ sung ngày 04/04/2006. - Quyết định số 21/CÔNG TY/HĐQT ngày 22/03/2007 về việc đầu tư máy vi tính phục vụ quản lý điều hành. - Tờ trình số CT/KTKH ngày 07/08/2007 của Tổng giám đốc công ty vê việc xin phê duyệt kết quả xét chào giá cạnh tranh máy tính văn phòng. - Nghị quyết số: 2007/NQ – HĐQT ngày 07/08/2007 của Hội đồng quản trị công ty phê duyệt kết quả chào giá cạnh tranh máy tính phục vụ quản lý điều hành. SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 27. Chuyên đề thực tập - 27 - GVHD: Lê Thị Thanh QUYẾT ĐỊNH Điều 1: phê duyệt kết quả xét chào giá cạnh tranh máy vi tính notebook thuộc dự án nâng cao năng lực thiết bị thi công xây lắp năm 2007 với những nội dung sau: Đơn vị trúng thầu: Công ty TNHH công nghệ ánh sáng. Giá trúng thầu: 1.590 USD (Một nghìn năm trăm chín mươi đô la mỹ). Giá trị trên chưa bao gồm thuế VAT. Chủng loại: IBM T43 mới 100% chưa sử dụng số lượng 01 chiếc . Thời gian cung cấp: ngày sau khi ký hợp đồng. Loại hợp đồng: Trọn gói. Nguồn vốn: Tín dụng thương mại. Điều 2: Hội đồng quản trị cho Tổng giám đốc công ty thương thảo và ký kết hợp đồng với đối tác theo đúng quy định của Công ty và pháp luật Nhà nước. HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao khách hàng Ngày…tháng…năm 2007 Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH công nghệ Ánh Sáng. Địa chỉ : C10- Ngõ 109-Trường Chinh- Thanh Xuân-Hà Nội Số tài khoản : Mã số : 0101635944 Họ tên người mua hàng : Nguyễn Bạch Dương Tên đơn vị : Công ty cổ phần Sông Đà 11 Địa chỉ : Văn Mỗ - Hà Đông – Hà Tây Số tài khoản : Hình thức thanh toán : CK MS: 0500313811 STT Tên hàng hóa, dịch Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền vụ tính lƣợng A B C 1 2 3 Máy tính xách tay Chiếc 01 25.465.000 25.465.000 IBM Cộng tiên hàng 25.465.000 Thuế suất GTGT: 5% tiền thuế GTGT 1.273.250 Tổng cộng tiền thanh toán 26.738.250 Số tiền bằng chữ: Hai mươi sáu triệu bảy trăm ba mươi tám nghìn, hai trăm năm mươi đồng chẵn Ngƣời mua hàng Ngƣời bán hàng Thủ trƣởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 28. Chuyên đề thực tập - 28 - GVHD: Lê Thị Thanh Khi hợp đồng kinh tế được ký kết, thống nhất, phòng kinh tế kế hoạch giao toàn bộ hồ sơ, chứng từ cho phòng kế toán để phòng kế toán lập hồ sơ tăng TSCĐ. Tổng công ty sông Đà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty cổ phần sông Đà 11 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số 278/SD-11/TCKT Hà Tây, ngày 01 tháng 09 năm 2007 V/v: Tăng TSCĐ HỒ SƠ TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Kính gửi: Cơ quan Công ty - Căn cứ quyết định số 57/HĐQT ngày 30 tháng 08 năm 2005 của HĐQT Công ty cổ phần sông Đà 11 về “Quy chế quản lý tài chính”. - Căn cứ quyết định số 21 CT/HĐQT ngày 27/03/2007 của Chủ tịch hội đồng quản trị V/v: Phê duyệt đầu tư trang bị văn phòng cơ quan Công ty - Căn cứ quyết định số 62/CT/HĐQT ngày 07/08/2007 của Chủ tịch hội đồng quản trị V/v: Phê duyệt kết quả chào giá cạnh tranh máy vi tính phục vụ quản lý điều hành - Căn cứ hợp đồng số 2007HĐ- Litek ký ngày 04/08/2007 giữa Công ty cổ phần sông Đà 11 với Công ty TNHH công nghệ An Sáng về việc mua 01 máy tính xách tay. - Căn cứ các giấy tờ khác liên quan: Biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản giao nhận, hóa đơn thuế GTGT… Nay Công ty cổ phần sông Đà 11 ra quyết định tăng TSCĐ và hướng dẫn hạch toán như sau: (kèm theo bảng kê mức trích khấu hao của tài sản) A. Chi tiết về Tài sản: Số Hao Giá trị còn TT Tên TSCĐ Nguyên giá NV lượng mòn lại 1 Máy tính xách tay IBM 01 25.465.000 0 25.465.000 NK T43(Trung Quốc) Tổng cộng 25.465.000 0 25.465.000 B. Hƣớng dẫn hạch toán: Cơ quan Công ty hạch toán tăng TSCĐ: Nợ TK 211 (Chi tiết) : 25.465.000 Có TK 241- Đầu tư mua sắm TSCĐ : 25.465.000 Yêu cầu hạch toán ghi sổ kế toán tháng 9 năm 2007 Nơi nhận: - Như trên - Lưu TCHC, TCKT SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 29. Chuyên đề thực tập - 29 - GVHD: Lê Thị Thanh 2.2.3.2 Hạch toán chi tiết tình hình giảm TSCĐ tại Công ty. Ở Công ty cổ phần sông Đà 11 giảm TSCĐ do rất nhiều nguyên nhân như: Giảm do thanh lý nhượng bán, giảm do phát hiện thiếu khi kiểm kê, giảm do điều chuyển nội bộ sang đơn vị khác. Tại cơ quan Công ty năm 2007 có một nghiệp vụ giảm TSCĐ do điều chuyển nội bộ sang đơn vị khác. Và trong năm 2007 khi kiểm kê TSCĐ tại xí nghiệp Sông Đà 11.2 phát hiện thiếu một tài sản là máy bơm nước chìm Italia 7.5 Kw do bị nước lũ cuốn trôi cũng làm giảm TSCĐ của toàn Công ty cổ phần sông Đà 11. TSCĐ của cơ quan Công ty năm 2007 chỉ giảm do điều chuyển nội bộ sang đơn vị khác. Tổng số giảm trong năm 2007 là 524.414.000đ - Chứng từ sử dụng gồm: + Quyết định điều động + Biên bản bàn giao tài sản Ví dụ minh họa: Xe ôtô con 5 chỗ ngồi Misubishi 29ML- 5238 là tài sản thuộc về văn phòng Công ty đến ngày 30 tháng 5 năm 2006 quyết định điều động của Công ty cổ phần sông Đà 11 cho nhà máy thủy điện Thác Trắng. Cụ thể quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện như sau: Yêu cầu điều Quyết định chuyển điều chuyển NM thủy điện Tổng giám Văn phòng Thác Trắng đốc công ty công ty 1 2 Biên bản bàn giao máy móc thiết bị 3 Giấy đề nghị giảm tài sản Phòng kế toán 4 5 Sơ đồ 2.3: Quy trình luân chuyển chứng từ giảm TSCĐ do điều chuyển nội bộ SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 30. Chuyên đề thực tập - 30 - GVHD: Lê Thị Thanh Tổng công ty Sông Đà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty cổ phần sông Đà 11 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Hà Đông, ngày 30 tháng 5 năm 2007 QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU ĐỘNG Số: 30 CT/KTCG Kính gửi: Tổng giám đốc Công ty cổ phần sông Đà 11 - Căn cứ nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty - Căn cứ yêu cầu của NMTĐ Thác Trắng – Công ty cổ phần sông Đà 11 - Theo đề nghị của: phòng kỹ thuật Cơ giới và phòng TC-HC Công ty Quyết định: Điều I: - Điều động : Xe ô tô con 5 chỗ ngồi- Misubishi - Biển kiểm soát: 29M – 5238 - Số máy : 6053 - Số khung: 1000083 - Nước sản xuất: Liên doanh Việt Nam - Từ đơn vị : Văn phòng Công ty - Đến đơn vị : NMTĐ Thác Trắng – Công ty cổ phần sông Đà 11 - Kể từ: Ngày 01 tháng 06 năm 2007 Điều II: NMTĐ Thác Trắng –Công ty cổ phần sông Đà 11, phòng TCHC làm thủ tục giao nhận xe đầy đủ gồm: hồ sơ, lý lịch, dụng cụ đồ nghề và phụ tùng kèm theo xe. Biên bản bàn giao được gửi về các phòng kỹ thuật cơ giới, Tài chính kế toán Công ty để theo dõi. Điều III: Phòng tổ chức hành chính Công ty làm thủ tục điều động công nhân để định người theo xe. Điều IV: NMTĐ Thác Trắng – Công ty cổ phần sông Đà 11 và các phòng tổ chức hành chính, kỹ thuật cơ giới, Tài chính kế toán Công ty căn cứ quyết định thực hiện Nơi nhận: - NMTĐ Thác Trắng - Phòng TCKT, TCHC - Lưu phòng KTCG SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 31. Chuyên đề thực tập - 31 - GVHD: Lê Thị Thanh Tổng công ty Sông Đà 11 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty cổ phần Sông Đà 11 Đôc lập – Tự do – Hạnh phúc Mã số: BM – CTKT031 Lần ban hành BIÊN BẢN BÀN GIAO Ngày 01/06/2002 MÁY MÓC THIẾT BỊ Trang 1/1 - Căn cứ quy định số 227 TCT/QLCG ngày 10 tháng 5 năm 2002 về việc quản lý xe máy, thiết bị của Tổng Giám đốc Tổng công ty sông Đà - Căn cứ quy định số 61CT/HĐQT ngày 30 tháng 8 năm 2007 về việc quản lý xe máy, thiết bị của Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần sông Đà 11. Hôm nay ngày 19 tháng 6 năm 2007. Tại Công ty cổ phần Sông Đà 11 đường Văn Mỗ - Hà Đông – Hà Tây I. Thành phần tham gia gồm: Đại diện bên giao: Ông: Đặng Xuân Thư Chức vụ: TP. TCHC Ông: Trịnh Quốc Thanh Chức vụ: Lái xe Đại diện bên nhận: Ông: Nguyễn Công Lý Chức vụ: Giám đốc nhà máy Ông: Phạm Văn Túy Chức vụ: Lái xe Cùng tiến hành giao nhận xe máy, thiết bị: Xe con nhãn hiệu Mítubishi Đăng ký : 29M – 5238 Loại: Lan Các Số máy : 6053 Sô khung: 1000083 1. Động cơ hoạt động bình thường: đồng hồ km 2837207 2. Hệ thống truyền động: hoạt động bình thường 3. Hệ thống treo và di chuyển: hoạt động bình thường 4. Hệ thống điện: Đèn AC – cháy: còn lại hoạt động bình thường 5. Hệ thống công tắc: hoạt động bình thường 6. Lốp xe: 04 lốp xe mới nguyên: 01 dự phòng cũ III. Dụng cụ đồ nghề 1. 01 kích ren 2. 01 tay kích 3. 01 tuýp tháo lốp 4. 01 tuýp tháo buri IV. Hồ sơ tài liệu kỹ thuật 1. Đăng ký xe 29M 5238 2. Bảo hiểm (hạn đến 06/08/2006) 3. Sổ khám lưu hành (đến 07/07/2006) * Kết luận: Xe hoạt động bình thường Đại diện bên giao Đại diện bên nhận Lái xe Thủ trƣởng Lái xe Thủ trƣởng SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 32. Chuyên đề thực tập - 32 - GVHD: Lê Thị Thanh 2.2.4 Kế toán tổng hợp TSCĐ tại Công ty cổ phần sông Đà 11. 2.2.4.1 Tài khoản sử dụng: Công ty cổ phần sông Đà 11 sử dụng các tài khoản sau đây trong phần hành kế toán TSCĐ. Các tài khoản sử dụng: TK 211: TSCĐ hữu hình TK 213: TSCĐ vô hình TK 214: Hao mòn TSCĐ Các tài khoản này được sử dụng tới cấp 4, cùng với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán SAS (Song Da – Accounting System). Mỗi tài sản được mở chi tiết và mã hóa riêng trên một tài khoản chi tiết. Tài khoản cấp 2 dụng được mở và quản lý từng loại tài sản, tài khoản cấp 3 được mở cho từng tài sản trong mỗi loại tài sản, tài khoản cấp 4 được mở để theo dõi chi tiết từng chủng loại tài sản trong mỗi tài sản. Lấy ví dụ minh họa phân loại tài sản: 2112: Nhà cửa vật kiến trúc 211201: Nhà ở 21120101: Nhà ở cấp 1 21120102: Nhà ở cấp 2 …………………….. 2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn 211302-02: Xe ô tô Kia biển số 29T-0015 211306-07: Xe ô tô Inova 2.0 biển số 29Y-2112 ................................ 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý 211401: Máy tính xách tay IBM T43 (Trung Quốc) 211401-1: Máy vi tính VIP và UP500 211401-2: Máy vi tính VIP UPS .......... 2.2.4.2 Hạch toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ: a. Các bút toán thường xảy ra: - Hạch toán tăng mua mới máy tính xách tay IBM T43 Bút toán 1: Nợ TK 211401: 25.465.000 Có TK 2411: 25.465.000 Bút toán 2: Nợ TK 4411: 25.465.000 Có TK 4111: 25.465.000 - Hạch toán tăng do điều động xe Mishubishi từ CQCT đến NMTĐ Thác Trắng: SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 33. Chuyên đề thực tập - 33 - GVHD: Lê Thị Thanh Bút toán 1: Nợ TK 136101: 112.402.390 Có TK 211302-01: 112.402.390 Bút toán 2: Nợ TK 2141: 235.592.610 Có TK 211302-01: 235.592.610 b. Sổ kế toán sử dụng: Cuối năm 2007 căn cứ số liệu, chứng từ phát sinh tăng, giảm TSCĐ vào sổ năm chi tiết TSCĐ. Tổng công ty sông Đà Công ty cổ phần sông Đà 11 Bảng kê chi tiết Tăng Giảm TSCĐ Năm2007 TT Tên TSCĐ Nguyên giá Giá trị còn lại A Tài sản tăng trong kỳ 95.305.600.130 94.680.959.533 I Tăng do mua sắm mới 6.655.104.864 6.655.104.864 CQ công ty 336.625.935 336.625.935 1 Máy vi tính xách tay VGN-TX 16GP 34.370.475 34.370.475 2 Máy tính xách tay IMB T43 (Trung Quốc) 25.465.000 25.465.000 3 Máy phô tô VIVACE 346 39.484.509 39.484.509 4 Hệ thống mạng “ứng dụng công nghệ 237.305.951 237.305.951 thông tin” II Tăng do đầu tƣ XDCB 83.107.105.614 83.107.105.614 III Tăng do điều chuyển 5.295.037.149 4.320.959.451 CQ công ty 1.637.081.931 1.461.254.782 1 Xe KIA-PRIDEX biển số: 29T-0015 157.500.000 0 2 Xe ôtô Camry 3.0 BS: 29Y-1099 1.007.448.893 1.007.448.893 3 Xe ôtô Inova 2.0 BS: 29Y-2122 448.105.335 448.105.335 4 Máy tính VIP&UP 500 11.599.133 231.983 5 Máy tính ĐNA VIP&UPS 12.428.570 5.468.571 B Tài sản giảm trong kỳ 5.470.340.519 4.518.731.227 I Giảm do điều chuyển 5.295.037.149 4.403.385.238 CQ công ty 524.414.000 176.557.724 1 Xe ôtô Mitsubishi 5 chỗ BS: 29M-5238 347.995.000 112.402.390 2 Xe ôtô Vina-YAZ UOAT BS: 29T-4512 176.419.000 64.155.334 II Giảm do thanh lý TSCĐ 20.476.190 0 III Giảm do điều chỉnh nguyên giá TSCĐ 71.859.512 71.859.512 IV Giảm do điều chuyển sang CCDC 19.445.455 512.228 V Giảm do mất tài sản 63.522.213 42.974.249 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Tổng giám đốc SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22
  • 34. Chuyên đề thực tập - 34 - GVHD: Lê Thị Thanh Tổng công ty Sông Đà Công ty cổ phần Sông Đà 11 BÁO CÁO TỔNG HỢP TĂNG, GIẢM TSCĐ Năm 2007 TT Nội dung Nguyên giá Giá trị còn lại I Số dƣ đầu kỳ 42.394.310.527 25.302.898.013 1 Dùng trong sản xuất kinh doanh 42.373.834.337 25.302.898.013 2 Tài sản cố định phúc lợi - 0 3 Tài sản cố định chờ xử lý 20.476.190 0 II Số tăng trong kỳ 95.305.600.130 94.680.958.533 1 Mua sắm mới 6.665.104.864 6.665.104.864 2 Đầu tƣ XDCB hoàn thành 83.017.105.614 83.017.105.614 3 Điều chuyển nội bộ Công ty 5.295.037.149 4.320.959.451 4 Tăng do điều chỉnh nguyên giá 88.352.503 88.352.503 5 Điều chuyển từ công cụ dụng cụ 0 0xcd3v 6 Theo BBXD GTDN của tài sản cố định HH 0 349.437.101 7 Theo BBXD GTDN của tài sản cố định VH 250.000.000 250.000.000 III Số giảm trong kỳ 5.470.340.519 14.852.253.371 1 Điều chuyển nội bộ công ty 5.295.037.149 4.403.385.238 2 Giảm TSCĐ do mất 63.522.213 42.974.249 3 Thanh lý nhƣợng bán TSCĐ 20.476.190 0 4 Chuyển TSCĐ sang CCDC 19.445.455 512.228 5 Giảm do điều chỉnh nguyên giá 71.859.512 71.859.512 6 KHCB làm giảm giá trị còn lại 0 10.333.522.144 IV Số dƣ cuối kỳ 132.229.570.138 105.131.604.175 1 Dùng trong sản xuất kinh doanh 131.568.450.585 105.103.577.171 2 Tài sản cố định phúc lợi 0 0 3 Tài sản cố định chờ xử lý 661.119.553 28.028.004 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Tổng giám đốc SV: Nguyễn Minh Thu Lớp: KTACĐ - 22